Chủ Những Con RốiS


Red Flag

Chuyên gia Nga: Kết quả Đại hội Đảng ở Việt Nam là thắng lợi của lực lượng lành mạnh

Đại hội Đảng Việt Nam 12
© REUTERS/ Hoang Dinh Nam
Dư luận Nga dành sự quan tâm lớn tới diễn biến và kết quả Đại hội lần thứ XII của đảng Cộng sản Việt Nam.

"Chiến thắng của các lực lượng lành mạnh", — đó là đánh giá chung của chuyên viên phân tích chính trị Dmitry Mosyakov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện phương Đông (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga).

Theo quan điểm của Giáo sư Mosyakov, tại Đại hội đã cho thấy thái độ kiên quyết phản bác thế lực tham vọng muốn những thay đổi tổng thể trong nền kinh tế và tình hình chính trị nội bộ Việt Nam cũng như trong chính sách đối ngoại của đất nước.

Nhà phân tích chính trị quốc tế nêu nhận xét:
"Tất cả những điều đó có thể là rất thời sự nếu như đất nước đang ở tình trạng khủng hoảng sâu sắc, nếu như quả thực rất cần cuộc cải tổ nghiêm túc thay đổi thiết chế không hiệu quả. Nhưng Việt Nam hiện nay đã đạt tới tầm phát triển xứng đáng và vị thế nổi bật trên thế giới với những thành tựu chưa từng có trước đây, thời kỳ hiện nay rõ ràng là tốt đẹp nhất trong lịch sử đương đại của đất nước. Và trong bối cảnh mà mọi thứ đều hoạt động nhịp nhàng chính xác, khi đất nước đã đạt tới sự cân bằng nhất định giữa kinh tế và chính trị, quốc gia có tình hình chính trị ổn định, thì đòi hỏi thay đổi tổng thể căn bản là không có cơ sở và là con đường chẳng dẫn tới đâu".

Cow

Tổng thống Pháp nhất quyết thiết đãi tổng thống Iran bữa ăn đi ngược với quy tắc đạo Hồi

Hollande Rouhani wine
Theo kế hoạch ban đầu, Tổng thống (TT) Pháp Francois Hollande có cuộc gặp gỡ và ăn trưa với người đồng cấp Iran Hassan Rouhani trong ngày 27-1 nhưng sự kiện này bất ngờ bị hủy vào phút chót. Nguyên nhân của sự việc được cho là do TT Pháp từ chối bỏ rượu ra khỏi thực đơn thiết đãi ông Rouhani.

Theo lịch trình, ông Rouhani sẽ dùng bữa trưa với TT Pháp tại một nhà hàng hạng sang ở thủ đô Paris. Phía Pháp đề nghị phục vụ các món địa phương và rượu nhưng phía Iran lại yêu cầu các món halal nhằm phù hợp với đạo Hồi.

Các quan chức Pháp cho rằng chuẩn bị bữa ăn theo kiểu Iran đi ngược lại các giá trị của nước chủ nhà. Điện Elysee sau đó đề nghị thay thế bữa trưa bằng bữa sáng, nhưng ông Rouhani gạt đi vì cho rằng nó quá "rẻ tiền".

Nhận xét: Quả là một ví dụ tuyệt vời về khả năng ngoại giao siêu việt của chính phủ Pháp! Họ thiếu cả phép lịch sự tối thiểu nhất mà bất cứ người bình thường có học thức nào cũng phải biết. Có lẽ chính phủ Pháp đang học tập "chủ nghĩa ngoại lệ" của Hoa Kỳ? Rằng mọi thứ phải làm theo cách của họ chứ không thể có cách nào khác? Chúng tôi tin chắc rằng một phần không nhỏ các thỏa thuận kinh doanh trị giá hàng tỉ đôla giữa Pháp và Iran đã tan thành mây khói sau cử chỉ ngoại giao ấn tượng đó.


Stock Down

George Soros dự đoán Liên minh châu Âu đang bên bờ vực sụp đổ

merkel soros
Liệu Angela Merkel có chống lại được cuộc tấn công tổng hợp từ những kẻ như George Soros không?
Tỷ phú kiêm nhà tiên tri khủng hoảng George Soros tin rằng Liên minh Châu Âu đang bên bờ vực sụp đổ do khối này phải đối mặt với năm hoặc sáu cuộc khủng hoảng cùng một lúc.

"Cuộc khủng hoảng Hy Lạp hóa ra chỉ là khởi đầu cho một loạt những cuộc khủng hoảng xảy ra liên tiếp ở Châu Âu. Hiện tượng này thường được gọi là đá ống bơ trở lại chỗ cũ dù phải được miêu tả chính xác hơn là đá quả bóng lên dốc để nó liên tục lăn lại." Soros nói trong một bài phỏng vấn với tờ The New York Review of Books.

