Chủ Những Con RốiS


Bulb

Trump đưa Nga ra khỏi danh sách các mối lo ngại quốc phòng của Mỹ

Putin trump
Ngày 20/12, Tạp chí Chính sách Đối ngoại (Foreign Policy) của Mỹ mới đăng tải bản sao của bản ghi nhớ phác thảo các ưu tiên quốc phòng của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Điều gây chú ý là Lầu Năm Góc không cho bất cứ chi tiết nào đề cập đến Nga tại đây.

Bản ghi nhớ được soạn bởi Quyền Thứ trưởng Quốc phòng về Chính sách Brian McKeon ngày 1/12 sau một cuộc họp với nhóm chuyển giao của Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 28/11.

Bản ghi nhớ đã liệt kê 4 nội dung mà thành viên của nhóm chuyển giao của ông Trump, Mira Ricardel xác nhận với Lầu Năm góc là các ưu tiên quốc phòng hàng đầu của Tổng thống mới đắc cử bao gồm:

- Phát triển chiến lược đánh bại/hủy diệt tổ chức khủng bố khét tiếng "Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria".

- Xây dựng quân đội hùng mạnh, loại bỏ giới hạn ngân sách quốc phòng và tăng quy mô cũng như mức độ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng.

Rainbow

Ngoại trưởng Nga, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ nhất trí về tiến trình chính trị tại Syria

lavrov cavusoglu Zarif
© AFP 2016/ Natalia KolesnikovaNgoại trưởng Iran, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sau cuộc đàm phán về tiến trình chính trị tại Syria
Hôm qua (20/12), Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif và Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã có cuộc gặp tại Moscow để tìm kiếm các biện pháp nhằm bảo đảm lệnh ngừng bắn tại lãnh thổ Syria, cũng như xác định các phương hướng hành động tiếp theo của ba nước này trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở quốc gia Trung Đông này.

Tại buổi họp báo chung sau cuộc họp 3 bên, Ngoại trưởng Nga Lavrov thông báo, ba bên đã nhất trí về các biện pháp khôi phục tiến trình chính trị nhằm chấm dứt xung đột tại Syria. Tuyên bố của Ngoại trưởng 3 nước khẳng định tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Syria, đồng thời tin tưởng rằng cuộc xung đột Syria không thể được giải quyết bằng biện pháp quân sự.

Ngoại trưởng Nga Lavrov nói: "Tôi chắc chắn rằng khi chúng ta đạt được thành công trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố khi chúng ta giúp thiết lập một tiến trình chính trị tại Syria thì chúng ta có thể xây dựng các phương pháp tiếp cận chung của chúng ta dựa trên các mục tiêu chúng ta đã tuyên bố. Đó là giành chiến thắng trước chủ nghĩa khủng bố để khôi phục toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền, độc lập và thống nhất của Syria ".

Các ngoại trưởng Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran cũng hoan nghênh những nỗ lực chung tại khu vực phía Đông Aleppo, qua đó giúp người dân được sơ tán và lực lượng đối lập vũ trang rút lui một cách có tổ chức. Ba bên khẳng định phải đảm bảo hoàn tất quá trình này một cách liên tục, an toàn và đáng tin cậy.

Nhận xét: Từ trước tới nay, Thổ Nhĩ Kỳ là một bên hỗ trợ mạnh mẽ cho lực lượng đối lập tại Syria. Việc ba nước đạt được thỏa thuận đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ Syria và quyết tâm chống khủng bố là một thắng lợi ngoại giao lớn cho Syria. Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi nó đạt được ngay sau vụ ám sát đê hèn đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ hòng chia rẽ hai nước.


Caesar

Putin: Vụ ám sát đại sứ là nhằm làm xấu quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ

Putin
© Sergey Guneev / Sputnik
Theo RT, trong một tuyên bố tối 19/12, Tổng thống Nga Putin nói: "Vụ giết người rõ ràng là hành động khiêu khích nhằm tác động đến sự cải thiện và bình thường hóa quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như tiến trình hòa bình ở Syria do Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và các nước khác có lợi ích trong việc chấm dứt cuộc xung đột ở Syria khởi xướng".

