Khoa Học Tâm LinhS


Mr. Potato

Hiệu ứng Akrasia: Lý do chúng ta không làm những gì đã lên kế hoạch và cách để thay đổi nó

procrastination
© n/aVũ khí để chống lại sự trì hoãn là bắt đầu ở đâu đó... bất kỳ đâu.
Vào mùa hè năm 1830, Victor Hugo phải đối mặt với thời hạn nộp bài bất khả thi. Một năm trước, đại văn hào người Pháp đã thỏa thuận với nhà xuất bản rằng ông sẽ viết quyển sách mới với tựa đề The Hunchback of Notre Dame.

Thay vì viết sách, Hugo dành cả năm sau đó theo đuổi những công việc khác, tiếp đãi khách và trì hoãn việc sáng tác. Nhà xuất bản của Hugo tỏ ra khó chịu vì ông cứ trì hoãn hết lần này đến lần khác và rồi đáp trả bằng cách đặt ra một thời hạn nộp tác phẩm khó hoàn thành. Họ yêu cầu Hugo hoàn thành quyển sách vào tháng Hai năm 1831 - thời hạn còn lại chưa đến 6 tháng.

Hugo lập ra một kế hoạch nhằm đánh bại sự trì hoãn. Ông thu gom toàn bộ quần áo, đem ra khỏi phòng ngủ, bỏ vào rương và khóa lại. Trên người ông không còn gì khác ngoài một chiếc khăn choàng lớn. Khi không có quần áo phù hợp nào để ra ngoài, Hugo không còn bị cám dỗ bởi việc rời khỏi căn nhà và bị xao nhãng nữa. Lựa chọn duy nhất của ông là ở lại trong nhà và viết lách.

Chiến thuật của ông đã có tác dụng. Hugo chú tâm vào việc viết lách mỗi ngày và hăng say sáng tác trong suốt mùa thu và mùa đông năm 1830. Tác phẩm The Hunchback of Notre Dame (Thằng gù nhà thờ Đức Bà) được xuất bản vào ngày 14 tháng 1 năm 1831, sớm hơn thời hạn 2 tuần.

Ladybug

Trẻ em bị thiếu thốn chơi đùa và những tác hại của nó

children playing
Hồi thập niên 1950, lúc tôi còn bé, mấy đứa trẻ tụi tôi có hai môi trường giáo dục. Chúng tôi có trường học (vốn chẳng phải là thứ to tát giống như ngày nay), và chúng tôi còn có cái mà tôi gọi là "nền giáo dục săn bắt - hái lượm". Gần như ngày nào sau giờ học, chúng tôi cũng chơi cùng với những đám trẻ đủ mọi lứa tuổi, thường là chơi đến lúc tối mịt. Chúng tôi chơi suốt những ngày cuối tuần và suốt cả mùa hè dài đằng đẵng. Chúng tôi có thời giờ khám phá đủ kiểu, và cũng có thời giờ để cảm thấy chán chường và tìm cách hết chán, có thời giờ để gặp đủ mọi rắc rối và tìm cách thoát khỏi chúng, có thời giờ để mộng mơ, có thời giờ để lao vào chìm đắm trong đủ mọi thú vui, và có cả thời giờ đọc truyện tranh hay đọc bất kì thứ nào tuỳ ý thay vì chỉ đọc sách ở trường. Những gì tôi học được ở nền giáo dục săn bắt - hái lượm rất quý giá đối với cuộc sống trưởng thành của mình, hơn hẳn những gì tôi học được ở trường lớp, và tôi nghĩ những người cùng lứa tuổi với tôi hẳn cũng nghĩ giống thế nếu họ có thời giờ suy nghĩ về điều này.

Hơn 50 năm trôi qua, nước Mĩ hiện nay đang dần dần giảm đi các cơ hội chơi đùa của bọn trẻ, và chuyện tương tự cũng xảy ra ở nhiều nước khác. Trong cuốn sách Children at Play: An American History (2007), Howard Chudacoff cho rằng nửa đầu thế kỉ 20 là 'thời kì hoàng kim' đối với việc tự do chơi đùa của bọn trẻ. Vào khoảng năm 1900, nhu cầu lao động trẻ em đã giảm xuống, do vậy trẻ em lúc này có nhiều thời giờ rảnh. Nhưng sau đó, từ khoảng năm 1960 hoặc trước đó một chút, người lớn bắt đầu xén bớt sự tự do ấy bằng cách tăng giờ học hành của bọn trẻ, và thậm chí còn làm giảm việc tự do chơi đùa một mình của trẻ, thậm chí khi chúng hết giờ học và không phải làm bài tập. Những môn thể thao do người lớn điều khiển bắt đầu thay thế những trò trẻ con; những lớp học ngoại khoá do người lớn chủ trì bắt đầu thay thế những thú vui con trẻ; và những nỗi sợ hãi của các bậc cha mẹ khiến họ thậm chí còn cấm con mình ra ngoài chơi với những đứa trẻ khác, cấm tụi nhỏ đi xa khỏi nhà mà không ai giám sát. Có nhiều lí do cho những đổi thay này nhưng cái tác động đó, qua nhiều thập niên, đã liên tục làm suy giảm một cách đáng kể những cơ hội chơi đùa của bọn trẻ và những cơ hội khám phá theo cách riêng của chúng.

