Chủ Những Con RốiS


USA

Trump tiến hành thay đổi quan trọng trong cơ cấu Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ

Bannon in Trump's phone call with Putin
© Jonathan Ernst/ReutersCó mặt trong cuộc gọi giữa Trump và Putin (trái qua phải): Chánh văn phòng Nhà Trắng Reince Priebus, phó tổng thống Mike Pence, cố vấn chiến lược Steve Bannon, phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer và cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn
Tổng thống Trump tiếp tục có hành động chưa từng có tiền lệ và gây xáo trộn lớn trong Hội đồng An ninh Quốc gia khi tước bỏ tư cách thường trực của hai lãnh đạo an ninh cao cấp.

AFP cho biết Tổng thống Trump vừa cho phép cố vấn chiến lược của ông là Steve Bannon một ghế thường trực trong Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC). Ông Bannon từng là tổng biên tập trang Breibart News theo đường lối cực hữu.

Trong khi đó, văn bản do Trump ký cũng thể hiện rõ giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia (DNI) và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ (JCS) chỉ được yêu cầu tham dự các cuộc họp NSC khi "các vấn đề liên quan đến trách nhiệm và chuyên môn của họ được thảo luận".

Hội đồng An ninh Quốc gia là cơ quan điều phối liên bộ, ngành để giúp triển khai các quyết định của Nhà Trắng về những vấn đề cấp bách và quan trọng nhất. Những thành viên bắt buộc thường bao gồm phó tổng thống, bộ trưởng quốc phòng, bộ trưởng ngoại giao, bộ trưởng năng lượng và các quan chức cấp cao của tình báo và quân đội.

Yoda

Tát cạn đầm lầy: Trump ký lệnh hạn chế quan chức chính phủ vận động hành lang khi rời chức

Trump
© AFP
Ngày 28/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp đặt giới hạn đối với việc vận động hành lang để sinh lời mà các cấp dưới của ông tại Nhà Trắng và các quan chức chính quyền khác có thể thực hiện sau khi rời chính phủ.

Trong chiến dịch tranh cử với chủ trương loại bỏ những thành phần "bám rễ" ở Washington, ông Trump đã cam kết "hút cạn đầm lầy" - ý nói các hành động mang tính chính trị khiến giới chính khách phải ràng buộc với lợi ích thương mại.

Trong sắc lệnh hành pháp để thực hiện cam kết trên, Tổng thống Trump tuyên bố những quan chức do ông bổ nhiệm sẽ phải chấp thuận không vận động hành lang cho cơ quan của họ trong vòng 5 năm sau khi rời nhiệm sở, và không được vận động hành lang cho bất cứ ứng cử viên nào vào chính phủ trong 2 năm.

Sắc lệnh cũng yêu cầu các quan chức của ông Trump không có hành động đại diện cho các chính phủ hay chính đảng nước ngoài.

Nhận xét: Đây là một sắc lệnh có ý nghĩa hướng tới việc dọn sạch vũng lầy hôi thối đang nhấn chìm Washington DC. Thời gian sẽ cho thấy Trump có thành công trong nỗ lực này hay không.


Yoda

Trump hạn cho các tướng 30 ngày phải trình lên kế hoạch đánh bại IS

trump
© Mark Makela / Reuters
Ngày 28/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp, yêu cầu giới tướng lĩnh quân đội nước này trong vòng 30 ngày phải trình kế hoạch đánh bại tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng.

Văn bản này, kêu gọi xây dựng "một chiến lược toàn diện và các kế hoạch cụ thể để đánh bại IS", được giới quan sát đánh giá có thể là dấu hiệu cho thấy Mỹ sẽ điều thêm các lực lượng và khí tài quân sự Mỹ tới Iraq và Syria.

Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cũng được giao nhiệm vụ đề xuất về bất cứ thay đổi cần thiết nào đối với các quy tắc giao chiến và hạn chế chính sách của Mỹ, nhằm xác định các đối tác liên quân mới và đưa ra gợi ý về những cơ chế chặn đứng nguồn tài trợ của IS.

Kế hoạch này nhằm thực hiện một cam kết chủ chốt của ông Trump trong chiến dịch tranh cử của mình, trong đó ông chỉ trích sự chậm chạp trong việc tiến hành cuộc chiến chống IS của người tiền nhiệm Barack Obama.

