Chủ Những Con RốiS


USA

Đảng Cộng hòa Mỹ xác nhận các đại cử tri vẫn vững vàng, sẽ bầu cho Trump

trump
Theo kết quả bảng thăm dò mới nhất của hãng tin AP khảo sát trên hơn 330 trong số 538 đại cử tri, gần như tất cả đều nhất trí họ có nghĩa vụ phải bầu cho ứng viên thắng cử ở bang họ.

Tờ New York Post cho biết thêm tới nay chỉ có duy nhất một đại cử tri đảng Cộng hòa có kế hoạch bỏ phiếu cho một ứng viên khác, không phải ông Donald Trump.

Thậm chí, một đại cử tri đảng Dân chủ ông Bret Chiafalo dẫn đầu phong trào chống Trump còn gọi những nỗ lực của phong trào này là "một vụ đánh cược thất bại".

Đại cử tri đảng Cộng hòa Jim Skaggs tuy bày tỏ quan ngại về tính khí của Tổng thống đắc cử Trump song khẳng định vẫn sẽ bỏ phiếu cho ông này trong cuộc họp bỏ phiếu chính thức Tổng thống Mỹ vào 19/12 tới.

Tuy nữ ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton giành được nhiều hơn 2,8 triệu phiếu phổ thông trên phạm vi toàn quốc, nhưng ông Trump vẫn giành chiến thắng chung cuộc tại nhiều bang chiến địa, nắm trong tay 306 phiếu đại cử tri, cao hơn rất nhiều so với mức tối thiểu là 270 phiếu đại cử tri để trở thành Tổng thống đắc cử và mức 232 phiếu đại cử tri mà bà Clinton đạt được.

Propaganda

Hay Nhất Mạng: Bằng chứng về chiến dịch tuyên truyền bỉ ổi nhằm vu khống quân đội Syria về "tội ác" tại Aleppo

Syria soldier helping civilians
© Sputnik/ Ali HassanHình ảnh thực sự về người lính quân đội Syria tại Aleppo
Những kẻ cực lực phản đối chiến công của quân đội Syria giải phóng thành công thành phố Aleppo khỏi bọn khủng bố đang sử dụng những bức ảnh cũ đối với phụ nữ và trẻ em với tư cách bằng chứng của mưu đồ tuyên truyền rằng lực lượng quân đội chính phủ SAR đang gây tội ác đối với dân thường.

Trong chiến dịch thông tin chống lại quân đội Syria ở Aleppo, một số phương tiện truyền thông và các trang phổ biến trên các mạng xã hội đã sử dụng hình ảnh từ dải Gaza, hoặc những tấm ảnh từ những năm 2015 và 2014 và rêu rao rằng, dữ liệu minh họa là bằng chứng thực tế về "tội ác tàn bạo của thể chế quân đội chính phủ" chống lại dân thường Aleppo.

Kênh truyền hình Ả Rập "Al Arabiya" nổi tiếng với lập trường thù địch đối với quân đội Syria, ngày 14 tháng 12 đã công bố tin tức với tiêu đề "đưa tin chi tiết liên tục những sự kiện gần đây ở Aleppo". Gắn với tin tức này, kênh Al-Arabiya đã sử dụng ảnh nhân viên cứu hộ thuộc cái gọi là tổ chức «Mũ bảo hiểm trắng » giải cứu cậu bé Syria ra khỏi đống đổ nát của tòa nhà bị phá hủy. Khuôn mặt cậu bé đẫm máu. Điều đáng chú ý là "Mũ bảo hiểm trắng" đã nhiều lần bị giới báo chí lột trần tội dối trá và liên kết với tổ chức khủng bố "Dzhabhat en-Nusra".

Nhận xét: Còn nữa. Bức ảnh dưới đây được chia sẻ với dòng chú thích: "Cô bé chạy trốn. Tất cả gia đình em đã bị giết. Đây không phải là Hollywood. Đây là thực tế tại Syria."
tweet
Thực ra nó được lấy từ một video âm nhạc cũ:
tweet
Vậy đó. Trong khi những người lính Syria đổ máu để giải phóng quê hương của họ và người dân Syria vui mừng khôn xiết khi được giải phóng khỏi bọn khủng bố thì giới truyền thông chính thống phương Tây cùng đạo quân tay sai của họ trong các mạng xã hội ráo riết tung ra những hình ảnh, bài viết giả mạo để vu khống, bôi nhọ họ.

