Chủ Những Con RốiS


Briefcase

Đối tác ưu tiên của Nga: Cả ASEAN lẫn Trung Quốc

ASEAN member flags
Giữa tháng Năm, hội nghị thượng đỉnh Nga-ASEAN sẽ khai mạc tại khu nghỉ mát Sochi ở Biển Đen của Nga, chính là nơi mà năm 2014 đã tổ chức thành công Thế vận hội mùa đông toàn thế giới.

Đây là hội nghị kỷ niệm 20 năm quan hệ giữa Nga với ASEAN — một trong những trung tâm chính trị và kinh tế lớn của thế giới đa cực ngày nay.

Gần đây, khi phát biểu tại hội nghị bàn tròn RIA "Novosti", ông Oratmangun, đại sứ Indonesia tại Nga đã nêu mục tiêu chính của hội nghị thượng đỉnh sắp tới là "thay đổi các mối quan hệ lẫn nhau giữa Nga và ASEAN, vì chúng ta vẫn còn ít được biết về nhau."

Nhà khoa học chính trị Moskva, Giáo sư Dmitry Mosyakov hoàn toàn đồng ý với tuyên bố này. Có lẽ ngoại trừ Việt Nam, quốc gia đã liên hệ với Nga trong mấy thập kỷ hợp tác chính trị, kinh tế, văn hóa và vẫn đang tiếp tục cho đến ngày nay. Khác với Indonesia, quan hệ đối tác Nga- Indonesia chặt chẽ trước đây từ lâu đã qua đi.

Trong những năm gần đây, các doanh nhân Nga và ASEAN đã phát triển quan hệ kinh doanh tích cực hơn trước. Trong lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt, điện thoại di động, ngành du lịch, cũng như trong lĩnh vực khai thác nguyên liệu khoáng sản. Tuy nhiên, như ghi nhận của ông Victor Tarusin, một trong những lãnh đạo Hội đồng Kinh doanh Nga-ASEAN, trong vấn đề đầu tư của Nga vào khu vực ASEAN, chúng ta vẫn còn xa với việc thực hiện những mong muốn có tầm chiến lược quan trọng của mình.

Star of David

Hay Nhất Mạng: 10 sự thật về Israel mà tất cả mọi người nên biết

Israel flag

1.
Trong số 14,2 triệu người Do Thái trên thế giới, (số liệu năm 2016), chỉ có một thiểu số 43% sống ở Israel.

2. Trong khi 75% người Israel là Do Thái, 21% là người Ả rập bản địa với quyền công dân bị hạn chế.

3. Israel có tỷ lệ sinh cao nhất trong các nước phát triển, trung bình mỗi phụ nữ có 3 con.

4. Chính quyền Netanyahu hiện giờ nhận 6 tỷ đôla Mỹ mỗi năm nhờ quốc hội Hoa Kỳ và tổ chức vận động hành lang AIPAC, nghĩa là tương đương $1000 mỗi năm cho mỗi người Do Thái Israel, lấy từ túi người dân Hoa Kỳ.

5. Israel đã khuyến khích hơn 500.000 công dân của họ định cư bất hợp pháp trong vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Palestinian ở Bờ Tây và Đông Jerusalem trong một nỗ lực nhằm phá hoại kế hoạch thiết lập một nhà nước Palestinian độc lập cho năm triệu người Ả rập bản địa của Liên Hiệp Quốc.

Nhận xét: Thêm vài sự thật nữa:

11. Israel tạo ra Hamas để chia rẽ Palestine.

12. Tổng thống Israel Shimon Peres thừa nhận rằng Israel ra lệnh ám sát Yasser Arafat

13. Israel đang hỗ trợ ISIL để thúc đẩy kế hoạch chia để trị của họ đối với cả vùng Trung Đông.

14. Israel được tạo ra thông qua một kế hoạch diệt chủng người Palestinian đang sống trên mảnh đất mà những kẻ sáng lập Israel thèm muốn.