Nhận xét: Sắc lệnh này có hai ý nghĩa: Một là những gì Obama đang thực hiện ở Iraq và Syria hoàn toàn không có kết quả, điều ai cũng có thể thấy rõ. Hai là Trump sẽ thực sự thay đổi điều đó và bắt đầu tiêu diệt khủng bố, rất có thể bằng cách phối hợp với Nga, lực lượng chính đang thực hiện điều này tại Trung Đông.

Xem thêm:


USA

Nhà Trắng bảo vệ lệnh hạn chế nhập cảnh, nhấn mạnh đây là biện pháp an ninh tạm thời

Reince Priebus
© Jonathan Ernst / ReutersChánh văn phòng Nhà Trắng Reince Priebus
Nhà Trắng hôm nay bảo vệ quyết định cấm nhập cảnh đối với công dân 7 nước Hồi giáo của Tổng thống Trump và cho biết chỉ có 20 người còn bị giam giữ.

"Tình hình không hỗn loạn", chánh văn phòng Nhà Trắng Reince Priebus nói trong chương trình "Gặp gỡ báo chí" trên kênh NBC, cho hay 325.000 người đã nhập cảnh Mỹ vào hôm qua và 109 người trong số đó bị giam giữ.

"Hầu hết những người này đã được thả. Chúng tôi còn hai chục người nữa bị giam giữ và tôi đoán rằng miễn họ không có gì gây nguy hại, họ sẽ được đi trước nửa ngày hôm nay", ông nói thêm.

Hàng nghìn người hôm qua biểu tình tại các sân bay lớn trên khắp nước Mỹ như Los Angeles, New York, Chicago nhằm phản đối sắc lệnh di trú của Tổng thống Donald Trump. Sắc lệnh được thông qua hôm 27/1 cấm công dân từ 7 quốc gia Hồi giáo lớn vào Mỹ trong 90 ngày và cấm người tị nạn, bao gồm phụ nữ và trẻ em, vào nước này trong 120 ngày, kể cả những người có thị thực còn thời hạn và được tị nạn hợp pháp.

Nhận xét: Tuyên bố của Trump có đoạn:
Phải nói rõ lại, đây không phải là lệnh cấm người Hồi giáo, như giới truyền thông đưa tin một cách sai lầm. Đây không phải là về tôn giáo - đây là về vấn đề khủng bố và giữ cho đất nước chúng ta an toàn. 40 quốc gia khác trên thế giới, nơi người Hồi giáo chiếm đa số, không bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh này.

Chúng tôi sẽ lại cấp visa trở lại cho tất cả các nước một khi chúng tôi chắc chắn rằng chúng tôi đã xem xét và triển khai mọi chính sách đảm bảo an ninh trong 90 ngày tới. Chính sách này cũng tương tự như những gì Tổng thống Obama làm vào năm 2011 khi ông cấm người tị nạn nhập cảnh từ Iraq trong 6 tháng. Bảy quốc gia có tên trong sắc lệnh này chính là những quốc gia khi trước chính quyền Obama đã xác định là nguồn của khủng bố.
Một khi chính phủ Trump thực sự bắt đầu tiêu diệt khủng bố, nước Mỹ sẽ là mục tiêu của các cuộc tấn công trả đũa. Do vậy lệnh hạn chế nhập cảnh tạm thời này là biện pháp hoàn toàn hợp lý để ứng phó với tình huống có nhiều khả năng xảy ra đó.


Pumpkin 2

Lãnh đạo thế giới, im lặng khi Mỹ ném bom các nước Hồi giáo, giờ bị sốc trước lệnh hạn chế người Hồi giáo của Trump

Trump signing
© Toronto Star
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 27/1 đã ký một sắc lệnh tạm dừng toàn bộ chương trình tiếp nhận người tị nạn trong vòng 4 tháng, đồng thời cấm công dân của 7 nước - gồm Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen - nhập cảnh Mỹ trong 90 ngày.

Sắc lệnh gây ra sự xáo trộn lớn và bị coi là phân biệt chủng tộc này đã vấp phải sự chỉ trích không chỉ ở Mỹ mà trên toàn thế giới.