Phát biểu trong buổi gặp tối cùng ngày tại Điện Kremlin với lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Cơ quan An ninh liên bang, Cơ quan tình báo đối ngoại, Tổng thống Putin cam kết sẽ đẩy mạnh cuộc chiến chống khủng bố, đồng thời yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường bảo vệ các cơ quan đại diện ngoại giao của Nga ở nước ngoài. Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh sự cần thiết "nhận được cam kết từ phía Thổ Nhĩ Kỳ bảo đảm an ninh cho các cơ quan đại diện ngoại giao của Nga phù hợp với công ước Vienna về quan hệ ngoại giao".

Ông Putin cho biết thêm Ủy ban điều tra liên bang Nga đã khởi tố vụ án hình sự về tội giết người và được giao nhiệm vụ thành lập nhóm làm việc liên chính phủ lên đường sang Thổ Nhĩ Kỳ để cùng tham gia với các đối tác Thổ Nhĩ Kỳ điều tra tìm ra kẻ đứng đằng sau vụ việc này.

Magnify

Tài khoản Twitter "Em bé Bana từ Aleppo" bị vạch trần là công cụ tuyên truyền của Anh

Bana Alabed  Read more: https://sputniknews.com/middleeast/201612161048599179-aleppo-bana-twitter/
© AFP 2016/ Thaer Mohammed
Ông Mize Al Ashqar, một nhà hoạt động ủng hộ chính phủ đã gợi ý giúp mẹ của "em bé từ Aleppo" sơ tán gia đình khỏi thành phố. Ông khẳng định tài khoản mạng xã hội của "em bé" này chính là một công cụ tuyên truyền, - theo tin của Sputnik.


Ashqar cho biết, ông đã liên hệ được với đại diện của Bana Alabed, cô bé 7 tuổi lập tài khoản Twitter hồi tháng 9 năm nay kể về cuộc sống kinh hoàng dưới bom đạn ở Đông Aleppo. Cuối tháng 11, nhà hoạt động viết tin nhắn cho Bana đề nghị giúp đỡ em cùng gia đình sơ tán khỏi thành phố.

Lúc ấy, ông Ashqar đã thỏa thuận với chính quyền Syria về khả năng đưa Bana cùng gia đình tới bất cứ địa điểm trong nước hoặc nước ngoài. Người Syria này thậm chí dàn xếp việc đình chỉ truy tố hình sự cha của Bana, một thành viên thuộc băng Hồi giáo Al-Safwa và làm việc cho hội đồng thành phố do những kẻ Hồi giáo cực đoan điều khiển.

Pistol

Hay Nhất Mạng: Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ bị bắn chết ở Ankara

Russian ambassador to Turkey Andrey Karlov
© Photo: Russian Embassy in TurkeyĐại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ Andrey Karlov
Theo hãng tin TASS của Nga, tay súng lạ mặt đã xông vào tòa nhà triển lãm nghệ thuật đương đại ở thủ đô Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ đúng vào lúc đại sứ Nga Andrei Karlov đang phát biểu nhân sự kiện khai trương trưng bày các tác phẩm nghệ thuật "Nước Nga trong mắt người Thổ".

Các nhân chứng kể lại họ nghe thấy tiếng súng nổ, còn kẻ mang vũ khí la lên: "Cuốn xéo đi hết!". Đài truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ NTV và một số đài khác đưa tin đại sứ Nga Karlov bị trọng thương và được chở đến bệnh viện. Trang Hurriyet Daily News dẫn nguồn tin từ Đại sứ quán Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận thông tin trên.

Tờ Express ngày 19-12 đưa tin sĩ quan cảnh sát đang không làm nhiệm vụ Mevlut Mert Altintas (22 tuổi) đã bắn đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ Andrei Karlov ít nhất 5 lần khi ông đang đọc bài diễn văn khai mạc buổi triển lãm nghệ thuật tại Ankara.

Altintas là người đàn ông duy nhất đứng đầu tiên, phía sau đại sứ Karlov trong suốt bài phát biểu của ông. Một nhân chứng cho biết Altintas đã hét lên "Chúng tôi đã thề sẽ tử vì đạo" trước khi bắn đại sứ từ phía sau.


Nhận xét: Thật kỳ lạ khi hắn tự nhận là jihadist bởi vì là một cảnh sát cạo râu nhẵn nhụi, hắn đã sống như một kẻ ngoại đạo.


Nhận xét: Có thể dễ dàng nhận thấy đây là một hành động nhằm gây chia rẽ quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh quan hệ hai nước đang tốt đẹp lên. Ai đó rất không muốn thấy hai nước này hợp tác và hòa bình trở lại tại Syria.


