Hay Nhất Mạng:


Brick Wall

Hay Nhất Mạng: Mượn danh bảo vệ bản quyền, EU sắp ra luật bóp nghẹt các công ty, trang tin độc lập

censorship free speech
© Getty Images
EU đề xuất sửa đổi các quy tắc bản quyền đối với Google và Facebook. Với đề xuất mới này, Google sẽ phải trả tiền cho nhà xuất bản với những nội dung có bản quyền mà Google đưa lên trong khi Facebook phải lọc và ngăn chặn những nội dung có bản quyền mà người dùng đăng tải. Cải cách dự kiến sẽ được bỏ phiếu biểu quyết vào thứ Hai tuần tới.

Đây là đề xuất thứ hai sau một đề xuất đã được các nhà lập pháp EU tại Nghị viện châu Âu đưa ra vào tháng trước với mục đích bảo vệ ngành công nghệp sáng tạo của EU trị giá 915 tỷ Euro mỗi năm.

Dự luật mới sẽ buộc Google và các nền tảng trực tuyến khác phải có được sự đồng ý của các nhạc sĩ, nghệ sĩ, tác giả, nhà xuất bản,... mới có thể đăng tải các sản phẩm của họ lên mạng trực tuyến.

Nhận xét: Với dự luật này, các trang tin nhỏ và độc lập, trong đó có Sott.net, sẽ rất khó để tồn tại. Người dân sẽ chỉ còn có thể nhận tin tức từ các hãng tin lớn, chính thống, với những nội dung đã được phê duyệt. Đó là tương lai mà họ đang muốn hướng chúng ta tới.


Bullseye

Hay Nhất Mạng: Lực lượng Vệ binh Cộng hòa Iran là khủng bố thì CIA là... trùm khủng bố

irgc troops
© AP Photo / Ebrahim NorooziLực lượng Vệ binh Cộng hòa Iran
Mỹ liệt Vệ binh Cộng hoà Iran vào danh sách khủng bố, gia tăng căng thằng với Tehran

Ngày 8/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã định danh lực lượng Vệ binh Cộng hoà Hồi giáo Iran (IRGC) là một tổ chức khủng bố quốc tế. Động thái chưa từng có này của Washington đang làm tăng thêm căng thẳng ở Trung Đông, theo VOA.

"Lực lượng Vệ binh Cộng hoà Hồi giáo Iran là công cụ chính của Iran, để Tehran chỉ đạo và thực hiện các chiến dịch khủng bố trên toàn cầu của chính quyền này", người đứng đầu Nhà Trắng khẳng định.

Vị tổng thống doanh nhân nhấn mạnh : "Điều này sẽ tạo ra những rủi ro đối với ai làm ăn với IRGC hoặc ủng hộ lực lượng này. Bởi nếu bạn làm ăn với IRGC, có nghĩa là bạn đã tài trợ cho khủng bố".

Để làm sáng tỏ việc định danh IRGC là chuẩn xác, Bộ Ngoại giao Mỹ đã nêu ra các sự kiện được đánh giá là những cuộc tấn công khủng bố mà lực lượng Vệ binh Cộng hoà Hồi giáo Iran đã tham gia, kể từ khi được thành lập.

Star of David

Hay Nhất Mạng: Một năm "Hành trình trở về" đẫm máu và nước mắt của người Palestine ở Gaza

palestine flags march of return
© Ashraf Amra/APA
Hôm qua (30/3), hàng chục nghìn người Palestine đã tập trung tại khu vực biên giới giữa Gaza và Israel, nhân dịp tròn 1 năm chiến dịch biểu tình "Hành trình trở về vĩ đại", chống lại sự chiếm đóng lãnh thổ từ phía Israel. Dù tăng cường an ninh tối đa, để đề phòng bạo lực, song Israel cũng thừa nhận, đụng độ đã ít hơn so với họ dự kiến trước đó.

Phong trào vũ trang Hamas, kiểm soát Gaza hôm 30/3 đã ra lệnh đóng cửa các trường học, để khuyến khích người dân tuần hành, biểu tình, đánh dấu tròn 1 năm của chiến dịch biểu tình "trường kỳ" mang tên "Hành trình trở về vĩ đại".