Cũng ngần ấy năm lúc mà thời gian chơi đùa của bọn trẻ giảm xuống, thì những rối loạn tâm thần của tuổi thơ ngày càng tăng lên. Không phải vì chúng ta thấy được những rối loạn mà trước đây bị bỏ sót. Khi được đưa cho các em học sinh ở Mĩ thì những bảng câu hỏi lâm sàng, chẳng hạn dùng cho việc đánh giá nỗi âu lo và trầm cảm, đều không thay đổi hình thức kể từ thập niên 1950. Các phân tích về những kết quả này đã cho thấy mức tăng đều đặn theo tuyến tính về chứng âu lo và trầm cảm ở trẻ em suốt nhiều thập niên qua, đến mức độ những đánh giá về cái mà ngày nay hẳn sẽ được chẩn đoán là chứng rối loạn âu lo tổng quan và chứng trầm cảm nghiêm trọng cao gấp năm đến tám lần so với hồi những năm 1950. Cũng qua khoảng thời gian ấy, mức tự tử của người trẻ từ 15 đến 24 tuổi tăng hơn gấp đôi, và của trẻ em dưới 15 tuổi tăng gấp bốn.

Snakes in Suits

Hay Nhất Mạng: Sách "Kẻ thái nhân cách ở nhà bên" - Giống người băng giá: Những kẻ thái nhân cách

snakes in suits
© shutterstock.comRắn độc mặc complê: Những kẻ thái nhân cách
Lương tâm là cửa sổ linh hồn của chúng ta, tà ác là tấm rèm che - Doug Horton
Khi Skip còn bé, gia đình hắn có một khu biệt thự nghỉ mát bên một cái hồ nhỏ trong núi ở bang Virginia, nơi họ vẫn về nghỉ mỗi mùa hè. Họ nghỉ hè ở đó từ lúc Skip tám tuổi cho đến khi hắn đi học trung học ở Massachusetts. Skip mong đến kỳ nghỉ hè của hắn ở Virginia. Ở đó không có nhiều việc để làm, nhưng một hoạt động hắn phát minh ra thú vị đến mức nó bù lại cho sự buồn tẻ nói chung. Trên thực tế, khi quay trở lại trường vào mùa đông và phải chịu đựng một thằng giáo viên ngu ngốc lải nhải về một điều gì đó, đôi khi hắn ngồi mơ màng nhớ lại hình ảnh hắn chơi trò chơi đó bên bờ hồ ở bang Virginia ấm áp và hắn cười lên thành tiếng.

Skip đẹp trai và thông minh tuyệt vời ngay từ khi còn bé. "Thông minh và đẹp trai" là nhận xét mà cha mẹ hắn và bạn bè của họ và thậm chí cả thầy cô giáo của hắn vẫn nói đi nói lại. Và vì vậy họ không hiểu tại sao điểm số của hắn lại tầm thường như vậy, hay tại sao khi đến tuổi, hắn có vẻ không quan tâm chút nào đến việc hẹn hò. Điều họ không biết là ngay từ tuổi mười một, Skip đã đi lại với vô khối bạn gái, nhưng không phải theo cách cha mẹ và thầy cô giáo của hắn hình dung. Luôn có một ai đó, thường là một đứa con gái lớn tuổi hơn, sẵn lòng khuất phục trước sự tán tỉnh và nụ cười quyến rũ của hắn. Thông thường, bạn gái hắn bí mật đưa hắn vào phòng, nhưng đôi khi cả hai tìm một chỗ vắng vẻ nào đó ở sân chơi hay trên khán đài sân bóng chày. Còn về điểm số, hắn đúng là cực kỳ thông minh, hắn có thể có toàn điểm A+, nhưng lấy điểm C hoàn toàn không mất chút công sức nào, vì vậy hắn chỉ làm đến vậy. Đôi khi, hắn thậm chí được B. Điều đó làm hắn buồn cười vì hắn không học bài chút nào. Thầy cô giáo thích hắn và có vẻ cũng dễ bị khuất phục bởi nụ cười và những lời tán dương của hắn như đám con gái, và mọi người đều cho rằng Skip sẽ vào một trường trung học tốt, rồi một trường đại học danh tiếng, bất chấp điểm số của hắn.

