Hay Nhất Mạng:


Light Sabers

Hay Nhất Mạng: Nhìn lại một năm chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Ai thắng, ai thua ?

Trump China trade war
Hôm Thứ Bảy vừa qua là ngày kỷ niệm tròn một năm cuộc chiến thương mại Mỹ với Trung Quốc. Vào ngày 6/7 năm ngoái, Tổng thống Donald Trump đã chính thức áp thuế 25% đối với 34 tỷ đô la Mỹ (USD) hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ. Tính đến cuối tháng 4 năm 2019, Trung Quốc và Mỹ đã áp đặt ba vòng thuế quan đối với hàng hóa của nhau. Kim ngạch xuất khẩu giữa hai nước đã giảm khoảng 20 tỷ USD so với trước khi xảy ra thương chiến. Truyền thông Nhật cho rằng, qua 1 năm thương chiến, phía Mỹ bị thiệt hại lớn hơn Trung Quốc và cảnh báo rằng cuộc chiến thương mại sẽ ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của các công ty Trung Quốc và Mỹ, cục diện thương mại toàn cầu cũng thay đổi rất lớn.

Mỹ mới là bên thua thiệt nhiều hơn?

Tờ Nihon Keizai Shinbun (Tin tức kinh tế Nhật Bản) chỉ rõ, sau khi Mỹ tiến hành cuộc chiến thương mại chống Trung Quốc, Trung Quốc cũng đưa ra một số biện pháp đối phó. Mặc dù giữa chừng có các cuộc đàm phán giữa hai bên, nhưng vẫn có bất đồng về một số vấn đề then chốt. Căn cứ số liệu thương mại của hai nước, người ta có thể thấy rõ ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại lớn thế nào.

Các số liệu cho thấy lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ giảm 14%, tương ứng giảm 18 tỷ USD, chiếm 3% xuất khẩu cả năm sang Mỹ; còn xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc đã giảm 38% về khối lượng thương mại và giảm 23 tỷ USD, chiếm khoảng 15% xuất khẩu cả năm sang Trung Quốc.

Seismograph

Hay Nhất Mạng: Hai trận động đất mạnh 6,4 và 6,9 độ liên tiếp xảy ra tại nam California, Mỹ

socal earthquake july 2019
Theo Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), một trận động đất mạnh cấp độ 6,9 đã xảy ra vào lúc 20 giờ 16 phút (giờ địa phương) hôm 5-7 tại phía Nam bang California - Mỹ.

Trận động đất mới nhất xảy ra cách California City khoảng 50 km và sự rung lắc được cảm nhận kéo dài trong 40 giây. Trong 10 ngày qua, đã có 117 trận động đất có cường độ 3.0 hoặc lớn hơn có tâm chấn gần đó. Thông tin ban đầu nói trận động đất này mạnh cấp độ 7,1 nhưng sau đó được điều chỉnh xuống còn 6,9.

Sở cứu hỏa TP Los Angeles đang điều động các phương tiện và máy bay trực thăng tuần tra để xác định xem liệu bất kỳ thiệt hại hoặc yêu cầu hỗ trợ nào không. Một người dân tại bang Arizona cho biết bản thân cũng cảm nhận được ảnh hưởng của trận động đất.

Nhà chức trách địa phương sau đó cho biết thêm trận động đất trên đã gây ra một số vụ cháy và làm một số người bị thương.

Nhận xét: California, một trong những bang giàu có nhất của Mỹ, nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương. Người ta cho rằng một trận động đất cực lớn xảy ra tại nơi đây chỉ là vấn đề thời gian. Do vậy, việc hai trận động đất tương đối lớn này xảy ra liên tiếp không phải là dấu hiệu tốt lành.


Attention

Hay Nhất Mạng: Tấn công cờ giả: Hai tàu chở dầu lại bị tấn công ở Vịnh Oman, tạo cớ hoàn hảo để gây chiến với Iran

oil tanker fire
© AP Photo / ISNA
Dư luận lo ngại xung đột ở Trung Đông sẽ leo thang sau sự cố hai tàu chở dầu bị tấn công trên Vịnh Oman ngày 13/6. Trước đó một tháng, bốn tàu chở dầu cũng đã bị tấn công ở khu vực này.