Đây cũng là dịp đánh dấu 43 năm ngày "đất đai" của Palestine- một ngày vùng lên của người dân nơi đây chống lại hành vi chiếm đất từ Israel. Các cuộc tuần hành 1 năm qua nhằm thể hiện tiếng nói của Palestine nói chung và Gaza nói riêng, yêu cầu chấm dứt mọi sự phong tỏa đối với khu vực có khoảng 2 triệu người dân sinh sống này, đồng thời hi vọng những người Palestine từng tha hương có quyền được trở lại "đất mẹ".

Một quan chức tại Gaza cho biết: "Chúng tôi không kỷ niệm 1 năm, nhưng chúng tôi muốn bắt đầu 1 năm tiếp theo tuần hành phản đối Israel, cho tới khi chúng tôi đạt mục tiêu, chống lại thành công thỏa thuận thế kỷ ở Trung Đông của Mỹ. Cuộc tuần hành sẽ tiếp tục thể hiện sự kháng cự quyết liệt của người Palestine; đòi lại quyền chính đáng của những người tha hương được trở lại quê hương; phá vỡ sự bao vây đầy bất công; phản đối sự chia rẽ và kêu gọi sự thống nhất trong dân tộc".

Nhận xét: Theo báo cáo của Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc:
  • Trong số 189 người Palestine bị giết từ 30/3 - 31/12/2018, 183 người bị bắn chết bằng đạn thật, trong đó có 35 trẻ em, 3 nhân viên y tế, và 2 phóng viên. Chỉ có 29 trong số đó là thành viên các nhóm vũ trang Palestine.
  • Chỉ có 4 lính bắn tỉa Israel bị thương nhẹ, không có ai bị giết bởi người biểu tình.
  • 23.313 người biểu tình Palestine bị thương trong năm 2018, 6106 trong số đó do đạn thật, khiến đây là thương vong lớn nhất tại các vùng đất Palestine bị chiếm đóng kể từ năm 2005.
  • Với các trường hợp trẻ em bị giết, "Ủy ban có cơ sở để tin rằng lính bắn tỉa Israel cố ý bắn họ khi biết rằng đó là trẻ em."
  • Với các trường hợp nhân viên y tế bị giết, "Ủy ban có cơ sở để tin rằng lính bắn tỉa Israel cố ý bắn họ mặc dù họ mặc áo ghi rõ là nhân viên y tế."
  • Với các trường hợp phóng viên bị giết, "Ủy ban có cơ sở để tin rằng lính bắn tỉa Israel cố ý bắn họ mặc dù họ mặc áo ghi rõ là phóng viên."



No Entry

Hay Nhất Mạng: Ngày Brexit đã đến, nhưng không biết đến bao giờ Anh mới rời khỏi EU... mặc xác ý nguyện cử tri

brexit farce clown
Brexit: Hài kịch hay bi kịch ?
Hôm nay 29/3 đáng lẽ là ngày mà Anh phải rời EU theo kế hoạch đã được lập nên từ hai năm về trước. Đáng lẽ đây là ngày mà các chính trị gia và những người dân ủng hộ Brexit vui mừng, trong khi những người phản đối phải đau đớn. Nhưng điều này đã không xảy ra.

Giờ đây, do thất bại của Thủ tướng Theresa May trong việc kêu gọi Quốc hội Anh ủng hộ thỏa thuận Brexit của bà, ngày 29/3 đã trở nên hỗn loạn hơn dự kiến rất nhiều. Điều có thể thấy được đó là Brexit sẽ không xảy ra ngay bây giờ mà sẽ là trong vòng một năm tới.

Bế tắc và sự chậm trễ

Vào ngày 29/3, những người ủng hộ Brexit đã tổ chức một cuộc biểu tình ngay bên ngoài tòa nhà Quốc hội Anh vì điều mà họ mong muốn đã không trở thành hiện thực.

Theo điều kiện kéo dài thời hạn mà phía Liên minh Châu Âu (EU) đưa ra và sau đó được Quốc hội Anh chấp thuận ngày 27/3, Anh sẽ rời khỏi liên minh này sớm nhất là vào ngày 12/4 (nếu không có thỏa thuận) và muộn nhất là ngày 22/5 (nếu có thỏa thuận).Thế nhưng, dựa trên tình hình đang diễn ra ở Hạ viện Anh, rất có thể hạn chót sẽ còn được trì hoãn thêm 1 năm nữa.

Nhận xét: Chúng tôi đã dự đoán điều này từ lâu. Tất cả những cái gọi là "khủng hoảng" trên chính trường Anh chỉ là một vở kịch mà các chính trị gia diễn: hài kịch đối với những kẻ giật dây đằng sau, và bi kịch đối với những cử tri đã bỏ phiếu để rời khỏi EU.

