Chủ Những Con RốiS


Take 2

Phỏng vấn Đại sứ Nga tại Việt Nam: Nga không ủng hộ bên nào trong tranh chấp Biển Đông

Russian ambassador in Vietnam Konstantin Vnukov
Đại sứ Nga tại Việt Nam Konstantin Vnukov
Trả lời phỏng vấn Lao Động trước chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Liên bang Nga (16 - 18.5) và dự Hội nghị Thượng đỉnh Nga - ASEAN tại Sochi (19 - 20.5), Đại sứ Nga tiết lộ, tuyên bố Sochi sẽ đưa ra quan điểm thống nhất giữa Nga và ASEAN về an ninh khu vực, kể cả về Biển Đông.

* Thưa đại sứ, chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ra nước ngoài là tới Liên bang Nga. Ông chờ đợi gì về việc ban lãnh đạo mới của Việt Nam đóng góp vào quan hệ hai nước?

- Chúng tôi đánh giá rất cao và coi trọng việc bầu ban lãnh đạo mới của Việt Nam. Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Dmitry Medvedev đã có điện mừng các nhà lãnh đạo mới đúng vào ngày họ được bầu. Chúng tôi hoan nghênh lãnh đạo mới của Việt Nam mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ hai nước, mà ví dụ là chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Trước đó Bộ trưởng Quốc phòng mới của Việt Nam có chuyến thăm đầu tiên ra nước ngoài là Nga. Hai bên cũng đã chuẩn bị chuyến thăm chính thức đầu tiên của Bộ trưởng Công an, tiếp đó là Bộ trưởng Văn hóa Thể thao Du lịch sẽ sẽ thăm chính thức Liên bang Nga và dự khai mạc những ngày văn hóa VN tại LB Nga. Tôi cũng rất coi trọng việc Chủ tịch Nước Trần Đại Quang sau khi được bầu đã tiếp đại sứ nước ngoài đầu tiên chính là tôi.

Tôi rất vui khi thấy mức độ tin cậy giữa hai bên rất cao. Nga là một trong những nước Việt Nam có quan hệ chiến lược toàn diện. Nhưng đồng thời tôi nghĩ rằng có điều chưa tương xứng, chính là lĩnh vực thương mại và đầu tư. Tôi hy vọng chuyến thăm chính thức của Thủ tướng sẽ đóng vai trò thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước.

Георгиевская ленточка

Đẳng cấp Nga: Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nhảy Kalinka tại hội nghị Nga - ASEAN

Maria Zakharova dances
© Vladimir Pesnya / SputnikPhát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhảy tại gala buổi tối ở Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Russia ở Sochi
Phát ngôn viên chính thức Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova giữ lời hứa trong cuộc họp báo và nhảy điệu "Kalinka" tại tiệc chiêu đãi Hội nghị thượng đỉnh Nga-ASEAN.

Tại buổi họp báo, khi kể về tiệc tiếp tân này, bà Zakharova nói:

"Tôi hứa rằng trong chương trình dạ tiệc tôi sẽ nhảy điệu dân gian Nga "Kalinka".

Khi giới thiệu tiết mục "Kalinka", người dẫn chương trình nói rằng đó là "bài hát yêu thích không chỉ của người dân Nga và fan hâm mộ Chelsea, mà cả nhiều người nước ngoài." Khi bài hát vang lên, bà Maria Zakharova ra sàn nhảy phụ họa rất điêu luyện.

Sau đó, trên kênh truyền hình Life, bà Zakharova nói rằng đó hoàn toàn là sự ngẫu hứng tuyệt đối và bà không hề chuẩn bị trước để nhảy múa.

Nhận xét: So sánh hành động này với các phát ngôn viên bộ ngoại giao Hoa Kỳ như Jen Psaki và Marie Harf: Một bên là một con người cười nói, nhảy múa không hề e ngại và bên kia là những người máy vô cảm với những nụ cười giả tạo và chỉ có thể lặp lại những lời dối trá trắng trợn từ sau bục phát biểu.


