Children tears
Nó chưa bao giờ được thực hiện trước đây. Nghiên cứu đầu tiên so sánh giữa tiêm chủng và không tiêm chủng với đối tượng là trẻ em được giáo dục tại nhà ở Mỹ để thấy đối tượng nào thực sự mang bệnh... và các bậc cha mẹ nên lo ngại về kết quả của nó

Có điều gì đó không ổn với trẻ em ở Mỹ. Chúng bệnh tật - dị ứng, hen, lo lắng, tự miễn, tự kỷ, quá hiếu động, phân tâm, không có khả năng học tập. Có đến 32 triệu trẻ em Mỹ, chiếm 43% tổng số trẻ em, bị mắc ít nhất một trong số 20 căn bệnh mãn tính, không kể chứng béo phì. Trong cả cộng đồng, những rối loạn nhi khoa từng là rất hiếm, từ bệnh tự kỷ và rối loạn thiếu tập trung cho đến bệnh tiểu đường loại 1 và hội chứng Tourette, đang tăng vọt, mặc dù có rất ít nghiên cứu đánh giá toàn thể. So với cha mẹ chúng, trẻ em ngày nay có xác suất mắc ít nhất một căn bệnh mãn tính cao gấp 4 lần. Và trong khi ông bà của chúng có thể chẳng phải uống một viên thuốc nào khi còn nhỏ, thế hệ trẻ em hiện nay là giấc mơ trở thành hiện thực của đại diện bán hàng của các công ty dược phẩm: Hơn một triệu trẻ em Mỹ dưới 5 tuổi dùng thuốc điều trị tâm thần. Hơn 8,3 triệu trẻ em dưới 17 tuổi từng dùng thuốc điều trị tâm thần, và trong bất kỳ tháng nào, 1 trong số 4 trẻ em phải dùng ít nhất một loại thuốc kê đơn cho một chứng bệnh nào đó.

Thực phẩm ăn nhanh, gen xấu, quá nhiều TV, trò chơi điện tử, thuốc trừ sâu, plastic - bạn có thể kể tên bất cứ yếu tố môi trường nào và nó đều góp phần vào sự gia tăng của bệnh tật này. Tuy nhiên, không có cái nào có thể giải thích đầy đủ quy mô và phạm vi của đại dịch này. Nhưng có một loại phơi nhiễm thường không được kể đến, mặc dù trẻ em bị tiêm trực tiếp vào cơ thể với liều lượng ngày càng tăng vượt quá bất cứ thứ gì mà các thế hệ trong quá khứ từng chứng kiến: 50 liều của 14 loại vắc xin trước khi lên 6 tuổi, 69 liều của 16 loại vắc xin với những thành phần cực mạnh làm thay đổi hệ thống miễn dịch trước tuổi 18.

Chúng ta được đảm bảo rằng vắc xin là "an toàn và hiệu quả", mặc dù các quan chức y tế công nhận đôi khi chúng có những phản ứng phụ nghiêm trọng, bao gồm cả tử vong, và bất chấp thực tế đáng lo ngại rằng chưa có một nghiên cứu dài hạn nào về ảnh hưởng của chúng lên sức khỏe nói chung. Một điều đáng kinh ngạc nữa là chưa có một nghiên cứu được công bố nào từng so sánh trẻ em tiêm chủng và không tiêm chủng để xem ai khỏe mạnh hơn vài năm sau khi tiêm chủng. Đấy là cho đến lúc này.

