Khoa Học Tâm LinhS


People 2

Hay Nhất Mạng: 5 dấu hiệu cảnh báo bạn đang ở trong một mối quan hệ độc hại (và nó đang giết chết bạn)

Toxic relationship
Có một thứ mà tôi, và không may là nhiều phụ nữ khác, biết rất rõ là những mối quan hệ độc hại. Độc chất là một thứ gây tổn hại cho bạn và làm bạn kiệt quệ. Một mối quan hệ độc hại có thể hủy hoại nhận thức của bạn về chính mình.

Có những mối quan hệ có hại và có những mối quan hệ độc hại, và tôi đã rơi vào trường hợp thứ hai ngày tôi bước chân vào đại học và sống chết yêu một anh chàng mà dường như mọi thứ đều không phù hợp. Giống như hầu hết các mối quan hệ khác, mối quan hệ này bắt đầu chẳng có vấn đề gì. Cảm giác ban đầu như điện giật, sự hấp dẫn là rất mạnh mẽ, nói chuyện thoải mái và dễ dàng, và lúc nào cũng thấy cần có nhau. Tôi chưa bao giờ cảm thấy bị thu hút nhiều như thế. Tôi có nhìn thấy một vài dấu hiệu bất ổn từ sớm, nhưng đã tự thuyết phục mình rằng mọi chuyện rồi sẽ ổn vì đơn giản là phải như thế. Nhưng mà mọi chuyện lại không như thế.

Qua thời gian mọi thứ chỉ trở nên tệ hơn, và sau một năm kể từ khi bắt đầu mối quan hệ đó tôi đã trở thành cái bóng của chính mình trước đây. Tôi không còn vui vẻ, thân thiện, lạc quan, tự tin, và tràn đầy ánh sáng. Thay vào đó tôi thường xuyên cảm thấy bấp bênh, bất an đau khổ, kiệt quệ, và buồn rầu. Tôi sống dưới một đám mây đen sợ hãi... sợ rằng mọi chuyện sẽ kết thúc, rằng anh ta sẽ bỏ đi. Khi ở cạnh anh ta có lẽ tôi cũng khốn khổ, nhưng tôi đã tin rằng không có anh ta tôi sẽ còn khốn khổ hơn nữa, bởi vậy mà tôi vẫn tiếp tục. Mối quan hệ đó nhẽ ra không nên kéo dài đến như thế. Tôi đã tiếp tục kể cả khi anh ta cho tôi thấy đủ mọi lý do rằng mối quan hệ ấy không nên tiếp tục. Cuối cùng, anh ta bỏ tôi, và đúng như đã dự đoán tôi cảm thấy mình chết từ bên trong.

Hiliter

Hay Nhất Mạng: Viết để chữa lành

Write to heal pennebaker
Trong gần 20 năm, tiến sĩ James W. Pennebaker giao cho mọi người một bài tập: viết xuống những cảm xúc sâu thẳm nhất của bạn về một chấn động tinh thần nào đó trong cuộc sống trong vòng 15 - 20 phút và làm vậy bốn ngày liên tục. Nhiều trong số những người làm theo hướng dẫn đơn giản của ông nhận thấy hệ thống miễn dịch của họ được tăng cường. Những người khác thấy điểm số của họ được cải thiện. Với một số người, toàn bộ cuộc sống của họ thay đổi.

Pennebaker, giáo sư khoa Tâm lý học tại trường Đại học Texas ở Austin và tác giả của nhiều cuốn sách trong đó có cuốn Mở Rộng Lòng (Opening Up)Viết để Chữa lành (Writing to Heal), là một người tiên phong trong nghiên cứu sử dụng việc viết bộc lộ cảm xúc để chữa lành. Nghiên cứu của ông cho thấy việc viết tập trung trong thời gian ngắn có thể có tác dụng tốt với tất cả mọi người, từ những người đang phải đối phó với bệnh hiểm nghèo cho đến nạn nhân tội ác bạo lực cho đến các sinh viên mới vào trường đại học.

