Chủ Những Con RốiS


Chess

Bắc Triều Tiên đề nghị ký hiệp ước hòa bình, dừng tập trận để ngừng hạt nhân. Mỹ từ chối

John Kirby
© ReutersPhát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ngày 16/1 ra đưa ra điều kiện để chấm dứt các vụ thử hạt nhân, trong đó kêu gọi một hiệp ước hòa bình với Mỹ và yêu cầu Mỹ chấm dứt các cuộc tập trận quân sự với Hàn Quốc. Lời kêu gọi đưa ra chỉ một ngày sau khi Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thảo luận các biện pháp trừng phạt Triều Tiên sau vụ thử bom nhiệt hạch vừa qua.

Hãng thông tấn Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên KCNA hôm nay dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này nêu rõ: mọi đề xuất nhằm duy trì hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên và khu vực Đông Bắc Á vẫn còn giá trị, trong đó bao gồm việc Triều Tiên sẽ chấm dứt các vụ thử hạt nhân và tiến tới một hiệp ước hòa bình, đổi lại Mỹ phải ngừng các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc. Hiện Mỹ có khoảng 28.500 binh sỹ đang đồn trú tại Hàn Quốc.

Tuy nhiên, phản ứng trước những điều kiện mà Triều Tiên đưa ra, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby một lần nữa khẳng định mối quan hệ đồng minh với Hàn Quốc. Theo ông John Kirby, Mỹ sẽ tiếp tục đảm bảo sự phát triển của mối quan hệ này, hành động để bảo vệ người dân Hàn Quốc và an ninh trên bán đảo Triều Tiên.

Nhận xét: Chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên, tuy sai lầm, chỉ là phản ứng tự vệ đối với thái độ thù địch và đe dọa của Hoa Kỳ. Nếu Hoa Kỳ thực sự muốn hòa bình, họ đã làm theo đề nghị rất hợp lý của Bắc Triều Tiên do lực lượng quân sự sẵn có của Hoa Kỳ tại Nhật Bản và Hàn Quốc đã thừa đủ để kiềm chế Bắc Triều Tiên. Việc Hoa Kỳ không làm vậy chứng tỏ mục đích của họ hoàn toàn không phải là hòa bình.

Xem thêm: Những cách tiếp cận khác nhau với vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên


Pirates

Bị dồn đánh ở Trung Đông, IS mở rộng hoạt động tại Đông Nam Á

ISIS
© AP Photo/ File
Việc nhóm Abu Sayiaf tuyên bố gia nhập IS và vụ khủng bố ngày 14-1 ở Indonesia cho thấy, Đông Nam Á đang bước vào cuộc chiến cam go chống IS.

Hệ tư tưởng mới

Giáo sư Yan Ilhan Kizilhan - nhà tư vấn chính trong chương trình đặc biệt, chuyên điều trị và phục hồi chức năng sống cho các cựu con tin của IS ở Baden-Wurttemberg của Đức cho rằng, tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS là một thể loại mới của ý thức hệ chủ nghĩa phát-xít Hồi giáo.

"Nhà nước Hồi giáo" IS là hiện tượng khủng bố mới nảy sinh, không giống những tổ chức khủng bố Hồi giáo mà ta từng biết, khác biệt với tư tưởng của tổ chức khủng bố lớn nhất trước đây, mà IS mới soán ngôi là al-Qaeda, thậm chí cũng không giống với "Front Al-Nusra" - một biến tướng của al-Qaeda.

Trong cuộc phỏng vấn của "Sputnik", Giáo sư Yan Ilhan Kizilhan đã nói: "Chúng ta đang phải đối phó với hệ tư tưởng hoàn toàn khác. Đó là thể loại mới của ý thức hệ chủ nghĩa phát-xít Hồi giáo".

Nhận xét: Ngoài Trung Đông, Đông Nam Á cũng là một vùng đất huyết mạch nữa của thế giới. Hoa Kỳ có lẽ cảm thấy sự kiểm soát vùng Đông Nam Á đang tuột dần khỏi tay họ nên phải lôi quân át chủ bài khủng bố ra để kiềm chế đà phát triển hiện nay của Trung Quốc và bù lại những thất bại ở Trung Đông. Hiện nay, công dân ASEAN đã được đi lại tự do trong khu vực nên đây là mối đe dọa trực tiếp cho Việt Nam.