15. Các phần tử của tổ chức tình báo của Israel, Mossad, đứng đằng sau và chịu trách nhiệm chính đối với vụ khủng bố 11/9.


Jet2

Nga phơi bày trò vu khống của Thổ Nhĩ Kỳ trong vụ cáo buộc Su-34 vi phạm không phận

Russian Foreign Ministry Spokeswoman Maria Zakharova
© Sputnik/ Ramil SitdikovBằng chứng đâu?
Nga đang dồn Thổ Nhĩ Kỳ vào thế khó trong vụ cáo buộc Su-34 nước này xâm phạm lãnh thổ Ankara mới đây.

Thổ Nhĩ Kỳ chưa có bằng chứng Su-34 xâm phạm không phận

Ngày 5/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova khẳng định, Thổ Nhĩ Kỳ chưa đưa được ra bất cứ bằng chứng nào về việc máy bay Nga vi phạm không phận nước này.

"Những phát ngôn của Ngoại trưởng nước này Mevlut Cavusoglu là hoàn toàn không chấp nhận được", bà Zakharova tuyên bố.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, không có máy bay nào từ nhóm không quân của Nga tại Syria vi phạm biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời lên tiếng yêu cầu Ankara đưa ra bằng chứng cụ thể.

Nhận xét: Trong khi Nga làm hết sức mình để tiêu diệt khủng bố thì đồng minh thân cận của Hoa Kỳ làm hết sức mình để phá rối và hỗ trợ cho khủng bố, với sự đồng tình của Hoa Kỳ. Mọi tiêu chuẩn của phương Tây thực sự đã bị đảo ngược nhưng họ vẫn trưng ra bộ mặt dày rao giảng đạo đức cho thế giới.


War Whore

Ả rập Xê út tuyên bố quân đội sẵn sàng để xâm lược Syria

Saudi troops
© www.breitbart.comBinh lính Ả rập Xê út
Arab Saudi thông báo sẵn sàng tham gia mọi chiến dịch trên bộ ở Syria nếu liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu quyết định triển khai các hoạt động này.

"Vương quốc sẵn sàng tham gia mọi chiến dịch trên bộ mà liên minh chống Nhà nước Hồi giáo (IS) có thể nhất trí triển khai ở Syria", Chuẩn tướng Ahmed Asseri, cố vấn bộ trưởng quốc phòng Arab Saudi, hôm qua nói với kênh truyền hình al-Arabiya.

Theo Asseri, Arab Saudi đã thực hiện hơn 190 nhiệm vụ trên không khi tham gia liên minh.

"Nếu có sự đồng thuận từ giới lãnh đạo liên minh thì vương quốc sẵn sàng tham gia bởi chúng tôi tin không kích không phải là giải pháp lý tưởng và phải có sự phối hợp giữa chiến dịch trên không và trên bộ", theo Asseri.

John Kirby, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, nói Washington hoan nghênh các đối tác đóng góp thêm cho cuộc chiến chống IS nhưng "không muốn bình luận cụ thể về vấn đề này cho đến khi có cơ hội xem xét".

Nhận xét: Có lẽ Ả rập Xê út không muốn bỏ lỡ cuộc vui cùng Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, Nga đã tuyên bố động thái như vậy mà không được sự cho phép của chính quyền Syria sẽ bị coi là hành động xâm lược đối với Syria.


No Entry

Thổ Nhĩ Kỳ cấm Nga bay giám sát ở biên giới Syria, vi phạm Hiệp ước Bầu trời mở

plane
© Flickr/ Dmitry Terekhov
Bộ Quốc phòng Nga lên án Thổ Nhĩ Kỳ vi phạm quy tắc quốc tế khi lần đầu tiên không cho phép phi cơ nước này bay giám sát.

"Các quan chức quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã từ chối cho phép Nga thực hiện chuyến bay thanh tra trong hành trình dự kiến, dẫn yêu cầu từ Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ", RT hôm qua dẫn lại lời ông Sergey Ryzhkov, giám đốc Trung tâm giảm thiểu rủi ro hạt nhân quốc gia Nga, nói trong thông báo.