"Khi mọi người được cho cơ hội viết về các chấn động tinh thần, họ thường thấy được cải thiện về sức khỏe," Pennebaker nói. "Họ đến bác sĩ ít hơn. Họ có những thay đổi trong chức năng miễn dịch. Nếu họ là sinh viên năm thứ nhất, điểm số của họ có xu hướng đi lên. Nhiều người nói với chúng tôi sau đó hàng tháng trời rằng đó là một trải nghiệm rất có ích với họ."

People

Nghiên cứu: Càng dành nhiều thời gian cho mạng xã hội, con người càng cô đơn

facebook
© Paul Sakuma, Associated Press
Hôm 6/3, Forbes dẫn kết quả nghiên cứu gần đây vừa được Tạp chí Y học Dự phòng Mỹ (American Journal of Preventative Medicine) công bố cho rằng, người nào dùng các mạng xã hội như Facebook, Twitter càng nhiều thì càng cảm thấy bị xã hội cô lập.

Thông tin này có thể khiến nhiều người ngạc nhiên nhưng những nghiên cứu trước đó cũng đưa ra kết luận tương tự. Theo đó, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, lượng thời gian con người dành cho mạng xã hội có liên quan đến cảm giác tuyệt vọng, ghen tuông, tự ti và mặc cảm.

Những người dành nhiều thời gian trên mạng xã hội (từ hơn 2 giờ một ngày) có cảm giác bị xã hội cô lập nhiều hơn những người chỉ dùng mạng xã hội dưới 30 phút một ngày. Những người vào mạng xã hội từ 58 lần trở lên trong một tuần có cảm giác bị xã hội cô lập hơn những người chỉ vào mạng xã hội dưới 9 lần một tuần.

Nghiên cứu mới được đăng trên Tạp chí Y học Dự phòng Mỹ được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Pittsburgh, với sự tham gia của những người trưởng thành trong độ tuổi từ 19 đến 32 tuổi. Họ được hỏi về thời gian và tần suất sử dụng các mạng xã hội như Facebook, YouTube, Twitter, Google Plus, Instagram, Snapchat , Reddit, Tumblr, Pinterest, Vine và LinkedIn...

Nhận xét: Con người cần tương tác xã hội. Tuy nhiên, các mạng xã hội như Facebook không mang lại tương tác xã hội thực sự. Chúng chỉ như một thứ ma túy tạo ra khoái cảm nhất thời nhưng giả tạo và chóng tắt. Chỉ có tương tác ngoài đời thực, với một ấm chè hay một ly cafe, mới có thể đem lại cái mà con người cần.


Books

Mười lý do vì sao bạn nên đọc sách nhiều hơn

reading, intelligence
Chúng ta thường nghe nói rằng việc đọc sách có tác động kỳ diệu lên khả năng của não bộ, tâm trạng và cảm xúc của con người. Vậy điều này có thật không?

Sau đây là tập hợp những nghiên cứu thú vị chứng minh rằng: đọc sách thật sự là một hoạt động vô cùng hữu ích. Hãy cùng xem và tìm hiểu lý do vì sao việc lựa chọn một cuốn sách để đọc ngày hôm nay là một quyết định hoàn toàn đúng đắn.

1 - Giúp giảm căng thẳng

Bạn sẽ giành thời gian để làm gì khi đang căng thẳng? Bằng cách nghe nhạc hay đi bộ ư? Các nhà nghiên cứu từ trường đại học Sussex đảm bảo rằng bạn nên cố gắng thay thế những điều trên bằng việc đọc sách. Nghiên cứu của họ chỉ ra rằng so với âm nhạc, đi dạo và uống một tách cà phê... thì đọc sách là cách hiệu quả nhất để vượt qua căng thẳng. Khi đọc sách, căng thẳng của bạn sẽ giảm bớt hơn hai phần ba chỉ trong vòng sáu phút.