Stock Down

Báo Đức: Chuẩn dầu mỏ mới của Nga sẽ giúp hạ bệ đồng đôla và bá quyền Mỹ

dollar collapse
Nga dự định tạo lập loại mác tiếp thị dầu riêng để định giá mua và bán nguyên liệu trên các thị trường quốc tế, - như báo Đức Deutsche Wirtschafts Nachrichten loan tin.

Báo này lưu ý rằng ngay từ hồi tháng 11, trên sàn giao dịch hàng hóa-nguyên liệu quốc tế Saint-Peterburg đã tổ chức những phiên bán xuất khẩu đầu tiên với loại dầu Nga Ural. Theo quan điểm của tờ báo Đức, việc tạo ra các "chuẩn Nga" dành cho dầu mỏ sẽ có hệ quả sâu rộng đối với nền thương mại thế giới, cho đến nay vẫn tiến hành hầu như chỉ bằng USD.

Hiện tại, để xác định giá dầu mỏ Nga vẫn đang dùng mác Brent, — báo nhận xét tiếp. Bây giờ thông qua nó còn đánh giá khoảng 2/3 các hợp đồng "vàng đen" của thế giới, mặc dù thị phần của loại dầu này trong tổng khối lượng khai thác nguyên liệu mỗi ngày chỉ gồm khoảng 1%.

Việc tạo ra "chuẩn Nga" sẽ là đòn giáng không chỉ vào đồng tiền Mỹ, mà còn giáng vào ảnh hưởng của Hoa Kỳ trên thế giới, — tờ báo Đức đánh giá. Động thái này sẽ phá vỡ cây cột chịu lực duy trì sự thống soái của Mỹ. Bởi chừng nào tất cả các giao dịch diễn ra thông qua Brent và WTI, thì cũng tới chừng đó nhu cầu đối với đồng USD không giảm sút

Nuke

Những cách tiếp cận khác nhau với vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên

North Korean leader Kim Jong Un
© KCNA / Reuters
Chánh thư ký Nội các Nhật Bản Suga Yoshihide đã tuyên bố: "Nhật Bản và Nga đã nhất trí phối hợp trong vấn đề Bắc Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân." Tuy nhiên, ông Alexander Vorontsov, Chủ nhiệm Ban Triều Tiên Viện nghiên cứu phương Đông thuộc Viện hàn lâm Khoa học Nga tỏ ra hoài nghi về tuyên bố lạc quan này của Chánh thư ký Nội các Nhật Bản Suga Yoshihide. Trong một cuộc phỏng vấn với đài Sputnik, ông Vorontsov cho biết:
"Lập trường của Nga và Nhật Bản có thể trùng hợp trong nỗ lực duy trì chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để đạt điều này. Người Nhật, cũng như người Mỹ và người Hàn Quốc, chủ trương những lệnh trừng phạt cứng rắn tối đa đối với Bình Nhưỡng, thậm chí áp dụng các biện pháp "bóp nghẹt". Để làm như vậy, họ phải lôi kéo Trung Quốc và Nga cùng chung một mặt trận chống Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, những gì Nga và Trung Quốc mong muốn không phải là cô lập và lật đổ chế độ Bắc Triều Tiên. Moskva và Bắc Kinh kêu gọi chống những chương trình quân sự cụ thể chứ không trừng phạt lĩnh vực kinh tế dân sự. Mục tiêu của Nga và Trung Quốc là khuyến khích cải cách kinh tế ở Bắc Triều Tiên, và hướng Bình Nhưỡng vào con đường chuyển biến đất nước."

Nhận xét: Nga và Trung Quốc mong muốn Bắc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân, cải cách kinh tế và hòa nhập vào cộng đồng thế giới. Đó là con đường ổn định lâu dài và có tương lai. Ngược lại, Hoa Kỳ chỉ muốn duy trì tình hình căng thẳng trên bán đảo này để có cớ duy trì căn cứ quân sự tại Nhật Bản và Hàn Quốc, thực chất là để đối địch với Nga và Trung Quốc.

Một bên mong muốn hòa bình và phát triển, một bên mong muốn xung đột và chiến tranh. Sự khác biệt không thể lớn hơn được nữa.