Một nghiên cứu thí điểm trên 666 trẻ em được giáo dục tại nhà từ 6 đến 12 tuổi từ 4 bang của Hoa Kỳ đã được công bố vào ngày 27/4 trên Journal of Translational Sciences (Tạp chí Khoa học Tịnh tiến), so sánh 261 đứa trẻ không tiêm chủng với 405 đứa trẻ tiêm chủng một phần hoặc toàn phần, và đánh giá tổng thể sức khỏe của chúng dựa trên báo cáo của cha mẹ về quá trình tiêm chủng và lịch sử bệnh tật được bác sĩ chẩn đoán. Những gì nó phát hiện về sự gia tăng trong các căn bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch như dị ứng và các bệnh thần kinh trẻ em như tự kỷ sẽ khiến tất cả các bậc cha mẹ suy nghĩ hai lần trước khi đưa con mình đi tiêm chủng một lần nào nữa:
  • Trẻ em tiêm chủng có nguy cơ bị chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ ở một mức độ nào đó cao gấp 4 lần trẻ em không tiêm chủng (tỷ lệ chênh lệch 4,3).
  • Trẻ em tiêm chủng có nguy cơ bị chẩn đoán mắc bệnh viêm mũi dị ứng (sốt cao theo mùa) cao gấp 30 lần trẻ em không tiêm chủng.
  • Trẻ em tiêm chủng có nguy cơ phải dùng thuốc dị ứng cao gấp 22 lần trẻ em không tiêm chủng.
  • Trẻ em tiêm chủng có nguy cơ bị chẩn đoán với một loại khuyết tật về khả năng học tập cao hơn gấp 5 lần trẻ em không tiêm chủng (tỷ lệ chênh lệch 5,2).
  • Trẻ em tiêm chủng có nguy cơ bị chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) cao hơn 340% so với trẻ em không tiêm chủng (tỷ lệ chênh lệch 4,3).
  • Trẻ em tiêm chủng có nguy cơ bị chẩn đoán viêm phổi cao gấp 5,9 lần trẻ em không tiêm chủng.
  • Trẻ em tiêm chủng có nguy cơ bị chẩn đoán viêm tai giữa cao gấp 3,8 lần trẻ em không tiêm chủng (tỷ lệ chênh lệch 3,8).
  • Trẻ em tiêm chủng có nguy cơ phải tiến hành phẫu thuật đặt ống thoát dịch tai cao hơn 700% so với trẻ em không tiêm chủng (tỷ lệ chênh lệch 8,1).
  • Trẻ em tiêm chủng có nguy cơ bị chẩn đoán một loại bệnh mãn tính nào đó cao gấp 2,4 lần trẻ em không tiêm chủng.
So sánh trẻ em giáo dục ở nhà với trẻ em giáo dục ở nhà

Một vấn đề với việc thực hiện một nghiên cứu so sánh tiêm chủng và không tiêm chủng khoảng một thế kỷ muộn hơn so với thời gian mà lẽ ra nó phải được thực hiện là ở chỗ hầu như tất cả trẻ em Mỹ ngày nay đều tiêm chủng. Khi 95% trẻ em tiêm chủng, còn rất ít đối tượng kiểm soát để so sánh kết quả lâu dài. So sánh trẻ em Mỹ nói chung với những cụm nhỏ trẻ em không tiêm chủng, như trong cộng đồng người Amish, tiết lộ nhiều điều đáng nói, nhưng nhiều người chỉ trích rằng đấy là so sánh táo với cam. Có quá nhiều yếu tố khác - chẳng hạn chế độ ăn, không khí trong lành, thời gian máy tính - có thể giải thích cho sự khác nhau về sức khỏe bên cạnh việc tiêm chủng hay không.

Vậy nên Anthony Mawson, một giáo sư trong Khoa Dịch tễ học và Thống kê Sinh học của Trường Y tế Cộng đồng, Đại học Công lập Jackson, cùng với các đồng nghiệp Azad Bhuiyan và Binu Jacob, hợp tác với Brian D. Ray, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Giáo dục Gia đình tại Salem, Oregon, để kêu gọi và ghi danh các gia đình giáo dục con cái tại nhà cho nghiên cứu này. Bằng cách này, trẻ em giáo dục tại nhà được so sánh với trẻ em giáo dục tại nhà (so sánh táo với táo), đồng thời có ưu điểm bổ sung là các gia đình giáo dục con cái tại nhà có đặc điểm tương tự như một gia đình Mỹ nói chung. Các gia đình tham gia cuộc khảo sát trực tuyến ẩn danh này được giới thiệu thông qua những hiệp hội giáo dục trẻ em tại nhà ở các bang Florida, Louisiana, Mississippi và Oregon.

