Chủ Những Con RốiS


Rainbow

Hay Nhất Mạng: "Vì hòa bình phát triển": Putin tiếp lãnh đạo 54 quốc gia Châu Phi trong hội nghị tại Sochi

russia africa summit
Hội nghị thượng đỉnh Nga - Châu Phi lớn nhất từng có
Ngay sau cuộc gặp của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan với Putin tại Sochi-Nga vào cái ngày kết thúc 120 giờ ngừng bắn tại Bắc Syria mà Thổ Nhĩ Kỳ ký với Mỹ, dư luận còn đang rất "quan tâm nóng" về kết quả cuộc gặp quyết định thành bại an ninh hòa bình của Syria thì một Hội nghị thượng đỉnh Châu Phi diễn ra tại đây từ ngày 23-24/10.

Năm mươi tư quốc gia "lục địa đen" Châu Phi trong đó có 47 đại diện là nguyên thủ quốc gia (tổng thống hoặc thủ tướng) đã đến Sochi - Nga tham dự hội nghị thượng đỉnh do Nga tổ chức.

Người Nga nói rằng, nếu chỉ cần nói xin chào với từng người trong số họ, tạo dáng cho các nhiếp ảnh gia và trao đổi một vài cụm từ, Vladimir Putin sẽ cần gần một giờ!

Thực ra, việc đông đúc các nguyên thủ quốc gia trên thế giới có mặt trong một hội nghị nào đó thì không hiếm; như họ gặp nhau tại Liên hợp quốc, tại hội nghị bàn về chống chiến tranh, biến đổi khí hậu... là những sân chơi, diễn đàn cho các nguyên thủ quốc gia có tính chất "hội nghị bàn tròn" mà không có người cầm đầu, chủ trì.

Broom

Iraq không cho phép quân Mỹ rút từ Syria ở lại nước này

USTroopsIraq
© Getty Images
Quân đội Iraq cho biết, những binh lính Mỹ rút khỏi miền Bắc Syria tới Iraq sẽ không được phép ở lại đất nước này.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã tuyên bố, theo kế hoạch, toàn bộ lực lượng quân đội Mỹ rời khỏi Syria sẽ tới miền tây Iraq để tiếp tục tiến hành các hoạt động chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) nhằm ngăn chặn sự hồi sinh của nhóm này trong khu vực.

Esper cho biết, ông có kế hoạch đàm phán với các nhà lãnh đạo Iraq về kế hoạch chi tiết của Mỹ về việc đưa quân đội Mỹ đến Iraq sau khi rút khỏi Syria, và họ không hề có ý định để đội quân này "ở hẳn" Iraq.

Phát biểu trước báo giới tại căn cứ không quân Hoàng tử Sultan ở Saudi Arabia, Esper cho biết ông sẽ có cuộc thảo luận với Bộ trưởng Quốc phòng Iraq với mục đích là kéo lính Mỹ ra và "đưa họ về nhà".

Rainbow

Trọng Tâm SOTT: Thỏa thuận Putin - Erdogan mang lại hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ cho Syria

putin erdogan sochi
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại khu nghỉ mát Sochi ở Biển Đen vào ngày 22/10. Đây là cuộc họp thứ 8 của họ trong năm nay.

Tổng thống Putin và Tổng thống Erdogan đã bỏ qua các thủ tục và, sau một cuộc trao đổi giới thiệu ngắn gọn, hai nhà lãnh đạo đã đàm phán "một đối một" qua một phiên dịch viên và một số thành viên của đoàn vào phòng để tham khảo ý kiến ​​ngắn. Cuộc đàm phán kéo dài 6 tiếng đồng hồ.

Chúng ta để mối quan tâm về quan hệ song phương Nga - Thổ Nhĩ Kỳ sang một dịp khác, ở đây, sự quan tâm lớn nhất là đàm phán về thỏa thuận giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ về tình hình Syria thay đổi lớn khi Mỹ rút quân và chiến dịch Mùa xuân Hòa bình đang diễn ra...

