Trẻ em khiếp sợ - người lớn khiếp sợ. Mồi ngon cho những kẻ thái nhân cách.
Quan hệ giữa người với người chứa đầy sự sợ hãi. Rất thường xuyên, quá trình này bắt đầu từ mối quan hệ đầu tiên với cha mẹ chúng ta. Quá vị kỷ để nhận ra những gì đứa trẻ thực sự cần ở mình, nhiều bậc cha mẹ phản bội sự yếu ớt và phụ thuộc của chính đứa con họ - nhu cầu cần được sự thoải mái, an ninh, tin tưởng và sự chấp nhận đầy thương yêu của những người gần gũi nhất với nó. Sau khi bỏ lỡ các giai đoạn phát triển quan trọng này, đứa trẻ, bây giờ đã trở thành cha (hoặc mẹ), có thể lại cảm thấy bị đe dọa bởi nhu cầu tình cảm của đứa con mình và trở nên phụ thuộc vào con cái và vợ mình để nhận được những gì anh ta chưa bao giờ được nhận. Chu kỳ ác nghiệt này cứ tiếp tục, và các đứa con của anh ta lại học cách kiềm chế nhu cầu, chối bỏ cảm xúc và sống như những cái gương trống rỗng phản xạ lại nhu cầu tình cảm của cha chúng. Khi một đứa trẻ phải đáp ứng nhu cầu tình cảm của cha mẹ nó chứ không phải ngược lại, quan hệ cha mẹ - con cái bị đảo ngược.
Stephanie Donaldson-Pressman và Robert Pressman gọi đây là "cơ chế gia đình vị kỷ", và các vấn đề nó gây ra có liên quan trực tiếp đến những vấn đề địa chính trị to lớn mà thế giới đang đối mặt với.
Những đứa trẻ như vậy, cũng như cha mẹ chúng, tìm kiếm một nguồn an ủi, một cảm giác an tâm, nhưng không biết phải tìm ở chỗ nào và phải tìm cái gì, họ thường tìm ở những chỗ sai: con cái họ, người yêu của họ, công việc của họ, hay một số lý tưởng tôn giáo hay chính trị. Mặc dù họ chối bỏ nó nhưng họ bị thúc đẩy bởi chính nỗi sợ mà họ trải qua khi còn bé - sợ phải ở một mình, bị lạc lõng, không được đảm bảo, không được yêu thương, bị bối rối, bị bỏ rơi. Họ tìm sự trú ẩn khỏi nỗi đau ở những cánh tay vỗ về ôm ấp, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Thế nhưng, theo một cách nào đó, các thứ đó vẫn không cảm thấy trọn vẹn, như sự "an toàn" của một con tàu đang chìm hay sự "vững chãi" của một tòa lâu đài xây trên cát. Không muốn buông bỏ để lại phải đối mặt với nỗi đau ấy, họ củng cố sự phòng vệ, để mang lại cho tinh thần rời rạc của họ một cảm giác an toàn. Nhưng sự che đậy như vậy được xây dựng trên và phụ thuộc vào sự dối trá hay những thứ mà họ chỉ thấy lờ mờ qua tấm kính của cảm xúc bị chối bỏ và bóp méo. Chúng ta có thể phủ nhận chúng ta đang có mối quan hệ với một kẻ thái nhân cách, một kẻ mà, bất chấp sự lạm dụng và tra tấn về mặt tinh thần mà hắn áp đặt lên chúng ta, cho chúng ta một cảm giác an tâm và ổn định trong cuộc sống. Hoặc chúng ta có thể chối bỏ sự phản bội của chúng ta đối với nhu cầu tình cảm của những người chúng ta yêu thương: đứa con mà chúng ta mắng mỏ và làm biến dạng theo những lý tưởng méo mó của chúng ta hay người yêu mà chúng ta đòi hỏi phải là một hình mẫu nào đó mà họ không phải.
Nhận xét: Xem thêm: Đại cương về chứng thái nhân cách
Những bài khác trong loạt bài này: