Khoa Học Tâm LinhS


Eye 2

Trọng Tâm SOTT: Tà ác học 101: Lobaczewski và nguồn gốc môn Tà Ác Học Chính Trị

Psychopaths 6%
KẺ THÁI NHÂN CÁCH CAI TRỊ THẾ GIỚI CHÚNG TA

6% dân số thế giới là những kẻ thái nhân cách di truyền. Bạn có biết điều đó có nghĩa gì với chúng ta không?
Bắt đầu ngay sau Thế Chiến II và tiếp tục trong những thập kỷ sau khi chế độ độc tài Xô viết được áp đặt lên các nước Đông Âu, một nhóm các nhà khoa học - chủ yếu là người Ba Lan, Cộng hòa Séc và Hungary - đã bí mật hợp tác trong một nghiên cứu khoa học về bản chất của chế độ độc tài. Bị các cơ quan an ninh quốc gia ngăn chặn không được tiếp xúc với phương Tây, công trình nghiên cứu của họ bị giữ kín trong bóng tối, ngay cả khi những nhà nghiên cứu Hoa Kỳ như Hervey Cleckley và Gustave Gilbert đang bỏ công sức tìm hiểu về cùng một vấn đề.1 Thành viên sống sót cuối cùng của nhóm này, một nhà tâm lý học và chuyên gia về thái nhân cách người Ba Lan tên là Andrew Lobaczewski (1921 - 2007), cuối cùng đặt tên môn khoa học mới của họ - tổng hợp các nghiên cứu về tâm lý, tâm thần, xã hội học, lịch sử - là "tà ác học" (ponerology), một thuật ngữ ông vay mượn từ các linh mục của Tu viện Benedictine tại làng Ba Lan lịch sử Tyniec. Xuất phát từ từ poneros trong kinh thánh Tân Ước tiếng Hy Lạp, từ này gợi đến cái ác bẩm sinh có ảnh hưởng làm hư hỏng mọi thứ xung quanh, một mô tả rất phù hợp cho chứng thái nhân cách và những ảnh hưởng xã hội của nó.

Những gì chúng ta biết về nghiên cứu này đến từ một số rất ít nguồn. Sợi dây liên lạc duy nhất của Lobaczewski với các nhà nghiên cứu khác là thông qua Stefan Szuman (1889 - 1972), một giáo sư đã nghỉ hưu, người có nhiệm vụ chuyển những tóm tắt kết quả nghiên cứu giữa các thành viên ẩn danh trong nhóm. Hậu quả của việc bị phát hiện tiến hành loại nghiên cứu bị cấm này là rất nghiêm trọng. Các nhà khoa học có thể bị bắt giữ, tra tấn, thậm chí là giết hại. Do vậy việc giữ bí mật nghiêm ngặt trong nhóm nhỏ của họ là tuyệt đối cần thiết. Họ giữ gìn cho bản thân và công trình nghiên cứu bằng cách chia sẻ kết quả nghiên cứu ẩn danh. Bằng cách này, nếu có ai bị bắt và tra tấn, người ấy cũng không thể tiết lộ tên tuổi và nơi ở của những người khác, một mối đe dọa rất thực tế với an toàn cá nhân và khả năng hoàn thành công trình nghiên cứu. Lobaczewski chỉ tiết lộ tên của hai giáo sư người Ba Lan thuộc thế hệ trước, những người tham gia vào giai đoạn đầu của nghiên cứu - Stefan Blachowski (1889 - 1962) và Kazimierz Dabrowski (1902 - 1980).2 Blachowski chết trong hoàn cảnh đáng ngờ và Lobaczewski phỏng đoán ông đã bị ám sát bởi mật vụ nhà nước do tham gia vào công trình nghiên cứu này. Dabrowski xuất cảnh và do không muốn từ bỏ quốc tịch Ba Lan của mình để làm việc ở Hoa Kỳ, ông đã nhận một vị trí tại trường Đại học Alberta, Canada, nơi ông có thể giữ hai quốc tịch. Nếu đọc kỹ những tác phẩm xuất bản bằng tiếng Anh của Dabrowski, chúng ta có thể thấy nền móng lý thuyết của những gì sau này trở thành môn tà ác học.3

Nhận xét: Xem thêm: Đại cương về chứng thái nhân cách


Cult

Người ta có thể bị thuyết phục họ đã làm một việc họ chưa hề làm chỉ trong 3 giờ

Human Brain
© Discovery News
Nghiên cứu mới cho thấy chỉ trong vỏn vẹn vài giờ đồng hồ, những người trưởng thành vô tội có thể bị thuyết phục khiến họ tin rằng mình đã thực hiện một tội phạm nào đó trong những năm thanh thiếu niên - một số tội có thể nghiêm trọng như tấn công có vũ khí - ngay cả khi điều đó là hoàn toàn hư cấu.

