Chủ Những Con RốiS


Stock Up

Chứng khoán toàn cầu tăng 2 ngàn tỷ USD kể từ khi Trump thắng cử, trái với dự đoán trước đó

Trump
© Associated Press
Chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã đưa giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán toàn cầu tăng thêm 2 nghìn tỷ USD chỉ trong vòng 1 tháng qua.

Ngược lại, 2 nghìn tỷ USD cũng là giá trị sụt giảm của thị trường trái phiếu toàn cầu theo tính toán của chỉ số Bloomberg Barclays Global Aggregate Index. Mức giảm này khiến tháng qua là tháng sụt giảm tồi tệ nhất về giá trị tính theo đồng USD của thị trường trái phiếu thế giới.

Việc ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ cũng khiến giá các tài sản khác biến động mạnh, như đồng Yên đã có tháng sụt giảm mạnh nhất trong 21 năm so với đồng USD.

Điều đáng nói là những biến động này hoàn toàn trái ngược với những gì mà đa phần các nhà phân tích và đầu tư dự báo cho kịch bản ông Trump thắng cử. Trước ngày 8/11, thị trường tin rằng nếu ông Trump trở thành Tổng thống Mỹ, thì chứng khoán sẽ giảm điểm mạnh, trái phiếu và đồng Yên sẽ tăng giá.

Những dự báo này đã đúng, nhưng có điều chỉ đúng trong vòng 8 giờ đầu tiên sau khi cuộc bầu cử có kết quả. Các thị trường đã đảo chiều chóng mặt sau đó, khi các nhà đầu tư, bao gồm tỷ phú Carl Icahn, bắt đầu tin rằng chủ trương của Trump về cắt giảm thuế, tăng chi tiêu công, và nới lỏng các quy chế giám sát sẽ thúc đẩy tăng trưởng và lạm phát tại Mỹ. Và một khi lạm phát và tăng trưởng cùng tăng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ phải đẩy nhanh việc tăng lãi suất cơ bản đồng USD.

Arrow Up

Thực phẩm thay súng ống: Xuất khẩu nông nghiệp của Nga vượt quá xuất khẩu vũ khí

Sunflowers
© Sputnik/ Sergei Venyavsky
Xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của Nga đã vượt quá xuất khẩu vũ khí.

Thông tin này làm nức lòng nhà phân tích bình luận của hãng Sputnik Piotr Tsvetov. Thật vậy, ngành nông nghiệp của chúng tôi đã thực sự vươn vai và tiến tới xứng đáng sánh ngang cấp độ thế giới. Sau đó, ông Tsvetov đã tìm thấy nhiều số liệu xác nhận thực tế này. Thu hoạch ngũ cốc lập thành tích kỷ lục hơn 115 triệu tấn, trong đó, 30 triệu tấn sẽ bán ra nước ngoài. Vụ thu hoạch ngô cũng đạt được con số kỷ lục — 14,5 triệu tấn, thu hoạch củ cải đường thừa hơn 1 triệu tấn so với nhu cầu tiêu thụ nội địa ở Nga, vì vậy số "thặng dư" này sẽ được xuất khẩu. Vụ mùa đậu nành, đậu Hà Lan cũng đã thu hoạch xong, đó là những loại thực phẩm có nhu cầu cao trên thị trường thế giới.

Cần nói riêng về các loại cây trồng để sản xuất dầu: hướng dương, cây hạt cải dầu, mù tạt, hạt lanh. Sản phẩm của những loại cây trồng này khi bán ra nước ngoài mang lại nguồn thu nhập lớn hơn so với lúa mì và lúa mạch đen. Hiện tại, Châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc đều mua nguyên liệu của các loại cây này từ Nga.

Nhận xét: Một điểm nữa là nông nghiệp Nga không trồng cây biến đổi gen. Do vậy, nguồn lương thực, thực phẩm này là sạch, trái với Hoa Kỳ, quốc gia xuất khẩu thực phẩm biến đổi gen hàng đầu thế giới.


USA

Phong cách khác biệt của Trump qua các cuộc điện đàm với các lãnh đạo thế giới

Donald Trump
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông vì cách ông gọi điện cho các nhà lãnh đạo quốc tế. Theo báo New York Times, các đồng minh của Mỹ "cứ gọi đại vào Tháp Trump" trong những ngày sau bầu cử.

