Đứa Con Xã HộiS


Megaphone

Hay Nhất Mạng: Tại trụ sở tổ chức OPCW, các nhân chứng vạch trần màn kịch tấn công hóa học tại Syria

Hassan Diab at OPCW headquarter
Cậu bé Hassan Diab, được cho là nạn nhân trong video 'tấn công hóa học', tại trụ sở OPCW
Tham dự buổi họp báo tại trụ sở của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) có nhiều thành phần, trong đó có các quan chức Nga, các nhân chứng bị cho là nạn nhân trong video được công bố và một số quan chức quốc tế.

Phát biểu trong buổi họp báo, Hassan Diab, 11 tuổi nói rõ ràng: "Khi đang đứng ở tầng hầm, chúng cháu nghe thấy tiếng mọi người gào thét rằng cần chạy đến bệnh viện. Chúng cháu chạy qua một đường hầm. Tại bệnh viện họ bắt đầu dội nước lạnh vào người cháu. Chúng cháu không biết tại sao họ lại dội nước và xịt thứ gì đó vào mặt".

Cùng với lời nói của Diab, cha của em này là ông Omar Diab thẳng thắn nói rằng không có ai trong đoạn video này bị nhiễm độc và tất cả mọi người đều khỏe mạnh.

Bố của Hassan Diab khẳng định: "Bọn trẻ được đưa tới bệnh viện mà không hiểu nguyên nhân tại sao. Sau đó chúng tôi mới biết đó là chuyện bịa đặt. Chúng tôi chưa bao giờ nhìn thấy bất kỳ chất độc hay chất hóa học nào. Cả gia đình tôi cũng chưa thấy bao giờ".

Георгиевская ленточка

Dũng cảm, tài trí, trung thành với tổ quốc - Bên trong chương trình đào tạo thế hệ lãnh đạo kế thừa của chính phủ Nga

Russia future leadership training program
Báo Moscow Times cho biết sắp kết thúc chương trình tập huấn ứng viên lãnh đạo chính quyền Nga, trong đó có những bài thử thách sự dũng cảm của ứng viên, như họ phải nằm dưới xe tăng chạy qua người, nhảy khỏi vách núi...

Chương trình tập huấn nhằm sàng lọc những ứng viên kế thừa nhiệm vụ lãnh đạo chính quyền, sắp kết thúc trước khi Tổng thống Vladimir Putin thực hiện cuộc thay đổi nhân sự chính phủ, điều ông đã nói bóng gió sau khi trúng cử tổng thống nhiệm kỳ thứ 4 hôm 18.3.

Ông Putin sẽ làm lễ nhậm chức vào ngày 7.5 tới, cũng là ngày kỷ niệm Hồng quân Liên Xô đánh thắng phát xít Đức, góp phần kết thúc Thế chiến 2.

Trang tin thương mại điện tử RBC (Nga) hôm 24.4 đưa tin tổng cộng 74 ứng viên đã lọt vào vòng chung kết của chương trình tập huấn từ tháng 6.2017 đến tháng 4.2018. Chương trình này do Học viện tổng thống về kinh tế quốc dân và hành chính công (RANEPA) soạn lập.

Rocket

Những mảnh xác B-52 thời xưa và những mảnh xác Tomahawk thời nay

failed Tomahawk missile in Syria
1- Những mảnh xác B-52

Che giấu thất bại là thói quen thường thấy của các nước đế quốc khi bị nhân dân các nước bị xâm lược giáng những đòn trừng phạt. Chiến tranh Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Sau 4 năm đưa lục quân và lính thủy đánh bộ Mỹ trực tiếp vào tham chiến tại chiến trường miền Nam Việt Nam, năm 1968 là năm mà đại tướng William Childs Westmoreland phải hứng chịu con số thương vong nặng nề nhất của quân viễn chinh Mỹ tại miền Nam Việt Nam.

Theo các số liệu của Viện Quốc tế nghiên cứu chiến lược (IISS) tại London (Anh) công bố năm 1976 thì chỉ tính riêng năm 1968, số sĩ quan và lính Mỹ chết trận ở miền Việt Nam đã tương đương với con số thương vong của lính Mỹ 3 năm trước đó cộng lại. Trong năm 1968, khoảng 22.000 sĩ quan và lính Mỹ tử trận, trên dưới 110.000 người bị thương. Ngay cả khi có những thước phim nóng hổi từ các phóng viên mặt trận được trình chiếu trên các kênh truyền hình Mỹ và làm dấy lên làn sóng phản đối Chiến tranh Việt Nam lan tràn khắp nước Mỹ thì Nhà Trắng và Lầu Năm Góc cũng chỉ tiết lộ một phần sự thật hòng xoa dịu dư luận.