Theo ông Ryzhkov, hành trình của Nga bao gồm kế hoạch quan sát các khu vực liền kề biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, cũng như các sân bay có các chiến đấu cơ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Nga hôm 1/2 thông báo với Thổ Nhĩ Kỳ về chuyến bay giám sát dọc cung đường mà hai bên đã thống nhất. Ngoài ra, người giám sát Thổ Nhĩ Kỳ trên khoang sẽ có cơ hội điều khiển thiết bị trinh sát.

Moscow lên án Ankara vi phạm Hiệp ước Bầu trời mở, "từ bỏ bổn phận quốc tế và thể hiện hành động thiếu tinh thần xây dựng", đồng thời cam kết sẽ có những phản ứng thích đáng.

"Đó là tiền lệ nguy hiểm về hành động quân sự thiếu kiểm soát của một thành viên tham gia Hiệp ước", ông Ryzhkov nói.

Nhận xét: Có lẽ đây là lý do tại sao Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu tiên cấm máy bay giám sát của Nga: Bộ Quốc phòng Nga: Có cơ sở cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang chuẩn bị xâm lược Syria


Evil Rays

Bộ Quốc phòng Nga: Có cơ sở cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang chuẩn bị xâm lược Syria

Turkish tanks
© Umit Bektas / Reuters
Những gì đang xảy ra trên biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria nói về sự chuẩn bị tích cực cho một cuộc xâm lược quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ vào Syria, đại diện chính thức của Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov tuyên bố vào thứ Năm.

"Chúng tôi có những cơ sở nghiêm trọng để nghi ngờ Thổ Nhĩ Kỳ đang tích cực chuẩn bị cho một cuộc xâm lược quân sự vào lãnh thổ của quốc gia có chủ quyền - Cộng hòa Ả Rập Syria... Những dấu hiệu của việc chuẩn bị bí mật các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ cho những hành động trên lãnh thổ Syria đang được chúng tôi ghi nhận ngày một nhiều hơn", — ông Konashenkov nói với các phóng viên.

Theo ông, Bộ Quốc phòng trước đó đã công bố trước cộng đồng quốc tế những bằng chứng video không thể chối cãi, quay cảnh các tổ hợp pháo tự hành Thổ Nhĩ Kỳ đang nã đạn vào các khu dân cư Syria ở phía bắc Latakia.

"Chúng tôi ngạc nhiên là những đại diện mạnh miệng nhiều lời của Lầu Năm Góc, NATO và rất nhiều những cái gọi là tổ chức bảo vệ nhân quyền ở Syria, bất chấp việc chúng tôi kêu gọi có phản ứng đối với với những hành động này, vẫn giữ im lặng cho đến nay",- người đại diện của cơ quan quân đội nói thêm.

Ông cũng nhắc nhở rằng Bộ Quốc phòng Nga đã tăng cường tất cả các loại hình tình báo ở khu vực Trung Đông.

Nhận xét: Từ lâu đã rõ rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang đóng vai trò kẻ khiêu khích thông qua các hành động khủng bố, và giờ là chiến tranh, tìm cách cứu vãn một tình thế tuyệt vọng. Những nỗ lực nhằm khiêu khích Nga, dù bằng cách nào đi nữa, cũng sẽ bị hóa giải. Bất cứ sự trả đũa nào của Nga đối với Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ được thực hiện theo cách không để tạo ra hậu quả tiêu cực đối với nhiệm vụ chính của họ ở Syria - giành chiến thắng trong cuộc chiến.


Video

Nga đưa bằng chứng video Thổ Nhĩ Kỳ pháo kích khu dân cư Syria

Turkey shells civilian homes across border
Cảnh Thổ Nhĩ Kỳ nã pháo nhà dân dọc biên giới Syria từ clip
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov cho hay, Bộ tổng tham mưu quân đội Syria vừa cung cấp cho phía Nga một đoạn video ghi lại hình ảnh các khu dân sự của Syria bị nã pháo từ phía lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông cũng lưu ý rằng quân đội Syria đã nhận được các cảnh quay này từ một trong những nhóm đối lập yêu nước và nhấn mạnh đoạn video cũng cho thấy các khẩu pháo hạng nặng tự hành bắn phá lãnh thổ của Syria, đặc biệt là vào các khu vực dân sự tại biên giới.