Cha mẹ hắn có rất nhiều tiền, "giàu sụ", như những đứa trẻ khác vẫn nói. Nhiều lần, khi hắn khoảng mười hai, Skip ngồi bên cái bàn cổ bóng láng mà cha mẹ hắn mua cho phòng ngủ của hắn và thử tính toán hắn sẽ được bao nhiêu tiền khi họ chết đi. Hắn tính dựa vào một số sổ sách tài chính hắn đánh cắp từ phòng làm việc của cha hắn. Những sổ sách ấy rối rắm và không đầy đủ, nhưng mặc dù hắn không tính được con số chính xác, Skip có thể thấy rõ ràng là một ngày nào đó hắn sẽ khá giàu.

Nhận xét: Xem phần trước: Sách "Kẻ thái nhân cách ở nhà bên" - Tưởng tượng

Xem thêm:


Evil Rays

Những mánh khóe dễ dàng thao túng tâm trí mà bạn không hề hay biết

Manipulation puppet
Tâm trí của chúng ta có đang bị chi phối bởi những mánh khóe tinh vi của nghệ thuật tâm lý? Đôi khi thuyết phục và bị thuyết phục không khó như ta tưởng.

Liệu chúng ta có phải chỉ là con rối trên dây?

Hầu hết con người đều cho rằng họ là những cá thể tự do - vận mệnh của họ nằm trong chính tay mình. Nhưng họ có thể đã nhầm. Chúng ta thường xuyên bất lực như một chú rối, bị giật giây bởi những ảnh hưởng đầy tinh vi và tế nhị của người khác. Thậm chí không hề cảm thấy bị lôi kéo, chúng ta làm theo mong muốn của họ trong khi vẫn luôn tin tưởng rằng đó là ý tưởng của chính bản thân mình.

"Điều chúng tôi ngày càng nhận thấy rõ trong nghiên cứu tâm lý học chính là rất nhiều các quyết định chúng ta đưa ra đang chịu sự tác động từ những điều chúng ta không hề ý thức" - theo Jay Olson, Đại học McGill, Canada. Olson gần đây vừa tạo ra một cuộc thí nghiệm tài tình, cho thấy con người chúng ta dễ dàng bị thao túng như thế nào trước sự thuyết phục nhẹ nhàng nhất. Câu hỏi đặt ra ở đây là, liệu chúng ta có học được các thủ thuật này hay không, và chúng ta có thể tận dụng chúng như thế nào trong cuộc sống?

Olso đã dành cả cuộc đời mình cho đến hiện tại nghiên cứu những mẹo tinh tế "đánh lừa" nhận thức của con người, quá trình đó bắt đầu từ các trò ảo thuật. "Tôi bắt đầu chơi ảo thuật từ lúc 5 tuổi và biểu diễn khi tôi lên bảy" - anh cho hay.

Nhận xét: Xem thêm:


Snakes in Suits

Hay Nhất Mạng: Sách "Kẻ thái nhân cách ở nhà bên" - Tưởng tượng

Ted Bundy
Hấp dẫn và dễ mến: Ted Bundy - Một kẻ thái nhân cách tiêu biểu
Khác biệt trong tâm hồn còn lớn hơn khác biệt trên khuôn mặt - Voltaire
Hãy tưởng tượng - nếu bạn có thể - không có lương tâm, không một chút nào, không một cảm giác tội lỗi hay hối hận dù bạn làm bất cứ điều gì, không chút ý thức kiềm chế bắt nguồn từ sự quan tâm đến người khác, dù là người lạ, bạn bè, hay thậm chí thành viên gia đình. Hãy tưởng tượng không phải đấu tranh với sự hổ thẹn, dù chỉ là một lần trong cả đời, dù bạn làm bất cứ hành động ích kỉ, lười biếng, tai hại hay vô đạo đức nào. Và thử giả bộ bạn không hề biết đến khái niệm về trách nhiệm, ngoại trừ việc nó là một gánh nặng mà những người khác có vẻ chấp nhận mà không hỏi han gì, như những thằng ngu cả tin. Bây giờ thêm vào sự tưởng tượng kì quặc này khả năng che mắt những người khác rằng cấu trúc tâm lý của bạn hoàn toàn khác họ. Vì mọi người đều cho rằng lương tâm là thứ tồn tại trong tất cả con người, việc che giấu sự thật rằng bạn không có lương tâm gần như không mất chút công sức nào. Bạn không bị kìm giữ khỏi bất cứ thèm muốn nào bởi cảm giác tội lỗi hay hổ thẹn, và bạn cũng không phải đối mặt với ai về sự nhẫn tâm của mình. Thứ nước đá trong mạch máu của bạn kỳ quái và khác xa những trải nghiệm cá nhân của họ đến mức hiếm khi họ có chút ý niệm gì về trạng thái của bạn.