Xem thêm:


MIB

Nhân vật nội gián tại Hoa Kỳ đứng sau vụ rò rỉ email của Hillary Clinton

Assange Clinton DNC emails wikileaks
Báo Dailymail của Anh dẫn lời ông Craig Murray, cựu đại sứ Anh tại Uzbekistan và hiện có quan hệ mật thiết với nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange, cho biết: "Không có thông tin nào trong số thông tin rò rỉ xuất phát từ Nga. Nguồn tin đã có cách tiếp cận hợp pháp tới thông tin. Các tài liệu thu được là kết quả của rò rỉ nội bộ, chứ không phải do tấn công mạng".

Ông Murray cho biết thêm, đích thân ông đã bay tới Washington để nhận tập tài liệu này ở một khu rừng gần Đại học Mỹ.

WikiLeaks đã công bố hàng nghìn email từ hòm thư của bà Clinton, cũng như các quan chức trong đội ngũ tranh cử của bà, trong đó có ông John Podesta, người quản lý chiến dịch tranh cử. Các email này bao gồm những thông tin bất lợi cho chiến dịch tranh cử của cựu Ngoại trưởng. Theo ông Murray, các nhân vật nội gián đã cung cấp những email mật này vì không bằng lòng với Quỹ Clinton cũng như với cuộc đối đầu giữa bà Clinton và ứng viên Bernie Sanders ở vòng bầu cử sơ bộ.

Nhận xét: Xem thêm:


Clipboard

Putin, Trump đứng đầu danh sách những người có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2016

Putin trump
Hôm 14/12, tạp chí Forbes của Mỹ đã công bố danh sách Những người Quyền lực nhất Thế giới năm 2016. Trong đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đứng đầu danh sách năm thứ tư liên tiếp, tiếp đến là Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump.

Hàng năm, kể từ năm 2009, Forbes luôn đưa ra một danh sách những người quyền lực nhất thế giới. Cứ mỗi 100 triệu người, Forbes sẽ chọn ra một người có những tác động lớn nhất với thế giới. Theo đó, hiện thế giới có khoảng 7,4 tỷ người nên danh sách năm nay sẽ có 74 người.

Đây là năm thứ tư liên tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin được Forbes bình chọn là người quyền lực nhất thế giới.

Tạp chí này nhận xét: "Nhà lãnh đạo Nga tiếp tục đạt được những gì ông muốn từ vấn đề đối nội đến Syria hay đến cuộc bầu cử Mỹ".

Đứng thứ hai trong danh sách là Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump. Forbes bình luận: "Ông Donald Trump dường như miễn nhiễm với các bê bối, tài sản cá nhân của ông cũng lên tới hàng tỷ USD". Năm ngoái, ông Trump cũng nằm trong danh sách này nhưng ở vị trí gần cuối.

Yoda

Tổng thống Syria vạch trần những gì đằng sau kêu gọi ngừng bắn của phương Tây

Baschar Al-Assad
© Reuters
Trong bối cảnh cuộc chiến ở Syria bước vào điểm kịch tính mới khi Quân đội Syria giải phóng Aleppo và tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng quay trở lại tấn công Palmyra, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã có cuộc trả lời phỏng vấn với kênh truyền hình tiếng Anh của Nga RT để đánh giá phản ứng của phương Tây liên quan đến chiến sự ở Syria.

Palmyra giờ đây là một khu vực có vấn đề khác và đang nằm trong tay IS, nhưng chúng tôi không nghe thấy nhiều chỉ trích về việc này?

Chính xác, bởi vì nếu chính phủ chiếm lại Palmyra họ sẽ lo ngại về di sản. Nếu chúng tôi giải phóng Aleppo khỏi các phần tử khủng bố, các quan chức phương Tây và truyền thông, họ sẽ lo ngại về dân thường.

