Khoa Học & Công NghệS


Airplane

Nga hoàn thành thử nghiệm động cơ máy bay dân sự thế hệ mới

PD-14 airplane engine
Việc động cơ PD-14 hoàn thành thử nghiệm sẽ chấm dứt thời kỳ Nga phụ thuộc vào động cơ máy bay nước ngoài
Theo Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin, Nga sắp hoàn thành thử nghiệm cấp nhà nước với động cơ PD-14 - loại động cơ đầu tiên Nga tự phát triển từ năm 1980.

Thông tin này được hãng Sputnik dẫn lời ông Dmitry Rogozin hôm 26/2 vừa qua. "Hiện nay, Nga đang hoàn tất các thử nghiệm nhà nước loại động cơ PD-14",- Phó Thủ tướng Nga nói tại Hội đồng Liên bang.

Việc Nga chế tạo động cơ PD-14 mới là một sự kiện quan trọng trong ngành sản xuất phi cơ nội địa và đây cũng là nhiệm vụ hàng đầu của ngành chế tạo nước này được đích thân Tổng thống Vladimir Putin giao phó.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ thị Bộ Công thương đến tháng Ba phải trình bày báo cáo về công tác phát triển PD-14 và chế tạo nhiều dòng động cơ có công suất khác nhau trên cơ sở PD-14.

"Bạn có biết rằng sự kiện quan trọng nhất vừa mới xảy ra trong ngành chế tạo động cơ? Đó là động cơ mới PD-14", Putin nói. "Đây là sản phẩm đầu tiên thuộc loại này kể từ cuối những năm 1980. Đây là một thành tựu lớn của các nhà sản xuất động cơ của chúng tôi" .

Meteor

Trọng Tâm SOTT: Bắn gà tây trong vũ trụ: Hiểm họa từ sao chổi đối với Trái Đất

Earth under cometary bombardment
Hôm nay chúng ta sẽ xem xét bản Tóm tắt Các Kết luận về Cầu lửa và Thiên thạch mà Victor Clube đính kèm bức thư của ông gửi người phụ trách về vật lý và là điều phối viên BMD (phòng chống tên lửa đạn đạo) của Văn phòng Châu Âu về Nghiên cứu và Phát triển Hàng không Vũ trụ hồi năm 1996, 5 năm trước ngày 11/9/2001; cái đó và một vài thứ khác.

Tôi thường bị cáo buộc là "reo rắc sợ hãi" bởi tôi cứ đưa ra chủ đề này hết lần này đến lần khác. Tôi thậm chí còn nghĩ một liên hệ đáng kinh ngạc là bước đột phá lớn trong thí nghiệm giao tiếp siêu quang của tôi xảy ra vào cùng ngày mà các mảnh sao chổi Shoemaker-Levy bắt đầu lao vào sao Mộc - thậm chí đúng thời điểm va chạm đầu tiên - và rằng giao tiếp với "tôi trong tương lai" này đã tập trung rất nhiều chú ý vào chủ đề đám mây sao chổi và các mảnh sao chổi thường xuyên bay qua hệ mặt trời, gây rối loạn và mang lại sự tàn phá, chết chóc đến cho Trái Đất. Từ kết quả của những nghiên cứu xuất phát từ thí nghiệm giao tiếp này, tôi viết cả một cuốn sách 800 trang xoay quanh vấn đề về những thảm họa gây ra bởi các vụ nổ sao chổi rõ ràng là đã xảy ra thường xuyên trong lịch sử: Bí mật của Thế giới (The Secret History of the World).

Trong những ngày đầu đăng tải kết quả từ thí nghiệm này, tôi rất bực mình bởi nhiều cuộc tấn công nhắm vào tôi từ tất cả các hướng. Tôi bị cáo buộc là "giao tiếp ngoại cảm với người ngoài hành tinh" (không đúng), là muốn "thành lập một giáo phái" (có gì gọi là giáo phái trong việc nghiên cứu về các chủ đề khoa học và phơi bày rằng tôn giáo chỉ là một trò gian lận?), v.v... Những thứ kiểu như vậy thực sự làm tôi bị tổn thương và bối rối, nhưng bây giờ tôi đã nhìn ra mặt tốt của nó: nó giúp tôi tìm hiểu về loại người đang cai quản thế giới chúng ta; loại người muốn giữ bí mật để chúng có thể tiếp tục nắm quyền; loại người tạo ra những thứ kiểu như "Cuộc Chiến Chống Khủng Bố" để khiến số đông nhân loại không biết về một tương lai có thể đưa nền văn minh của chúng ta đến hồi kết; loại người biết rằng có thể sống sót qua những đợt bắn phá của sao chổi và chúng muốn chúng là những người duy nhất sống sót, kệ xác tất cả mọi người còn lại.