Cow Skull

Trọng Tâm SOTT: Chẳng phải tự nhiên kỳ diệu sao? Mọi người kinh hoàng về chuyện sư tử ăn con bê chưa đẻ - chẳng trách nào họ mù tịt về Syria

buffalo lion
© Can't Believe Eyes / YouTubeSư tử tha con bê chưa đẻ lấy từ bụng trâu mẹ vừa bị giết. Đây là tự nhiên. Và nếu bạn từ chối nhìn vào nó, làm sao bạn có thể hy vọng nhìn nhận những gì thực sự đang xảy ra ở những quốc gia như Syria và Iraq?
Con người có phải bị tâm thần phân liệt không? Đây là một câu hỏi nghiêm túc. Nói chung, người tâm thần phân liệt được định nghĩa là một người có hành vi xã hội bất thường và không có khả năng hiểu hiện thực. Bạn có thể lập luận rằng hai tiêu chí đó gần như là một, hay ít nhất cái này dẫn đến cái kia. Nếu bạn không có khả năng hiểu hiện thực, bạn sẽ không thể có những tương tác xã hội bình thường, và ngược lại nếu tương tác của bạn với những người khác là không ổn thì có điều gì đó bạn vẫn còn chưa nắm được trong việc thấu hiểu hiện thực xung quanh bạn.

Nhưng "không có khả năng hiểu hiện thực", cụm từ đó thực sự mô tả một con người bình thường (và cả một số người hơn mức bình thường nữa). Tôi đồng ý rằng có những mức độ khác nhau trong việc có vấn đề với thấu hiểu hiện thực, và những người tâm thần phân liệt thực sự hiển nhiên là nằm ở đầu cực của giải phổ. Nhưng suy cho cùng nó đều cùng là một vấn đề. Vì vậy, không đáng ngạc nhiên khi một phân tích hợp lý và khách quan hơn về chứng tâm thần phân liệt định nghĩa nó là một căn bệnh xã hội thay vì hoàn toàn là di truyền hay thể chất. Nghĩa là nó là kết quả của ảnh hưởng độc hại từ những gì được coi là "thông thường" trong xã hội hiện đại tuyệt vời của chúng ta lên tâm trí, thể xác và tâm linh của mỗi người. Những người tâm thần phần liệt có thể là trường hợp cực đoan, nhưng tất cả chúng ta đều bị ảnh hưởng.

Liệu có sự khác biệt căn bản nào giữa một bệnh nhân tâm thần phân liệt tin vào điều gì đó vì có những tiếng nói trong đầu anh ta bảo vậy, và người dân trong cả một quốc gia tin rằng Hoa Kỳ xâm lược Iraq để mang đến tự do và dân chủ chỉ vì chính phủ của họ bảo vậy? Trong cả hai trường hợp, họ đều bị thao túng bởi một quyền lực gian trá, giả mạo. Sự khác biệt quan trọng duy nhất mà tôi có thể nghĩ ra được là trong trường hợp thứ nhất, cuộc đời của một người duy nhất bị ảnh hưởng tiêu cực, trong khi trong trường hợp thứ hai, hàng triệu cuộc đời không chỉ bị ảnh hưởng tiêu cực, mà còn bị hủy diệt.

Vậy nên tôi mới lập luận rằng tất cả mọi người đều bị "tâm thần phân liệt" ở một mức độ nào đó, và bất cứ ai không đồng ý nên đi gặp bác sĩ tâm thần. Nhưng một ví dụ cụ thể về sự thiếu khả năng thích nghi với sự thật hay hiện thực của con người lọt vào mắt tôi khi đọc một bài viết trên RT.com về một sự kiện tuyệt vời gần đây ở công viên quốc gia Kruger: một con sư tử ăn một con trâu. Không ấn tượng lắm? Vâng, nhưng "tâm điểm" của sự kiện này đối với những người xem (và với một nửa internet) là việc con sư tử xé toang bụng con trâu (cái), lôi cái thai chưa sinh ra và mang đến cho vài con sư tử khác, và chúng đều cùng ăn.
Sau khi nó sục đầu vào cơ thể máu me của con trâu đã chết, người ta có thể thấy nó lôi ra một khối thịt.

'Cái gì vậy?' người đàn ông hỏi, 'Trông nó giống như cái dạ dày.'

Rồi đột nhiên, khi con mèo lớn mang con mồi nó kiếm được đi, người phụ nữ kêu lên trong kinh hoàng, 'Đấy là một con con!'.

'Nó có mang, con sư tử mang con con đi,' cô nói một cách kinh tởm, 'Chúa ơi, ghê quá.'

Nhận xét: Xem thêm:


Chess

Thượng viện Mỹ thông qua dự luật cho phép nạn nhân vụ 11/9 kiện Ả rập Xê út

11-s 911
© REUTERS/Sean Adair
Hôm 17-5, Thượng viện Mỹ bỏ phiếu thông qua dự luật cho phép gia đình và nạn nhân vụ khủng bố 11-9-2001 được phép kiện Ả Rập Saudi do sự liên quan của Riyadh trong vụ khủng bố này.