Một trong những nguyên thủ đầu tiên lên tiếng phản đối sắc lệnh của Tổng thống Mỹ Trump là Thủ tướng Canada Justin Trudeau - người tuyên bố Canada sẵn sàng tiếp nhận người tị nạn bị Mỹ từ chối.

"Với những người tị nạn bị từ chối, người dân Canada sẵn sàng chào đón các bạn, bất kể các bạn theo tín ngưỡng nào. Sự đa dạng chính là sức mạnh của chúng tôi #Chào mừng đến Canada", Thủ tướng Trudeau viết trên Twitter hôm qua 28/1. Khoảng 39.000 người tị nạn Syria đã được cấp phép vào Canada kể từ khi ông Trudeau đắc cử năm 2015. Tuy nhiên, đến nay ông Trudeau chưa liên hệ trực tiếp với ông Trump.

Nhận xét: Các nhà lãnh đạo phương Tây phản đối lệnh hạn chế tạm thời người Hồi giáo nhập cảnh của Trump đã ở đâu khi Obama ném bom và nuôi dưỡng, phát triển khủng bố ở chính các nước Hồi giáo đó? Họ đã "im như thóc", nếu không muốn nói là đồng lõa trong việc gây nên thảm cảnh đó và là nguyên nhân của làn sóng tị nạn hiện nay. Quả là một đám đạo đức giả!


Telephone

Cuộc điện đàm lịch sử dài suốt một giờ giữa Putin và Trump, và tuyên bố của hai bên

trump putin pence bannon priebus call flynn
© White House
Hai lãnh đạo Mỹ và Nga vừa có cuộc điện đàm đầu tiên kể từ khi Trump nhậm chức.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa đồng ý cùng cố gắng xây dựng lại mối quan hệ Mỹ-Nga và hợp tác trong vấn đề Syria, điện Kremlin cho biết ngày 28.1. Đây là kết quả sau cuộc điện đàm đầu tiên của hai lãnh đạo từ khi Trump nhậm chức.

Quan hệ Mỹ-Nga rơi vào tình trạng căng thẳng dưới chính quyền Barack Obama. Tuy nhiên, ông Trump từng nói rõ muốn xích lại gần Moscow nếu ông có thể "hoà thuận" với Putin. Và ông Putin cũng cho biết muốn cải thiện quan hệ này.

"Cả hai bên đều thể hiện mong muốn cùng làm việc một cách tích cực về ổn định và phát triển hợp tác Nga-Mỹ", điện Kremlin cho biết trong một tuyên bố, thêm rằng ông Putin và Trump đã đồng ý lên kế hoạch cuộc gặp mặt đầu tiên của họ.

Nhận xét: Toàn văn tuyên bố của điện Kremlin:
Vladimir Putin chúc mừng Donald Trump về việc nhậm chức và chúc ông mọi thành công trong công việc.

Trong cuộc nói chuyện, hai bên bày tỏ sự sẵn sàng cho nỗ lực chung nhằm ổn định và phát triển hợp tác Nga - Mỹ trên cơ sở xây dựng, công bằng và cùng có lợi.

Ông Putin và ông Trump đã có một cuộc thảo luận chi tiết về các vấn đề quốc tế cấp bách, bao gồm cuộc chiến chống khủng bố, tình hình ở Trung Đông, cuộc xung đột Ả rập - Israel, sự ổn định chiến lược và không phổ biến vũ khí hạt nhân, tình hình với chương trình hạt nhân của Iran, và vấn đề bán đảo Triều Tiên. Cuộc thảo luận cũng đề cập đến các khía cạnh chính của cuộc khủng hoảng Ukraine. Các bên nhất trí xây dựng quan hệ hợp tác đối tác trong những vấn đề này và các lĩnh vực khác.

Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh rằng những nỗ lực chung trong cuộc chiến chống mối đe dọa chính - chủ nghĩa khủng bố quốc tế - là một ưu tiên hàng đầu. Hai tổng thống nói về việc thiết lập sự phối hợp thực sự giữa Nga và Mỹ nhằm đánh bại IS và các nhóm khủng bố khác tại Syria.

Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng lại các mối quan hệ thương mại và kinh tế cùng có lợi giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước, điều có thể mang lại một động lực nữa cho sự phát triển tiến bộ và bền vững của mối quan hệ song phương.