"Dị thường"

Các trợ lý của ông Trump cam đoan với dư luận nước Mỹ rằng "các biện pháp phòng ngừa thích đáng" đang được áp dụng để bảo đảm các cuộc điện đàmgiữa tổng thống đắc cử và các vị nguyên thủ quốc gia trên thế giới khác không bị nghe trộm.

Thế nhưng, các cuộc điện đàm của ông Trump với các nhà lãnh đạo nước ngoài được thực hiện một cách khác biệt so với các vị tổng thống Mỹ đắc cử trước đây. Đơn cử trường hợp "bất thường", minh họa cho những phương cách trái với thông lệ mà các nhà lãnh đạo quốc tế đã áp dụng: Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull được huyền thoại môn đánh golf Greg Norman cung cấp số điện thoại cầm tay của ông Trump sau khi đại sứ Úc tại Mỹ Joe Hockey liên lạc để tìm kiếm thông tin.

Một sự khác thường khác so với những người tiền nhiệm là ông Trump điện đàm với Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif. Phóng viên báo Washington Post đưa tin về cuộc điện đàm giữa ông Trump: Thủ tướng Nawaz Sharif gọi cho ông Trump và chúc mừng ông thắng cử. Sau khi khen ngợi người đối thoại, ông Trump tỏ ra thân thiết: "Khi nói chuyện với ngài thủ tướng, tôi cảm thấy như đang trò chuyện với một người tôi đã quen biết từ lâu".

Nhận xét: Chúng ta đã biết "truyền thống Hoa Kỳ" mấy chục năm qua dẫn đến cái gì. Do vậy, việc Trump không đi theo truyền thống đó là dấu hiệu tích cực. Thêm vào đó, mô tả về các cuộc điện đàm tiết lộ một con người Trump hiểu thời thế, khéo léo trong ngoại giao và là bậc thầy về tâm lý, không như phong cách hống hách và đạo đức giả thường thấy của các quan chức Hoa Kỳ từ trước tới nay.


Pirates

Các nước phương Tây đồng loạt đe dọa trừng phạt Nga, Syria vì giải cứu 90.000 dân khỏi khủng bố

Aleppo syria people
© Reuters/Omar Sanadiki Những đứa trẻ quân đội Syria được giải cứu khỏi bọn khủng bố tại đông Aleppo
Hãng tin Sputnik đưa tin, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, việc các nước phương Tây đe dọa áp đặt vòng cấm vận đối với Nga vì tình hình Syria là không có cơ sở.

Vào ngày 7/12, lãnh đạo các nước Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Ý và Canada đều đồng loạt lên tiếng sẵn sàng áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với đồng minh của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Họ cũng đưa ra một tuyên bố chung rằng Nga và Iran nên gây sức ép lên chính quyền ông Assad nhằm chấm dứt xung đột tại Aleppo.

Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest nói rằng, Mỹ và các nước đồng minh ở Châu Âu có thể sẽ áp dụng thêm biện pháp cấm vận kinh tế và chính trị đối với Nga vì tình hình ở Syria. Ông Peskov nói, Moscow hi vọng rằng những lời đe dọa trên sẽ không được thực thi.

"Thật đáng tiếc khi họ tiếp tục nhắc đến các hình thức trừng phạt. Chúng tôi cũng tiếc khi các đối tác của mình không muốn và không sẵn sàng chấp nhận những gì đang diễn ra. Chúng tôi không hiểu vì sao họ lại không muốn hỗ trợ giải quyết xung đột ở Syria mà lại đưa ra những lời đe dọa vô căn cứ như vậy", ông Peskov nói.

Chess

Đằng sau việc Nga và Mỹ không đạt được thỏa thuận về Syria

Lavrov Kerry
Thỏa thuận giữa Nga và Mỹ về Syria lại một lần nữa không đi đến hồi kết dù cho những gì Ngoại trưởng Nga Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đạt được trước đó.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thất bại này, mà một phần đến từ phía chính quyền Mỹ. Vậy vấn đề đằng sau quyết định rút lui của Hoa Kỳ là gì?