Họ không lo ngại khi câu chuyện theo phía ngược lại xảy ra, khi các phần tử khủng bố tàn sát dân thường hay tấn công Palmyra và phá hủy di sản nhân loại, chứ không chỉ là di sản của Syria.

Stormtrooper

Ai bảo kê cho khủng bố IS mang được 5000 quân đến Palmyra?

ISIL flag in Palmyra, Syria
Các chuyên gia cho rằng, xung quanh việc IS đánh Palmyra có rất nhiều điểm đáng ngờ. Ai đã giúp IS tập hợp nắm đấm 5000 quân ở ngoại ô Palmyra?

Không quân Nga chi viện đắc lực nhưng IS quá mạnh

Theo báo cáo của Trung tâm Nga về hòa giải ở Syria, một tuần trước đây, Liên quân quốc tế hơn 60 nước do Hoa Kỳ lãnh đạo đã đột ngột ngừng hoạt động giải phóng Raqqa - thành phố được coi là thủ đô không chính thức của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria.

Ngay sau đó, các tay súng của tổ chức khủng bố này đã tập hợp lại và tấn công đánh chiếm thành phố Palmyra của tỉnh Homs và các khu vực phụ cận, giết chết ít nhất 34 binh sĩ của quân chính phủ Syria.

IS đã huy động một nhóm lớn quân và vũ khí từ Raqqa và Deir ez-Zor tới khu vực Palmyra và điều đặc biệt là hơn 5.000 tay súng tham gia trận đánh Palmyra đã tới từ khu vực Mosul của Iraq - nơi mà quân đội Iraq và liên quân Mỹ đang mở chiến dịch đánh chiếm lại.

Jet1

Máy bay quân sự bay thấp trên bầu trời trung tâm New York làm gì?

C130 jet circling Manhattan, New York
© findnycoffice / Instagram
Ngày 13/12, người dân New York đã rất bất ngờ khi chứng kiến một chiếc máy bay quân sự bay lượn trên bầu trời quận trung tâm Manhattan.

Yahoo dẫn lời quan chức Lực lượng Phòng vệ Quốc gia Mỹ cho biết, chiếc máy bay này đang tham gia một cuộc tập trận quân sự.

''Đó là một cuộc tập trận quân sự tiêu chuẩn. Chiếc máy bay này thuộc Phi đội Cứu hộ số 106 của Lực lượng Không Quân New York đồn trú tại Căn cứ Không quân của Lực lượng Phòng vệ Quốc gia Mỹ tại Westhampton, Long Island'', Đại tá Rich Goldenberg, sĩ quan phụ trách thông tin công chúng thuộc Lực lượng Phòng vệ Quốc gia tại New York nói.


Nhận xét: Tập trận tiêu chuẩn ở độ cao rất thấp trên bầu trời trung tâm New York?


Ông Goldenberg thừa nhận, việc một chiếc máy bay quân sự bay rất thấp trên bầu trời Manhattan là một việc rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, theo ông Goldenberg điều đó không có nghĩa là nó không xảy ra.

Nhận xét: Tòa tháp Trump, nơi Donald Trump thường ở, cũng nằm ở Manhattan. Chúng ta phải tự hỏi liệu có liên hệ gì không?


Black Cat

40 đại cử tri yêu cầu tham vấn tình báo về khả năng Nga can thiệp bầu cử Mỹ

Killary Trump
© AP/Patrick Semansky/John Locher/Photo montage by Salon
Mười đại cử tri vừa ký một lá thư yêu cầu Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ (NIS) James Clapper cung cấp tài liệu về các cuộc tấn công mạng của Nga trong đợt bầu cử Mỹ ngày 8-11.

Christine Pelosi - đại cử tri bang California, đồng thời là con gái của lãnh đạo phe Dân chủ tại Hạ viện Nancy Pelosi - đã khởi xướng yêu cầu nói trên. Họ muốn nhận được tài liệu mật từ NIS trước khi bỏ phiếu vào tuần tới.

Bà Pelosi nói với đài ABC News rằng các thông tin NIS cung cấp có thể hữu ích đối với Quốc hội trước phiên điều trần của nội các.

Chín trong số 10 chữ ký đến từ các bang ứng viên Dân chủ Hillary Clinton giành chiến thắng.