Ông Putin và ông Trump đã đồng ý đưa ra hướng dẫn cho cấp dưới làm việc để chọn ra thời gian và địa điểm cho cuộc gặp mặt của họ.

Donald Trump đề nghị truyền đạt lời chúc hạnh phúc và thịnh vượng của ông tới toàn dân Nga, nói rằng người Mỹ có tình cảm ấm áp đối với nước Nga và các công dân của họ.

Vladimir Putin, đến lượt mình, nhấn mạnh rằng tình cảm ấy là từ cả hai bên, và nói thêm rằng trong hai thế kỷ qua, nước Nga đã hỗ trợ Hoa Kỳ, là đồng minh của Hoa Kỳ trong hai cuộc chiến tranh thế giới, và giờ đây coi Hoa Kỳ là một đối tác chính trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế.

Hai nhà lãnh đạo đồng ý duy trì liên lạc cá nhân thường xuyên.

Cuộc đối thoại diễn ra trong một bầu không khí tích cực và mang tính xây dựng.
Tuyên bố của Nhà Trắng:
Cuộc gọi tích cực này là bước khởi đầu quan trọng để cải thiện mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nga, vốn đang cần được sửa chữa. Cả Tổng thống Trump và Tổng thống Putin đều hy vọng rằng sau cuộc gọi ngày hôm nay, hai bên có thể nhanh chóng triển khai giải quyết vấn đề khủng bố và các vấn đề quan trọng cùng được quan tâm khác.



Handcuffs

Lần thứ ba thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu bị cảnh sát thẩm vấn vì cáo buộc tham nhũng

netanyahu
© REUTERS/ Jonathan Ernst/File Photo
Ngày 27/1, cảnh sát đã thẩm vấn Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu lần thứ ba liên quan đến các cáo buộc tham nhũng.

Truyền thông địa phương đưa tin Thủ tướng Netanyahu đã bị thẩm vấn trong suốt 4 giờ tại tư dinh ở Jerusalem. Dự kiến, Thủ tướng Israel sẽ bị thẩm vấn lần thứ 4 vào giữa tuần tới.

Theo nguồn tin trên, việc thẩm vấn được cho là tập trung vào việc ông Netanyahu đã nhận các món quà bất hợp pháp từ một nhà tài trợ giàu có và tìm cách đạt được thỏa thuận với một ông trùm truyền thông người Israel.

Cảnh sát nghi ngờ trong những năm qua nhà sản xuất Hollywood kiêm doanh nhân người Israel Arnon Milchan, một người bạn lâu năm của Thủ tướng Netanyahu, đã tặng ông nhiều hộp xì gà trị giá hàng chục nghìn USD. Ông Milchan còn bị nghi ngờ đã tặng bà Sara, vợ ông Netanyahu một loại rượu đắt giá.

Chess

Hàng loạt quan chức cao cấp Bộ Ngoại giao Mỹ bị chính phủ Trump yêu cầu từ chức

US State Department sign
© Jim Young / Reuters
Theo trang tin Business Insider, một loạt các quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ đã đột ngột đệ đơn từ chức sau nhiều năm đảm đương chức vụ.

Hiện vẫn chưa rõ những người này từ chức để phản đối Tổng thống Donald Trump hay bị chính quyền mới trực tiếp bãi nhiệm. Các quan chức đồng loạt rời cương vị của mình gồm ông Patrick Kennedy, người giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao phụ trách quản lý từ 7 năm nay cùng Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Joyce Anne Barr, Michele Bond và Đại sứ Gentry O. Smith.

Theo hãng tin CNN, bốn người này đều đã gửi thư tới Nhà Trắng để yêu cầu chấp nhận mong muốn từ chức của họ. Trước đó, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Gregory Starr và Giám đốc Cục Giám sát Bất động sản nước ngoài Lydia Muniz đã tuyên bố nghỉ hưu đúng ngày ông Trump tuyên thệ nhậm chức Tổng thống.

Một số cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cùng nhiều chuyên gia chính trị cho biết, thông thường khi một Tổng thống mới lên nhậm chức, một số quan chức sẽ rời nhiệm sở của mình. Tuy nhiên, việc đồng loạt từ chức đột ngột của những nhân vật cấp cao trong bộ máy nhà nước là điều này chưa từng xảy ra trong quá khứ.

