Chủ Những Con RốiS


Light Sabers

Sau vụ rò rỉ tài liệu TTIP, tổng thống Pháp mọc ra lá gan, tuyên bố sẽ ngăn hiệp định

Hollande Frankreich
© AFP 2016/ Georges Gobet
TTIP được coi là công cụ để Mỹ kiểm soát các quy tắc thương mại toàn cầu song đang gặp khó với châu Âu.

Pháp đi đầu

Tổng thống Pháp Francois Hollande mới đây bất ngờ tuyên bố "sẵn sàng ngăn chặn Hiệp định Thương mại và Đầu tư Xuyên Đại Tây Dương (TTIP)". Tuyên bố được đưa ra sau khi tổ chức Greeenpeace công bố tài liệu mật đàm về hiệp định do Mỹ và châu Âu đang thương thuyết, trong đó có nội dung bất lợi cho châu Âu.

Có ý kiến cho rằng nguyên nhân khiến ông Hollande đưa ra tuyên bố cứng rắn là do Mỹ không nhượng bộ trên các vấn đề thuộc lợi ích cốt lõi của Pháp, đặc biệt là về nông nghiệp.

Nhận xét: Thực ra không phải Hollande bất ngờ mọc ra lá gan và từ bỏ thân phận làm con rối cho Hoa Kỳ, mà yếu tố chính là dư luận quần chúng ở Pháp cũng như trên toàn châu Âu đang cực lực chống lại TTIP sau khi người dân nhận ra những gì đang chờ đợi họ. Điều đó cho thấy sức mạnh của quần chúng một khi họ nhận ra sự thật.

Xem thêm:


No Entry

Hiệp định TTIP có thể chết yểu do người dân châu Âu nhận ra sự thật về nó

TTIP protest in Germany
© Reuters/Fabrizio BenschBiểu tình phản đối TTIP ở Đức
Sau khi các tài liệu về Hiệp định thương mại xuyên Đại Tây Dương và hợp tác đầu tư (TTIP) rò rỉ ra ngoài và làm sáng tỏ những nỗ lực của Washington nhằm gây áp lực đối với Brussels, nhiều nhà báo và các nhà phân tích phương Tây đi đến kết luận rằng giao dịch có thể đi đến hồi kết.

Ông John Hayleri, tác giả cuốn sách "TTIP: điều lệ khiến chuẩn mực bị bãi bỏ, mất với việc làm và kết thúc nền dân chủ" cho rằng trong trường hợp thỏa thuận được ký kết, các công ty Mỹ sẽ có quyền kiểm soát chưa từng thấy đối với các chuẩn mực y tế và an toàn châu Âu.

Nhà báo chỉ trích bầu không khí bí mật xung quanh các cuộc đàm phán về TTIP. "Thỏa thuận này có quy mô rất quan trọng, vì vậy cần phải minh bạch ngay từ đầu, nếu không mọi người sẽ bắt đầu nghi ngờ rằng mục đích chính của giao dịch là tạo điều kiện tốt hơn cho các tập đoàn đa quốc gia", — ông John Hayleri nói.

Greenpeace đã phát hiện được rằng Hoa Kỳ đe dọa sẽ cắt giảm nhập khẩu xe hơi từ châu Âu, nếu EU từ chối tăng nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ. Ngoài ra, Washington đang cố gắng để Brussels nới lỏng kiểm soát trong việc xuất khẩu thực phẩm biến đổi gen tới các nước thuộc liên minh EU. Tình hình môi trường ở châu Âu cũng bị đe dọa.

Nhận xét: Cách duy nhất để giới lãnh đạo có thể biến các hiệp định như TPP và TTIP thành hiện thực là đàm phán chúng trong vòng bí mật do sự thật về chúng hoàn toàn trái ngược với những lời lẽ mỹ miều vẫn được đưa ra để trấn an dân chúng. Đó là lý do tại sao TTIP có nguy cơ chết yểu khi sự thật được tiết lộ và người dân hiểu ra cái gì đang chờ đợi họ.


Stock Down

Gậy ông đập lưng ông: Tỷ lệ phá sản trong ngành năng lượng Mỹ cao kỷ lục do giá dầu thấp

oil petroleo
© Sergei Karpukhin/Reuters
Giá dầu phục hồi mạnh trong những tháng gần đây đã không thể ngăn được làn sóng phá sản của các công ty năng lượng Mỹ, theo một bài báo mới đây trên Financial Times.