Danh tiếng của Soros nổi như cồn vào năm 1992 khi ông kiếm được lợi nhuận siêu khủng nhờ bán khống đồng bảng Anh trước khi nó rời bỏ cơ chế tỷ giá hối đoái của Châu Âu, hệ thống tỷ giá hối đoái được cố định vào một biên độ giao dịch vốn là tiền thân của đồng Euro. Trong vô số các vấn đề Châu Âu đang phải đối mặt, từ sự gây hấn của Nga đến cuộc khủng hoảng Hy Lạp, ông cho rằng vấn đề nhập cư là mối đe dọa lớn nhất. Chỉ tính riêng trong năm ngoái ước tính có hơn một triệu người tỵ nạn đã vào Châu Âu, phần lớn đến từ Syria.

Nhà đầu tư tỷ phú nói Thủ tướng Đức Angela Merkel "đã tiên đoán chính xác khả năng phá hoại Châu Âu của cuộc khủng hoảng nhập cư", điều mà đã trở thành hiện thực. Khi mà vị thế lãnh đạo của bà đang bị đe dọa, người duy nhất có thể ngăn chặn dự đoán thảm khốc trên trở thành hiện thực là chính bản thân người dân Đức, những người phải đứng lên và đối mặt với trách nhiệm của một "cường quốc chi phối ở Châu Âu," ông nói.

Nhận xét: George Soros, thông qua Quỹ Open Society Foundations do hắn sáng lập, đóng vai trò chủ đạo trong việc kích động và phát triển cách mạng màu cùng hàng loạt các dạng bất ổn xã hội khác trên khắp châu Âu. Thật dễ dàng để đưa ra dự đoán khi bản thân hắn đang làm hết sức mình để biến điều đó thành hiện thực.


Briefcase

Nga ngày càng có nhiều ảnh hưởng tại châu Mỹ Latin, vốn được coi là sân sau của Mỹ

Rousseff putin
Tổng thống Brazil Dilma Rousseff và tổng thống Nga Vladimỉ Putin
Theo phân tích của cây viết Derek DeLuca trên tạp chí American Thinker, khu vực Mỹ Latin, nơi vốn được coi là sân sau của Mỹ, đang ngày càng chịu nhiều ảnh hưởng từ Nga.

Sân sau bị "xâm lấn"

Trong khi những nước đi của Nga tại Ukraine hay Syria đã được truyền thông đưa tin rộng khắp, thì theo ông DeLuca, ảnh hưởng của Moscow đã mở rộng tới tận khu vực Mỹ Latin, nơi từ lâu vẫn được coi là sân sau của Mỹ.

Tận dụng sự thờ ơ trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Barack Obama khi liên tục rút quân đội cũng như các nguồn lực kinh tế ra khỏi khu vực, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang tích cực vươn tầm với sang Argentina, Brazil, Venezuela, Nicaragua, Cuba...

Hiện nay, Nga đang có quan hệ rất tốt với các nước thành viên Liên minh Bolivar cho các Dân tộc châu Mỹ (ALBA), một tổ chức liên chính phủ vì mục tiêu hội nhập kinh tế, chính trị và xã hội của các quốc gia Mỹ Latin và vùng Caribbe.

Nhận xét: Không chỉ ở châu Mỹ Latin, ảnh hưởng của Nga đang gia tăng trên khắp thế giới vì Nga xây dựng mối quan hệ dựa trên cơ sở đôi bên cùng có lợi, trái với Hoa Kỳ vốn chỉ tìm kiếm tay sai và xây dựng quan hệ dựa trên sự đe dọa, tống tiền. Hơn ai hết, các nước châu Mỹ Latin hiểu rõ điều đó.


Eagle

Triều Tiên thử hạt nhân chỉ là cớ để Mỹ đặt vũ khí hạt nhân sát Nga, Trung Quốc

s-400
© Sputnik/ Dmitriy VinogradovTổ hợp tên lửa phòng không S-400 triển khai tại Syria
Việc cung cấp các hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga có thể làm giảm đáng kể hiệu suất của việc triển khai vũ khí chiến lược Mỹ trên bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản hay Đài Loan.

Rõ ràng là hoạt tính mở rộng của Lầu Năm Góc trong việc triển khai vũ khí chiến lược ở bán đảo Triều Tiên phần nhiều hướng tới mục đích kiềm chế gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hơn là để hăm dọa Bắc Triều Tiên.