Tàu chở dầu liên tục bị tấn công

Một tàu bị tấn công ngày 13/6 có tên Front Altair của công ty vận tải Na Uy. Tàu này bị cháy và thủy thủ đoàn đã sơ tán khỏi tàu. Công ty dầu Đài Loan CPC Corporation - công ty thuê con tàu này để chở naphtha (một sản phẩm từ dầu) -đã xác nhận tàu bị tấn công. Tàu Front Altair rời cảng Ruwais ở UAE, hướng tới Cao Hùng thuộc Đài Loan (Trung Quốc).

Chiếc tàu thứ hai là Kokuka Courageous, treo cờ Panama và đang chở methanol. Tàu này cũng bị bốc cháy. Con tàu bị tấn công khi đang trên đường từ cảng Al Jubail ở Saudi Arabia tới Singapore. Toàn bộ 21 thủy thủ trên tàu Kokuka Courageous đã rời tàu và được đưa lên một tàu gần đó.

Better Earth

Hay Nhất Mạng: Ác mộng của Mỹ: Nga - Trung chính thức nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện

Putin Xi
© Sputnik / Alexei Druzhinin
Trong chuyến thăm Nga bắt đầu từ ngày 5/6/2019 và tham dự Diễn đàn kinh tế quốc tế St. Petersburg của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Nga và Trung Quốc quyết định nâng tầm quan hệ giữa hai nước lên mức đối tác chiến lược toàn diện trong thời đại mới. Có ba câu hỏi đặt ra ở đây cần làm rõ: nội hàm "thời đại mới" là gì? Do đâu Nga và Trung Quốc quyết định nâng tầm quan hệ vào lúc này? Tác động của quan hệ Nga-Trung đối với thế giới sẽ thế nào?

Về nội hàm thời đại mới

Thời đại mới mà Tổng thống Nga V.Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói tới ở đây là có nhiều nét tương đồng với thời đại chuyển giao từ thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX, phản ánh quy luật phát triển theo chu kỳ của chủ nghĩa tư bản thế giới.

Vào đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản thế giới đang chuyển dịch từ chu kỳ Anh trong thế kỷ XIX khi kết thúc cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 sang chu kỳ Mỹ với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 đang hình thành. Còn hiện nay, chủ nghĩa tư bản thế giới lại đang chuyển dịch từ chu kỳ Mỹ sang chu kỳ Châu Á trong điều kiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với sự trỗi dậy của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và ASEAN.

Nhận xét: Từ đầu thế kỷ 20, Halford John Mackinder đã đưa ra lời tiên đoán: "Ai nắm được lục địa Á - Âu sẽ thống trị cả thế giới." Trong suốt 100 năm kể từ đó tới nay, chiến lược cơ bản của Mỹ là gây chia rẽ, bất ổn trên khắp vùng đất Á - Âu này để các dân tộc trên đó không thể đoàn kết, hợp tác cùng phát triển.

Bởi vì khi điều đó xảy ra thì lục địa này sẽ thực sự trở thành trung tâm quyền lực của thế giới và đó là cơn ác mộng đối với đất nước "nằm bên rìa" nhưng mang tham vọng bá chủ thế giới như Mỹ.

Giờ đây, cơn ác mộng ấy của Mỹ đang trở thành hiện thực.


USA

Hay Nhất Mạng: Tại quốc gia giàu nhất thế giới, 40% người dân không có nổi 400 USD khi cần gấp

American poverty
Mới đây, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã công bố kết quả của cuộc khảo sát tình trạng ổn định kinh tế của các hộ gia đình.

Theo đó, khoảng 27% người tham gia khảo sát cho biết sẽ phải mượn tiền hoặc bán thứ gì đó để có đủ 400 USD, trong khi 12% cho biết hoàn toàn không có khả năng xoay xở được số tiền này. Khảo sát ghi nhận, có 12% người được hỏi cho biết, họ không thể thanh toán được các hóa đơn cố định hằng tháng nếu gặp phải tình huống bất ngờ phải chi 400 USD.

Khảo sát này có thể gây ngạc nhiên cho những ai sống bên ngoài nước Mỹ nhưng đối với người Mỹ lại không có gì bất ngờ.

Kết quả năm 2018 giống với những gì được ghi nhận năm 2017. Nhìn chung, số người Mỹ đủ khả năng chi trả những khoản chi bất ngờ có xu hướng tăng lên kể từ khi Cục Dự trữ Liên bang công bố khảo sát lần đầu năm 2013.