Tính đến cuối tháng 4/2016, theo công bố của chính phủ Mỹ và tính toán của tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch, số lượng các công ty năng lượng Mỹ nộp đơn xin phá sản đã lên mức cao kỷ lục. Không ít chuyên gia cảnh báo nếu tình trạng hiện nay tiếp tục, ngành năng lượng Mỹ sẽ chỉ còn toàn những "công ty xác sống".

Cuối tuần vừa qua, công ty năng lượng Ultra Petroleum và Midstates Petroleum đã chính thức nộp hồ sơ xin phá sản theo chương 11 Luật Phá sản Mỹ. Tỷ lệ phá sản của các công ty trong ngành năng lượng Mỹ đạt mức kỷ lục 13%. Con số này tăng hơn 6 lần so với mức chỉ 2% cách đây 1 năm.

Ở thời điểm nộp hồ sơ phá sản, tổng lượng tiền mặt của hai công ty này chỉ còn 362 triệu USD thế nhưng họ đang nợ đến 6 tỷ USD.

Giá dầu phục hồi không khiến nhiều công ty năng lượng Mỹ vui mừng bởi họ lo ngại các công ty sản xuất dầu đá phiến sẽ nhanh chóng tăng sản lượng và đẩy thêm công ty khai thác dầu thô truyền thống đến tình trạng phá sản.

Nhận xét: Gần 2 năm trước, Hoa Kỳ cấu kết với Ả Rập Xê Út bán phá giá thị trường dầu mỏ nhằm đánh quỵ Nga về mặt kinh tế. Khi đó, nhiều nhà bình luận đã dự báo rằng giá dầu giảm sẽ làm hại Hoa Kỳ trước do các công ty dầu mỏ Hoa Kỳ có chi phí sản xuất cao hơn. Giờ đây, điều đó đã trở thành hiện thực: Nga vẫn đứng vững trong khi ngành năng lượng Hoa Kỳ phải đối mặt với làn sóng phá sản có nguy cơ lan rộng ra các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Quả là những kẻ thái nhân cách không có khả năng suy nghĩ về hậu quả hành động của chúng.


Bomb

Mỹ ném bom bệnh viện Afghanistan, tàn sát 42 người rồi "khiển trách, rút kinh nghiệm"

Kako Amerika ocjenjuje svoje zločine: Bombardovanje bolnice u Kunduzu je greška
Bệnh viện bị Mỹ không kích ở Afganishtan hồi tháng 10/2015
Quân đội Mỹ ngày 29/4 thông báo đã kỷ luật khiển trách, chuyển công tác đối với 16 quân nhân liên quan tới vụ không kích vào một bệnh viện ở Afghanistan hồi tháng 10/2015 khiến ít nhất 42 người thiệt mạng.

Tướng Joseph Votel của quân đội Mỹ cho biết trong số 16 quân nhân bị kỷ luật, 12 người là các chỉ huy, phi hành đoàn và lực lượng đặc nhiệm trên mặt đất đã bị đình chỉ hoặc thuyên chuyển công tác, 4 người khác chịu hình thức khiển trách.

Theo tướng Votel, vụ không kích nhầm vào bệnh viện của "Tổ chức Bác sĩ không biên giới" (MSF) ở thành phố Kunduz, Afghanistan xảy ra ngày 3/10/2015 do chiếc máy bay AC-130 cất cánh sớm hơn kế hoạch và không có danh sách những khu vực được bảo vệ.


Nhận xét: Đây hoàn toàn là một lời dối trá. Như bài viết này cho thấy, bệnh viện đã cung cấp tọa độ của mình cho quân đội Mỹ từ trước đó, và liên tiếp gọi điện trong khi cuộc không kích diễn ra. Mặc dù vậy, máy bay Mỹ tiếp tục ném bom trong hơn một giờ đồng hồ. Nó chứng tỏ đây là hành động có chủ ý được tính toán trước.


Kết luận điều tra cho thấy 16 quân nhân trên đã không tuân theo "quy tắc chiến đấu và luật xung đột vũ trang". Tướng Mỹ cũng khẳng định vụ không kích vào bệnh viện ở Kunduz là một sự nhầm lẫn chứ không phải một tội ác chiến tranh.