Trung Quốc có thể đáp trả hành động này bằng việc mua S-400 của Nga, — như nhận xét của chuyên viên quân sự Nga Vladimir Evseev. Và đây là khả năng khá nghiêm túc.

"Phạm vi triệt hạ mục tiêu của tên lửa Nga S-400 là 400 km. Còn radar phát hiện sớm của nó cho phép nhận biết mục tiêu ở khoảng cách đến 600 km. Tổ hợp S-400 có thể kết nối với hệ thống radar chiến đấu, như đã phô trương gần đây tại Syria. Khi Thổ Nhĩ Kỳ cố gắng bố trí trên biên giới một trận địa radar chiến đấu, họ đã bó tay bất lực trước S-400. Vì vậy, nếu triển khai S-400 trên lãnh thổ Trung Quốc, thì thực sự sẽ mở rộng khả năng đánh chặn các mục tiêu trên không.

Passport

Chương trình "visa cho khủng bố" của CIA cấp visa Mỹ bất hợp pháp cho al-Qaeda

CIA znak
© Foto: Flickr/ Erik bij de Vaate
Mỹ thường tự nhận đi tiên phong chống khủng bố. Thế nhưng báo Mỹ và báo Nga vừa phanh phui sự tiếp tay của tình báo Mỹ cho khủng bố Hồi giáo al-Qaeda.

Tờ New York Times của Mỹ vừa phanh phui mối quan hệ qua lại lâu dài giữa CIA và Saudi Arabia - đất nước có chương trình vũ trang cho các phiến quân Syria được Tổng thống Mỹ Obama hậu thuẫn hồi đầu năm 2013.

Trong chương trình "Timber Sycamore", người Saudi Arabia cung cấp tiền và mua vũ khí cho phiến quân Syria, trong khi CIA đào tạo những người này trong các trại bí mật ở Jordan.

Quan hệ đối tác Saudi-CIA có từ trước đây nhiều năm và có dính đến cơ quan mật vụ Anh. Trong các năm Ronald Reagan làm Tổng thống Mỹ, người Saudi Arabia đã rót tiền cho phong trào thánh chiến mujahedeen ở Afghanistan khi lực lượng này chiến đấu chống lại quân đội Liên Xô. Saudi Arabia sánh ngang với Mỹ về đầu tư tiền bạc.

Vader

Hay Nhất Mạng: Cách phương Tây tạo ra chủ nghĩa khủng bố

Terrorist
Chủ nghĩa khủng bố có nhiều dạng và nhiều bộ mặt, nhưng khủng khiếp nhất là sự tàn bạo máu lạnh.

Chúng ta được yêu cầu tin rằng những kẻ khủng bố là những tên điên bệnh hoạn, chạy quanh với bom, súng máy và thắt lưng chất nổ. Đó là cách chúng ta được yêu cầu hình dung về chúng.

Nhiều kẻ để râu; hầu hết "trông giống người nước ngoài", không phải da trắng, không phải phương Tây. Nói tóm lại, chúng là những kẻ đánh vợ, cưỡng hiếp trẻ em, những kẻ phá hủy các bức tượng Hy Lạp và La Mã.

Trên thực tế, trong chiến tranh lạnh có một số "kẻ khủng bố" trông giống người da trắng - những kẻ cánh tả thuộc về một vài nhóm cách mạng, ở Italy và đâu đó của Đông Âu. Nhưng chỉ đến bây giờ chúng ta mới được biết rằng những hành động khủng bố được gán cho họ thực sự do Đế Quốc gây ra, bởi vài chính quyền cánh hữu Châu Âu và mật vụ. Bạn hãy nhớ, chính các quốc gia NATO đã làm nổ tung những con tàu trong đường hầm, hoặc đánh bom toàn bộ các nhà ga...


Điều đó "cần phải thực hiện" để làm mất uy tín của cánh tả, chỉ để đảm bảo rằng người dân sẽ không trở nên thiếu trách nhiệm mà bỏ phiếu cho những người cộng sản hoặc xã hội chủ nghĩa chân chính.

Chess

Xu thế tất yếu: Nhiều nước Trung Đông "xoay trục" sang Trung Quốc vì bị Mỹ lừa

China Iran
© dpa
Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) cho hay, giới truyền thông Mỹ vô cùng quan tâm đến việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm ba nước Trung Đông: Saudi Arabia, Ai Cập và Iran.

Mỹ "mất hình tượng" ở Trung Đông, Bắc Kinh nhảy vào

Tờ Washington Times của Mỹ hôm 19/1 viết, đây là lần viếng thăm nhận được "sự quan tâm mật thiết".

