Chủ Những Con RốiS


Yoda

Trump tuyên chiến với truyền thông vì ông có thể đến thẳng với người dân qua mạng xã hội

Trump media X
© CNN Money
Chưa tròn một tuần kể từ khi nhậm chức, nhưng không khí giữa chính quyền của Trump và truyền thông Mỹ đã rất căng thẳng.


Nhận xét: Không khí căng thẳng ấy hoàn toàn là do chiến dịch bịa đặt, bôi nhọ không ngừng nghỉ của giới truyền thông chống lại Trump từ nhiều tháng nay, ngay cả sau khi ông đã thắng cử.


Vào thứ Bảy (21/1), trong lần xuất hiện chính thức đầu tiên dưới vai trò thư ký báo chí của Tổng thống Donald Trump, ông Sean Spicer đã có màn "đấu khẩu" với báo giới, trực tiếp trên sóng truyền hình quốc gia.

Trang Slate ghi nhận, Thư ký báo chí Spicer đã trách móc các nhà báo có mặt tại Nhà Trắng, đưa ra hàng loạt tuyên bố mà truyền thông Mỹ khẳng định là thiếu căn cứ, và đột ngột bỏ đi mà không trả lời câu hỏi.

Nhận xét: Truyền thông là thứ có quyền lực rất lớn đối với dư luận và tâm trí quần chúng. Trước chiến dịch bôi nhọ trắng trợn, không ngừng nghỉ của truyền thông, Trump không có lựa chọn nào khác là tuyên chiến lại và đưa họ vào khuôn phép. Trong nỗ lực đó, Twitter là vũ khí rất lợi hại của Trump do ông có thể đến thẳng với người dân, bỏ qua sự bôi nhọ, bóp méo của truyền thông.


Arrow Down

Sai lầm: Mỹ chuyển đại sứ quán tại Israel đến Jerusalem là bất hợp pháp, phá hủy tiến trình hòa bình

Trump and Netanyahu
© Reuters
Thư ký báo chí của Tổng thống Mỹ - ông Sean Spicer hôm 22/1 cho biết Nhà Trắng đang bắt đầu giai đoạn đầu của việc thảo luận dời Đại sứ quán Mỹ tới Jerusalem.

Còn kênh truyền hình Channel 2 của Israel cùng ngày dẫn nguồn tin cho biết, Nhà Trắng sẽ công bố quyết định chuyển đại sứ quán Mỹ tại Israel từ Tel Aviv đến Jerusalem ngay ngày 23/1. Một thành viên trong nội các Mỹ sẽ thông báo quyết định gây tranh cãi này ngay trong ngày làm việc đầy đủ đầu tiên của tân Tổng thống Donald Trump.

Tuy vậy, Channel 2 thừa nhận họ chưa được xác nhận thông tin nói trên, cũng như chưa có tuyên bố chính thức nào từ Nhà Trắng về một động thái như vậy kể từ khi ông Trump tuyên thệ nhậm chức ngày 20/1.

Ông Trump từng nhiều lần nêu ý định chuyển Đại sứ quán Mỹ ở Israel từ Tel Aviv tới Jerusalem bất chấp những cảnh báo rằng một động thái như vậy là vi phạm luật pháp quốc tế và phá hủy tiến trình hòa bình Trung Đông. Palestine cũng tuyên bố việc Mỹ đưa đại sứ quán tới Jerusalem sẽ giết chết mọi triển vọng hòa bình.

Nhận xét: Bất chấp những việc tốt khác mà Trump hứa và có vẻ đang thực hiện, sự ủng hộ của ông cho nhà nước Israel là điều đáng lên án. Nó chỉ càng làm gia tăng sự đàn áp và cướp đất mà Israel đã và đang thực hiện đối với người Palestine.


USA

Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ phê chuẩn ứng cử viên Ngoại trưởng Rex Tillerson

Rex Tillerson
© Daniel Kramer / ReutersỨng cử viên Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson
Lựa chọn của ông Trump cho vị trí Ngoại trưởng Mỹ, cựu Chủ tịch tập đoàn Exxon Mobil, Rex Tillerson đã giành được sự ủng hộ sít sao của một ủy ban Thượng viện và chắc chắc sẽ được phê chuẩn để chính thức lãnh đạo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Reuters đưa tin, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện đã bỏ phiếu với tỷ lệ ủng hộ/phản đối ông Tillerson là 11/10. Cụ thể là tất cả các thành viên đảng Cộng hòa đều ủng hộ ông Tillerson trong khi tất cả các thành viên đảng Dân chủ đều phản đối.

Cho đến trước khi Ủy ban này bỏ phiếu vào hôm qua (24/1), nhiều người vẫn nghi ngờ về khả năng được phê chuẩn của ông Tillerson. Tuy nhiên, vào phút chót, Thượng nghị sĩ Marco Rubio, một thành viên Ủy ban từng chỉ trích ông Tillerson đã thay đổi ý định và ủng hộ ứng viên Ngoại trưởng này.