Nhận xét: Xem thêm: Nga công bố vật chứng về hàng loạt tên lửa Mỹ bị bắn hạ tại Syria, bao gồm 2 cái bị "bắt sống"


Rocket

Nga công bố vật chứng về hàng loạt tên lửa Mỹ bị bắn hạ tại Syria, bao gồm 2 cái bị "bắt sống"

US missile pieces after being intercepted in Syria
Các mảnh tên lửa bị bắn hạ
Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga hôm nay đã công bố chi tiết những thông tin liên quan đến cuộc không kích của Mỹ và đồng minh vào Syria rạng sáng 14/4. Ngoài ra, quân đội Nga cũng xác nhận sắp chuyển hệ thống phòng không hiện đại cho Syria.

Bắn hạ 46 tên lửa

TASS dẫn lời Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nga, Tướng Sergei Rudskoy, ngày 25/4 cho biết, quân đội Syria đã bắn hạ tổng cộng 46 tên lửa của liên quân nhằm vào các mục tiêu ở Damascus và các khu vực ngoại ô rạng sáng 14/4.

"Dữ liệu do các hệ thống phòng không và trinh sát mà chúng tôi ghi nhận được cũng như công tác kiểm chứng thực địa, lấy lời nhân chứng cho thấy các hệ thống tên lửa đất đối không Pantsir, Osa, Strela-10, Buk, Kvadrat và S-125 bảo vệ thủ đô Syria, các căn cứ không quân lân cận ở Duvali, Dumayr, Bley và Mezze của quân đội Syria đã phá hủy 46 tên lửa hành trình (của Mỹ và đồng minh)", ông Rudskoy nói.

Fire

'Lò lửa' tiếp tục cháy rực tại Đà Nẵng, khôi phục niềm tin người dân ở "thành phố đáng sống"

Phan Văn Anh Vũ, real estate tycoon in Vietnam
Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ "nhôm"
Có lẽ chưa bao giờ xã hội lại chứng kiến nhiều cuộc truy tố, bắt, khám xét như thời gian gần đây. Thế nhưng dường như không ai cảm thấy kinh ngạc, lo lắng trước cảnh người này bị tra tay vào còng, bị áp giải lên xe hay người kia bị khởi tố cấm đi khỏi nơi cư trú. Bởi, họ hiểu đó là cái kết tất yếu với những ai phụ lòng tìn của nhân dân.

Cuối cùng thì những lời đồn đoán về sự bất bình thường ở Đà Nẵng đã có lời đáp. Hàng loạt cán bộ lãnh đạo, nguyên lãnh đạo của thành phố bị kỷ luật Đảng, bị khởi tố do liên quan đến những sai phạm nghiêm trọng trong quản lý đất đai, công sản.

Chỉ trong một ngày, cùng với cựu Trung tướng, cựu Phó tổng cục trưởng Bộ Công an Phan Hữu Tuấn, tại Đà Nẵng, 5 người khác đã nhận lệnh khởi tố, trong đó có 2 cựu Chủ tịch TP là Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến.

Phía sau 3 nhân vật từng là cán bộ cấp cao bị khởi tố này, ai cũng thấy lấp ló bóng dáng của Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ "nhôm" - trùm bất động sản một thời làm mưa làm gió xứ này.

Megaphone

Hàn Quốc ngừng phát thanh tuyên truyền chống Triều Tiên dọc biên giới hai nước

Korea loudspeaker propaganda border
© Chung Sung-Jun / Getty Images
Reuters dẫn lời Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, từ rạng sáng ngày hôm nay (23/4), nước này đã dừng phát thanh tuyên truyền ở khu vực biên giới với Triều Tiên.

Đây được coi là động thái thiết lập bầu không khí hòa bình với Bình Nhưỡng trước thềm hội nghị Thượng đỉnh liên Triều được tổ chức vào ngày 27 tới đây.

Ở phía bên kia biên giới, Triều Tiên cũng có hệ thống phát thanh tuyên truyền. Tuy nhiên, các quan chức Hàn Quốc chưa thể xác nhận liệu Triều Tiên đã ngừng hoạt động này hay chưa. Hồi tháng 2 vừa qua, Bình Nhưỡng đã giảm âm lượng các loa tuyên truyền sau lễ khai mạc Thế vận hội Mùa đông ở PyeongChang.

"Chúng tôi hi vọng quyết định này sẽ giúp cả hai miền bán đảo dừng công kích lẫn nhau, bắt đầu xây dựng nền tảng hòa bình và tạo một khởi đầu mới," đại diện Hàn Quốc cho biết.

Bomb

Đánh bom tại Kabul, Afghanistan trước bầu cử quốc hội làm 57 người chết, 119 bị thương

kabul bombing
© Reuters/Omar SobhaniHiện trường vụ đánh bom ngày 22/4/2018
Theo các số liệu mới nhất công bố tối 22/4, số người thiệt mạng trong vụ đánh bom liều chết do tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng tiến hành bên ngoài một trung tâm đăng ký bầu cử ở thủ đô Kabul của Afghanistan cùng ngày đã lên tới 57 người, trong khi số người bị thương cũng tăng lên 119 người.

Người phát ngôn Bộ Nội vụ Afghanistan Najip Danesh cho biết nạn nhân thiệt mạng đều là dân thường, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em, nhiều người bị thương đang trong tình trạng nguy kịch.