Light Saber

"Hãy xin lỗi cựu tổng thống Ukraine" - Tiêu chuẩn kép của Obama về can thiệp nước khác bị Nga vạch trần

Victoria Nuland à Kiev en février 2014
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Victoria Nuland đang úy lạo đám tay chân tại Kiev sau cuộc đảo chính tại đây vào năm 2014
Nga đề nghị ông Obama xin lỗi ông Yanukovych

Mới đây, trên trang facebook cá nhân của mình, bà Maria Zakharova, phát ngôn chính thức của Bộ ngoại giao Nga đã thẳng thắn đáp trả phát ngôn của Tổng thống Mỹ Obama về việc không nên can thiệp vào vấn đề công việc nội bộ của nước khác.

Bà Zakharova đã đề nghị ông Obama nên xin lỗi ông Viktor Yanukovych cựu tổng thống Ukraine.

Ngoài việc trích tuyên bố của tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm, bà còn đưa ra bình luận: "Chẳng phải nhân tiện ông ấy cũng nên xin lỗi ông Yanukovych sao?".

Trước đó, trong cuộc phỏng vấn của kênh truyền hình NPR, ông Obama đã nhấn mạnh sự cần thiết "phải có các biện pháp khi chính phủ quốc gia khác tìm cách gây ảnh hưởng đến tính khách quan bầu cử", ám chỉ các cuộc tấn công mạng nhằm vào Đảng Dân chủ Mỹ được cáo buộc do Nga tổ chức.

Theo thông tin trên Sputnik, tại phiên tòa diễn ra ở Moskva tuần này, cựu Thủ tướng Ukraine Nikolai Azarov đã gọi Hoa Kỳ là "những kẻ điều khiển" cuộc cách mạng tại Kiev vào tháng 2/2014.

Ông Azarov nhắc đến ghi âm cuộc điện thoại của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Victoria Nuland với Đại sứ Mỹ tại Ukraine Geoffrey Paet đã xuất hiện trên Internet khi ấy.

Cowboy Hat

Vạch trần trò bịp bợm: Nga yêu cầu Mỹ đưa bằng chứng can thiệp bầu cử tổng thống

US military hacks Russia's power grid
Này Obama, không có bằng chứng thì im mồm đi!
Theo Reuters, hôm 16/12, chính phủ Nga đã yêu cầu Mỹ chứng minh cáo buộc về việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ bằng cách tấn công mạng đánh cắp dữ liệu của các tổ chức đảng Dân chủ.

Ngoài việc yêu cầu cung cấp bằng chứng, Nga còn tuyên bố rằng nếu không đưa ra được chứng cứ thì tốt nhất Mỹ nên chấm dứt mọi cáo buộc vô căn cứ nhằm vào Moskva.

Yêu cầu của Nga được đưa ra cùng ngày với cáo buộc của bà Hillary Clinton rằng thất bại của bà trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ do Nga can thiệp. Phát biểu trước những nhà tài trợ của đảng Dân chủ ngày 16/12, bà Clinton lần đầu đề cập sự can thiệp từ tin tặc Nga là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong cuộc bầu cử hồi tháng 11.

Bà Hillary Clinton cho rằng đây là sự trả đũa của Nga vì bà từng chỉ trích cuộc bầu cử quốc hội của nước này cách đây 5 năm ở nước này là gian lận. "Tổng thống Putin từng công khai chỉ trích tôi vì nhận định này. Đó là mối liên hệ trực tiếp giữa những gì ông ta nói và những chuyện ông ta làm đối với cuộc bầu cử vừa qua", bà Clinton phát biểu.

Handcuffs

Hay Nhất Mạng: 14 sĩ quan trong liên quân Mỹ bị đặc nhiệm Syria bắt sống tại đông Aleppo

american officers captured in aleppo
Ngày 17.12.2016, Theo các phương tiện truyền thông mạng xã hội, it nhất có 14 chuyên gia cố vấn của liên minh quân sự chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu bị lực lượng đặc nhiệm quân đội Syria bắt giữ trong một hầm ngầm ở thành phố Aleppo.

Sự cố này diễn ra vào sáng ngày 16.12. 2016. Theo Voltaire.net: "Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc khẩn cấp họp kín vào ngày 16.12.2016, vào hồi 17:00 GMT, liên quan đến tình huống các cố vấn quân sự NATO bị lực lượng đặc nhiệm quân đội Syria bắt sống trong một boongke ở Đông Aleppo."