Nhận xét: Xem thêm:


Dollar

Đoạn kết đồng đôla dầu mỏ: Nga hướng tới việc từ bỏ đồng đôla Mỹ trong bán dầu

dollars for oil
Moscow đã thu hút thành công thương nhân thế giới đến với sàn giao dịch dầu mỏ Urals theo chuẩn Nga, giao dịch bằng Rúp, nhằm hạ bệ đồng USD Mỹ.

Hãng tin Mỹ Bloomberg ngày 29-4 bình luận rằng, với việc từ bỏ đồng Dolars Mỹ và sử dụng đồng Rúp trong giao dịch thương mại dầu, "Giấc mơ thập kỷ" của Nga thoát khỏi sự áp đặt của các nhà định giá dầu phương Tây sắp thành hiện thực.

Tổng thống Nga Vladimir Putin, cùng với người đứng đầu Rosneft là ông Igor Sechin sẽ thực hiện điều này thông qua việc lập ra một cơ sở giao dịch độc lập của mình là Petersburg Commodity Exchange St. (SPIMEX) và tiến hành thanh toán bằng đồng tiền rúp của Nga.

Với dự án này sẽ có thể tăng thu nhập từ việc bán dầu Urals của Nga bằng cách cách cạnh tranh với một trong những loại dầu nổi tiếng nhất thế giới là dầu thô Brent và giảm chênh lệch giá giữa hai loại dầu này.

Một trong những thách thức toàn cầu là chuyển giao dịch sang thanh toán bằng đồng tiền của Nga. Tuy nhiên, Bloomberg ghi nhận rằng, Nga đã thu hút thành công thương nhân quốc tế đến với cơ sở thương mại của mình và tương lai của nó sẽ rất tươi sáng.

Nhận xét: Lý do duy nhất khiến đồng đôla Mỹ giữ được vị thế như hiện nay là vì dầu mỏ chỉ được bán theo đôla Mỹ. Nga hiện là quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới. Khi Nga từ bỏ việc bán dầu theo đôla Mỹ, trụ cột chính chống đỡ đồng đôla Mỹ sẽ sụp đổ.

Xem thêm:


Light Saber

Ngoại trưởng Nga: Lính Mỹ tới Syria là hành vi xâm lược nhằm lật đổ chính phủ Damascus

Lavrov
© Sputnik/ Mikhail Voskresenskiy
Hôm 29/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã lên tiếng cáo buộc rằng, việc Mỹ triển khai lực lượng đặc nhiệm tới Syria là hành động xâm lược và vi phạm chủ quyền quốc gia này.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng, việc Mỹ can thiệp quân sự tại Syria là bất hợp pháp và nhằm mục đích cuối cùng là lật đổ chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad.

Ông Lavrov phát biểu với nhật báo Dagens Nyheter của Thụy Điển rằng, hành động can thiệp vào Syria mà chưa có sự cho phép của giới giới Syria là "một sai lầm lớn".

"Tôi đã nhiều lần nói với các đối tác Mỹ rằng, đây là một sai lầm lớn. Giống như khi họ nhận được sự nhất trí từ chính phủ Iraq, họ cũng phải nhận được sự chấp thuận từ Damascus hoặc trình lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc", ông Lavrov nhấn mạnh.

"Thực tế là họ đã đến đó một cách bất hợp pháp. Theo tôi, các cuộc tấn công của liên quân do Mỹ đứng đầu không chỉ nhằm vào các căn cứ của lực lượng khủng bố, mà có lẽ là nhằm vào các lực lượng của chính quyền Syria với mục đích cuối cùng là lật đổ chính quyền Damascus như những gì đã diễn ra tại Libya", ông Lavrov nói.

Eiffel Tower

Rạn nứt trong EU: Quốc hội Pháp bỏ phiếu kêu gọi dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống Nga

French National Assembly
Quốc hội Pháp
Quốc hội Pháp đã lần đầu tiên bỏ phiếu về việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống lại Nga. Nghị quyết này được thông qua với đa số phiếu.