Nhận xét: Ngoài sự kiện Tunguska vào năm 1908 và sao chổi Shoemaker-Levy vào năm 1994, gần đây chúng ta còn có sự kiện Chelyabinsk nơi mà vào ngày 15/2/2013, một thiên thạch với đường kính ước tính 17 m đã nổ tung trong khí quyển, giải phóng năng lượng tương đương 500 kiloton (500 ngàn tấn thuốc nổ TNT). Có vẻ nhân loại đang được nhận những lời "nhắc nhở" ngày càng cấp bách hơn. Đáng tiếc là những kẻ thái nhân cách cai trị thế giới này chỉ lo thỏa mãn lòng tham không đáy của chúng thay vì lo lắng cho nhân loại.




Cell Phone

Ứng dụng điện thoại Android giúp cảnh báo động đất sớm

earthquake Taiwan
© Reuters/Stringer
Chúng ta vẫn biết rằng công việc cảnh báo thiên tai trong đó có động đất thuộc về Chính phủ và các cơ quan chức năng, nhưng sẽ ra sao nếu như mỗi người dân đều có thể nắm trong tay một công cụ phòng chống động đất hiệu quả mà không cần phải chờ đến thông báo.

Thực tế cho thấy mạng lưới cảnh báo thiên tai trên toàn cầu vẫn chưa được đồng bộ giữa tất cả các quốc gia. Điều này dẫn tới một số bộ phận dân cư và các quốc gia trở nên bị động trước những hiện tượng nguy hiểm như động đất.

Để phần nào giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm địa chấn Berkeley thuộc đại học California, Berkeley đã cho ra mắt một ứng dụng Android có tên MyShake theo như mô tả có khả năng cảnh báo động đất sớm.

Theo Arstechnica, ứng dụng hoạt động dựa vào bộ cảm biến gia tốc sẵn có trên smartphone nhằm xác định những chuyển động có thể coi là động đất. Nếu phát hiện thấy rung chấn, ứng dụng có thể nhanh chóng gửi cảnh báo tới người dùng trong trường hợp tiếp tục xảy ra những trận động đất hoặc dư chấn khác.

Theo nhóm nghiên cứu, MyShake có thể cảnh báo được những trận động đáo có cường độ lên tới 5 độ Richter hoặc cao hơn trong phạm vi lên tới 10 km.

Bulb

"Chúng tôi chứng minh Einstein đã đúng!" - Sóng hấp dẫn lần đầu được quan sát thấy

gravitational waves
© Michael Koppitz / aeiSóng hấp dẫn là những giao động vô hình của không thời gian gây ra bởi chuyển động của những vật thể đặc như hố đen. Những sóng này tỏa ra trong vũ trụ nhưng chưa bao giờ được quan sát bởi các nhà khoa học.
"Lời tiên tri" của Einstein về sóng hấp dẫn từ hơn 100 năm trước nay đã được giải mã qua vụ va chạm kinh hoàng nhất trong vũ trụ. Trong cuộc họp báo mới kết thúc vào rạng sáng ngày 12/2/2016 (giờ Việt Nam), các nhà khoa học đã chính thức xác nhận tìm ra sóng hấp dẫn - phát hiện được ca ngợi là "bước đột phá vĩ đại nhất thế kỷ".

Cụ thể, các chuyên gia thuộc Viện công nghệ California (Mỹ) tuyên bố đã tìm thấy khoảng không-thời gian bị uốn cong do sự va chạm giữa hai hố đen khổng lồ. Vùng không-thời gian bị uốn cong đó chính là sóng hấp dẫn - thứ đã được thiên tài Albert Einstein dự đoán trong Thuyết tương đối từ năm 1915. Phát hiện này cũng đồng thời tái khẳng định thuyết Big bang - giả thuyết vũ trụ được hình thành sau một vụ nổ khổng lồ - là đúng sự thật.

"Thưa quý vị, chúng ta đã tìm thấy sóng hấp dẫn. Chúng ta đã làm được" - David Reitze, nhà vật lý học thuộc Viện công nghệ California hân hoan tuyên bố trong cuộc họp báo.