Thỏa thuận Nga-Thổ Nhĩ Kỳ về Syria

Sau 6 tiếng đồng hồ, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã chốt hạ thỏa thuận về Syria bằng một bản ghi nhớ với 10 điểm (công khai) sau đây:

Nhận xét: Đây là thỏa thuận ba bên cùng có lợi cho Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Syria phục hồi được toàn bộ lãnh thổ sau hơn 8 năm chiến tranh, Thổ Nhĩ Kỳ đạt được an ninh ở biên giới phía nam mà họ mong muốn, và Nga khẳng định vị trí "người phân xử" trên cả vùng Trung Đông.

Putin peacemaker
© dailystarBiểu ngữ "Putin, Nhà Kiến Tạo Hòa Bình" được treo trên cầu Manhattan tại New York ngày 6/10/2016



Mr. Potato

Quốc hội Anh lại lùi thời hạn Brexit, trò hề chính trị tiếp tục

Pro-Brexit demonstrators
© Global Look Press"Chúng tôi đã biểu quyết Rời đi": Bỉểu tình Brexit ngoài tòa nhà Quốc hội Anh
Thủ tướng Anh Boris Johnson cuối cùng buộc phải đề nghị Liên minh châu Âu (EU) gia hạn thêm thời hạn chót thực hiện Brexit, một kết quả mà bản thân ông từng mô tả là còn tệ hại hơn cả "chết trong cống rãnh".

Trong một diễn biến khó tin tiếp nối sau nỗ lực thất bại của ông Johnson tại Quốc hội Anh, ông đã không nhận đề nghị gia hạn lùi thời hạn chót Brexit, tuyên bố rằng khoảng thời gian trì hoãn 3 tháng là mang tính chất "phá hủy".

Theo quy định của pháp luật, ông Johnson bị buộc phải đề nghị gia hạn Brexit sau khi giới lập pháp không phê chuẩn thỏa thuận Brexit của ông. Trong ngày diễn ra cuộc bỏ phiếu đầy kịch tính ở London, các nhà lập pháp đã bỏ phiếu ủng hộ việc tạm hoãn phê chuẩn thỏa thuận này cho đến khi Quốc hội thông qua hàng loạt bộ luật để thực thi nó.

Trong bức thư chính thức gửi EU, ông Johnson đề nghị Brussels hoãn Brexit từ ngày 31/10 đến ngày 31/1/2020, đúng theo yêu cầu của Quốc hội Anh. Trong khi đó, tờ The Guardian lại công bố bức thư cá nhân thứ hai của ông Johnson gửi Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk. Bức thư này được gửi kèm với bức thư đầu tiên, trong đó nói rằng bức thư đầu tiên được gửi đi chỉ nhằm tuân thủ yêu cầu của Quốc hội nhằm ngăn chặn viễn cảnh Brexit không thỏa thuận.

Nhận xét: Từ lâu, chúng tôi đã nhận xét là Brexit theo đúng nghĩa của nó sẽ không bao giờ xảy ra. Những chuyện như thế quá quan trọng để cho phép cái gọi là "dân chủ" hay "ý nguyện dân chúng" quyết định.

Tuy nhiên, trò hề mang tên Brexit trên chính trường Anh sẽ tiếp tục, đến khi người dân trở nên chán nản và mệt mỏi đến mức không còn quan tâm đến nó nữa. Khi đó vở kịch sẽ được hạ màn với một thỏa thuận Brexit chỉ có hư danh mà không có thực.


Arrow Up

Tại Trung Đông, mọi ngả đường đều dẫn đến... Putin!

Putin Saudi king
Đúng ra, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc thì với vị thế là Bá chủ thế giới, Hoa Kỳ có thể thống trị thế giới trong một môi trường hòa bình, Hoa Kỳ có thừa khả năng để dẹp bất kỳ sự xung đột nào với tư cách là một "cảnh sát thế giới", nhưng không, Mỹ có chính sách khác...

Nếu như chính sách đối ngoại của Mỹ là gây ra sự "hỗn loạn nhưng có điều khiển" tức là gây ra những mâu thuẫn, xung đột...trong khu vực nhưng nằm dưới sự điều khiển, trong tầm kiểm soát của Mỹ, thì Nga lại khác, Nga lại tìm cách giải quyết sự hỗn loạn (những mâu thuẫn và xung đột) đó bằng hòa giải, hòa bình...