Bomb

IS tấn công Jakarta: Nhiều vụ nổ và đấu súng làm chấn động thủ đô Indonesia

Jakarta attacks
© irfan_iguy / Instagram
Năm tên khủng bố bị tiêu diệt. Một người Indonesia và một người nước ngoài thiệt mạng. Không có người Việt bị thương.

Reuters đưa tin tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng đã phát tin nhắn trên Telegram nhận trách nhiệm vụ tấn công ở Jakarta (Indonesia). Chúng muốn nhắm đến người nước ngoài và cảnh sát bảo vệ người nước ngoài.

Bảy vụ nổ trong 10 phút

Sáng 14-1, chỉ trong vòng 10 phút đã xảy ra bảy vụ nổ bom trong khu vực trung tâm thương mại Sarinah.

Báo Jakarta Globe (Indonesia) đưa tin vụ nổ đầu tiên xảy ra lúc 10 giờ 50 (giờ địa phương) tại chỗ để xe của quán cà phê Starbucks trong tòa nhà Skyline, bên cạnh trung tâm thương mại Sarinah trên đại lộ Jalan MH Thamrin.

Nhận xét: Chúng ta nên nhớ kẻ giúp xây dựng, tài trợ, ủng hộ cho tổ chức khủng bố IS là chính phủ các nước phương Tây, đứng đầu là Hoa Kỳ. Có nhiều khả năng Hoa Kỳ cho rằng căng thẳng ở Biển Đông chưa đủ để gây rối loạn tại biên giới phía nam Trung Quốc nên phải lôi thêm quân át chủ bài khủng bố ra.


Alarm Clock

Trọng Tâm SOTT: Holocaust 2.0: Quyết định tối thượng của lương tâm

Cả thế giới trở nên xa lạ và đáng ngại. Ngoài những quy tắc kỳ thú mà tôi biết, cuộc chơi lớn rõ ràng có các quy tắc bí mật khác mà tôi không nắm bắt được. Chắc chắn có điều gì đó gian dối và phản trắc về nó. Tôi có thể tìm thấy sự ổn định và an ninh, đức tin và sự tự tin ở đâu, nếu các sự kiện thế giới mang tính lừa đảo đến vậy? Lỡ chẳng may chiến thắng rồi lại chiến thắng cuối cùng chỉ dẫn đến thảm họa và những quy tắc thực sự của lịch sử chỉ được tiết lộ khi mọi sự đã kết thúc với sự đổ vỡ hoàn toàn? Tôi nhìn đăm đăm vào hư không. Tôi cảm thấy một nỗi kinh hoàng cho sự sống. (Thách thức Hitler, trang 27)
Sebastian Haffner
Sebastian Haffner
Đó là cách một thanh niên người Đức mô tả trải nghiệm của mình về những sự kiện dẫn đến sự ra đời của Đức Quốc xã. Tên ông là Sebastian Haffner. Sau này ông trở thành nhà báo, nhà sử học, và cuốn hồi ký của ông, Defying Hitler (Thách thức Hitler), cung cấp một cái nhìn thẳng thắn và sâu sắc về tác động thực sự của chủ nghĩa Quốc xã: ảnh hưởng của nó lên cuộc sống nội tâm của những người đã trải qua nó.

Những cuốn sách như Thách thức Hitler là rất thiết yếu nếu nhân loại muốn có hy vọng học được cách để thoát khỏi cái chu trình dường như vô tận của sự sung túc, rồi ngu dốt, rồi áp bức và rồi hủy diệt lẫn nhau. Những tài liệu khô khan như sách lịch sử quân sự, hồi ký chính trị, phân tích học thuật và các bản tin đều có thể cung cấp một số chi tiết quan trọng, nhưng chúng bỏ qua điểm mấu chốt. Chúng bỏ qua trọng tâm của vấn đề, điều khiến nó trở nên quan trọng. Nói một cách ngắn gọn, chúng thiếu chiều sâu tâm lý.

Nhận xét: Bài viết này lấy cuộc sống dưới chế độ Đức Quốc xã làm ví dụ vì nó quen thuộc với độc giả phương Tây. Với bạn đọc người Việt, cuộc sống ở miền bắc Việt Nam thời Cải cách Ruộng đất hay ở Trung Quốc thời Cách mạng Văn hóa có thể là những ví dụ quen thuộc hơn.