Như Nigel Farage tuyên bố, chỉ có một cuộc cách mạng mới có thể thay đổi tình hình ở Anh...


Quenelle - Golden

Hay Nhất Mạng: Nga hỏi: Tại sao cả thế giới phải sống theo luật của Mỹ ?

psychopath captain America
'Murrica!
Luật của kẻ mạnh

Trang Reporter của Nga vừa đăng tải bài bình luận với tiêu đề "Tại sao cả thế giới đồng ý sống theo luật của Mỹ?". Bài viết nêu ra những công cụ giúp Mỹ thực hiện chính sách đối ngoại của mình, đặc biệt là hệ thống luật pháp mang tính áp đặt theo luật của kẻ mạnh mà người Mỹ đang thực hiện.

Theo bài viết, khi nói về các công cụ để Mỹ thúc đẩy "chính sách đế quốc xâm lược", người ta thường hay nhắc tới các thành phần nổi tiếng như sức mạnh quân sự và tài chính nhờ sự thống trị của đồng USD.

Trong khi đó, hệ thống pháp luật của Mỹ lại ít được nhắc đến hơn. Tuy nhiên, đây lại chính là một trong những công cụ mạnh nhất để Mỹ thiết lập và duy trì sự thống trị của mình.

Tờ báo Nga khẳng định, trên thực tế, cả thế giới đang phải sống theo luật của Mỹ, đúng theo nghĩa đen của từ này.

Cheese

Hay Nhất Mạng: Hàng hóa khan hiếm ở đâu? Nhà báo Mỹ đến Venezuela, thấy các siêu thị đầy hàng

venezuela blumenthal food shortages
© Youtube / Grayzone ProjectNhà báo Mỹ Max Blumenthal đi siêu thị Venezuela
Truyền thông Mỹ và phương Tây liên tiếp chỉ ra những sự nghèo khó, túng thiếu của người dân Venezuela. Những kệ hàng trống trơn trong siêu thị, sự xuống cấp của bệnh viện...

Họ khắc họa một bức tranh thê thảm cho thấy Venezuela đang rất cần hỗ trợ, và mọi hoạt động chống lại sự hỗ trợ đó dù của phe phái chính trị nào đều là tội ác. Tuy nhiên, một nhà báo độc lập người Mỹ là Max Blumenthal đã thực hiện một cuộc điều tra.

Nhà báo này đã đến Thủ đô Caracas để xem các cuộc khủng hoảng nhân đạo ở đây có thực sự như những gì ông được nghe thấy. Tuy nhiên, sự thật dường như ngược lại những gì mà truyền thông Mỹ và Phương Tây mô tả. Blumenthal đã đến thăm một chuỗi cửa hàng thuộc hệ thống đại siêu thi Excelsior Gama.

Ông ta đã quay lại nhiều đoạn phim và chụp lại nhiều hình ảnh cho thấy vẫn còn nhiều sự lựa chọn cho các loại thịt, phomai, các sản phẩm từ sữa, cũng như rượu và nhiều mặt hàng cơ bản.

Binoculars

Hay Nhất Mạng: Liệu Venezuela có được may mắn như Syria, hay sẽ trở thành như Libya, Ukraine ?

Trump US presidents
Mỹ sử dụng kịch bản Libya cho Venezuela

Nhà phân tích chính trị người Cuba Jorge Legañoa nói rằng, Hoa Kỳ sử dụng kịch bản tương tự Libya ở Venezuela. Washington đang phá hoại bất kỳ hành động nào nhằm thiết lập hòa bình và đối thoại giữa phe đối lập và chính phủ của ông Nicolas Maduro.

Quân đội Mỹ và đồng minh đã tiến hành cuộc can thiệp quân sự gây tranh cãi ở Libya vào năm 2011, lật đổ chính quyền của Tổng thống Muammar Abu Minyar al-Gaddafi và xé nát đất nước từng một thời được xếp vào loại phồn vinh nhất châu Phi, khiến đất nước này lâm vào thảm cảnh như hiện nay.

Ông Jorge Legañoa kể lại rằng, Tổng thống Nicolas Maduro từ lâu đã thông báo về những hành động lật đổ này và chiến đấu chống lại chúng tới mức trục xuất các nhà ngoại giao Mỹ khỏi Caracas.

Eagle

Hay Nhất Mạng: Mỹ từ bỏ Hiệp ước INF: Cuồng ngạo, bất chấp luật pháp quốc tế

missile russian flag US flag
Thật đáng kinh ngạc với tiêu chuẩn kép của người Mỹ.