Tuần tới, toàn bộ 100 thành viên Thượng viện sẽ tiến hành bỏ phiếu chính thức thông qua vị trí Ngoại trưởng, trong đó đảng Cộng hòa nắm giữ 52 ghế. Các thành viên đảng Dân chủ muốn có thêm thời gian để tranh luận, song tình hình sẽ khó có thể thay đổi.

Nhận xét: Ngoại trưởng là một vị trí rất quan trọng, đồng thời cũng là vị trí khó khăn nhất để được Thượng viện Mỹ thông qua trong nội các của Trump do chiến dịch bài Nga tại đây. Với tin mới nhất này, Trump gần như chắc chắn sẽ có tất cả đội ngũ cần thiết để bắt tay vào công việc.


Jet3

Mỹ gửi tọa độ cho Nga, tự tiến hành 31 cuộc không kích chống IS ngay ngày đầu của tân Bộ trưởng Quốc phòng

retired Marine general James Mattis
Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis
RT dẫn thông tin từ Nga cho hay, sau khi nhận được thông tin tình báo từ trung tâm chỉ huy liên minh do Mỹ cầm đầu, Không lực Nga đã tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria.

Bộ Quốc phòng Nga trong một tuyên bố ngày 23/1 cho biết ngày 22/1, chỉ huy nhóm Không lực Nga ở căn cứ không quân Khmeimim "đã nhận được các điều phối mục tiêu của IS ở khu vực Al-Bab của tỉnh Aleppo từ phía Mỹ thông qua đường dây nóng với trụ sở liên minh quốc tế".

Sau khi sử dụng máy bay không người lái và vệ tinh để thu thập thông tin tình báo bổ sung, 2 máy bay chiến đấu của Nga và 2 máy bay liên quân tiến hành không kích nhằm vào các mục tiêu khủng bố, bao gồm các kho dầu, vũ khí và vị trí của khủng bố.

"Phân tích kết quả các cuộc không kích chung được tiến hành với liên minh quốc tế chống khủng bố cho thấy hiệu quả cao trong hành động chung nhằm loại bỏ các nhóm khủng bố quốc tế ở Syria", bộ trên cho biết.

Nhận xét: Báo Việt Nam đăng tin rầm rộ về việc Mỹ phản bác tin trên của Nga. Tuy nhiên, lưu ý rằng Mỹ chỉ chối bỏ đã phối hợp không kích với Nga như nguyên văn tweet dưới đây cho thấy:
DoD statement on coordinating airstrikes with Russia
Trong khi đó, thông báo của Nga nói rằng Nga đã nhận được tọa độ của khủng bố và tự mình tiến hành không kích. Như vậy, có nhiều khả năng tuyên bố của cả hai bên đều đúng.

Bộ Quốc phòng Mỹ không chính thức công nhận hợp tác với Nga có thể là do bầu không khí chống Nga điên cuồng trong nước Mỹ do giới truyền thông tạo nên.

Ngoài việc cung cấp thông tin cho Nga, bản thân quân đội Mỹ cũng tiến hành 31 cuộc không kích nhắm vào khủng bố ở Syria và Iraq:
Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã kỷ niệm ngày làm việc đầu tiên tại Lầu Năm Góc bằng 31 đợt không kích nhằm vào nhóm khủng bố IS tại Iraq và Syria, theo Daily Caller ngày 22/1.

Cụ thể, trong những ngày vừa qua, máy bay chiến đấu, máy bay ném bom và máy bay điều khiển từ xa của Mỹ đã tiến hành đánh phá 25 đợt vào Syria và 6 đợt tại Iraq.

Riêng tại Syria, các máy bay chiến đấu đã 2 lần không kích đã phá hủy các đơn vị IS và pháo binh gần thị trấn al-Bab.

Nơi được coi là "thủ đô" của IS là thành phố Raqqa cũng đã bị tấn công nặng nề và có tới 12 đơn vị tác chiến, 9 vị trí chiến đấu, 2 nhà máy ngầm chế tạo vật liệu nổ và bom, các trụ sở của nhóm khủng bố này bị phá hủy.

Ngoài ra, các cuộc không kích cuộc còn nhằm vào 2 giếng dầu của IS ở tỉnh Deir Ezzor.
Có vẻ như Trump đang giữ đúng lời hứa tập trung tiêu diệt khủng bố cũng như ông giữ lời hứa rút khỏi TPP và xóa bỏ Obamacare. Một vị tổng thống Mỹ giữ lời hứa lúc tranh cử sau khi được nhận chức? Thật là chuyện "xưa nay hiếm". Và đó cũng chính là nguyên nhân thực sự của chiến dịch chống đối, bôi nhọ nhắm vào Trump trong thời gian qua.