Dự luật nói trên - JASTA (tạm gọi là Đạo luật chống tài trợ khủng bố) - bị Nhà Trắng phản đối dẫn đến việc bị đình trệ suốt nhiều tháng qua.

Những người tài trợ dự luật bao gồm Thượng nghị sĩ Cộng hòa John Cornyn và Thượng nghị sĩ Dân chủ Chuck Schumer - hai nhân vật tên tuổi của lưỡng đảng. Hôm 17-5, sau cuộc bỏ phiếu trực tiếp, dự luật đã được Thượng viện Mỹ thông qua.

Sắp tới, JASTA sẽ được gửi đến Hạ viện, nơi Ủy ban Tư pháp dự kiến tổ chức phiên điều trần về biện pháp thực thi trong tương lai gần. Trước đây, Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan, người của đảng Cộng hòa, bày tỏ lo ngại về JASTA.

Nếu trở thành luật, JASTA sẽ dỡ bỏ quyền miễn trừ quốc gia vốn ngăn cản các vụ kiện nhằm vào các chính phủ và các nước bị cho là dính líu tới các vụ khủng bố trên đất Mỹ. Ví dụ, JASTA cho phép những người sống sót và gia đình các nạn nhân vụ khủng bố 11-9-2001 kiện Ả Rập Saudi cũng như một số nước liên quan để đòi bồi thường thiệt hại.

Nhận xét: Trong vài năm qua, Hoa Kỳ đã buộc Ả rập Xê út bán phá giá dầu mỏ hòng làm hại Nga về kinh tế. Tuy nhiên, điều này cũng đẩy Ả rập Xê út đến bờ vực khủng hoảng nghiêm trọng và họ cũng biết điều đó. Do vậy, dự luật này, cùng với việc nhắc đến 28 trang tài liệu mật trong báo cáo 11/9, có vẻ là công cụ để buộc hoàng gia Ả rập Xê út phải tuân lệnh Washington, ngay cả khi mệnh lệnh đó đồng nghĩa với tự sát.

Xem thêm:


Eagle

Đế chế phản công: Hoa Kỳ kích hoạt đảo chính trá hình ở châu Mỹ Latin

temer
Tổng thống lâm thời Brazil Michel Temer
Mỹ đang có nhiều hoạt động nhằm kích hoạt điểm nóng tại Mỹ La tinh, đặc biệt là các quốc gia Brazil và Venezuela.

Tổng thống tạm quyền Brazil bị tình nghi là gián điệp Mỹ

Ngày 13/5, trang mạng Wikileaks dựa vào các bức điện tín từ năm 2006 cho rằng, Tổng thống tạm quyền của Brazil, ông Michel Temer đã cung cấp thông tin tình báo chính trị cho Hội đồng An ninh Quốc gia và quân đội Mỹ trong quá trình ông làm lãnh đạo Đảng phong trào Dân chủ (PMDB).

Chia sẻ trên Twitter, WikiLeaks cho biết: "Tổng thống mới của Brazil là người cung cấp tin tức (đại sứ) cho quân đội và tình báo Mỹ".

Theo nguồn tin, hồi tháng 1 và tháng 6/2006, trong 2 bức điện tín được đánh dấu "Nhạy cảm", ông Temer đã chuyển cho Bộ tư lệnh miền nam Mỹ ở Miami và Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ cùng nhiều đối tượng khác những quan điểm của ông về sự thống nhất trong đảng và trong các cuộc bầu cử tổng thống sắp diễn ra vào thời điểm đó.

Bulb

Quốc hội Đức chuẩn bị công nhận Thổ Nhĩ Kỳ đã phạm tội ác diệt chủng người Armenia

Armenian genocide
Thường dân Armenia bị những người lính Ottoman ép buộc rời Harput (Kharpert), đến một nhà tù ở Mezireh (ngày nay là Elazig), vào tháng 4-1915
Đức chuẩn bị công nhận Đế chế Ottoman phạm tội diệt chủng người Armenia

Theo truyền thông Đức, Quốc hội nước này đang tích cực thúc đẩy một sáng kiến ngoại giao quan trọng, mà nếu nó được thông qua, có khả năng làm cho Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nổi cơn thịnh nộ - tờ Financial Times của Anh nhận định.

Theo dữ liệu của tờ báo Anh, Bundestag (Quốc hội Đức) sẽ công nhận thuật ngữ "diệt chủng" khi nói về vụ giết hại hàng loạt người Armenia trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, trên lãnh thổ do Đế chế Ottoman kiểm soát (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay).