Washington đã rút lại các đề xuất về giải quyết tình hình ở Aleppo trước khi Moscow đưa ra đề xuất giải quyết tình hình ở phía Đông thành phố này. Bước đi này của người Mỹ, theo như phía Nga nhận định, một lần nữa giống như một nỗ lực giúp các chiến binh có thời gian nghỉ ngơi.

Trong những tháng gần đây, tình hình ở Aleppo càng ngày càng trầm trọng hơn, nhiều trận đánh ác liệt xảy ra trong thành phố và khu vực xung quanh. Nhóm khủng bố Dzhebhat en-Nusra (Mặt trận al-Nusra) bao vây hàng ngàn người dân ở các khu dân cư phía Đông của thành phố và ngăn chặn tất cả những nỗ lực thoát ra hành lang nhân đạo mà quân đội Syria đã chỉ định cho họ.

No Entry

Philippines tuyên bố không cho tàu chiến, máy bay Mỹ quá cảnh khi tuần tra Biển Đông

Duterte
© REUTERS/ Romeo Ranoco
Từ chối làm "bước đệm" cho Mỹ trên biển Đông có thể là quyết định mới nhất của ông Duterte nhằm duy trì quan hệ êm thấm với Trung Quốc.

Khi được hỏi, liệu Philippines có tiếp tục tiếp đón tàu và máy bay Mỹ thực hiện các chuyến tuần tra biển Đông hay không, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana trả lời: Không chắc ông Duterte sẽ để chuyện đó xảy ra. Mục đích là nhằm "tránh có các hành động gây hấn khiến căng thẳng gia tăng trên biển Đông".

"Chúng tôi sẽ tránh (để khả năng đó xảy ra) trong thời điểm hiện tại", ông Lorenzana nói, "Dù sao, Mỹ cũng có thể bay tới đó từ các căn cứ khác". AP cho rằng, ông Delfin Lorenzana muốn nhắc tới các căn cứ mà quân đội Mỹ hiện đang đồn trú ở Guam và Okinawa.

Dưới thời của Tổng thống tiền nhiệm Benigno Aquino III, một số tàu và máy bay của Mỹ đã "dừng chân" tại Philippines khi tuần tra biển Đông để thách thức yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc.

Nhận xét: Duterte thu hẹp hợp tác quân sự với Mỹ trước tiên là vì lợi ích của Philippines, bởi vì ông hiểu rằng lợi ích của Philippines gắn liền với hòa bình và ổn định tại Biển Đông, chứ không phải làm con tốt đi đầu chống Trung Quốc cho Mỹ.


Attention

Hạ viện Anh bỏ phiếu ủng hộ Brexit, khởi động quá trình rời EU trước ngày 31/3/2017

Brits and signs
© Fox News
Kết quả bỏ phiếu tối 7/12 cho thấy đa số hạ nghị sỹ Anh đã nhất trí với thời gian biểu kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon vào cuối tháng 3/2017.

Động thái này nhằm khởi động tiến trình đàm phán đưa đảo quốc này ra khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, mà Chính phủ của Thủ tướng Theresa May) công bố trước đó.

Để có được sự ủng hộ mạnh mẽ của Hạ viện, bà Theresa sẽ phải sớm công bố kế hoạch Brexit với những mục tiêu chi tiết, và cam kết dành quyền bỏ phiếu cuối cùng cho các nghị sỹ trước khi kích hoạt Điều 50.

Tại cuộc bỏ phiếu tối 7/12, có 461 hạ nghị sỹ bỏ phiếu thuận với thời gian biểu kích hoạt Điều 50 trong khi 89 người bỏ phiếu chống. Quan trọng, Công đảng đối lập đã bày tỏ sự nhất trí đối với thời gian biểu của Thủ tướng May.

USA

Dừng kiểm phiếu lại ở Michigan, chấm dứt hy vọng vào Nhà Trắng của Clinton

Hillary Clinton Purple 01
Việc Thẩm phán liên bang quyết định dừng kiểm phiếu lại bang Michigan, nơi có 16 phiếu đại cử tri, đã dập tắt hi vọng lật ngược thế cờ của những người ủng hộ cựu ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton.