"Đây là những gì mà chúng tôi gọi là sự thật. Đây là bằng chứng không thể chối cãi rằng các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng hệ thống pháo binh hạng nặng để nã pháo vào các khu dân cư Syria ở dọc biên giới."

"Những người cảnh báo chúng ta về hậu quả của một cáo buộc vi phạm không phận nên suy nghĩ lại xem liệu chính họ có dính phải "cái bẫy" của đối tác Thổ Nhĩ Kỳ hay không"

"Chúng tôi chờ đợi phản ứng và lời giải thích ngay lập tức của NATO và Lầu Năm Góc về hành động của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ".

Pistol

Noi gương tổ tiên phát xít: Đảng cánh hữu Đức đề xuất "bắn người tị nạn"

migrant police refugee
© REUTERS/ Jens Norgaard Larsen
Nhằm thiết lập trận tự và bảo vệ tốt hơn khu vực biên giới liên quan việc hạn chế người tị nạn vào Đức, đảng Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) đã đề nghị cảnh sát trong trường hợp nào đó có thể bắn người tị nạn. Phát biểu này đã vấp phải sự phản ứng của dư luận.

Phát biểu trên báo Mannheim Buổi sáng, ngày 30/1, Chủ tịch đảng cánh hữu AfD Frauke Petry đã yêu cầu cần giám sát, bảo vệ chặt chẽ hơn khu vực biên giới nước này.

Bà Petry nói: "Chúng ta cần sự kiểm soát toàn diện, không để lượng người tị nạn chưa đăng ký nhiều như vậy qua Áo vào Đức. Trong trường hợp khẩn cấp, cảnh sát biên phòng cũng có thể phải dùng tới súng đạn."

Hồi tháng 11/2015, người bạn trai hiện nay của bà Petry, Chủ tịch AfD bang Nordrhein-Westfallen, ông Marcus Pretzell, cũng đã có đề xuất gây xôn xao dư luận khi nói rằng có thể sử dụng vũ khí như một công cụ cuối cùng để bảo vệ biên giới của Đức.

Phản ứng trước phát biểu trên của bà Petry, Chủ tịch Công đoàn Cảnh sát Đức Jörg Radek khẳng định sẽ không có cảnh sát nào có thể bắn vào người tị nạn và những ý tưởng như vậy rõ ràng là "muốn đình chỉ pháp luật."

Nhận xét: Lịch sử đang lặp lại. Châu Âu đang tiến tới "giải pháp cuối cùng" cho vấn đề người tị nạn với một tốc độ chóng mặt, cũng giống như nước Đức Quốc xã tiến tới "giải pháp cuối cùng" cho vấn đề người Do Thái 80 năm về trước.Những phát biểu như thế này không phải là để "lấy lòng cử tri". Chúng được đưa ra với tính toán cụ thể để từng bước định hướng suy nghĩ của quần chúng.

Xem thêm:


Red Flag

Cuộc cải cách lớn nhất trong lịch sử IMF trao thêm quyền cho các nước đang phát triển

IMF logo
© Kim Kyung Hoon / Reuters
Cuộc cải cách mãnh mẽ nhất trong lịch sử Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) nhằm phân bổ lại hạn ngạch và quyền bỏ phiếu đã có hiệu lực.

Hơn 6% tổng hạn ngạch có ảnh hưởng tới quyết định của tổ chức đã được chia lại cho các nước đang phát triển. Kết quả — lần đầu tiên bốn nền kinh tế mới nổi Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Brazil sẽ có mặt trong số mười cổ đông hàng đầu của IMF.