Nhận xét: Theo tin mới nhất, thêm 30 đại cử tri nữa đã ký lá thư này. Chỉ một người trong số họ là từ đảng Cộng hòa. Điều này có nghĩa là ngay cả khi tất cả bọn họ được xem báo cáo của CIA, tin rằng Nga đã can thiệp để giúp Trump trúng cử (một điều hoàn toàn vô lý và nực cười) và bỏ phiếu cho Clinton thì cũng chỉ làm thay đổi kết quả 1 phiếu đại cử tri. Trong khi đó, cần 37 đại cử tri không bỏ phiếu cho Trump để thay đổi kết quả và chỉ còn chưa tới một tuần nữa. Cố lên các con giời!

Dù thế nào đi chăng nữa, những trò hề này đã phơi bày cho cả thế giới thấy tính nực cười của cái gọi là nền dân chủ Hoa Kỳ. Nó gây thiệt hại cho danh tiếng của Hoa Kỳ hơn tất cả những gì Putin có thể làm.


Top Secret

FBI và các cơ quan tình báo Mỹ khác từ chối ủng hộ tuyên bố CIA về Nga can thiệp bầu cử Mỹ

James Clapper
© Carlos Barria/ReutersGiám đốc Cơ quan tình báo quốc gia Mỹ James Clapper
Giới chức Mỹ ngày 12/12 cho biết ban lãnh đạo Văn phòng Giám đốc Cơ quan tình báo Quốc gia (ODNI) không chấp nhận bản đánh giá mật của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cho rằng Nga đã tấn công mạng các cơ quan của Mỹ nhằm tác động tới cuộc bầu cử tổng thống.

Các quan chức giấu tên của Mỹ tiết lộ rằng ODNI không có vướng mắc nào với CIA trong quá trình phân tích các hoạt động tấn công mạng của Nga. Tuy nhiên, cơ quan này không tán thành bản đánh giá mật của CIA vì thiếu bằng chứng thuyết phục cho thấy Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ theo hướng tạo lợi thế cho ứng viên Donald Trump.

Một trong ba quan chức giấu tên nói: "ODNI không cho rằng quá trình phân tích của CIA là sai song họ không thể đưa ra bằng chứng xác thực".

Quan điểm của ODNI, cơ quan giám sát cộng đồng tình báo có tới 17 cơ quan khác nhau của Mỹ, có thể giúp Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump trong vụ rắc rối về bản đánh giá mật của CIA. Cuối tuần qua, trong một chương trình trên kênh truyền hình Fox, Tổng thống đắc cử Trump cho rằng đánh giá của CIA là "nực cười", đồng thời cho rằng có yếu tố chính trị trong vụ việc này.

Nhận xét: Xem thêm: CIA vừa cài bom vào chính quyền Trump khi quả quyết Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ


Rainbow

Duterte đồng ý thỏa thuận mua vũ khí từ Trung Quốc, mở ra kỷ nguyên hợp tác giữa hai nước

Xi Jinping Duterte
© Getty Images
Trang Daily Inquirer (Philippines) cho biết, ngày 11/12, Tổng thống nước này, ông Rodrigo Duterte đã tuyên bố, Trung Quốc sẽ cung cấp vũ khí cho Quân đội Philipines và đã chỉ đạo Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana phái ngay một vị tướng đến Bắc Kinh để tiếp nhận những vũ khí và trang thiết bị mới.

Trang tin trên cho hay, động thái này đánh dấu thêm một bước tiến lớn nhằm cải thiện mối quan hệ giữa hai nước Trung - Phi.

Đêm qua, trong bài phát biểu trước các tướng lĩnh và binh sĩ tại căn cứ quân sự Servillano Aquino gần thành phố Tarlac, thuộc Bộ chỉ huy lực lượng vũ trang khu vực Bắc Luzon, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã tiết lộ điều này.

Hiện nay vẫn chưa rõ các loại vũ khí được Bắc Kinh cung cấp cho chính phủ Philippine thuộc loại nào, vì Tổng thống Rodrigo Duterte không đề cập thông tin chi tiết về thỏa thuận giữa hai nước.