Bắc Kinh nỗ lực mở rộng việc can thiệp vào thị trường dầu mỏ của Trung Đông, rất có khả năng sẽ thay thế Mỹ để trở thành lực lượng ngoại quốc tiềm năng có sức ảnh hưởng lớn nhất đến khu vực bất ổn này.

Theo tờ báo Mỹ, nhân lúc khu vực Trung Đông đang bất ổn, mục đích thăm viếng khu vực này của Tập Cận Bình nhằm truyền đạt một thông tin: Coi Trung Quốc chứ không phải Mỹ làm đối tác trong tương lai là một sự lựa chọn sáng suốt.

Light Saber

Đừng dại thử khả năng của Nga tại chiến trường Syria!

russian jet taking off sorties syria new years eve 2016
© Mil.ru
Trên chiến trường Syria có nhiều quốc gia, các lực lượng khủng bố đang đối đầu với Nga. Đương nhiên, ban đầu họ chẳng mấy lo lắng gì về sự xuất hiện của Nga, ngay cả Mỹ cũng cho rằng, với khả năng có hạn, Nga "sa lầy" chỉ là vấn đề thời gian.

Thực tế trái ngược là nếu như trước đây, các lực lượng thù địch của Nga đếm thời gian ngày tổng thống Assad phải ra đi với một tư thế chắc thắng, một tâm thái hoan hỉ, nhưng bây giờ với Nga, họ cũng đang làm mọi cách và chỉ cầm cự, đúng là chỉ cầm cự, để mong mỏi Nga "lui binh" vì kiệt sức... trong một tư thế hoảng loạn, bi quan.

Tại sao Syria?

Mỹ, phương Tây và các quốc gia Trung Đông thù địch với Cộng hòa A rập Syria đứng đầu là Tổng thống Assad muốn Assad phải ra đi đồng nghĩa với việc biến Syria như một Lybia mà Saudi Arabia, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ...có nhiều lợi ích. Nói cách khác, Syria là một miếng mồi ngon cho các quốc gia ấy xâu xé, chia chác khi loại bỏ được ông Assad.

Các lực lượng, phe nhóm nổi dậy chống chính phủ được sự hậu thuẫn bên ngoài nổi lên như nấm sau mưa. Cùng với IS, các lực lượng này trở thành một nguy có khủng bố toàn cầu.

Arrow Up

Kinh tế Nga được lợi khi đồng rúp mất giá

ruble currency
© Sputnik/ Alexandr Demyanchuk
Trong bài báo đăng tải trên tạp chí Forbes, nhà báo Tim Worstall đã chỉ ra những điểm lợi của Nga khi đồng rúp của nước này giảm giá sâu.

Giảm áp lực cho ngân sách

Ngày 21/1, tỷ giá đồng rúp so với đồng USD chạm mức thấp nhất trong lịch sử khi 85 rúp ăn 1 USD, vào cuối ngày, tỷ giá tăng lên 83,8.

Theo nhà báo Tim Worstall, vào thời điểm này, trong lúc bị phương Tây và Mỹ cấm vận kinh tế, đồng rúp trượt giá lại là những gì Nga cần.

Ông tính toán: Tỷ giá hối đoái giảm có nghĩa là Nga sẽ nhận được số rúp nhiều hơn cho mỗi thùng dầu bán đi. Giá dầu thế giới ngày 21/1 đã chạm đáy 26,5 USD/thùng. Với tỷ giá hối đoái ngày 20/1, 1 USD = 81 rúp nghĩa là 1 thùng dầu = 2.146 rúp. Với tỷ giá hối đoái ngày 21/1, 1 USD = 85 rúp, nghĩa là 1 thùng dầu = 2.252 rúp.

Chính vì sự chênh lệch này, Nga sẽ thu về số rúp nhiều hơn khi bán 1 thùng dầu. Điều đó làm giảm bớt áp lực cho ngân sách được tính bằng đồng rúp của Nga, quốc gia mà phần lớn ngân sách là từ thuế xuất khẩu dầu.

Nhận xét: Nga là quốc gia có căn bản kinh tế vững chắc, hơn nhiều so với nhiều nước phương Tây. Việc đồng rúp mất giá nhiều là một phần do sự thao túng của giới tài chính phương Tây trên thị trường do họ kiểm soát. Thêm vào đó, chính quyền Nga cũng không can thiệp do những lý do trong bài viết này. Tuy nhiên, họ vẫn kiểm soát tình hình và hoàn toàn có thể ngăn chặn sự mất giá đó nếu cần như đã chứng tỏ vào cuối năm 2014.