Đầu tiên Hoa Kỳ đã đơn phương bãi bỏ hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (ABM) năm 2002. Và hiện tại, Washington cũng đang đơn phương đe dọa sẽ rời bỏ hiệp ước kiểm soát vũ khí mang tính bước ngoặt thứ hai, Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1987.

Mặc dù, Washington liên tục cáo buộc Nga vi phạm kiến trúc kiểm soát vũ khí toàn cầu. Nhưng chính Washington là phía đã không ngừng xâm lấn vào an ninh quốc gia của Nga trong hai thập kỷ qua với việc mở rộng lực lượng NATO đến sát biên giới Nga, bao gồm cả việc triển khai các hệ thống tên lửa. Chưa hết, Washington còn buộc tội Mát-cơ-va vi phạm các biện pháp kiểm soát vũ khí một cách thô thiển và vô căn cứ.

Hoa Kỳ sẽ cảm thấy thế nào, nếu Nga nói sẽ triển khai các hệ thống tên lửa ở Mexico? Tuy nhiên, Mỹ đang làm tương tự ở biên giới Nga, sau đó quay lại và cáo buộc Mát-cơ-va là kẻ đi xâm lược. Suy nghĩ của Người Mỹ ở đây có phần kiêu ngạo, và "ngờ nghệch".

Snowflake Cold

Hay Nhất Mạng: Từ Châu Á, Âu sang Bắc Mỹ, thế giới phủ trắng bởi tuyết dày kỷ lục

Snow is piled up outside the Hotel Saentis
© Gian Ehrenzeller/APTuyết chồng đống ngoài khách sạn Saentis ở Schwaegalp, Thụy Sĩ
Bão tuyết và gió lạnh từ biển khiến nhiều nơi tại lục địa Á-Âu và Bắc Mỹ bị bao phủ bởi lớp tuyết rơi dày, ảnh hưởng đến giao thông và cuộc sống thường ngày của người dân.

Bão tuyết bất thường kèm theo mưa đã tấn công nhiều nước châu Âu những ngày gần đây. Nhiệt độ giảm sâu xuống mức âm 30 độ C, làm ít nhất 25 người chết trong tuần qua. Cuộc sống người dân tại nhiều nước bị đảo lộn vì giá lạnh, theo Guardian.
Workers shovel snow out of a restaurant after
© Arnd Wiegmann/Reuters
Lở tuyết đã xảy ra tại một khu nghỉ dưỡng trên núi Santis-Schwaegalp ở Thụy Sĩ (ảnh) hôm 11/1, khiến 3 người bị thương. Các khu nghỉ dưỡng và trượt tuyết trên dãy Alps tại Áo ghi nhận lượng tuyết rơi dày từ 1 đến hơn 2 mét trong những ngày đầu tháng 1, khiến một số khu nghỉ dưỡng phải đóng cửa.

Nhận xét: Trong khi đó, đài báo vẫn ra rả "biến đổi khí hậu", "nóng lên toàn cầu" bất chấp những điều trái ngược trỏ đến sự lạnh đi toàn cầu đang xảy ra trên khắp thế giới.

Xem thêm:


Light Saber

Hay Nhất Mạng: Ấn Độ tham chiến cùng Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại với Mỹ

Xi Jinping Narendra Modi China India
© AFP / Fred Dufour
Từ ngày 31 tháng 1, Chính phủ Ấn Độ tăng đến 30% thuế nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp Mỹ.

Ở đây nói về các loại nông phẩm trị giá 857 triệu USD - hơn một phần ba tổng khối lượng thực phẩm nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Tại sao New Delhi áp thuế nhập khẩu trả đũa Washington và tại sao các chuyên gia coi đây là "dấu vết của Trung Quốc"? Sau đây là bài của Sputnik về nội dung này.

Mặc dù Trung Quốc đã và vẫn là mặt trận chính trong cuộc chiến thương mại của Washington, nhưng, Tổng thống Donald Trump cũng đã gây cơn đau đầu lớn cho Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.

Tất cả đã bắt đầu vào tháng 3 năm ngoái khi Trump công bố quyết định đánh thuế nhập khẩu 25% đối với thép và 10% đối với nhôm. Các nhà luyện kim Ấn Độ đã bị thiệt hại cùng với các đồng nghiệp từ Nga, Trung Quốc, Châu Âu, Nhật Bản và các nước khác.