Arrow Up

Căn bệnh "nhiều hơn nữa"

Rock climber
Thành công thường là bước đầu tiên dẫn đến thảm họa. Khái niệm tiến bộ thường là kẻ thù của tiến bộ thực sự.
Gần đây tôi gặp một chàng trai, dù có công ăn việc làm thành công rực rỡ, lối sống tuyệt vời, tình duyên hạnh phúc, và mạng lưới bạn bè rộng lớn, anh ta vẫn nghiêm nghị nói với tôi rằng anh ta đang nghĩ đến việc thuê huấn luyện viên để giúp anh ta "đạt đến tầm cao mới".

Khi tôi hỏi cái tầm cao mới đó là cái gì, anh ta bảo là cũng không biết nữa, và đó là lý do anh cần một huấn luyện viên, để chỉ ra những điểm mù và thiếu sót của mình.

"Ồ," tôi nói. Và rồi tôi đứng bối rối một lúc, xem xem tôi sẽ tàn nhẫn phũ phàng đến mức độ như thế nào với người mà tôi chỉ vừa mới gặp. Anh chàng này rất là phấn khởi, rõ ràng là đang rất sẵn sàng để chi rất nhiều tiền cho một thứ trên trời dưới đất nào đó mà người ta bảo là vấn đề của anh ta.

"Nhưng nếu như không có gì để sữa chữa thì sao?" tôi nói.

People 2

Hay Nhất Mạng: Bậc thầy trong tình yêu hay khoa học của hạnh phúc đến trọn đời

marriage masters of love
Mỗi ngày trong tháng sáu, mùa cưới trong năm ở nước Mỹ, khoảng 13.000 cặp vợ chồng sẽ nói lời cam kết cho một cuộc hôn nhân đến trọn đời, một mối quan hệ đầy tình bạn, niềm vui và tình yêu sẽ theo họ đến tận ngày cuối cùng trên trái đất này.

Dĩ nhiên, ngoại trừ việc là nó không diễn ra như vậy với hầu hết mọi người. Đa số các cuộc hôn nhân thất bại, hoặc kết thúc bằng ly dị hay ly thân, hay biến thành mối quan hệ đầy cay đắng và khủng hoảng. Trong số những người kết hôn, chỉ có 3 trong số 10 người giữ được cuộc hôn nhân lành mạnh, hạnh phúc, như nhà tâm lý học Ty Tashiro chỉ ra trong cuốn Khoa học của Hạnh phúc đến Trọn đời (The Science of Happily Ever After) xuất bản vào đầu năm nay.

Các nhà khoa học xã hội bắt đầu nghiên cứu hôn nhân bằng cách quan sát chúng lần đầu tiên trong những năm 70 để tìm giải pháp cho một cuộc khủng hoảng: Các cặp vợ chồng ly dị với tỷ lệ chưa từng có. Lo ngại về ảnh hưởng của những vụ ly hôn này lên con cái trong gia đình, các nhà tâm lý học quyết định tung lưới lên các đôi vợ chồng, lôi họ vào phòng thí nghiệm để quan sát và xác định xem thành phần của mối quan hệ lành mạnh, lâu bền là gì. Có phải mỗi gia đình bất hạnh đều bất hạnh theo cách riêng của họ như Tolstoy từng tuyên bố, hay những cuộc hôn nhân đau khổ đều có chung một yếu tố độc hại nào đó?

Nhà tâm lý học John Gottman là một trong những nhà nghiên cứu đó. Trong bốn thập kỷ qua, ông đã nghiên cứu hàng ngàn cặp vợ chồng trong công cuộc tìm kiếm cái gì khiến các mối quan hệ thành công. Gần đây tôi có cơ hội phỏng vấn Gottman và vợ ông Julie, cũng là một nhà tâm lý học, ở thành phố New York. Hai chuyên gia nổi tiếng về hôn nhân này cùng nhau quản lý Học viện Gottman, nơi họ giúp các đôi vợ chồng xây dựng và duy trì mối quan hệ lành mạnh và yêu thương dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học.