Trò buôn bán bệnh tật

Cả trẻ em tiêm chủng và không tiêm chủng trong nghiên cứu đều thỉnh thoảng bị ốm. Đúng như dự kiến, trẻ em tiêm chủng ít bị mắc một số bệnh nhiễm trùng mà chúng được tiêm chủng hơn: nguy cơ chúng bị mắc bệnh thủy đậu và ho gà thấp hơn đáng kể (với tỷ lệ chênh lệch 0,26 và 0,3).

Tuy nhiên, bất chấp cơn hoảng loạn trong cộng đồng về sự bùng phát bệnh sởi tại Disneyland và sự hồi phục trở lại của bệnh quai bị, không có bằng chứng nào cho thấy trẻ em tiêm chủng được bảo vệ tốt hơn khỏi những căn bệnh được cho là "vắc xin có thể phòng ngừa" này. Trẻ em trong cả hai nhóm hầu như có cùng tỷ lệ mắc bệnh sởi, quai bị, viêm gan A và B, cúm, rotavirus và viêm màng não (cả virus và vi khuẩn).

Trên thực tế, trẻ em không tiêm chủng trong nghiên cứu này được bảo vệ tốt hơn khỏi một số bệnh "vắc xin có thể phòng ngừa" so với trẻ em tiêm chủng. Kể từ năm 2000, CDC (Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh) đã khuyến nghị 4 mũi tiêm để chống lại 7 loại nhiễm phế cầu khuẩn trước 15 tháng tuổi (13 loại kể từ năm 2010), nhưng trẻ em tiêm chủng trong nghiên cứu có nguy cơ bị chẩn đoán viêm phổi cao hơn 490% (tỷ lệ chênh lệch 5,9) so với trẻ em không tiêm chủng.

Thoái hóa não

Vậy cái giá cho tỷ lệ bảo vệ tương đối nhỏ chống lại bệnh thủy đậu và ho gà này là gì?

Mối liên quan giữa tự kỷ và tiêm chủng là trận lốc xoáy lớn nhất trong cơn bão vắc xin. Tự kỷ đã tăng vọt từ một chứng rối loạn hiếm hoi để trở thành một thứ gần như cứ hai lớp học thì đã có trẻ em bị mắc phải: Vào thập kỷ 1980, nó rơi xuống đầu 1 trong số 10.000 trẻ em, đến đầu thập kỷ 1990 là 1 trong số 2500. Năm năm trước, 1 trong số 88 trẻ em bị chẩn đoán là tự kỷ, và ngày nay nó là 1 trong 68.

Trong nghiên cứu này, nguy cơ bị rơi vào giải phổ tự kỷ là cao hơn 4 lần trong các trẻ em tiêm chủng so với trẻ em không tiêm chủng (tỷ lệ chênh lệch 4,2).

"Chúng tôi không biết tất cả các nguyên nhân của bệnh tự kỷ", Trung tâm Kiểm soát Bệnh nói - một cách để tránh nói rằng họ chưa xác định được bất cứ nguyên nhân nào cho chứng bệnh này. Hay bất cứ cách điều trị nào.

Họ vẫn trích dẫn một nghiên cứu trên tạp chí Pediatrics (Nhi Khoa) năm 2004 tuyên bố bác bỏ mối liên hệ giữa chứng tự kỷ và vắc xin mặc dù một trong các tác giả của nghiên cứu đó, nhà khoa học hàng đầu William Thompson, đã thú nhận rằng ông ta và các đồng nghiệp thông đồng với nhau để che đậy và sau đó hủy dữ liệu (ông ta còn giữ bản sao) cho thấy có mối liên hệ giữa chứng tự kỷ và vắc xin MMR. "Ôi lạy Chúa tôi, tôi không thể tin chúng tôi đã làm những gì chúng tôi đã làm", Thompson thú nhận trong một cuộc nói chuyện điện thoại bị bí mật ghi âm lại với Brian Hooker, một giáo sư sinh học tại trường Đại học Simpson và cha của một đứa trẻ bị tự kỷ.