Nhận xét: Những người này không phải từ chức để phản đối. Họ bị đuổi việc. Một nhân vật nổi bật nữa bị tống cổ cùng đợt này là Trợ lý Ngoại trưởng Victoria Nuland, chuyên gia cách mạng màu tại Châu âu với câu nói nổi tiếng "Fuck the EU!". Đây là những nhân vật đã mang lại cuộc đảo chính Maidan tại Ukraine, sự hủy diệt của Libya, sự tàn sát hàng trăm ngàn người Syria và sự ra đời của IS. Thật là tin đáng mừng khi họ bị tống cổ!

Sự kiện này chứng tỏ quyết tâm của Trump và tân Ngoại trưởng Mỹ Tillerson trong việc kiểm soát chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và buộc nó đi theo hướng họ muốn.


Light Saber

Chiến lược gia của Trump gọi truyền thông là lực lượng đối lập, yêu cầu họ "ngậm miệng lại"

steve bannon
Stephen Bannon, chiến lược gia trưởng và cố vấn cấp cao của Trump
Chiến lược gia của Trump coi truyền thông Mỹ như lực lượng đối lập và yêu cầu các cơ quan này phải biết lắng nghe thay vì chỉ trích.

"Giới truyền thông không hiểu được đất nước này, họ không thể hiểu tại sao Tổng thống Donald Trump giành chiến thắng. Đó là lý do tại sao họ không có quyền lực. Họ đã bị bẽ mặt và nên ngậm miệng lại để lắng nghe một thời gian", Steve Bannon chiến lược gia trưởng của Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua nói với New York Times.

Ông Bannon cũng cho rằng chính truyền thông mới là lực lượng đối lập tại Mỹ chứ không phải đảng Dân chủ.

Trước khi trở thành giám đốc tranh cử của Tổng thống Trump, ông Bannon từng điều hành trang tin Breitbart News, một trang tin nổi tiếng với lập trường bảo thủ tại Mỹ. Sau khi đắc cử, ông Trump đã bổ nhiệm chuyên gia truyền thông này vào vị trí cố vấn cấp cao, chiến lược gia trưởng trong bộ máy chính quyền mới.

Blackbox

Rốt cuộc, Trump muốn trở thành một Tổng thống như thế nào?

trump
© Joshua Roberts / Reuters
Tim O'Brien và Michael D'Antonio là những người viết tiểu sử đã từng có nhiều thời gian ở bên cạnh ông Trump, khi vị tỷ phú bất động chưa trở thành Tổng thống Mỹ. Họ được đánh giá là những người rất hiểu tính cách và con người Trump.

Khi được hỏi đánh giá về tân Tổng thống, D'Antonio, tác giả của cuốn tiểu sử "Không bao giờ là đủ" nói về Trump, xuất bản năm 2015, đồng thời là một người từng được giải thưởng báo chí uy tín Pulitzer, cho rằng, ông Trump thích nổi tiếng, và muốn được yêu thích

O'Brien cũng đồng ý rằng sự nổi tiếng là một động lực đối với Trump:

"Ông ấy có một cách nhìn nhận rất "điện ảnh" về bản thân. Ông thường bị thu hút bởi các bộ phim và những người nổi tiếng", O'Brien nói. O'Brien là tác giả của cuốn sách "Dân tộc Trump: Nghệ thuật của việc là Donald".

O'Brien đánh giá, nhu cầu được chú ý của Trump thể hiện rõ hơn khi ông có cảm giác bất an về tài sản hay sự lôi cuốn của mình.

Nhận xét: Trump là nhân vật thế nào vẫn còn là một điều bí ẩn. Cho đến nay, ông đã làm được một số điều tốt, nổi bật nhất là rút nước Mỹ ra khỏi TPP, nhưng cũng có một số quan điểm, chính sách đáng lên án như sự ủng hộ cho Israel và để ngỏ khả năng cho phép tra tấn tù nhân. Liệu Trump sẽ mang đến chủ nghĩa phát xít toàn cầu hay sự giải phóng Hoa Kỳ khỏi giới cầm quyền tà ác, thối nát? Chỉ có thời gian mới trả lời được câu hỏi đó.