Document

Trump ký sắc lệnh chính thức rút Hoa Kỳ khỏi Hiệp định TPP

Trump signs document
CNN đưa tin, hôm 23/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đúng như cam kết của ông trong quá trình tranh cử.

Theo CNN, việc ông ký sắc lệnh rút khỏi TPP đã gửi tín hiệu đến các nước trên thế giới rằng, tất cả những tuyên bố của ông về thương mại trong chiến dịch tranh cử sẽ được biến thành hành động.

Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump liên tục khẳng định sẽ "xé bỏ" các thỏa thuận thương mại tự do bởi ông cho rằng chúng đang làm tổn hại đến các công nhân và ngành sản xuất của Mỹ.

TPP được coi là một trong những trọng tâm hay điểm nhấn quan trọng của cựu Tổng thống Barack Obama trong chính sách "xoay trục châu Á". Thỏa thuận này bao gồm 12 quốc gia: Mỹ, Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

Light Saber

Nhà Trắng tuyên chiến với chiến dịch bôi nhọ của giới truyền thông

trump inauguration attendance
Bức ảnh giới truyền thông dùng để so sánh số người dự lễ nhậm chức của Obama và Trump, nhưng ảnh bên phải chụp trước khi buổi lễ bắt đầu một lúc lâu
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình "Fox News Sunday" hôm qua, Chánh văn phòng Nhà Trắng Reince Priebus đã chỉ trích việc truyền thông so sánh về số lượng người dự lễ nhậm chức của tân Tổng thống Donald Trump ít hơn so với của người tiền nhiệm Barack Obama năm 2009.

"Vấn đề không phải là quy mô người tham dự, mà ở chỗ đó là sự công kích cố gắng hạ bệ tân Tổng thống trong một ngày. Và chúng tôi sẽ không ngồi yên để cho qua. Chúng ta sẽ đáp trả quyết liệt mỗi ngày và hai lần vào Chủ nhật", ông Priebus nói.

Ông Priebus nói thêm: "Ngay từ ngày đầu tiên sau khi đắc cử, Tổng thống Trump đã nói đến việc gắn kết mọi người với nhau. Ngài Tổng thống đã sẵn sàng bắt tay vào công việc nhưng truyền thông ngay từ ngày đầu tiên đã ra sức bôi nhọ cuộc bầu cử, nói về người Nga, về mọi thứ mà bạn có thể tưởng tượng trừ một thực tế rằng là chúng ta cần đưa đất nước này đi lên".

Gift 2

Hành động khôn ngoan: Trump thăm trụ sở CIA đầu tiên sau khi nhận chức

Trump CIA
© Reuters / RT
Chuyến thăm CIA đầu tiên sau khi nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là nhằm xóa bỏ thù hằn trong quá khứ để ủng hộ tối đa cho CIA.

Trump và CIA từng "hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại"

Theo Guardian, phát biểu tại đại sảnh của trụ sở CIA ở Langley, Virginia , nơi đặt bức tường tri ân 117 anh hùng tình báo hy sinh khi đang làm nhiệm vụ, ông Trump cam kết ủng hộ tới 1.000% cho các cơ quan tình báo Mỹ. Theo ông Trump, những "hận thù" giữa ông và giới tình báo Mỹ là kết quả của cái mà ông gọi là "sự dối trá của truyền thông Mỹ".

Hành động đầy thiện chí này của ông Trump rất tiếc đã vấp phải phản ứng dữ dội của ông John Brennan- cựu Giám đốc CIA dưới thời Tổng thống Barack Obama vừa mới nghỉ hưu.

Người phát ngôn của ông Brennan nhấn mạnh: "Ông Brennan cảm thấy đau buồn và tức giận trước "sự khoa trương đáng kinh bỉ của ông Trump" tại trụ sở CIA và khẳng định "ông Trump nên lấy làm xấu hổ về bản thân".

Nhận xét: Đối địch với Trump là những kẻ lãnh đạo giới tình báo Mỹ chứ không phải các nhân viên tình báo. Bằng chuyến đi trực tiếp đến trụ sở CIA này, có vẻ như Trump muốn bỏ qua đám lãnh đạo và chìa tay với cộng đồng tình báo bên dưới, tương tự như ông đã dùng Twitter để đến với người dân Mỹ, bỏ qua giới truyền thông và chính trị gia. Dành sự ủng hộ của cộng đồng tình báo là hành động khôn ngoan nếu ông thực sự muốn thay đổi hệ thống quyền lực trong lòng nước Mỹ.