Nhận xét: Dưới đây là một nhận xét được nhiều người ưa thích nhất dưới bài viết gốc:
Tôi hoàn toàn đồng ý, Jed. Tôi cũng là một trong số những "bậc thầy" may mắn, nhờ ơn trời đã kết hôn và yêu say đắm vợ tôi được 20 năm nay. Mọi người thường tự hỏi có phải chúng tôi vừa mới cưới không khi họ giao thiệp với chúng tôi.

Cũng không có "cố gắng" nào ở đây cả. Tuy nhiên, tôi tin chắc rằng "thói quen" là điều quan trọng. Thói quen tử tế và tôn trọng lẫn nhau. Rất thường xuyên tôi thấy những đôi vợ chồng quyết định rằng một khi mối quan hệ của họ đạt đến một giai đoạn nhất định - hẹn hò nghiêm túc, đính hôn hay cưới - nghĩa là họ đã "sở hữu" người bạn đời của mình, và do vậy không cần đối xử tốt như trước nữa. Việc tìm hiểu, tán tỉnh đã xong. Trên thực tế, còn ai khác ngoài người bạn đời mà bạn cần đối xử như vị nữ hoàng hay vua?

Tôi cũng nói với mọi người: "Chúng tôi tranh luận suốt ngày; nhưng rất hiếm khi chúng tôi cãi lộn." Tôi có thể đếm số lần "cãi lộn" trong 20 năm qua trên một bàn tay. Tranh luận một cách công bằng, nói thật sớm khi có những điều nhỏ khiến bạn phiền lòng và bạn sẽ không còn cần những trận cãi lộn to nữa, bởi vì những trận cãi lộn to ấy thường là cả một mớ những thứ nhỏ nhặt phát triển lên thành những thứ lớn và chúng có thể làm hại đến tình yêu.



Hearts

Tình yêu

Love
Tình yêu...

Hầu hết những người tôi biết nhầm lẫn tình yêu với sở hữu. Lý do cũng dễ hiểu. Nó gắn liền với những giả định cơ bản nhất trong nền văn hóa của chúng ta. "Anh là của em" hay "em là của anh", những bài hát thường nói, "và chúng ta thuộc về nhau". Hầu như chẳng có ai dừng lại một chút để suy ngẫm về điều đó.

Ngay khi chúng ta bắt đầu cảm thấy yêu, chúng ta lập tức tìm cách sở hữu. Chúng ta nói một cách tự tin về bạn trai của tôi, vợ của tôi, con của tôi, bố mẹ của tôi. Chúng ta cảm thấy có đủ lý do để có các kỳ vọng về những người đó. Chúng ta coi đó là hoàn toàn hợp lý.

Tại sao? Bởi vì tất cả các khái niệm về tình yêu của chúng ta suy cho cùng bắt nguồn từ tình yêu lãng mạn - và tình yêu lãng mạn mang tính sở hữu một cách hung dữ, điên cuồng. Chúng ta muốn được ở cùng với những người chúng ta yêu, được có họ cho riêng chúng ta, được cảm thấy ánh mắt của họ lên chúng ta, được ngấu nghiến tâm trí và thân thể của họ... được sở hữu họ.

Chúng ta đánh đồng tình yêu và sự sở hữu mạnh đến mức chúng ta thậm chí có thể cảm thấy nếu ai đó không muốn sở hữu chúng ta, người đó không thực sự yêu chúng ta. Mặc dù vậy, tôi muốn chỉ ra rằng cái mà chúng ta gọi là tình yêu lãng mạn hoàn toàn không phải là tình yêu. Nó là một cơn bão cảm xúc, một sức hấp dẫn làm say sưa, không cưỡng lại được - nhưng nó không phải là tình yêu.

Bulb

Hay Nhất Mạng: 10 điều những người có sức mạnh ý chí siêu việt làm khác người bình thường

mountain man
© Scott Cramer/iStockphoto
"Những người này chắc phải là thánh nhân!"