Những người vô tội có thể bị cảnh sát thẩm vấn theo cách khiến cuối cùng họ tự thuyết phục bản thân là mình đã từng phạm tội. Và niềm tin đó có thể mạnh mẽ đến mức đôi khi họ ký giấy thú nhận sai với cảnh sát.

Đầu năm ngoái, một nhóm các luật sư và nhà thống kê đăng một bài báo nói rằng 4.1% các bị cáo bị tuyên án tử hình ở Mỹ bị phán xét sai lầm. Để điều tra hiện tượng này, một nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà tâm lý học Julia Shaw từ đại học Bedfordshire ở Anh đã điều tra các nguyên nhân khả dĩ, và nhận thấy rằng, nếu bị tra hỏi "đúng cách" thì những người vô tội có thể tạo nên những câu chuyện trong tâm trí họ với đầy đủ các tình tiết đến mức họ có thể tự thuyết phục bản thân một cách sai lầm rằng họ đã phạm pháp.

"Những điều mà chúng tôi tìm ra cho thấy rằng ký ức sai về việc phạm tội có sự liên quan của cảnh sát có thể được tạo dựng một cách dễ dàng đến kinh ngạc, và có thể có tất cả các tình tiết phức tạp y hệt như ký ức thật sự", Shaw nói trong một bài phỏng vấn. "Tất cả những gì mà những người tham gia trong cuộc nghiên cứu cần để tạo ra ký ức sai rất chi tiết là 3 giờ đồng hồ trong một môi trường thẩm vấn thân thiện, trong đó người thẩm vấn đưa ra một số chi tiết sai và sử dụng kỹ thuật truy cập trí nhớ kém."

Nhận xét: Đây chỉ là một trong hàng loạt nghiên cứu tâm lý cho thấy rõ sự thật đáng sợ rằng con người hoàn toàn không phải thông minh, logic, làm chủ bản thân như họ vẫn muốn nghĩ. Ngược lại, họ rất dễ bị thao túng, điều khiển bởi các yếu tố bên ngoài. Đó là điều mà những kẻ thái nhân cách cầm quyền đã biết rõ từ lâu và chúng rất tích cực thao túng tâm lý quần chúng thông qua giới truyền thông mà chúng hoàn toàn nắm giữ.


People

Hay Nhất Mạng: Nhận biết và tự bảo vệ bản thân trước những người "độc hại"

Toxic people
© WikiHow
Có những người, khi ở bên cạnh họ, bạn cảm thấy mình "teo tóp", ốm yếu, què quặt. Có thể, bạn muốn làm hài lòng họ, những mong họ vui vẻ hơn, và mối quan hệ giữa hai bên cũng tốt đẹp hơn. Nhưng càng cố làm hài lòng họ, bạn đánh mất chính mình. Bạn mệt mỏi, khô héo vì những nỗ lực không phải là chính mình. Bạn cảm thấy mình kém giá trị, thậm chí, bạn còn cảm thấy xấu hổ, tội lỗi, những cảm xúc tiêu cực tràn ra, khiến bạn ngộp thở.

Nhưng, ở bên cạnh một số người khác, bạn cảm thấy mình nảy nở, sinh sôi. Bạn cảm thấy mình được nuôi dưỡng, được chăm sóc, cảm thấy mình hào hứng, tràn sinh lực. Bạn cảm thấy mình được đón nhận, và vì vậy mà cởi mở, mà nhận ra những giá trị của mình. Bạn được khuyến khích là chính mình, bạn nở hoa bên cạnh những người ấy.

Có bài báo sau đây để nhận diện những người "độc hại", những người khiến bạn "kiệt sức". Tôi chưa tìm được bài báo nào để phân tích về những mối liên hệ khiến bạn thăng hoa, xong tôi hiểu và tin vào tiêu chí, khi bạn cảm thấy thoải mái bên ai đó, thì người ấy là người nâng đỡ bạn trong cuộc sống - hãy lại gần họ.