Do vậy, nếu nói chính sách đối ngoại của Nga đối đầu với Mỹ là không chính xác mà tư tưởng, mục tiêu là đối phó, xử lý hậu quả của Mỹ thì đúng hơn. Suy cho cùng, không có hỗn loạn, xung đột thì không có hòa giải và biện pháp hòa bình.

Khi thế giới đơn cực, khi Mỹ là cường quốc số 1 thì chính sách của Nga không có hiệu lực mặc dù có tính nhân văn bao nhiêu, nó đúng như Putin đã từng cay đắng "không ai nghe Nga nói".

Bullseye

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long: Những người biểu tình Hồng Kông đã đi quá xa

hong kong
© Reuters / Jorge SilvaNhững kẻ biểu tình cực đoan ở Hồng Kông đã đi quá xa...
Một đoạn video mà trong đó, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nói rằng, quốc gia của ông sẽ "tiêu tùng" nếu phải chịu những cuộc biểu tình như ở Hong Kong đang được lan truyền ở Trung Quốc đại lục, tạo ra làn sóng ca ngợi cách lãnh đạo cứng rắn của ông Lý Hiển Long trong cộng đồng sử dụng mạng xã hội.

Ông Lý phát biểu trong một sự kiện công đoàn hôm thứ Ba tuần này rằng, phong trào dân túy đang phát triển ở nhiều nơi trên khắp thế giới, từ Mỹ, Pháp cho đến Hong Kong, nơi các cuộc biểu tình chống chính phủ đã bước sang tuần thứ 19.

Trong khi tình hình ở Singapore là khác biệt so với Hong Kong, nhưng những "bất ổn sâu trong lòng xã hội" cũng có thể bùng phát ở quốc đảo Sư tử, nếu không thận trọng, ông nói.

"Nếu tình trạng này xảy ra, giống như những nơi khác, chúng ta sẽ chịu những hệ lụy tương tư, thậm chí còn tồi tệ hơn vì chúng ta dễ tổn thương hơn", ông Lý HIển Long nói.

Chart Bar

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc thấp nhất trong 30 năm, nhưng vẫn ở mức "mơ ước" đối với Mỹ, EU

china us trade war
Theo hãng tin Reuters, báo cáo quý 3/2019 cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế quý III của Trung Quốc chậm hơn dự kiến và chạm ngưỡng thấp kỷ lục trong vòng gần ba thập kỷ qua do tác động xấu từ cuộc chiến thương mại với Mỹ khiến xuất khẩu nước này sụt giảm đáng kể.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý III của Trung Quốc chỉ tăng 6,0% so với cùng kỳ năm trước và thấp hơn mức tăng trưởng quý II là 6,2%, đồng thời thấp hơn mức dự báo ban đầu là 6,1%. Số liệu này khiến các đối tác thương mại và các nhà đầu tư vào Trung Quốc không khỏi lo ngại về tình hình ảm đạm của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn đang diễn ra và trước mắt là sẽ là cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu theo chu kỳ 10 năm.

Nie Wen, một chuyên gia kinh tế tại Thượng Hải nhận định nguyên nhân khiến mức tăng trưởng GDP của Trung Quốc chậm lại từ cuối năm 2018 đến nay chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng trong nước giảm sút và ngành công nghiệp của nước này đã yếu đi, bên cạnh việc bị hạn chế xuất khẩu do các đòn trừng phạt thuế quan của Mỹ. Giới quan sát dự báo đà tăng trưởng vào quý IV năm 2019 của Trung Quốc sẽ còn tiếp tục giảm xuống.

Chess

Venezuela tính trao quyền sở hữu công ty dầu mỏ quốc gia cho Nga để tránh trừng phạt Mỹ

PDVSA sign
© AFP/Luis RobayoPDVSA - Công ty dầu mỏ quốc gia Venezuela
Tờ El Nacional ngày 17/10 dẫn nguồn tin cho biết, Chính phủ Venezuela sẵn sàng trao toàn quyền kiểm soát công ty dầu mỏ nhà nước PDVSA (Petroleos de Venezuela) cho công ty Rosneft của Nga. Theo nguồn tin trên, sáng kiến ​​này được đưa ra với mục đích bảo đảm việc trả nợ của Venezuela đối với Nga.