"Vụ diệt chủng Armenia" (tiếng Armenia: Հայոց Ցեղասպանութիւն ("Hayoc' c'ejaspanut'iwn"), tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Ermeni Soykırımı) còn được biết đến với các tên gọi là "Cuộc tàn sát Armenia", "Đại họa" (Մեծ Եղեռն "Mec Ejer'n") hay "Thảm sát Armenia".

Đây là các tên gọi của một sự kiện bi thảm trong lịch sử thế giới về vụ trục xuất và thảm sát đến hơn 1,2 triệu người Armenia trong thời kỳ chính phủ của Liên hiệp Thanh niên Cách mạng Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1915 đến 1917 ở Đế chế Ottoman (Thế chiến thứ nhất).

War Whore

Đổ thêm dầu vào địa ngục: Mỹ trang bị vũ khí cho Libya. Nhưng vũ khí ấy sẽ vào tay ai?

ISIS libya
© www.brockpress.comIS tại Libya
Mỹ và các cường quốc hôm qua tuyên bố sẵn sàng cung cấp vũ khí cho Chính phủ được quốc tế công nhận của Libya để đối phó với IS và các nhóm khủng bố khác, xem xét miễn trừ lệnh cấm vận vũ khí cho quốc gia Bắc Phi này. Tuyên bố này được đưa ra tại Hội nghị quốc tế bàn về Libya, dưới sự chủ trì của Mỹ và Italy diễn ra tại thủ đô Vienna (Áo) ngày 16/5.

Hội nghị quốc tế lần này có sự tham gia của đại diện các nước Ủy Vienna thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, một số nước châu Âu, các tổ chức quốc tế và khu vực.

Trong tuyên bố chung kết thúc hội nghị, Mỹ và các cường quốc thế giới cam kết sẵn sàng cung cấp vũ khí cho Chính phủ được quốc tế công nhận của Libya để đối phó với IS và các nhóm khủng bố khác, đồng thời sẽ thúc đẩy việc miễn trừ lệnh cấm vận vũ khí với quốc gia Bắc Phi này.

Hiện Liên Hợp Quốc đang áp đặt một lệnh cấm vận đối với Libya, nhằm ngăn chặn các loại vũ khí gây sát thương có thể rơi vào tay các nhóm khủng bố và các nhóm phiến quân đang tranh giành quyền lực tại nước này. Tại hội nghị, nhiều nước cũng đưa ra những cam kết hỗ trợ Chính phủ mới tại Libya.

Nhận xét: Nhờ Hillary Clinton và công lao "truyền bá dân chủ" của mụ ở Libya, hiện giờ đất nước này có hai chính phủ chiếm cứ hai vùng, cùng tổ chức khủng bố IS chiếm một phần của đất nước nữa. Bạo loạn, khủng bố, chết chóc xảy ra hàng ngày. Trong bối cảnh như vậy, Hoa Kỳ đổ vũ khí vào có phải giống như đổ dầu vào địa ngục hay không? Hoặc là giống như đổ vũ khí cho phe "đối lập" Syria để rồi phần lớn số vũ khí đó bị "mất" vào tay khủng bố IS?

Nhân tiện, tất cả những điều đó sẽ không xảy ra nếu NATO không lật đổ và sát hại Gaddafi.

Xem thêm:


Better Earth

Chuyến thăm Nga của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Xung lực mới cho hợp tác Việt - Nga

Vietnamese and Russian Prime Ministers
© TTXVN
Chiều 16.5, theo giờ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam đã tới thủ đô Moscow, bắt đầu chuyến thăm chính thức Liên bang Nga theo lời mời của Thủ tướng Dmitry Medvedev. Sau lễ đón diễn ra trang trọng tại sân bay Vnukovo 2, tối cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hội đàm với Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev.

Mở rộng thanh toán bằng nội tệ

Trong không khí hữu nghị, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Medvedev khẳng định quyết tâm tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga, trao đổi và thống nhất nhiều biện pháp thúc đẩy hợp tác song phương đáp ứng lợi ích lâu dài của nhân dân hai nước. Hai thủ tướng bày tỏ hài lòng về sự tin cậy ngày càng cao trong quan hệ chính trị giữa hai nước, nhất trí cần tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn các cấp, theo các kênh Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, các bộ, ngành, các tổ chức xã hội cũng như giữa các địa phương, duy trì hiệu quả các cơ chế đối thoại, tham vấn hiện có.