Cult

Hay Nhất Mạng: Mạng lưới ấu dâm toàn cầu phục vụ những kẻ quyền lực ngay trước mắt chúng ta

captured girl
© innocentjustice.org Những phát hiện gần đây về đường dây ấu dâm được điều hành bởi và dành cho người giàu có và quyền lực cho thấy rằng hiện trạng này không chỉ là những trường hợp đơn lẻ ngẫu nhiên mà là một phần của cả một vấn nạn có hệ thống toàn cầu và mục tiêu là những đứa trẻ không có khả năng phản kháng
Những vụ bê bối tiếp tục nổi lên khắp thế giới năm này qua năm khác trong khi các tập đoàn truyền thông và cơ quan thực thi luật pháp dường như thất bại trong việc xem xét tội lạm dụng tình dục trẻ em như là một vấn nạn có tính hệ thống khắp toàn cầu.

Khi con số những vụ bê bối về trẻ em bị bạo hành có liên quan đến những người giàu có và quyền lực ngày càng tăng, thì không thể che đậy nạn khai thác và lạm dụng tình dục trẻ em được tổ chức một cách toàn cầu và thường hoạt động do những kẻ trực tiếp bạo hành và lạm dụng trẻ em. Những kẻ này có ảnh hưởng lớn đến xã hội và chính trị, ngành công nghiệp giải trí (Hollywood, Disney,..), trung tâm quyền lực chính trị, và thậm chí các tổ chức tôn giáo cũng chính là trung tâm đầu não nơi mà nạn lạm dụng ghê tởm này được cho phép và chấp nhận rộng rãi giữa các thành phần "ưu tú" và những cá nhân quyền lực khác đang thống trị những tổ chức này. Sau đây là một vài ví dụ của việc lạm dụng tình dục trẻ em được thực hiện do các nhân vật quyền lực nhất thế giới.

Hollywood và ngành công nghiệp giải trí

Better Earth

Hay Nhất Mạng: 20 dự án nổi bật trong Sáng kiến Vành đai và Con đường

Theo Trung Quốc, tính đến 27/3, có 125 quốc gia và 29 tổ chức ký kết 173 thoả thuận hợp tác trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường. Năm nội dung được Sáng kiến ưu tiên gồm chính sách, cơ sở hạ tầng, thương mại, tiền tệ và giao lưu nhân dân. Dưới đây là 20 dự án được báo Trung Quốc đánh giá là nổi bật theo Sáng kiến.
Jakarta-Bandung railway construction
© XinhuaThi công đường hầm số 1 dự án đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung ngày 20/3
Tuyến đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung dài 142 km hiện đang trong quá trình xây dựng. Đây là dự án nhằm kết nối thủ đô Jakarta với Bandung, thành phố lớn thứ ba của Indonesia, sau khi Bắc Kinh và Jakarta ký thoả thuận thành lập đơn vị liên doanh xây dựng và vận hành tuyến đường này tháng 10/2015.

Jakarta-Bandung là tuyến đường sắt nước ngoài đầu tiên áp dụng tiêu chuẩn, công nghệ và thiết bị đường sắt tốc độ cao của Trung Quốc. Đơn vị xây dựng và vận hành tuyến đường gồm Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc (CRG) China và PT Wijaya Karya Tbk, đơn vị nhà nước của Indonesia. Công trình được tài trợ chủ yếu bằng các khoản vay từ Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB).

Tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên ở Đông Nam Á có tốc độ dự kiến tối đa 350 km/h, được cho là sẽ rút ngắn thời gian vận chuyển hành khách, hàng hoá giữa Jakarta với Bandung xuống còn 45 phút.

Binoculars

Hay Nhất Mạng: Cách mạng Bolivar trước thử thách: Điểm lại quá trình đảo chính hụt ở Venezuela và vai trò của Mỹ

maduro venezuela army
Đất nước Venezuela, vốn đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn trong suốt mấy năm gần đây do tình hình chính trị-xã hội bất ổn, kinh tế lao dốc vì nhiều lý do cả khách quan và chủ quan, một lần nữa lại trải qua những thời khắc vô cùng căng thẳng khi phe đối lập, với sự hậu thuẫn của các thế lực thù địch từ bên ngoài, phát động âm mưu đảo chính hòng lật đổ chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro.

Mặc dù đây không phải lần đầu tiên chính quyền cách mạng Bolivar đứng trước những thách thức cam go trong suốt 20 năm cầm quyền, song bối cảnh trong nước, khu vực và quốc tế hiện nay khiến tình hình trở nên phức tạp gấp bội.