Hỏa lực chéo cánh sẻ

Xin nhắc lại rằng, cuối tháng Bảy năm 2014, từ chỗ trừng phạt điểm nhắm vào những cá nhân và công ty riêng biệt, EU và Hoa Kỳ đã chuyển sang biện pháp chống lại toàn bộ các lĩnh vực thuộc nền kinh tế Nga. Đáp trả điều đó, Nga đã hạn chế nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm, và sau đó, vào tháng Sáu năm 2015, đã gia hạn lệnh cấm vận hàng thực phẩm đáp trả quyết định khi EU gia hạn lệnh trừng phạt chống Nga. Trong cuộc giao lưu trực tuyến vào tháng Tư năm 2016, ông Vladimir Putin nhấn mạnh, nếu EU và Mỹ gia hạn các biện pháp hạn chế, thì Nga sẽ gia hạn các biện pháp đáp trả lệnh trừng phạt.

Nhập khẩu hoặc sản xuất hàng thay thế nhập khẩu?

Theo Chủ tịch Hội các nhà sản xuất rau toàn quốc Sergei Korolev, nếu vào mùa hè EU thông qua quyết định dỡ̉ bỏ một số biện pháp hạn chế (trong trường hợp này Nga cũng sẽ thực hiện những hành động tương tự), thì điều đó sẽ tác động không nhiều đến các cơ sở sản xuất nông sản của Nga.

Nhận xét: Quốc hội Pháp nhận ra rằng lệnh trừng phạt kinh tế của EU chống lại Nga gây thiệt hại cho EU nhiều hơn Nga. Tuy nhiên, điều đó ít có khả năng tác động đến các nhà lãnh đạo EU, bởi vì họ không phải là "lãnh đạo" mà chỉ là những con rối của Hoa Kỳ.


Stop

Hội đồng Bảo an LHQ bác bỏ tuyên bố về chủ quyền của Israel đối với cao nguyên Golan

Netanyahu oil theft golan
Ngày 26/4, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã bác bỏ tuyên bố của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu về chủ quyền vĩnh viễn của nước này đối với cao nguyên Golan, vùng đất bị Israel chiếm từ Syria năm 1967.

Với tư cách Chủ tịch Hội đồng Bảo an trong tháng này, Đại sứ Trung Quốc Lưu Kết Nhất đã nhắc lại nghị quyết 1981 quy định rằng việc Israel "quyết định áp đặt luật pháp, thẩm quyền và quản lý hành chính tại cao nguyên Golan bị chiếm đóng của Syria là không có giá trị và không có bất kỳ ảnh hưởng pháp lý quốc tế nào."

Ông Lưu cho biết các thành viên Hội đồng Bảo an "đã bày tỏ sự lo ngại sâu sắc" về những tuyên bố của Israel và nhấn mạnh vị thế không thay đổi của Golan.

Tuy nhiên, bất chấp áp lực từ các nước Arab, Hội đồng Bảo an đã không đưa ra bất kỳ tuyên bố mạnh mẽ nào như kêu gọi Israel rút khỏi khu vực rộng 1.200 km2 này.

Động thái của Hội đồng Bảo an diễn ra sau những phát biểu của thủ tướng Israel Netanyahu hồi đầu tháng này trong một cuộc họp nội các được tổ chức lần đầu tiên tại Golan, trong đó ông Netanyahu tuyên bố cao nguyên này sẽ "vĩnh viễn thuộc sự kiểm soát của Israel" và nước này "sẽ không bao giờ rút khỏi cao nguyên Golan."

Nhận xét: Sau khi đã chiếm hầu hết đất và tiến hành diệt chủng người Palestine trước sự làm ngơ của thế giới, Netanyahu nghĩ rằng hắn có thể lặp lại điều đó tại cao nguyên Golan mà Israel chiếm từ Syria.


Gold Bar

Thiết lập chuẩn giá vàng mới, Trung Quốc bắt đầu đưa vàng về giá trị thực của nó

Gold
© Pixabay.com
Trung Quốc vừa thiết lập một chuẩn giá vàng bằng đồng nhân dân tệ nhằm làm gia tăng ảnh hưởng của nước này trên thị trường vàng toàn cầu, đồng thời cạnh tranh với chuẩn giá vàng London.

Giới chuyên gia kim loại quý tại Anh nhận định rằng việc Trung Quốc vừa thiết lập một chuẩn giá vàng bằng đồng nhân dân tệ (NDT) là nhằm làm gia tăng ảnh hưởng của nước này trên thị trường vàng toàn cầu, đồng thời động thái này được đánh giá là một sự cạnh tranh với chuẩn giá vàng London.