Còn giáo sư vật lý lý thuyết nổi tiếng Stephen Hawking thì cho rằng phát hiện này là một cột mốc lịch sử khoa học, đem lại một cách nhìn hoàn toàn biệt về vũ trụ, thậm chí có thể tạo nên một cuộc cách mạng trong giới thiên văn.

Nhận xét: Phát hiện này nghe có vẻ hay nhưng vẫn phải chờ kiểm chứng thêm xem độ tin cậy của nó ra sao.


Comet

Trọng Tâm SOTT: Sao chổi và tiểu hành tinh: Nguồn gốc và bản chất các vật thể này trong hệ mặt trời

Comet Lovejoy
© NASA/SDOSao chổi Lovejoy xuất hiện lại từ phía sau Mặt Trời vào ngày 15/12/2011
Chương 18: Sao chổi hay tiểu hành tinh?

Khoa học chính thống thường cho rằng sao chổi là "những khối băng và đá", hay còn được biết đến dưới cái tên "những quả bóng tuyết bẩn". Tuy nhiên, niềm tin này không tương thích với quan sát thực tế. Ví dụ, vào năm 2011, Sao chổi Lovejoy lao vào bầu khí quyển của Mặt Trời và đi ra ở phía bên kia sau một cuộc hành trình kéo dài một giờ xuyên qua vầng hào quang mặt trời. Kích thước và độ sáng của nó có vẻ không hề giảm bớt. Dưới đây là một số nhận xét (khá điển hình) từ những người quan sát sự kiện này:
Sáng nay, cả một hạm đội tàu vũ trụ chứng kiến điều mà nhiều chuyên gia nghĩ rằng không thể xảy ra. Sao chổi Lovejob bay xuyên qua bầu khí quyển nóng của Mặt Trời và xuất hiện lại nguyên vẹn. "Thật là cực kỳ đáng kinh ngạc," Karl Battams của Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân tại Washington DC nói. "Tôi không nghĩ là cái lõi băng của sao chổi đủ lớn để tồn tại sau khi bay xuyên qua vầng hào quang mặt trời nóng hàng triệu độ trong gần một giờ đồng hồ, nhưng Sao chổi Lovejoy vẫn còn ở lại với chúng ta."
Nhưng nếu nhiệt độ vầng hào quang mặt trời là hàng triệu độ, và nếu Sao chổi Lovejoy chỉ là một khối băng đường kính ước tính vài trăm mét, tại sao nó lại có thể không bị biến thành hơi?

Nhận xét: Sách Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ
ECHCC



Fireball

Thiên thạch sượt qua Trái Đất trong "đường tơ kẽ tóc" vào tháng 3 tới

asteroide earth
© Imagen Ilustrativa / NASA / RT
Một viên đá trời có chiều dài hơn 30 m sẽ bay cách địa cầu khoảng 17.600 km vào hôm 5/2. Đây là lần thứ hai nó bay sát hành tinh của chúng ta.

Khối đá mang tên 2013 TX68, có chiều dài 33 m (bằng một con cá voi trưởng thành), sẽ chỉ cách trái đất khoảng 17.000 km vào hôm 5/3, Daily Mail đưa tin. Khoảng cách đó bằng 1/21 cự ly từ trái đất tới mặt trăng.

Tuy nhiên, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thừa nhận rất có thể tính toán của họ về khoảng cách, kích thước của thiên thạch không chính xác. Một kịch bản khác là có thể nó sẽ bay cách địa cầu tới 14 triệu km. Nhưng trong cả hai trường hợp, 2013 TX68 đều không thể gây nên hiểm họa đối với địa cầu, NASA khẳng định.


Nhận xét: NASA không thể xác định liệu thiên thạch sẽ bay cách Trái Đất 17 ngàn km hay 14 triệu km. Nhưng họ lại biết chắc nó sẽ không gây nguy hiểm đối với quả địa cầu?