Vụ án tố cáo Thompson là cơ sở cho bộ phim tài liệu năm 2016 Vaxxed: From Cover-Up to Catastrophe (Vắc xin: Từ sự che đậy đến thảm họa) thực hiện bởi Andrew Wakefield, nhà nghiên cứu đường ruột, một trong những người đầu tiên nói về mối liên hệ có thể giữa vắc xin MMR và chứng tự kỷ vào cuối thập kỷ 90, và đã trở thành biểu tượng cho cách mà hệ thống này đối phó với những người bất đồng chính kiến. Đây là bộ phim mà CDC không muốn bất cứ ai xem.

CDC cũng không đề cập đến việc chính phủ liên bang đã buộc phải thừa nhận vai trò của vắc xin trong việc gây ra chứng tự kỷ và đã trả tiền bồi thường cho cha mẹ của một số trẻ bị ảnh hưởng. Các tòa án khác cũng đã công nhận sự liên quan giữa chứng tự kỷ và tiêm chủng. Bên cạnh đó, có hàng ngàn bậc cha mẹ mà các tòa án và chính phủ liên bang làm bộ như không tồn tại, những người kể lại cùng một câu chuyện hết lần này đến lần khác: rằng họ chứng kiến con cái họ lâm vào chứng tự kỷ sau tiêm chủng.

Tổn thương não và hệ thần kinh do vắc xin là điều không có gì mới. Ví dụ như Acute Disseminated Encephalomyelitis (Hội chứng Viêm não tủy Lan truyền Cấp tính) dẫn đến liệt và có thể mù, đồng thời gây ra các đốm trắng trên não có thể nhìn thấy từ chụp MRI và có thể tiến triển dẫn đến chứng đa xơ cứng, đã được mô tả trong các tài liệu y học trong hàng thập kỷ nay và là một trong những tác dụng phụ đã được ghi nhận của hầu như tất cả mọi loại vắc xin. Chứng narcolepsy (ngủ rũ không kiểm soát được) và Hội chứng Guillain Barré là một số những ví dụ khác.

Vậy vắc xin có thể có vai trò gì trong những tổn thương não khó nhận thấy hơn? Đừng hỏi CDC bởi vì họ không bao giờ tìm hiểu. Nhưng nghiên cứu JSU cho thấy trẻ em tiêm chủng có rối loạn về khả năng học tập nhiều gấp hơn 5 lần trẻ em không tiêm chủng (tỷ lệ chênh lệch 5,2), cao gấp hơn 4 lần đối với rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) (tỷ lệ chênh lệch 4,3), và hơn ba lần khi tính tổng hợp các rối loạn phát triển thần kinh (nghĩa là sự suy giảm tăng trưởng và phát triển não và hệ thần kinh trung ương liên quan đến các chẩn đoán rối loạn khả năng học tập, ADHD, hay ASD) (tỷ lệ chênh lệch 3,67).

Thủy ngân, nhôm và còn gì nữa?

Các thành phần vắc xin đã được biết là gây tổn thương não. Robert Kennedy Jr. đã nhấn mạnh mối nguy hại của thủy ngân có trong chất thimerosal dùng làm chất bảo quản trong vắc xin và mối liên hệ của nó với chứng tự kỷ.