Trang 21stcenturywire.com cung cấp danh sách tên họ của các cố vấn quân sự liên quân do Mỹ dẫn đầu bị bắt ở Aleppo, dẫn nguồn từ một thành viên Quốc hội Syria:

"Fares Shehabi, nghị sĩ có tên tuổi ở Syria, giám đốc Phòng Thương mại Aleppo đã công bố tên của các cố vấn quân sự thuộc Liên minh chống khủng bố, bị bắt phía đông Aleppo trên trang cá nhân Facebook ngày 15.12 (ghi rõ theo thứ tự chữ cái):

Nhận xét: Xem video đại sứ Syria tại Liên Hiệp Quốc Bashar al-Jaafari đọc danh sách những kẻ bị bắt.


Như Jaafari nói, đây là lý do cho sự điên loạn của những nước có liên quan trong 3 ngày qua (hay 3 tuần, 3 tháng). Kể từ khi Aleppo bị vây chặt, các "cố vấn" quân sự phương Tây hoạt động cùng bọn khủng bố bị mắc bẫy. Các nước phương Tây và tay sai đã cố gắng một cách tuyệt vọng để đưa họ ra nhằm tránh bị bẽ mặt. Họ đã thất bại. Jaafari đã cho cả thế giới thấy sự thật.

Xem toàn bộ video tiếng Anh:





Chart Bar

Nga không nằm trong Top 5 chi tiêu quốc phòng, nhưng vẫn là đối thủ kình địch của Mỹ

Russian tanks parade
© RealClearWorld
Theo công ty phân tích quân sự Jane's Defence Budget (Anh), Nga không còn nằm trong Top 5 nước có mức ngân sách quốc phòng lớn nhất thế giới.

Nước có ngân sách quốc phòng lớn nhất thế giới không có gì bất ngờ khi là Mỹ, tiếp theo sau đó là Trung Quốc, Anh, Ấn Độ, Ả-Rập Saudi và đứng thứ 6 mới là Nga. Điều này có nghĩa, đây là lần đầu tiên kể từ những năm 1990, Nga không nằm trong danh sách 5 nước chi nhiều tiền nhất cho quân sự.

Theo giám đốc Trung tâm An ninh Quốc tế, thuộc Học viện Kinh tế thế giới và Quan hệ quốc tế, ông Alexei Arbatov, trong năm 2016, chi tiêu quân sự của Nga sẽ nằm ở mức 3,2 nghìn tỷ rouble, tương đương 52 tỉ USD và đến năm 2017, con số này sẽ tụt xuống còn 46 tỉ USD.

Ông Arbatov cho rằng: "Điều này trực tiếp liên quan đến thâm hụt ngân sách và khủng hoảng kinh tế và không có lý do nào khác nữa".

Nhận xét: Với ngân sách khiêm tốn như vậy, những gì quân đội Nga đã làm được thật đáng tự hào.


Yoda

Tổng thống Philippines Duterte: 'Tạm biệt Mỹ', chúng tôi không cần tiền của các ông

Duterte
© REUTERS/Romeo Ranoco
Ông Duterte thông báo Washington nên sẵn sàng cho việc hủy bỏ thỏa thuận hợp tác quốc phòng quan trọng giữa hai nước, động thái đáp trả việc Mỹ ngừng viện trợ cho Manila.

"Chúng tôi không cần các người (Mỹ) nữa. Hãy chuẩn bị rời khỏi Philippines đi. Chuẩn bị hủy bỏ Thỏa thuận Các lực lượng Thăm viếng (VFA) đi", Reuters dẫn lời ông Duterte nói trong cuộc họp báo hôm 17/12 tại Philippines sau khi trở về từ chuyến công du Campuchia và Singapore.

VFA là thỏa thuận được Mỹ và Philippines ký kết từ năm 1998, cho phép Washington triển khai binh sỹ và thiết bị để tập trận tại quốc gia Đông Nam Á.

"Tạm biệt Mỹ, hãy chuẩn bị thủ tục để cuối cùng các ông có thể cuốn gói ra khỏi Philippines", Tổng thống Duterte tiếp tục giọng điệu căng thẳng của mình với Washington từ mấy tháng nay. Ông nói là không cần tiền từ nước Mỹ.