Sun

Trọng Tâm SOTT: Định tuổi bằng carbon phóng xạ và sự "nối đất" của Mặt Trời trong hệ thống điện vũ trụ

Earth - Sun electric connection
Chương 16: "Bất thường" trong định tuổi bằng carbon phóng xạ

Chúng ta hãy xem định tuổi bằng carbon phóng xạ hoạt động thế nào. Carbon-12 (12C) là carbon "bình thường" (6 neutron và 6 proton). Khi 2 neutron được thêm vào, nó trở thành carbon-14 (14C). Sự chuyển đổi của carbon-12 thành carbon-14 được gây ra bởi bức xạ vũ trụ. Cụ thể là tia vũ trụ (phát ra bởi các ngôi sao) tương tác với khí quyển và tạo ra 2,4 nguyên tử carbon-14 trên mỗi cm vuông mỗi giây. Điều này có nghĩa là, tính trung bình, với mỗi nguyên tử carbon-14 có 1012 nguyên tử carbon-12.

Carbon (cả 12C và 14C) kết hợp với ôxy để tạo ra CO2. CO2 lại được hấp thụ bởi cây cối và rồi động vật. Vậy là, khi những sinh vật sống này chết đi, chúng chứa 1 nguyên tử carbon-14 cho mỗi 1012 nguyên tử carbon-12. Tuy nhiên, carbon-14 có một đặc tính độc đáo: nó phân rã. Cứ mỗi 5568 năm, một nửa số carbon-14 biến mất (biến đổi thành nitơ-14). Vì vậy, khi một hóa thạch được phát hiện, các nhà khoa học đo tỷ lệ carbon-12 trên carbon-14. Con số này càng cao thì càng nhiều carbon-14 đã phân rã, và do đó, mẫu vật càng cũ bấy nhiêu.

Dễ hiểu là phương pháp đơn giản này rất hấp dẫn. Tuy nhiên, lưu ý rằng toàn bộ quá trình được dựa trên một giả định cơ bản: tỷ lệ carbon-12 trên carbon-14 là không đổi. Vấn đề là ở chỗ khi so sánh với những phương pháp định tuổi khác (điện phát quang, xem vòng tuổi cây, khảo cổ học, địa chất học, phân tích lõi băng), định tuổi bằng carbon phóng xạ liên tục có những "bất thường". Trên thực tế, phương pháp định tuổi bằng carbon phóng xạ thường xuyên gán tuổi cho những mẫu vật mà trên thực tế trẻ hơn nhiều.

Những "bất thường" này là do thực tế rằng tỷ lệ 12C/14C thực ra không phải là bất biến. Sự thay đổi này có nhiều yếu tố. Hai yếu tố đầu tiên có liên quan đến hoạt động của con người:

Nhận xét: Sách Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ
ECHCC



Airplane

Nga sẽ giới thiệu máy bay chở khách tầm trung thế hệ mới MS-21 vào mùa xuân

MS-21 plane
© Sputnik/ Mikhail Voskresenskiy
Máy bay tầm ngắn và tầm trung của Nga MS-21 sẽ chính thức được giới thiệu vào nửa đầu năm 2016 chứ không phải vào cuối năm 2015 như đã dự kiến.

Tờ "Izvestia" cho biết về điều đó dựa theo một nguồn tin trong Tập đoàn sản xuất máy bay thống nhất (OAK) của Nga.

Phát ngôn viên của Tập đoàn OAK Sergei Loktionov cũng lưu ý rằng, giới thiệu máy bay với công chúng chỉ là một "sự kiện mang tính biểu tượng". Còn chuyến bay đầu tiên — điều thực sự quan trọng trong khuôn khổ dự án này — sẽ được thực hiện đúng theo kế hoạch trong năm 2016. Trước đó, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cho biết, chuyến bay đầu tiên của MS-21 sẽ được tổ chức vào tháng Tư năm 2016.

Xí nghiệp "Aerocomposite" tại thành phố Ulyanovsk đang hoàn thành việc lắp ráp hộp cánh nguyên liệu composite cho máy bay MS-21 được sản xuất theo công nghệ tiên tiến — hút chân không (Vacuum Infusion). Phương pháp này giúp giảm trọng lượng cho máy bay, không đòi hỏi số lượng lớn các đinh tán và bu lông, nhờ đó máy bay có sải cánh dài hơn và dạng hình học tốt hơn. Kết quả là máy bay loại mới sẽ tiết kiệm đến 6-8% nhiên liệu so với các máy bay tương tự sản xuất ở nước ngoài,"- ông Loktionov cho biết.

Theo ông, xí nghiệp "Aerocomposite" là cơ sở đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ chân không để chế tạo ra thiết bị cỡ lớn như cánh máy bay.