Trong bài báo này, bạn sẽ khám phá ra 5 cách rất nhanh để nhận biết các mối quan hệ độc hại.

Eye 2

Trọng Tâm SOTT: Đại cương về chứng thái nhân cách

Psychopathy
Thái nhân cách (psychopathy) là một thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp psukhe (tâm) và pathos (bệnh tật, đau khổ), và từng được dùng để chỉ bất kì rối loạn tâm thần nào. Vào thời điểm hiện tại, chứng thái nhân cách được mô tả chính xác nhất trong hai công trình có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực này: Without Conscience (Không có Lương tâm) của Robert Hare và The Mask of Sanity (Mặt nạ của sự bình thường) của Hervey M. Cleckley. Một kẻ thái nhân cách đúng chính xác là như vậy: vô lương tâm, và quan trọng hơn cả, điều này được ẩn giấu sau một cái mặt nạ bình thường tốt đến nỗi ngay cả các chuyên gia cũng bị đánh lừa. Một công trình thứ ba gần đây hơn, Snakes in Suits (Rắn độc mặc Com lê) của Robert Hare và Paul Babiak, đã nâng nghiên cứu trong lĩnh vực này lên một tầng cao mới bằng cách nhấn mạnh thực tế là: Nhờ khả năng che giấu bản chất thực sự của chúng, những kẻ thái nhân cách dễ dàng trở thành những con rắn độc mặc com lê nắm quyền kiểm soát thế giới của chúng ta. Nhà tâm lý học từ trường đại học Harvard, Martha Stout, mô tả sự phối hợp chết người này như sau:
Hãy tưởng tượng - nếu bạn có thể - không có lương tâm, không một chút nào, không một cảm giác tội lỗi hay hối hận dù bạn làm bất cứ điều gì, không chút ý thức kiềm chế bắt nguồn từ sự quan tâm đến người khác, dù là người lạ, bạn bè, hay thậm chí thành viên gia đình. Hãy tưởng tượng không phải đấu tranh với sự hổ thẹn, dù chỉ là một lần trong cả đời bạn, dù bạn làm bất cứ hành động ích kỉ, lười biếng, tai hại hay vô đạo đức nào.

Và thử giả bộ bạn không hề biết đến khái niệm về trách nhiệm, ngoại trừ việc nó là một gánh nặng mà những người khác có vẻ chấp nhận mà không hỏi han gì, như những thằng ngu cả tin.

Bây giờ thêm vào sự tưởng tượng kì quặc này khả năng che mắt những người khác rằng cấu trúc tâm lí của bạn khác xa so với họ. Vì mọi người đều cho rằng lương tâm là thứ tồn tại trong tất cả con người, việc che giấu sự thật rằng bạn không có lương tâm gần như không mất chút công sức nào. [1]
Chứng thái nhân cách được định nghĩa trong tâm thần học là một trạng thái đặc trưng bởi sự thiếu hụt khả năng đồng cảm hoặc lương tâm, tính khoa trương, ngạo mạn, nhẫn tâm, nông cạn, kém khả năng kiềm chế và hay sử dụng thủ đoạn để giành quyền kiểm soát của cải, tài nguyên hoặc con người. Kẻ thái nhân cách cũng được biết đến là dễ nóng giận, không cảm thấy hối lỗi hay lo lắng và dễ phạm pháp hay gây tội ác. [2]

Sheeple

Thí nghiệm Milgram: Thí nghiệm tâm lý tai tiếng nhất lịch sử

Milgram experiment
Trong lịch sử nghiên cứu khoa học của loài người, đặc biệt trong lĩnh vực tâm lý, không thiếu những cuộc thí nghiệm gây tranh cãi về tính đạo đức như Thí nghiệm nhà tù Stanford năm 1971 hay Thí nghiệm quái vật (1939). "Khét tiếng" nhất trong số này phải kể đến Thí nghiệm Milgram về sự tuân thủ mệnh lệnh một cách mù quáng và bản chất của cái ác.