USA

Tất cả đã bắt đầu: Tổng thống Trump trước trọng trách lịch sử sau lễ nhậm chức

trump obama
© AFP Photo/JIM WATSONVợ chồng Obama đón vợ chồng Trump đến Nhà Trắng ngày 20/1/2017
Ngày 20/1/2017, hàng triệu người trên thế giới đã chứng kiến một trong những thời khắc lịch sử quan trọng nhất của nước Mỹ khi tỷ phú bất động sản Donald Trump chính thức trở thành Tổng thống thứ 45 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Tuy nhiên, sau những men say của vinh quang và chiến thắng, giờ là lúc ông Trump phải thực hiện trọng trách lịch sử chèo lái con thuyền đất nước để thực hiện cam kết khi tranh cử "Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại" và cử tri có thể dần kiểm chứng sự lựa chọn của mình.

Ngay sau lễ nhậm chức, ông Trump đã có một số động thái thể hiện chính sách đối nội, đối ngoại của mình như cam kết xóa bỏ các kế hoạch vệ môi trường và chương trình chăm sóc y tế thời Obama, khẳng định Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đánh bại tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng, phát triển tên lửa chống Iran, Triều Tiên,...

Là một chính khách thuộc đảng Cộng hòa đi lên từ giới doanh nghiệp, không quá ngạc nhiên khi chính sách đội nội, đối ngoại của ông Trump thể hiện sự khác biệt với những gì mà cựu Tổng thống Barack Obama đã làm. Từ các chính sách kinh tế, thương mại, ngoại giao đến việc ứng phó với biến đổi khí hậu hay vấn đề y tế, vị tân chủ nhân Nhà Trắng đều cam kết sẽ lật ngược lại những chủ trương của người tiền nhiệm.

Propaganda

Truyền thông phương Tây phát rồ, gọi phát biểu của Trump là "cay độc", "nghiệt ngã"

trump
© GettyDonald Trump tuyên thệ nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ
Các phương tiện truyền thông phương Tây gọi bài phát biểu của Donald Trump tại lễ nhậm chức tổng thống là "cay độc" và "nghiệt ngã".

"Theo các nhà sử học và các soạn giả bài phát biểu, Tổng thống Donald Trump đã thực hiện một trong những thông điệp nhậm chức cay độc nhất trong lịch sử, viện đến các chủ đề tiêu chuẩn của ông ta trong chiến dịch tranh cử về sự suy thoái của Mỹ và đồng thời để lộ mình là một người bảo vệ "những người đàn ông và phụ nữ bị bỏ quên của đất nước này", — The Wall Street Journal viết.

Phóng viên Mark. Z. Barabak của tờ Los Angeles Times ghi nhận "giai điệu gây gổ" trong bài phát biểu của Trump và "màu đen như hắc ín" của nó. Có lẽ đây là sự tiếp nối trực tiếp chiến dịch tranh cử của ông ta, chứ không phải là cái nhìn tìm đến tương lai khi ông ta phải lãnh đạo một đất nước bị chia rẽ sâu sắc, tác giả bổ sung thêm.

Báo The Washington Post gọi là bài phát biểu tại lễ nhậm chức là "khắc nghiệt và cay đắng."

Nhận xét: Mời các bạn đọc toàn văn phát biểu nhậm chức của Trump xem có chỗ nào "cay độc", "nghiệt ngã" hay "đầy giận dữ" không. Với cách đưa tin như vậy, giới truyền thông chính thống phương Tây càng bộc lộ rõ rằng họ không quan tâm chút nào đến sự thật mà chỉ là công cụ tuyên truyền cho những kẻ đứng đằng sau.


Arrow Down

Sau hơn 4 năm đấu với Putin, Obama rời sân với kết quả 6 - 0 nghiêng về Putin

Putin Judo Obama
© Blower
Ngày 20/1, vậy là ngài Obama đã chính thức rời khỏi Nhà Trắng dành chỗ cho Tổng thống mới đắc cử Donald Trump. Donald Trump đã trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.

Cuộc đấu giành vị trí ông chủ Nhà Trắng giữa ông Donald Trump với bà Hillary Clinton mà ông Obama khi còn là Tổng thống đương nhiệm, đã giành toàn bộ tâm trí, tâm thế giúp bà H.Clinton đã thất bại cay đắng, cho nên, sự ra đi này được coi như là "phải ra đi" (Obama must go).

Ông Obama rời khỏi Nhà Trắng hay "phải" rời khỏi Nhà Trắng là chuyện trong nội bộ nước Mỹ. Tuy nhiên, nhìn trên bình diện quốc tế, trong mối quan hệ khó có thể ở trạng thái nào khác ngoài đối đầu trong trận đấu với tổng thống Nga, Vladimir Putin với kết quả thua 6 bàn. Và thực sự nỗi đau đó đã được diễn tả trong một buổi chiều buồn viết lời từ biệt tại Hawaii.

Có thể nói, giữa Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ Obama từ lâu đã duy trì một cuộc đấu tay đôi rất cá nhân ở mức cao nhất.