
© Sott.net
Chương 1: Vũ trụ chính thống và vũ trụ điệnTheo khoa học vũ trụ truyền thống, chuyển động của các vật thể trong hệ mặt trời được kiểm soát duy nhất bởi định luật hấp dẫn. Nhà thiên văn học người Đức Johannes Kepler thiết lập ba định luật về chuyển động hành tinh của ông vào đầu thế kỷ 17, khi mà điện hầu như chưa được biết đến. Benjamin Franklin thực hiện thí nghiệm diều nổi tiếng của ông 150 năm sau đó.

Mô hình chuyển động thiên thể bởi Newton. Một mô hình cơ học về thế giới nơi mà sự sống là một hệ thống tuyến tính trong đó mọi sự kiện đều có thể được giản ước và giải thích bằng chuyển động cơ học.
Vì vậy, trong thế giới của khoa học chính thống, lực hấp dẫn kiểm soát hệ mặt trời. Thêm vào đó, mặt trời phát ra chủ yếu bức xạ photon; không gian là một chân không tuyệt đối; động đất là do chuyển động kiến tạo; các hiện tượng thời tiết là do sự khác nhau giữa nhiệt độ hay áp suất không khí (hay cả hai); hoạt động của con người và các hiện tượng
vũ trụ là hoàn toàn không liên quan.
Trong nhiều thế kỷ qua, khoa học đã xây dựng nên một hệ thống lý thuyết công phu để hợp lý hóa và giải thích hầu hết các hiện tượng tự nhiên (bao gồm cả nhiều hiện tượng không được nhắc đến trong danh sách ngắn ở trên). Theo khoa học chính thống, chúng ta đang sống trong một vũ trụ chính xác như đồng hồ, tạo ra bởi các sự kiện có thể dự đoán được và các chuyển động của thiên thể không bị xáo trộn. Hệ mặt trời là một khu bảo tồn vũ trụ, điều khiển một cách hài hòa bởi những định luật cơ học. Cuộc sống trên Trái Đất trôi đi như một dòng sông yên tĩnh, không bị gián đoạn, và sự tiến hóa tiến triển theo từng bước nhỏ qua hàng ngàn thế hệ trong môi trường tương đối yên tĩnh này.
Vấn đề là, mô hình đồng hồ này của vũ trụ có rất nhiều mâu thuẫn và không có khả năng giải thích nhiều hiện tượng có thể quan sát được. Đặc biệt, trong vài năm qua đã có sự gia tăng của những hiện tượng bất thường và cực đoan không phù hợp với các giáo điều chính thống. Khi một hiện tượng mới kiểu như vậy được quan sát thấy, khoa học chính thống chỉ đơn giản là cố gắng nhồi nhét dữ liệu thực tế quan sát được vào những lý thuyết đã có sẵn, ngay cả khi những lý thuyết đó không đủ khả năng giải thích cho hiện tượng mới.
Nhận xét: Các nền tảng điện toán đám mây như của Google, Microsoft, Amazon là một trong những cách chính mà chính phủ Mỹ dùng để theo dõi, giám sát người dân cũng như các chính phủ, doanh nghiệp. Trong bối cảnh hiện nay, xây dựng một nền tảng điện toán đám mây độc lập với phương Tây thực sự là một ý tưởng khôn ngoan, có lợi cho cả chính phủ Nga cũng như người dùng.