Xem bài trước: Holocaust 2.0 đang đến gần!

Xem thêm về chứng thái nhân cách: Đại cương về chứng thái nhân cách


Cut

Nga chấm dứt nghịch lý mua điện của chính mình thông qua Ukraine với giá cắt cổ

Power lines at Simferopol
© Sputnik/ Sergey Malgavko
Nga đã chấm dứt nghịch lí phải mua điện của mình thông qua trung gian Ukraine với giá cắt cổ, lại còn thường xuyên bị gián đoạn nguồn cung.

Nga chấm dứt hợp đồng cung cấp điện cho Ukraine và mua ngược cho Crimea

Ngày 12-11, giới chức ngành năng lượng Nga tuyên bố, nước này sẽ không gia hạn hợp đồng cung cấp điện cho Ukraina, sau khi cũng đã từ chối hợp đồng mua điện "giá cắt cổ" của Ukraina cho Crưm.

Tờ "Kommersant" dẫn nguồn từ đại diện Bộ Năng lượng Liên bang Nga tiết lộ, hợp đồng một năm về việc cung cấp điện của Nga sang Ukraina bắt đầu hiệu lực ngày 30 tháng 12 năm 2014. Đồng thời với hợp đồng này là thỏa thuận đảm bảo cung cấp điện liên tục từ cho Crưm.

Cả hai hợp đồng cung cấp điện từ Nga sang Ukraine và từ Ukraina đến Crưm đều có giá trị hiệu lực đến ngày 30-12-2015. Tuy nhiên, giới chức Nga đã quyết định chấm dứt luôn cả 2 hợp đồng này. Sang ngày 1 tháng 1 năm 2016, tất cả các nguồn cung cấp đều đã đình chỉ.

Nhận xét: Cũng giống như Thổ Nhĩ Kỳ, lãnh đạo Ukraine đi từ hết sai lầm này đến sai lầm khác trong quan hệ với Nga, đem lại hậu quả tai hại cho đất nước mình. Thoạt nhìn qua thì có vẻ kỳ quái nhưng đó là điều thường xảy ra khi những kẻ bệnh hoạn tâm lý nắm vai trò lãnh đạo. Câu nói sau đây của tổng thống Putin áp dụng rất đúng đối với chúng: "Thánh Allah đã quyết định trừng phạt lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách lấy đi trí thông minh và khả năng tư duy của họ."


Eye 1

Đăng lại "Nhật ký Guantanamo": Câu chuyện kinh hoàng bên trong nhà tù tai tiếng nhất của Mỹ

Guantanamo diary
Trong cuốn "Nhật ký Guantanamo" viết bằng tiếng Anh được phát hành ngày 20/1 vừa qua, tù nhân 44 tuổi Mohamedou Ould Slahi kể rằng, ông từng trải qua những cuộc tra tấn tàn khốc, như bị buộc uống nước muối, bị nhốt trong "phòng lạnh" nhiều giờ liền và bị đánh đập tàn nhẫn.

Nhật ký của Mohamedou Slahi bị chính quyền Mỹ xếp vào loại tài liệu "mật" và nhóm luật sư của ông phải mất 6 năm đấu tranh pháp lý để giải mật bản thảo viết tay.

Nhóm luật sư của Slahi còn cho biết, thân chủ của họ bị giam giữ suốt 12 năm ở Guantanamo mà không hề bị buộc tội. Tự học tiếng Anh với sự giúp đỡ của một số cai tù, Slahi viết tay bản thảo nhật ký gồm 466 trang từ năm 2005 và được Chính phủ Mỹ giải mật năm 2013 với một số phần được biên tập lại.

Bắt đầu từ tháng 4/2013, tờ Slate đã công bố một loạt các phần trích từ nhật ký của Slahi. "Nhật ký Guantanamo" được coi là cuốn sách đầu tiên được xuất bản khi tác giả vẫn còn bị giam giữ trong nhà tù Guantanamo của Mỹ.

Eye 1

Nguyên tắc Guantanamo: Tù nhân không phải là con người

Guantanamo Bay
Ban quản lý nhà tù Mỹ khét tiếng tại Vịnh Guantanamo (Cuba) không coi các tù nhân là con người.