Tổng thống Ashraf Ghani đã ra tuyên bố lên án mạnh mẽ vụ tấn công được cho là đẫm máu nhất trong các dịp chuẩn bị bầu cử, đồng thời khẳng định cuộc tấn công không thể làm tổn hại tới tiến trình dân chủ tại quốc gia này.

Quan chức điều hành cấp cao Afghanistan (chức danh tương đương thủ tướng), ông Abdullah Abdullah và phái bộ Liên hợp quốc tại Afghanistan cũng đồng loạt lên án vụ tấn công. Iran và Ấn Độ cũng đã lên án vụ tấn công khủng bố đẫm máu này, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế chung tay để "nhổ rễ" mọi hình thức khủng bố.

Light Saber

Nga điều thêm 2 tàu chiến, vũ khí đến Syria cùng lúc nhóm tàu sân bay Mỹ vào Địa Trung Hải

Russian Destroyer ship Smetlivy
Tàu khu trục Smetlivy
Hạm đội Hắc Hải của Hải quân Nga đã triển khai thêm hai tàu chiến được trang bị tên lửa dẫn đường đến chi viện lực lượng tại căn cứ thành phố Tartus, Syria.

Trang tin AMN dẫn các nguồn tin cho biết hai tàu chiến Nga được xác định là hộ tống hạm 868 Pytilvyy (lớp Krivak) và tàu khu trục 870 Smetlivyy (lớp Kashin).

Tàu 868 Pytilvyy được trang bị các loại tên lửa diệt hạm và săn ngầm, trong khi chiếc 870 Smetlivyy có khả năng tấn công những mục tiêu trên không, biển và đất liền. Cả hai tàu này đã di chuyển từ Biển Đen đến phía đông Địa Trung Hải và dự kiến đến vùng biển Syria trong vòng một tuần.

Trong khi đó, trang WaelalRussi thân chính phủ Syria ngày 21/4 cho biết các thủy thủ trên một tàu hải quân Nga tại quân cảng Tartus ở Syria đã dùng thiết bị tạo màn khói khi hoạt động tại cảng. Đây được cho là cách để Nga che mắt các loại vệ tinh, máy bay do thám khi nước này chuyển giao tổ hợp tên lửa phòng không S-300 cho Syria.

Propaganda

Cố ý mù: Tạp chí Time 'loại' Putin khỏi danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới

Putin smile
Mức độ "thù ghét Nga" của phương Tây thời gian qua đã lên cao và lây lan như một "cơn sốt". Điều này khiến ai cũng phải nghĩ rằng các phương tiện truyền thông sẽ có xu thế để ý mọi lúc mọi nơi đến mọi động thái của Tổng thống Nga Putin. Nhưng không, thực tế lại không như vậy khi Tổng thống Putin không còn nằm trong "vòng quét radar" của giới truyền thông.

Và Tổng thống Nga Putin bị "đánh trượt" khỏi danh sách "100 nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất thế giới" do tạp chí Time của Mỹ bình chọn.

Dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, tạp chí Time đã chọn ra 100 cá nhân được đánh giá là có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới được chia theo các nhóm: "Nhà cải cách", "Nghệ sĩ", "Nhà lãnh đạo", "Người phi thường" và "Thần tượng".

Trong nhóm "Nhà lãnh đạo", Tổng thống Mỹ Donald Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe... là những cái tên được nhắc tới trong danh sách bình chọn năm 2018.

Eye 1

Ấn Độ thông qua luật cho phép tử hình kẻ hiếp dâm trẻ em gái dưới 12 tuổi

Indian rape protest
© AFPNgười biểu tình phản đối những vụ hiếp dâm tại Ấn Độ
Nội các Ấn Độ ngày 21-4 đã thông qua sắc lệnh áp dụng án tử hình với những kẻ hiếp dâm trẻ em gái dưới 12 tuổi tại nước này. Sắc lệnh chỉ còn chờ chữ ký mang tính thủ tục của tổng thống Ấn Độ trước khi có hiệu lực.

Sắc lệnh hành pháp được đưa ra ngay sau phiên họp khẩn cấp do Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chủ trì. Một loạt các vụ án hiếp dâm nghiêm trọng trên khắp Ấn Độ trong thời gian gần đây buộc chính phủ của ông Modi phải vào cuộc.

Bản sao sắc lệnh mà Hãng tin Reuters có được cho thấy những kẻ hiếp dâm trẻ em dưới 16 tuổi sẽ phải chịu thêm các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc.

Cụ thể, án tù tối thiểu cho những kẻ này được nâng lên tới 20 năm so với 10 năm. Những kẻ phạm tội hiếp dâm phụ nữ trưởng thành sẽ phải ngồi tù ít nhất 10 năm, thay vì 7 năm như trước.

Sắc lệnh không có khoản nào nhắc tới các biện pháp trừng phạt những kẻ hiếp dâm bé trai hoặc đàn ông trưởng thành.