Laptop

UBND Hải Phòng yêu cầu các cơ quan không sử dụng máy tính Lenovo

Lenovo laptop
Một công văn của Ủy ban Nhân dân TP Hải Phòng từ tháng 12/2015 yêu cầu các cơ quan, đơn vị trực thuộc không dùng máy tính Lenovo do nước ngoài sản xuất.

Ban Chỉ đạo bảo vệ bí mật nhà nước thành phố Hải Phòng vừa phát đi Công văn số 557 yêu cầu các cơ quan đơn vị trực thuộc dừng ngay việc sử dụng máy tính của hãng Lenovo vì lý do an toàn, an ninh mạng... sau khi Bộ Công an thông báo về việc hãng máy tính này cài phần mềm điều khiển trên máy tính sử dụng hệ điều hành Windows trước khi xuất xưởng.

Nội dung công văn nêu: "Từ tháng 10/2014 đến tháng 6/2015, một số dòng máy tính của hãng Lenovo cài đặt sẵn phần mềm có tên 'Lenovo Service Engine' (viết tắt là LSE) vào BIOS trên bo mạch chính của máy trước khi xuất xưởng. Trong lần đầu tiên kết nối Internet, LSE sẽ tự động tải về máy tính phần mềm khác có tên 'Onkey Optimizer'. Do LSE được tích hợp vào BIOS nên khi người sử dụng máy tính cài đặt lại hệ điều hành hoặc định dạng lại ổ cứng thì trong lần khởi động đầu tiên, hệ điều hành cũng sẽ tự động tìm lại phần mềm đó trong BIOS để thực thi...

Quá trình khởi động tiếp theo, LenovoCheck.exe và LenovoUpdate sẽ tự động kết nối ngay đến máy chủ của Lenovo để gửi lên một số thông tin cơ bản của máy tính, tự động tải các trình điều khiển và phần mềm khác do Lenovo chỉ định..."

LSE hoạt động xuất phát từ một tính năng mới của hệ điều hành Windows xuất hiện từ phiên bản Windows 8 tên là "Windows Platform Binary Table". Tính năng này cho phép các tập tin thực thi có thể được lưu lại tại BIOS và tự động thực thi trong quá trình khởi động máy tính với mục đích là giúp các công ty sản xuất máy tính có thể duy trì các phần mềm quan trọng của hãng cả khi chúng bị cài lại hệ điều hành...

Meteor

Hiểm họa từ sao chổi với Trái Đất

comet catalina
Một số nhà thiên văn học vừa lên tiếng cảnh báo nguy cơ trái đất bị một sao Chổi đâm trúng đã tăng gấp nhiều lần so với dự báo cách đây 20 năm.

Đáng chú ý, theo họ, các sao Chổi ở xa này chưa từng bị theo dõi chặt chẽ dù hiểm họa từ chúng có thể lớn hơn cả thiên thạch gần trái đất.

Cách đây khoảng 2 thập kỷ, các nhà khoa học phát hiện hàng trăm sao Chổi khổng lồ, được gọi là "nhân mã", tồn tại trong hệ mặt trời. Chúng được cấu thành phần lớn từ đá và bụi, đường kính khoảng 50-100 km và hoạt động không ổn định.

Theo tính toán, cứ cách 40.000-100.000 năm sẽ có một "nhân mã" hướng về phía quả địa cầu của chúng ta và mỗi 30.000 năm sẽ có một "nhân mã" đi qua quỹ đạo của trái đất. Trong một công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí Thiên văn học và Địa vật lý của Hiệp hội Thiên văn học Hoàng gia Anh (RAS) mới đây, nhóm tác giả cho biết những sao Chổi khổng lồ nói trên khi đến gần mặt trời sẽ bị sức nóng phá hủy và vỡ thành nhiều mảnh nên tác động của chúng lên trái đất là điều khó tránh.

Nhận xét: Bản thân các sao chổi ít có khả năng va chạm trực tiếp với Trái Đất. Tuy nhiên, do tác động điện từ, chỉ cần chúng đi gần Trái Đất cũng sẽ gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với con người. Thêm vào đó, những sao chổi này thường đi cùng một đám mây bụi vũ trụ và những vật thể nhỏ hơn, và chúng rất có khả năng rơi vào Trái Đất như lượng cầu lửa ngày càng tăng trong thời gian vừa qua cho thấy.

Xem thêm: Bầu trời Đông đúc