Theo Foxnews, Thẩm phán Liên bang Mỹ Mark Goldsmith đã đồng tình với ý kiến của đảng Cộng hòa khi cho rằng do bà Jill Stein về vị trí thứ 4 trong ngày tổng tuyển cử 8/11 nên sẽ không có bất kỳ cơ hội chiến thắng nào kể cả có kiểm lại phiếu. Vì vậy, cựu ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Xanh không có lý do gì để yêu cầu kiểm lại phiếu.

Theo thống kê kết quả bầu cử, bà Stein chỉ giành được 1% tổng số phiếu của cả 3 bang kiểm lại phiếu: Michigan, Pennsylvania và Wisconsin.

Tòa án Phúc thẩm bang Michigan cũng đã tán thành với lệnh của Thẩm phán Mark Goldsmith và động thái này đồng nghĩa với việc chiến thắng của ông Donald Trump trước đối thủ đảng Dân chủ Hillary Clinton vẫn được bảo đảm.

Rainbow

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ: Sự hiểu biết lẫn nhau giữa Nga và TNK về Syria là tốt hơn bao giờ hết

putin and Binali Yildirim
© Sergey Karpukhin / ReutersTổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim trong cuộc gặp tại Moscow, ngày 6/12/2016
Ankara và Matxcơva có thái độ giống nhau về cách giải quyết cuộc khủng hoảng Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ dự định tiếp tục nỗ lực để chấm dứt đổ máu ở nước Ả Rập này, ví dụ, Ankara đang làm việc để các tay súng rút khỏi Aleppo của Syria. Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với Sputnik, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim nói về các nội dung này cũng như về cuộc đàm phán gia nhập EU đang tiến hành ở Brussels, về thái độ của Ankara với quá trình bình thường hóa quan hệ với Nga và về triển vọng chuyển sang thanh toán bằng đồng tiền quốc gia với Liên bang Nga.

Phóng viên hỏi: Thưa ngài Thủ tướng, ông có hài lòng không với tốc độ bình thường hóa quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga? Những biện pháp nào đã được thảo luận tại cuộc đàm phán ở Maxcơva?

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim: Theo tôi, đây là một chuyến thăm rất quan trọng ở cấp cao nhất sau sự cố đáng tiếc vào tháng 11 năm 2015. Quá trình xích lại gần nhau để mối quan hệ song phương trở lại mức trước cuộc khủng hoảng đã bắt đầu sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi điện thoại cho Tổng thống Erdogan, khi đó ông Putin lên tiếng chống lại âm mưu đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ và nói rằng, ông đứng về phía chính quyền hợp pháp. Tại cuộc đàm phán với Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, chúng tôi đã thảo luận về những biện pháp phải được thực hiện càng sớm càng tốt để mối quan hệ song phương trong tất cả các lĩnh vực, kể cả thương mại, du lịch và năng lượng, trở lại mức đã tồn tại trước ngày 24 tháng 11 năm 2015. Chúng tôi đã đặt ra mục tiêu: kim ngạch thương mại giữa hai nước phải lên đến 100 tỷ USD, và chúng tôi sẽ cố gắng đẩy nhanh quá trình bình thường hóa quan hệ.

Gold Seal

Quân đội Syria giải phóng hoàn toàn Thành cổ Aleppo, kiểm soát 85% diện tích thành phố

aleppo syrian army
© REUTERS/ SANA
Quân đội Syria đã giành lại quyền kiểm soát toàn bộ các khu vực thuộc Thành cổ Aleppo bị phiến quân chiếm đóng.

Spuntik đưa tin ngày 7/12, Quân đội Syria đã giành lại quyền kiểm soát toàn bộ Thành cổ Aleppo, trung tâm lịch sử của Aleppo, sau khi bắt đầu tiến quân vào thành phố này hôm 6/12. Trước đà thắng lợi của lực lượng chính phủ Damascus, các tay súng nổi dậy đang tháo chạy về phía nam.

Có thể nói, đây là chiến thắng quan trọng nhất trong cuộc nội chiến kéo dài suốt 5 năm qua tại Syria.

Trong những tháng gần đây, Aleppo trở thành một chiến trường lớn tại Syria với các cuộc giao tranh giữa lực lượng chính phủ Damascus và các nhóm khủng bố. Khu vực Đông Aleppo hiện đang bị quân đội Syria bao vây. Các cuộc giao tranh tại Aleppo đã ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng nghìn dân thường vẫn đang mắc kẹt trong thành phố này.