Nhiệm vụ đặt ra trước các cai ngục ở đây là bẻ gãy lý trí của tù nhân, hủy diệt những gì là phẩm giá con người còn sót lại ở đối tượng bị giam giữ. Đó là chuyện kể với nhà báo RT của ông Shaker Aamer, xuất thân từ Saudi Arabia, từng ở trong nhà tù này 13 năm. Aamer bị bắt tại Kabul vào năm 2001. Bị đưa đến Guantanamo năm 2002, nhưng chờ mãi vẫn không có lời cáo buộc chính thức. Năm 2007 có quyết định thả ông này ra nhưng quá trình đó còn kéo dài thêm 8 năm nữa.

Theo lời Aamer, tại cơ sở giam giữ này người ta không chỉ gây áp lực về thể chất mà còn về tâm lý với các tù nhân, thêm nữa các cai ngục không ngại ngùng sỉ nhục tình cảm tôn giáo. "Họ biết rằng không có gì tác động đến chúng tôi mạnh hơn và không có gì phá vỡ chúng tôi nhanh hơn là sự xúc phạm tín ngưỡng của chúng tôi, báng bổ thánh kinh Coran".

Cựu tù nhân kể về thực tế sử dụng rộng rãi ở Guantanamo các hình thức tra tấn. "Suốt chín ngày đêm, tù không được ngủ một giây hoặc ngược lại, bị ép nằm im không động cựa trên sàn lạnh băng. Thậm chí trói chặt tay chân". Mà đó còn là mức phạt "nhẹ nhàng" trong thực hành tra tấn. Trong khi đó các "thượng nghị sĩ và dân biểu" Hoa Kỳ chẳng hề vội vàng gọi hành động như vậy là tra tấn hay hành hạ, mà thay vào đó, họ sử dụng thuật ngữ hoa mỹ "biện pháp thẩm vấn mở rộng". Hãy cứ cho phép chúng tôi thử những khái niệm đó với chính các quí vị", — cựu tù nhân Aamer nhắn nhủ các chính khách.

Nhận xét: Tuyệt đại đa số các tù nhân tại Guantanamo là như Shaker Aamer: bị bắt giữ với những lý do mỏng manh nhất, giam giữ trong nhiều năm trong những điều kiện khủng khiếp đến không thể tưởng tượng nổi mà thậm chí không hề có lời buộc tội chính thức chứ đừng nói đến phiên tòa. Đó là một ví dụ của cái gọi là "nhân quyền" của Mỹ.


Penis Pump

Bộ quốc phòng Nga: Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục viện trợ cho khủng bố tại Syria

Russian Defence Ministry airstrikes Syria
© Russian Defence Ministry
Bộ Quốc phòng Nga cho biết các nhóm khủng bố hoạt động tại Syria tiếp tục nhận tiếp viện thông qua lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngày 11/1, hãng thông tấn RIA của Nga dẫn lời quan chức Bộ Quốc phòng nước này Sergei Rudskoy cho hay: "Bất chấp nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm ngăn chặn khủng bố nhận được trợ giúp, quân tiếp viện cho khủng bố vẫn thường xuyên được triển khai tới khu vực phía Đông Bắc tỉnh Latakia (của Syria) từ lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ".

Về vấn đề này, trước đó, Bộ tổng chỉ huy Syria ngày 28/11/2015 khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ gần đây đã gia tăng hỗ trợ vũ khí, đạn dược và thiết bị vào Syria, để đổi lại dầu mỏ và cổ vật mà IS cướp bóc được.

"Chúng tôi có thông tin rõ ràng rằng chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ gần đây đã gia tăng hỗ trợ cho các phần tử khủng bố. Họ tăng lượng vũ khí, đạn dược và nhu yếu phẩm cung cấp cho chúng, để chúng tiếp tục các hành vi tội phạm, để đổi lại dầu mỏ và cổ vật được đánh cắp từ Syria và Iraq với giá rẻ.

Họ lợi dụng sự hiện diện của những kẻ khủng bố, vốn được họ để cho kiểm soát các khu vực biên giới", hãng thông tấn nhà nước Syria SANA đưa tin.