Roy Baumeister, một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về khoa học của ý chí, nghĩ vậy.

Ông và các đồng nghiệp nghiên cứu một số người ở Đức và Hà Lan, những người có vẻ như có sức mạnh ý chí không có gì cản nổi. [1]

Họ ăn uống lành mạnh.

Họ tập thể dục thường xuyên.

Hearts

Trọng Tâm SOTT: Éiriú Eolas: Chương trình thở dưỡng sinh và thiền cho thời đại mới

Meditation
Bạn có hay bị căng thẳng hoặc luôn cảm thấy mệt mỏi không? Bạn có bị những triệu chứng mà bác sĩ không biết là bệnh gì và họ nghĩ rằng bạn chỉ tưởng tượng ra chúng? Bạn có hay bị đau nhức không? Cơ thể bạn có bị nhiễm độc do sống trong môi trường ô nhiễm hiện nay không? Bạn có mơ ước mình có thể đối mặt với những thử thách của cuộc sống một cách bình tĩnh và thanh thản hơn không? Bạn có muốn thực sự cảm thấy khỏe mạnh, hạnh phúc và không bị đau đớn mỗi ngày?

Xin giới thiệu Éiriú Eolas (đọc là E-ru Ô-las), chương trình giảm stress, phục hồi và chữa lành dựa trên cơ sở khoa học, hiệu quả đến không ngờ. Đây là CHÌA KHÓA sẽ giúp bạn thay đổi cuộc sống của bạn một cách THỰC SỰ và có thể nhận biết ngay được:

Những lợi ích đã được chứng minh của chương trình Éiriú Eolas gồm có:
  • Giảm stress ngay lập tức trong những tình huống căng thẳng
  • Giải độc cơ thể dẫn đến bớt đau đớn
  • Thư giãn và nhẹ nhàng giải quyết những tổn thương tình cảm và tâm lý trong quá khứ
  • Phục hồi và tái tạo cơ thể / tinh thần của bạn

Key

Bí quyết của động lực mạnh mẽ

Motivation
Có hai loại động lực luôn song hành tồn tại khi chúng ta làm bất cứ việc gì: động lực nội tại và động lực ngoại sinh. Nếu một nhà khoa học tiến hành nghiên cứu để khám phá thế giới, đó chính là động lực nội tại; bởi việc khám phá tri thức về bản chất có liên hệ mật thiết với hành động nghiên cứu khoa học. Đổi lại, nếu cô ấy nghiên cứu vì muốn đạt được danh tiếng của một bậc học giả, cô ấy đang bị chi phối bởi động lực ngoại sinh, bởi không có một mối liên hệ thực sự khả dĩ nào giữa "sự nổi tiếng" và "nghiên cứu khoa học". Thông thường, cả động lưc nội tại và ngoại sinh đều thúc đẩy con người ta.

Vậy, loại động lực nào có khả năng đem tới thành công cao nhất - động lực nội tại, động lực ngoại tại hay kết hợp cả hai? Bạn có thể cho rằng một nhà khoa học vừa mang trong mình khao khát được tìm hiểu thế giới vừa muốn được nhiều người biết đến sẽ đạt kết quả tốt hơn nhiều so với khi cô ấy chỉ chịu tác động bởi một trong hai loại động lực trên. Chắc chắn rằng, hai luôn tốt hơn một. Nhưng, như Amy Wrzesniewski, giáo sư về hành vi học tại Trường Quản lý Yale và Barry Schwartz, giáo sư tâm lý học tại Swarthmore College cùng các đồng nghiệp đã lập luận trong một bài viết vừa mới được công bố trong bản Báo cáo chính thức sau cuộc hội đàm của Học viện Khoa học Quốc gia đã viết rằng:
Động lực ngoại sinh không phải khi nào cũng có ích, thậm chí đôi khi còn trở thành con dao hai lưỡi, ảnh hưởng trực tiếp tới thành công.