Nhờ cuộc cải cách này, hạn ngạch bỏ phiếu của Trung Quốc tăng lên mức 6,4%, Nga và Ấn Độ mỗi nước 2,7%, Brazil — 2,3%. Bốn quốc gia là thành viên nhóm BRICS cùng với Nam Phi, nước có 0,6% quota bỏ phiếu. Như vậy, tổng cộng BRICS nắm 14,7% quyền bỏ phiếu trong IMF, gần đạt mức 15% cho phép chặn các quyết định quan trọng. Ngoài ra, có một loạt quốc gia thường bỏ phiếu đồng tình với nhóm BRICS, đặc biệt trong đó là Iran và Venezuela. Như vậy, không còn khó gạt đi những quyết định mà phương Tây nài ép nếu cần thiết.

Quyết định tái phân phối quyền phiếu bầu trong IMF đã được ấp ủ từ khá lâu, — ông Andrei Volodin, chuyên viên Học viện Ngoại giao Bộ Ngoại giao Nga bình luận:
"Cải cách IMF quan trọng không chỉ bởi những con số tài chính. Các thay đổi mới còn gián tiếp phản ánh sự tái phân phối lực lượng chính trị và kinh tế thế giới. Đây là quyết định độc đáo cho thấy thực tế phương Tây đang khước từ thế giới đơn cực. Quan trọng ở đây không chỉ có lập trường của Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi, Venezuela và Iran, mà cả quan điểm của hàng loạt nhân vật có đầu óc thực tế trong giới tài chính và chính trị phương Tây. Họ dần dần thừa nhận, việc thế giới phát triển theo chiều hướng không thể kiểm soát sẽ là thảm họa của tất cả."

Propaganda

Truyền thông phương Tây ráo riết bôi nhọ Putin trước vòng đàm phán Syria

Makedonci kroz pjesmu pozivaju Putina u pomoć
Hôm nay, ở Geneva bắt đầu vòng đàm phán mới giữa các lực lượng của chính phủ Syria và phe đối lập.

Một trong những cầu thủ chủ chốt trong cuộc xung đột này là Matxcơva. Tuy nhiên, một vài ngày trước cuộc đàm phán, đã ghi nhận những hành vi có mục tiêu rõ ràng — làm tổn hại tới uy tín của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Đầu tiên, các phương tiện truyền thông phương Tây đã nhắc nhở về vụ scandal có liên quan đến Alexander Litvinenko, một trung tá FSB đã trốn sang London vào năm 2000. Sau đó, Litvinenko và nhà sử học Yuri Felshtinsky đã viết một cuốn sách, trong đó phê bình cơ quan đặc nhiệm Nga và cá nhân Vladimir Putin. Litvinenko đã chết trong năm 2006 vì bị nhiễm độc chất phóng xạ polonium-210. Phía Anh quả quyết rằng, động cơ chính trong "vụ giết hại" Litvinenko là FSB trả thù kẻ đào ngũ. Phía Nga nghiêng về giả thuyết đơn giản hơn — Litvinenko đã buôn bán chất phóng xạ và đã chết do sơ suất trong quá trình vận chuyển. Rồi vụ này đã dịu đi.

Ngày 26 tháng Giêng, đài BBC đã phát hành bộ phim tài liệu có tựa đề "Sự giàu có bí mật của Putin". Bộ phim cũng đã thu hút sự chú ý. Kênh truyền hình Anh cáo buộc ông Putin "tham nhũng" trên cơ sở những bằng chứng mà trên thực tế chỉ là lời tuyên bố của một số cá nhân. Một người trong số đó — nhà chính trị học Stanislav Belkovsky — nói về "khối tài sản" của Tổng thống Nga dựa vào những nguồn tin bí mật mà ông ta không thể tiết lộ.

Nhận xét: Tuyên truyền, bôi nhọ, vu khống vốn là chiêu bài sở trường của giới truyền thông và chính trị gia phương Tây. Họ hoạt động với phương châm "Cứ ném thật nhiều bùn rồi thế nào cũng dính một ít".