Nhôm là một chất độc thần kinh được biết rõ khác có mặt trong vắc xin như một tá chất để kích hoạt phản ứng của hệ thống miễn dịch. Những nghiên cứu gần đây đã ném mọi thứ mà các nhà khoa học từng nói về nó (và CDC vẫn đang nói về nó) vào thùng rác: nhôm không được bài tiết khỏi cơ thể trong vòng vài giờ hay vài ngày, mà nó tồn tại trong nhiều năm và có thể di chuyển đến nhiều cơ quan bao gồm mạng bạch huyết, lá lách và não. Nhôm trong vắc xin đã được chứng tỏ có liên quan đến Hội chứng Mệt mỏi Mãn tính, chứng yếu và đau cơ (Macrophagic Myofasciitis), nhiều căn bệnh tự miễn, bệnh Alzheimer (mất trí nhớ), đột tử sau khi tiêm chủng và chứng tự kỷ.

FDA (Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm) không phủ nhận độc tính của nó. Họ chỉ nói rằng không có đủ độc tố nhôm trong vắc xin để gây hại. Nhưng họ tính toán rủi ro dựa trên tiếp xúc đường thực quản. Thậm chí trong trường hợp đó, họ cũng mô tả về sự suy giảm trí nhớ của chuột thí nghiệm và về việc "những con vật mới sinh có vẻ yếu ớt, ít hoạt động và hoạt động ít mang tính phối hợp hơn khi mẹ của chúng bị phơi nhiễm với một lượng lớn nhôm trong thời kỳ mang thai và cho con bú."

Phơi nhiễm thông qua tiêm chủng khó có thể nói là an toàn hơn. "Rõ ràng là con đường phơi nhiễm bỏ qua các hàng rào bảo vệ của hệ thống tiêu hóa hoặc da có nhiều khả năng sẽ chỉ cần một liều lượng nhỏ hơn nhiều để tạo ra một hiệu ứng độc hại," một bài viết tổng kết năm 2014 đã đánh giá như vậy khi cho rằng nhôm có liên quan đến đại dịch tự kỷ.

Bên cạnh những kim loại độc hại như thủy ngân và nhôm, vắc xin còn chứa nhiều chất ngoại lai từ tế bào bào thai đã bị phá của người, DNA động vật, retrovirus và hàng loạt các chất kim loại và nhiễm bẩn khác không được đo đạc bởi các cơ quan giám sát và ảnh hưởng đối với sức khỏe của chúng chưa bao giờ được nghiên cứu.

Mối liên hệ nhiễm trùng tai

Trẻ em tiêm chủng trong nghiên cứu này có nguy cơ bị chẩn đoán nhiễm trùng tai cao gần gấp 4 lần so với trẻ em không tiêm chủng (tỷ lệ chênh lệch 3,8), và chúng có nguy cơ phải có phẫu thuật chèn ống thoát dịch trong tai do nhiễm trùng dai dẳng hoặc lặp lại cao hơn 700% (tỷ lệ chênh lệch 8,0).

Nhiễm trùng tai cấp tính đã gia tăng trên toàn thế giới trong những thập kỷ gần đây và nó đã trở nên phổ biến đến nỗi nó gần như không có gì là lạ nữa. Nó ảnh hưởng 80% trẻ em Mỹ trước tuổi lên ba và là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ em phải đến khám bác sĩ, dùng thuốc kháng sinh và thủ thuật phẫu thuật nhi khoa phổ biến nhất là đặt ống nhựa thoát dịch trong tai. Nhiễm trùng tai ở trẻ em làm tiêu tốn của hệ thống chăm sóc sức khỏe gần 3 tỷ đôla một năm.

Nghiên cứu này trỏ đến các báo cáo về nhiễm trùng tai giữa được nộp cho Hệ thống Báo cáo Tác động Bất lợi của Vắc xin (VAERS) của chính phủ. Một tìm kiếm trên cơ sở dữ liệu VAERS cho trẻ em dưới một tuổi bị mắc viêm tai giữa trong vòng một tuần sau khi tiêm chủng tiết lộ 438.573 trường hợp được ghi nhận từ năm 1990 đến 2011, "thường là cùng với sốt, và các dấu hiệu và triệu chứng khác của viêm tấy liên quan đến hệ thần kinh trung ương." Nếu đó là con số được ghi nhận đối với trẻ em dưới một tuổi bị mắc trong vòng một tuần sau tiêm chủng, có bao nhiêu trẻ em ở mọi lứa tuổi bị nhiễm trùng tai sau khi tiêm chủng? Không ai biết.