Về tình hình hợp tác kinh tế - thương mại, hai bên nhất trí cho rằng cần hết sức nỗ lực để khắc phục suy giảm trao đổi thương mại song phương, với việc triển khai đồng bộ các biện pháp như tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hai nước trong các hoạt động xuất nhập khẩu, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, triển khai mở rộng thanh toán bằng đồng nội tệ, và nhất là tranh thủ tối đa những lợi thế của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu cũng như của các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia.

Key

Tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte muốn quan hệ thân thiện với Trung Quốc

Rodrigo Duterte
© BBCTân tổng thống Philippines Rodrigo Duterte
Tại buổi họp báo đầu tiên, Tổng thống đắc cử của Philippines Rodrigo Duterte nói muốn quan hệ thân thiện với TQ, khẳng định cho phép lực lượng an ninh nổ súng để trấn áp tội phạm.

Ngày 15/5, ông Rodrigo Duterte đã có buổi họp báo đầu tiên sau khi chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 9/5. Tại dịp này, ông đã khẳng định sẽ thực hiện nhiều lời hứa chính sách đưa ra trong quá trình tranh cử.

Về quan hệ với Trung Quốc, một phóng viên đã hỏi ông Duterte có muốn quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc so với chính sách của Tổng thống Aquino được nhiệm hay không. Duterte tuyên bố muốn xây dựng mối quan hệ thân thiện, nói ông sẵn sàng đối thoại trực tiếp về vấn đề tranh chấp lãnh thổ đã làm tổn hại đến quan hệ song phương, AFP đưa tin.

Quan hệ Trung Quốc - Philippines căng thẳng nghiêm trọng trong nhiệm kỳ của Tổng thống Aquino, đặc biệt sau khi Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough năm 2012.

Chính quyền Aquino phản ứng bằng cách ký hiệp ước quốc phòng mới với Mỹ, kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế, tìm cách đưa vấn đề ra nhiều diễn đàn đa phương.

Nhận xét: Với xu hướng thân thiện hơn với Trung Quốc của vị tân tổng thống, Philippines sẽ không còn sẵn lòng làm con tốt đi đầu cho Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống Trung Quốc nữa. Do vậy, vai trò đó nhiều khả năng sẽ được chuyển sang cho Việt Nam, điều mà giới lãnh đạo Việt Nam có vẻ sẵn sàng đón nhận.


Key

Sau Pháp, Đức và Áo cũng đã lên tiếng đòi bãi bỏ lệnh trừng phạt Nga

French farmers protest against anti Russia sanctions
Nông dân Pháp biểu tình phản đối lệnh trừng phạt kinh tế chống lại Nga
Đảng đối lập lớn nhất của Đức "Sự thay thế dành cho nước Đức" đã gửi cho chính quyền vùng Baden-Württemberg bản kiến nghị về sự cần thiết loại bỏ các lệnh trừng phạt chống Nga.

Theo ý kiến của đảng đối lập Đức, các biện pháp hạn chế trong quan hệ với Liên bang Nga đã tác động tiêu cực đến chỉ số hiệu suất của Baden-Württemberg, là khu vực với nền kinh tế phát triển cao. Chẳng hạn, hơn 900 công ty đăng ký tại khu vực này có đại diện tại Nga. Và do tác động từ chính sách đối ngoại của Berlin với Nga, 42.000 người Đức đang có nguy cơ mất việc làm.

Trong toàn bộ các vùng của Đức thì Baden-Württemberg có chỉ số xuất khẩu cao nhất, 1/3 cư dân trong độ tuổi lao động của khu vực đang làm việc trong ngành xuất khẩu.

"Biện pháp trừng phạt chống Nga cần được dỡ bỏ, bởi những biện pháp đó quay trở lại chống chúng ta và có những hậu quả tiêu cực với nền kinh tế. Liên bang Nga là một trong những đối tác quan trọng của Baden-Württemberg, không nên để quan hệ thương mại với Nga bị sa sút," bản kiến nghị nêu rõ.

Ông Stein đứng đầu bộ máy lãnh đạo của đảng đối lập thông báo rằng kiến nghị tương tự cũng sẽ được gửi đến nghị viện Liên bang Đức.

Nhận xét: Cuộc chiến kinh tế giữa Nga và châu Âu gây thiệt hại cho châu Âu nhiều hơn Nga. Lý do duy nhất nó vẫn còn tiếp tục là vì các nhà lãnh đạo châu Âu là những con rối làm theo lệnh Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trước sức ép của dân chúng, điều đó cũng đang phải thay đổi.