Được thực hiện vào tháng 7.1961, cuộc thí nghiệm này một lần nữa trở thành đề tài tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn khi bộ phim Experimenter (tạm dịch: Người thí nghiệm) về cuộc đời Giáo sư Stanley Milgram (1933 -1984) được công chiếu hồi cuối tuần và nhận vô số lời khen ngợi

Giáo viên, học sinh và điện giật

Năm 1961, Giáo sư Milgram đang là một trong những nhà tâm lý học hàng đầu của Mỹ làm việc tại Đại học Yale. Ông cùng các cộng sự đăng quảng cáo tuyển người tham gia một cuộc thí nghiệm về "tác động của hình phạt đối với việc học" với giá 4 USD/giờ. Tổng cộng 40 người tham gia mà không hề biết rằng mình sắp bước vào một trải nghiệm kinh hoàng.

Theo mô tả trên chuyên san Journal of Abnormal and Social Psychology, người tham gia đóng vai "giáo viên" sẽ đặt câu hỏi cho "học sinh". Cả hai ngồi ở 2 phòng khác nhau và chỉ liên lạc qua bộ đàm. "Giáo viên" lần lượt đặt câu hỏi và mỗi lần "học sinh" trả lời sai, "giáo viên" sẽ được người giám sát thí nghiệm yêu cầu nhấn nút gây giật điện để trừng phạt "học sinh" với cường độ lớn dần, tối đa là 450 volt. Dĩ nhiên, "giáo viên" không hề biết rằng chẳng có ai bị điện giật cả và "học sinh" là người trong nhóm của Milgram, giả vờ kêu la đau đớn hoặc đập vào tường van xin dừng thí nghiệm.

Nhận xét: Điều mà thí nghiệm này cho thấy không phải là bên trong mỗi người đều có cái ác, mà là hầu hết mọi người có xu hướng tuân lệnh những người mà họ cho là có thẩm quyền, ngay cả khi mệnh lệnh đó là thực hiện điều ác. Những kẻ thái nhân cách đã biết điều này từ lâu, và chúng rất biết cách sử dụng đặc điểm tâm lý này để điều khiển dân chúng. Điều này đặc biệt dễ dàng khi chính quyền và giới truyền thông thuộc về chúng.


Coffee

Suy nghĩ tích cực không phải lúc nào cũng tốt cho bạn

Half full or half empty?
Ly rượu vẫn còn một nửa hay ly rượu đã hết một nửa?
Nếu bạn muốn đạt được một mục tiêu lớn, cách suy nghĩ thông thường nói rằng hãy suy nghĩ tích cực. Tưởng tượng bản thân bạn có một bài thuyết trình tuyệt vời và hấp thu năng lượng của khán giả. Hình dung về một cuộc phỏng vấn xin việc lý tưởng, và tưởng tượng bản thân bạn đang trên 9 tầng mây khi bạn được nhận. Dù những chiến lược đó nghe có vẻ lôi cuốn, hóa ra chúng thường phản tác dụng. Nhiều người trong chúng ta thành công hơn khi chúng ta tập trung vào những lý do khiến chúng ta có thể thất bại.

Trong một loạt nghiên cứu thông minh, các nhà tâm lý Julie Norem và Nancy Cantor đã so sánh những 'người lạc quan chiến lược' và 'những người bi quan tự vệ'. Nếu bạn là một người lạc quan chiến lược, bạn tưởng tượng về kết quả tốt nhất có khả năng xảy ra và sau đó hăm hở lập kế hoạch để thực hiện nó. Nếu bạn là một người bi quan tự vệ, ngay cả nếu bạn từng thành công trong quá khứ, bạn biết lần này có thể khác. Bạn bắt đầu tượng tượng về tất cả những việc có thể bất ổn. Điều gì xảy ra nếu tôi làm đổ café lên người phỏng vấn? Điều gì xảy ra nếu tôi vô tình có bài thuyết trình bằng tiếng nước ngoài? Điều gì xảy ra nếu tôi quên tên của mình?

Hầu hết mọi người giả định rằng những người lạc quan chiến lược thì làm tốt hơn những người bi quan tự vệ, vì họ thu được lợi ích từ sự tự tin và những kỳ vọng cao. Norem và Cantor phát hiện thấy những người bi quan tự vệ thì có nhiều lo lắng hơn và đặt ra kì vọng thấp hơn cho bản thân họ trong những nhiệm vụ phân tích, phát biểu và sáng tạo. Nhưng họ không hề thực hiện kém hơn.

People

Âm nhạc là để hòa đồng trạng thái tinh thần của cả cộng đồng?