Hệ sinh thái vi khuẩn microbiome bị rối tung

Về cơ chế gây ra nhiễm trùng tai từ vắc xin, tác giả của nghiên cứu Mawson và các đồng nghiệp trích dẫn một nghiên cứu năm 2006 xem xét các loại vi khuẩn có trong đường mũi của trẻ em tiêm chủng vắc xin ngừa phế cầu và so sánh với các đối tượng kiểm soát - trẻ em từ trước khi có loại vắc xin này. Nó phát hiện sự gia tăng của một loại vi khuẩn gọi là M. catarrhalis trong nhóm tiêm chủng. Hóa ra M. catarrhalisliên quan đến gia tăng nguy cơ nhiễm trùng tai.

Vậy nên không có gì đáng ngạc nhiên khi trẻ em tiêm chủng trong nghiên cứu này dễ phải dùng kháng sinh hơn gấp 2 lần (tỷ lệ chênh lệch 2,4). Chúng cũng phải nhập viện nhiều hơn (tỷ lệ chênh lệch 1,8).

Các kháng sinh phổ rộng như những loại thường được dùng cho nhiễm trùng tai có tác dụng giống như bom napalm đối với hệ sinh thái vi khuẩn trong cơ thể. Chúng có thể quét sạch các vi khuẩn gây nhiễm trùng tai nhưng chúng cũng ảnh hưởng nhiều loại vi khuẩn khác nữa, và qua đó làm thay đổi thành phần hệ sinh thái vi khuẩn theo những cách mà bây giờ khoa học mới chỉ bắt đầu hiểu tác hại sâu sắc của chúng đối với sức khỏe. Những nghiên cứu mới đã liên hệ sự thay đổi trong hệ sinh thái vi khuẩn với một danh sách ngày một dài các căn bệnh từ hội chứng đường ruột bị kích thích, béo phì, bệnh Crohn, tiểu đườngđa xơ cứng cho đến các rối loạn tinh thần như lo âu và trầm cảm, bệnh tâm thần như tâm thần phân liệttự kỷ.

Trong một nghiên cứu trên tạp chí Lancet năm 2011, các nhà nghiên cứu Đan Mạch đã kết luận rằng vắc xin phế cầu "có tác dụng rộng hơn nhiều... đối với cộng đồng vi khuẩn so với những gì chúng ta nghĩ, và nó nêu bật sự cần thiết phải phải theo dõi cẩn thận khi áp dụng vắc xin..."

Một nghiên cứu gần đây phát hiện không chỉ các phế cầu khuẩn bị ảnh hưởng, mà nhiều loại vi khuẩn gây bệnh khác bất ngờ đổ xô vào để chiếm đóng nơi vắc xin vừa được tiêm. Vậy hiệu ứng tổng hợp của 69 loại vắc xin lên hệ sinh thái vi khuẩn đang phát triển của một đứa trẻ là gì? Các quan chức y tế cộng đồng thậm chí chưa bao giờ nghĩ đến câu hỏi đó.

Ho hen và ngứa ngáy

Nghiên cứu JSU cho thấy trẻ em tiêm chủng có nguy cơ bị chẩn đoán viêm mũi dị ứng (sốt cao theo mùa) cao gấp 30 lần so với trẻ em không tiêm chủng (tỷ lệ chênh lệch 30,1). Chúng cũng có xác suất bị dị ứng nói chung cao hơn (tỷ lệ chênh lệch 3,9), và xác suất bị chàm bội nhiễm cao hơn gấp 3 lần (tỷ lệ chênh lệch 3,1).

Tất cả các căn bệnh dị ứng này dẫn đến phải dùng nhiều thuốc hơn. Trẻ em tiêm chủng trong nghiên cứu này dễ phải dùng thuốc dị ứng cao hơn gấp 22 lần so với trẻ em không tiêm chủng.