El Nacional cho biết, sáng kiến ​​này đã nhận được phản hồi tích cực ở Moscow. Về vấn đề này, một số chuyên gia kinh tế đã được gửi tới Venezuela nhằm đánh giá tình hình hiện tại của công PDVSA.

Các chuyên gia Nga đã đưa ra kết luận rằng, công ty PDVSA nên trải qua một cải tổ lớn nhằm khôi phục hoạt động kinh doanh và khả năng cạnh tranh với các công ty khác trên thế giới.

Hiện chính phủ Venezuela đang cố gắng tìm ra phương án để trao quyền kiểm soát PDVSA cho Nga. Bởi lẽ, theo luật pháp nước này, ý định của chính phủ Venezuela phải được phê chuẩn bởi Quốc hội đơn viện, trong khi cơ quan này đang chịu sự kiểm soát của phe đối lập.

Caesar

Gió đổi chiều tại Trung Đông: Các đồng minh Mỹ nối nhau ngả sang phía Nga

salman putin
© Reuters/ Alexei Nikolsky/Kremlin
Từ ngày 14 đến 15 tháng 10, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Các nhà phân tích thời sự quốc tế chỉ ra rằng chuyến đi của ông Putin đến Trung Đông đã giúp tăng cường hơn nữa ảnh hưởng của Nga trong khu vực. Khi khả năng chủ đạo các vấn đề Trung Đông của Mỹ suy giảm, Nga ngày càng tích cực, chủ động hơn trong việc tham gia vào các vấn đề Trung Đông, cục diện khu vực này đang xuất hiện sự thay đổi.

Ngày 14 tháng 10, Tổng thống Putin đã có cuộc hội đàm với Quốc vương Salman của Ả Rập Saudi. Hai bên đã thảo luận về các vấn đề nóng bỏng của khu vực và thương thảo về hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, năng lượng, giao lưu nhân văn và công nghệ quân sự. Theo giới truyền thông Nga, hai nước đã ký hơn 20 văn bản thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại và năng lượng; bao gồm việc đồng ý tăng cường hợp tác trong khuôn khổ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) để ổn định thị trường dầu thô toàn cầu.

UAE là điểm dừng chân thứ hai trong chuyến công du Trung Đông của ông Putin. Theo hãng tin Mỹ AP, đưa tin vào ngày 15 tháng 10, Thái tử của UAE Sheikh Mohammed bin Zayed Al Nahyan đã đón Tổng thống Nga Vladimir Putin tại sân bay. Khi đoàn xe về tới Hoàng cung, đội kỵ binh tiến lên phía trước hộ tống trong khi các máy bay chiến đấu bay biểu diễn trên trời, trẻ em vẫy quốc kỳ hai nước. Tất cả điều này cho thấy UAE đặc biệt coi trọng chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Putin tới nước này kể từ năm 2007.

Binoculars

"Thế cờ" đảo chiều chóng vánh trong cuộc xung đột tại Syria

Syrian Army
Cuộc xung đột dai dẳng ở Syria đang đứng trước bước ngoặt lớn sau khi chính phủ nước này đạt được thỏa thuận với lực lượng người Kurd ở khu vực Đông Bắc, mở đường để triển khai quân đội chính phủ tới khu vực nhiều năm nay do người Kurd kiểm soát sát biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.

Động thái có phần gây bất ngờ này diễn ra trong bối cảnh quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến sâu vào lãnh thổ Syria và đã chiếm giữ một số khu vực trọng yếu ở Đông Bắc. Về ngắn hạn, đây được xem là thỏa thuận đôi bên cùng có lợi, trước hết là để phối hợp đối phó với cuộc tấn công quân sự của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào khu vực Đông Bắc Syria.

Theo thỏa thuận đạt được giữa Chính phủ Syria và Các lực lượng dân chủ Syria (SDF) do người Kurd đứng đầu, quân đội Syria có thể triển khai dọc biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ để ngăn chặn các cuộc tấn công của quân đội nước láng giềng, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, ngăn chặn xung đột leo thang gây ra thảm họa nhân đạo tại khu vực.