Bài học nhạc
© WikimediaBức họa Hy Lạp mang tên Bài học nhạc - năm 510 trước Công nguyên
Vì sao âm nhạc được tạo ra và con người tiến hóa thế nào để trở nên yêu thích âm nhạc như hiện nay vẫn còn là một bí ẩn...

Các nhà sử học cho rằng âm nhạc đã bắt đầu trước cả tiếng nói. Khởi đầu bằng việc vỗ tay và dặm chân - nghĩa là Adam Eva và đám con cháu của ổng bả đã chơi nhạc bằng cách ... đánh nhịp. Thời xa xưa âm nhạc được coi như có sức mạnh siêu việt và vạn năng: Âm nhạc được dùng để đuổi tà thần trong những dịp lễ tế. Theo Cựu Ước, thành quách Jericho đã kinh động và sụp đổ vì những hồi kèn. Trong lịch sử Ấn-Độ, dân chúng Bengal nhờ một giọng hát cất lên (khẩn cầu thượng đế) mà đã thoát nạn đói. Các thày tư tế của ai-cập cổ dùng âm nhạc để chữa bệnh hiếm muộn ở phụ nữ. Dân tộc do-thái xưa dùng âm nhạc để ngừa bệnh, điển hình nhứt là việc vua Saul đã cho liên tục chơi nhạc để trí óc luôn luôn sung mãn ...

Âm nhạc là một trong những căn bản văn hóa quan trọng nhất của loài người. Charles Darwin, cha đẻ của thuyết tiến hóa, từng đoán rằng âm nhạc được tạo ra thông qua các nghi lễ cưới hỏi. Song, một nghiên cứu mới đã chú trọng vào khả năng truyền đạt thông điệp và củng cố các mối quan hệ cộng đồng, ví dụ nhạc dành cho chinh chiến, ăn mừng lễ hội...

Sheeple

Tại sao mọi người tin những chuyện bịa đặt và tám cách để thay đổi nó

Thông tin sai
Một số người tin đủ thứ kỳ quặc, ví dụ như...

... không, thực ra có một lý do tâm lý rất xác đáng khiến tôi không lặp lại những thứ đó ở đây.

Tôi chỉ muốn nói rằng một số người tin những điều rất kỳ lạ. Và một trong những lý do khiến mọi người chấp nhận những ý tưởng kỳ quặc là vì nó được lặp lại, ngay cả khi chỉ để phản bác chúng.

Vậy tất cả những thông tin sai đến từ đâu, tại sao mọi người tin nó và làm thế nào những người biết thông tin đúng có thể thay đổi niềm tin của họ?

(Bài này dựa theo một bài viết tuyệt vời của giáo sư Stephan Lewandowsky và cộng sự).

Nhận xét:

Bình thường ai cũng muốn tin rằng họ luôn suy nghĩ tỉnh táo, có thể phân biệt sự thật với dối trá và chỉ tin vào những gì đáng tin. Nhưng bài viết này cho thấy sự thật đáng sợ là con người có thể tin vào những điều hoàn toàn trái với lẽ thường, chỉ vì một số kỹ thuật tâm lý, và một khi họ đã tin vào điều gì, rất khó để thay đổi nó. Đây là điều mà những kẻ thái nhân cách, bậc thầy trong việc quan sát tâm lý con người, đã biết và sử dụng từ lâu. Không phải vô tình mà hầu hết các phương tiện truyền thông phương tây đều nằm dưới sự kiểm soát của một số rất ít công ty. Và khi những cỗ máy tuyền truyền đó (bởi vì chúng đúng là như vậy) lặp đi lặp lại những lời dối trá của các chính quyền phương tây, ví dụ như chuyện những kẻ cướp máy bay người Ả rập trong vụ tấn công 11 tháng 9, hay vũ khí hủy diệt hàng loạt của Saddam Hussein, hay những lời dối trá về Putin và nước Nga hiện nay, hầu hết mọi người sẽ tin đó là sự thật.

Như đoạn kết của bài viết này nói, cách duy nhất để chống lại tình trạng đó là luôn nhớ rằng mọi người có thể "ném bùn", đặc biệt là những kẻ thái nhân cách thì luôn luôn như vậy, và kiểm tra mọi sự kiện và cơ sở lập luận mà bạn được nghe.