Vviêm mũi dị ứng (sốt cao theo mùa) là một bệnh nhiễm trùng ở trẻ em khác đang tăng nhanh mà không giải thích được. Vào năm 2012, nó ảnh hưởng 6,6, triệu trẻ em. Nó liên quan chặt chẽ với một rối loạn ở trẻ em khác cũng đang tăng nhanh, bệnh hen. Hơn 3 triệu trẻ em Mỹ mắc một chứng dị ứng thực phẩm và một trong số bốn trẻ em bị chàm bội nhiễm. Trên toàn thế giới, các chứng dị ứng cũng đang gia tăng, và hiện nay chúng ảnh hưởng gần một nửa số trẻ em đang đi học ở Mỹ.

Cũng như chứng tự kỷ, các quan chức y tế cộng đồng không có lời giải thích nào cho sự bùng nổ của các chứng dị ứng liên quan đến hệ thống miễn dịch. Nhưng các nhà nghiên cứu thường xuyên tạo ra các rối loạn dị ứng ở động vật bằng cách cho chúng tiếp xúc với tá chất nhôm - cùng loại được dùng trong vắc xin - đồng thời với việc tiếp xúc các chất gây dị ứng. Những thí nghiệm gần đây (ví dụ ở đây, đâyđây) mô tả cách các nhà khoa học dùng nhôm để kích thích chứng viêm mũi dị ứng (sốt rầy) ở chuột.

Nghiên cứu năm 2014 này mô tả cách các nhà nghiên cứu dùng nhôm hydroxide kết hợp với bordetella pertussis (đó là vi khuẩn ho gà có trong vắc xin DTaP, thứ cũng chứa nhôm nữa, mà mọi đứa trẻ lúc 18 tháng, 2 tuổi, 4 tuổi và 6 tuổi đều tiêm), và cho con vật thí nghiêm tiếp xúc với một kháng nguyên qua đường miệng (nghĩa là một loại thực phẩm như lạc hoặc đậu nành) để tạo ra chuột bị dị ứng thực phẩm.

Những nghiên cứu khác (ở đây và ở đây) mô tả cách các nhà nghiên cứu dùng nhôm hydroxide kết hợp với protein lòng trắng trứng (một thành phần vắc xin nữa) để tạo ra chứng hen suyễn ở động vật.

Vậy tại sao CDC không nghĩ đến việc là chính cái thứ mà các nhà khoa học đang dùng để tạo ra các căn bệnh dị ứng ở động vật cũng đang tạo ra các căn bệnh dị ứng ở trẻ em?

Không có lời giải thích?

"Không có lời giải thích nào khác cho sự khác biệt về sức khỏe quan sát được giữa nhóm trẻ em tiêm chủng và không tiêm chủng ngoài bản thân việc tiêm chủng," các tác giả nghiên cứu kết luận. Họ nói thêm rằng mặc dù thiết kế của nghiên cứu hạn chế kết luận về quan hệ nhân quả, có vẻ như có cả mối liên hệ giữa liều lượng vắc xin và mức độ bị mắc các bệnh mãn tính, với những đứa trẻ tiêm chủng một phần chiếm vị trí ở giữa bảng trong nguy cơ bị chẩn đoán với bệnh thủy đậu, ho gà, cũng như nhiễm trùng tai, viêm phổi, viêm mũi dị ứng, ADHD, chàm bội nhiễm, và khuyết tật về khả năng học tập.

"Mức độ mà những phát hiện này có thể được áp dụng đối với cộng đồng trẻ em giáo dục tại nhà cũng như trẻ em trong dân số nói chung còn phải chờ đợi những nghiên cứu sâu hơn trên trẻ em tiêm chủng và không tiêm chủng," Mawson và các cộng sự nói. "Nghiên cứu và hiểu về cơ sở sinh học của kết quả không mong đợi của vắc xin này là tối cần thiết để đưa ra những hoạch định và chính sách về vắc xin dựa trên bằng chứng khoa học."