Từ âm mưu đảo chính...

Rạng sáng 30/4, thủ lĩnh phe đối lập Juan Guaido đã tung lên mạng xã hội một đoạn băng, trong đó nhân vật này đứng cùng một nhóm binh sỹ thuộc lực lượng Vệ binh Quốc gia, tuyên bố giai đoạn cuối cùng của cái gọi là "Chiến dịch tự do" đã bắt đầu, nói rằng ông ta "đã nhận được sự ủng hộ của quân đội, căn cứ không quân La Carlota đã nằm trong sự kiểm soát của phe đối lập" đồng thời kêu gọi người dân xuống đường biểu tình để lật đổ Tổng thống Nicolas Maduro. Nhân vật tự phong là "Tổng thống lâm thời" này cũng không quên nhắc lại nhiều lần rằng đây là "ngày quyết định" đối với Venezuela.

Better Earth

Hay Nhất Mạng: Sáng kiến Vành đai và Con đường: 5 năm nhìn lại

putin xi BRI 2019
© Xinhua/Wang YeCác nhà lãnh đạo của gần 40 nước tham gia Diễn đàn Vành đai và Con đường lần thứ 2 tại Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 26/4/2019
Lãnh đạo gần 40 quốc gia tuần này sẽ tham dự Diễn đàn Cấp cao Vành đai và Con đường lần thứ hai được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Giới quan sát dự đoán rằng hội nghị lần này sẽ đánh dấu sự chuyển mình sang "giai đoạn hai" của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), sau gần 6 năm chứng kiến nhiều đổi thay trong quá trình thực hiện.

"Một Vành đai, Một Con đường", tên gọi ban đầu của BRI, được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên đưa ra vào cuối năm 2013 khi đề xuất hợp nhất Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa và Con đường Tơ lụa Trên biển Thế kỷ 21. Sau khi được Thủ tướng Lý Khắc Cường quảng bá rộng rãi trong các chuyến thăm tới châu Á và châu Âu, sáng kiến này nhanh chóng thu hút sự chú ý của dư luận Trung Quốc và thế giới.

"Nhất đới, nhất lộ" trở thành cụm từ được nhắc đến nhiều nhất trên tờ People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, năm 2016. Tuy nhiên, tên gọi của nó được thay đổi ba năm sau đó do những lo ngại của Bắc Kinh về nguy cơ diễn giải nhầm về sáng kiến.

Cơ quan Dịch thuật và Biên soạn Trung ương Trung Quốc cùng Học viện Khoa học Xã hội nước này cuối năm 2016 đề nghị thay đổi cách dịch cụm từ này thành "Sáng kiến Vành đai và Con đường", dù khái niệm "Một Vành đai, Một Con đường" (OBOR) đã được truyền thông trong nước và quốc tế sử dụng rộng rãi suốt ba năm trước đó.

Bulb

Hay Nhất Mạng: Tìm cách cô lập Trung Quốc, Mỹ có nguy cơ tự cô lập chính mình

Trump Xi Conte
Khi đồng minh không đứng cùng chiến tuyến

Diễn đàn Vành đai và Con đường của Trung Quốc lần này đón một vị khách vô cùng đặc biệt: Đó là Italy

Washington đã gây áp lực, yêu cầu Rome - một thành viên đáng tự hào của G7 - phải tránh xa chương trình xây dựng hạ tầng toàn cầu của Bắc Kinh và cảnh báo rằng sự tham gia của Italy sẽ "tạo tính chính thống cho hướng đầu tư cướp bóc của Trung Quốc và không đem lại lợi ích cho người dân Italy".

Thế nhưng, yêu cầu này chỉ như "gió thoảng qua tai". Italy không chỉ ký tên tham gia BRI mà Thủ tướng nước này Giuseppe Conte còn tới Trung Quốc để tham dự hội nghị. Hành động của Italy có vẻ là một dấu hiệu cho thấy quyền lực của Mỹ đang giảm sút, trong khi quyền lực của Trung Quốc thì đi lên. Vậy là hiệp này Trung Quốc 1 - Mỹ 0.

Tuy nhiên, quyết định của Italy thậm chí còn hơn cả một chỉ dấu cho thấy, lối suy nghĩ như vậy đã trở nên lỗi thời một cách nguy hiểm trong trật tự thế giới hiện đại.