Chuẩn giá vàng của Trung Quốc bắt đầu được xác lập ngày 19/4 trên Sàn giao dịch Vàng Thượng Hải (SGE), ở mức 256,92 NDT (tương đương 39,71 USD)/gram (vàng 9999), tức là cao hơn so với giá vàng thế giới hiện nay.

Chuẩn giá vàng của Trung Quốc được thiết lập hai lần mỗi ngày, từ hợp đồng giao dịch của 18 ngân hàng, trong đó có các ngân hàng quốc tế như Standard Chartered Bank và ANZ (Australia & New Zealand Banking Group).

Các chuyên gia lưu ý rằng chuẩn giá vàng bằng đồng NDT sẽ dần làm giảm mức độ ảnh hưởng của chuẩn giá vàng London.

Nhận xét: Từ vài thập kỷ nay, giá vàng hoàn toàn bị các ngân hàng phương Tây thao túng thông qua sàn giao dịch London (Anh) và Comex (Hoa Kỳ). Tuyệt đại đa số giao dịch vàng trên hai sàn này là không trao tay (lượng vàng giao dịch được quy đổi ra tiền vào cuối giao dịch). Để hình dung, lượng vàng tương đương sản lượng khai thác trên toàn thế giới được giao dịch tại London chỉ trong 4,4 ngày. Do bản chất giao dịch như vậy, các ngân hàng phương Tây có thể dễ dàng thao túng thị trường bằng hình thức bán khống mặc dù bản thân họ có rất ít vàng.

Ngược lại, sàn giao dịch vàng Thượng Hải giao dịch bằng hình thức trao tay (vàng chuyển từ bên bán sang bên mua vào cuối giao dịch). Do vậy, rất khó để thao túng thị trường này. Nhờ vậy, vàng sẽ có thể thoát khỏi sự thao túng của giới tài chính phương Tây và trở về với giá trị thực của nó, cao hơn rất nhiều so với giá hiện nay. Đó sẽ là một cái đinh nữa đóng vào quan tài của hệ thống tài chính dựa trên đồng đôla Mỹ.

Xem thêm: Năm 2015, khối BRICS chiếu tướng giới tài chính phương Tây?


Key

Quốc hội Nga phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do EAEU - Việt Nam

Vietnam EAEU
Viện Duma Quốc gia Nga đã phê chuẩn Hiệp định về thành lập khu vực thương mại tự do giữa các nước của Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) gồm Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia , Kyrgyzstan và Việt Nam.

Hiệp định này là văn kiện đầu tiên trong lịch sử EAEU về thành lập khu vực thương mại tự do với nước ngoài. Theo Thứ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Nga Alexei Likhachev, việc thành lập khu vực thương mại tự do không chỉ đóng góp vào sự tăng trưởng kim ngạch thương mại hai chiều và củng cố quan hệ kinh tế thương mại giữa các bên tham gia thỏa thuận, mà còn sẽ giúp EAEU mở rộng quá trình tiếp cận nền kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Thỏa thuận này quy định cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với phần lớn các mặt hàng. Ví dụ, Nga và các nước khác của EAEU cam kết giảm hoặc xoá bỏ thuế quan đối với 87,4% số dòng thuế nhập khẩu từ Việt Nam. Và Việt Nam cũng cam kết giảm hoặc xóa bỏ 87,7% số dòng thuế nhập khẩu từ Nga và các nước khác của EAEU.

Cụ thể hơn, thuế quan cho các sản phẩm sữa sẽ giảm 20% ngay sau khi Hiệp định FTA đi vào hiệu lực. Khi đó, trong danh mục những mặt hàng không chịu thuế sẽ có phân bón kali và hạt lanh, sẽ xoá bỏ ngay 71% dòng thuế nhập khẩu đối với hải sản. Đối với gia cầm, thuế quan sẽ giảm từ 20% xuống 0% trong lộ trình 5 năm, đối với các đồ uống có cồn — từ 10% xuống 0% trong lộ trình 10 năm. Đối với xe tải, thuế quan sẽ giảm từ 17% xuống 0% trong lộ trình 10 năm. Trong thời hạn 5 năm tới, đối với mặt hàng giày dép, 77% dòng thuế sẽ được cắt giảm và xóa bỏ.