Mặc dù vậy, hầu như không có dấu hiệu gì chứng tỏ nền y tế chính thống có bất cứ mối quan tâm nào đến việc tìm hiểu về các kết quả không mong đợi. Thông điệp của họ rất rõ ràng: Vắc xin là điều kỳ diệu lớn nhất của y học hiện đại, một sự can thiệp đã cứu mạng hàng triệu người và cải thiện chất lượng cuộc sống cho hàng triệu người khác nữa. Những dòng chữ in nhỏ, được thừa nhận từ khi vắc xin bắt đầu, là một số đứa trẻ sẽ phải chịu những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm cả tử vong, nhưng mạng sống của chúng là những hy sinh nhỏ cho lợi ích lớn hơn là bảo vệ nhân loại khỏi mối đe dọa của bệnh dịch truyền nhiễm.

Trong hơn một thế kỷ, giáo điều được chấp nhận trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng là lợi ích của vắc xin lớn hơn các rủi ro. Hơn nữa, với sự áp dụng của 5 vắc xin mới kể từ năm 1995, đưa tổng số tiêm chủng lên 35 trước khi hết tuổi mẫu giáo, chưa một nghiên cứu nào về hiệu ứng tổng hợp của vắc xin từng được thực hiện. Thực tế là: những lợi ích thực sự của vắc xin vẫn là lý thuyết và những rủi ro thực sự của vắc xin không được hiểu rõ.

"Cuộc chiến vắc xin" mới nổi lên thực sự chỉ là con số ngày càng lớn hơn các bậc cha mẹ "do dự" (và cả các nhân viên y tế nữa) đang đặt những câu hỏi xác đáng về chương trình tiêm chủng của CDC: Tại sao các bác sĩ, những người được hưởng lợi nhuận từ vắc xin, lại là phát ngôn viên cho chương trình sức khỏe cộng đồng? Các cơ quan y tế của chính phủ có đủ độ tin cậy để bảo vệ con em của chúng ta không khi họ nằm chung một giường với ngành công nghiệp dược phẩm? Tại sao lại có các chất độc trong vắc xin? Con tôi có thực sự cần vắc xin này không, hay là có ai đó đang cố gắng bán nó, như là bán Coca Cola và các trò chơi điện tử? Tại sao cố ý hy sinh mạng sống của một số trẻ em cho cái gọi là "lợi ích chung" lại là điều có thể chấp nhận được? Cái "lợi ích chung" ấy có thật không hay chỉ là ảo ảnh?

Việc vắc xin đôi khi có thể hạn chế một số bệnh nhiễm trùng tự nhiên như thủy đậu là điều có thật. Điều không được chỉ rõ là cái giá của nó. Vắc xin còn làm những gì khác nữa? Và nếu chúng là điều kỳ diệu đến như vậy, tại sao trẻ em Hoa Kỳ lại ốm yếu, bệnh tật đến thế?

Nghiên cứu thí điểm này cho chúng ta thấy rằng nếu y học chính thống và các cơ quan y tế cộng đồng thực sự quan tâm đến sức khỏe trẻ em, chứ không phải lợi nhuận từ vắc xin hay bảo vệ "tôn giáo vắc xin" khỏi những lời báng bổ, điều cần thiết không phải là ý chí để buộc mọi người phải tin, mà là lòng dũng cảm để tìm ra sự thật.
Xem bản báo cáo tiếng Anh của nghiên cứu trên tại đây (pdf), hoặc từ trang gốc của tạp chí khoa học tại đây.

Viện Nghiên cứu An toàn Y tế Trẻ em (CMSRI) là một chương trình hợp tác khoa học và y học được thành lập để tài trợ các nghiên cứu độc lập về các yếu tố gây ra đại dịch các bệnh mãn tính hiện nay.

Celeste McGovern là một nhà báo độc lập viết trên trang www.ghostshipmedia.com.
Dịch bởi Sott.net