Nói một cách khác, bạn hoàn toàn không có chút vướng bận nội tâm nào, và tiện lợi hơn nữa, khả năng tự do làm bất cứ điều gì mà không bị lương tâm cắn dứt của bạn không ai nhận thấy được. Bạn có thể làm bất cứ điều gì, và ngay cả khi đó, cái lợi thế kỳ lạ của bạn so với phần đông những người khác, những người bị giới hạn bởi lương tâm của họ, thường vẫn không bị phát hiện.

Nhận xét: Xem thêm:


Clipboard

Viết tay kích thích khả năng sáng tạo và học tập tốt hơn gõ trên máy tính

handwriting
© www.behance.net
Hoạt động viết lách giúp bạn làm sáng rõ các ý tưởng, ghi nhớ mọi thứ lâu hơn và dễ dàng đạt được mục tiêu hơn. Bài viết dưới đây sẽ giải thích rõ hơn cho bạn lý do tại sao.

Nhiều chuyên gia về viết lách và hiệu suất làm việc từ lâu đã đồng ý rằng các hoạt động viết lách trên giấy luôn mang lại hiệu ứng tích cực hơn cho công việc.

Tác giả Patrick E. McLean đã từng có một bài luận dài lý giải về điều này. Khi viết lách, ngôn từ sẽ được trút ra từ đầu bút của bạn dưới dạng thuần túy và sơ khai nhất; trong khi công nghệ lại gây ra quá nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến sự tập trung của bạn.

Có thể bạn sẽ không đồng tình và nghĩ rằng đây chỉ là một giải pháp "lãng xẹt" với nhiều người cảm thấy thoải mái và năng suất hơn khi dùng giấy bút bởi đó là những thứ họ đã sử dụng từ tấm bé. Rõ ràng ngày nay, nhiều người trong chúng ta đã gõ máy nhanh và điệu nghệ hơn cả viết tay, và nền văn hóa viết tay đang dần bị xói mòn.

Thế nhưng một số nghiên cứu đã cho thấy viết tay mới thực sự nâng cao chất lượng học tập và khả năng đạt được mục tiêu. Một giáo sư tâm lý học tại Dominican University of California đã nhận thấy những người thường viết các mục tiêu của bản thân ra giấy và chia sẻ với người khác có tỷ lệ hoàn thành mục tiêu cao hơn tới 33% so với những người chỉ định hình những mục tiêu này mà không viết ra.

Nhận xét: Viết tay cũng giúp bạn kết nối với cảm xúc chân thật của bản thân tốt hơn. Vì vậy, khi viết nhật ký chẳng hạn, hãy viết tay chứ đừng đánh máy.


Eye 1

Thí nghiệm Nhà tù Stanford - Vì sao con người trở nên ác độc?

prison cell
© Jenevieve Robbins / Reuters
Những thí nghiệm tâm lý xuất sắc đều cố gắng giải đáp bản chất con người, ví dụ như làm thế nào một con người trở nên ác độc? Vì sao một người hiền lành có thể thực hiện những hành vi tàn ác? Đâu là điểm tách biệt cái tốt và cái xấu? Hoàn cảnh nào sẽ quyết định hành vi của con người? Thí nghiệm nổi tiếng "Nhà tù Stanford" (Stanford Prison Experiment) được thực hiện bởi Zimbardo vào năm 1971 đã kiểm nghiệm những câu hỏi trên.

Tù nhân và Gác ngục

Ý tưởng của nghiên cứu khá đơn giản. Các nhà nghiên cứu tìm hiểu sự phản ứng của những người đàn ông "bình thường", khỏe mạnh trong một sự thay đổi lớn về vị trí xã hội của họ. Một nửa số người tham gia đóng vai trò tù nhân, nửa còn lại đóng vai trò gác ngục. Không có bất kỳ sự khoan nhượng hay cảm thông nào xuất hiện trong thí nghiệm này vì các nhà nghiên cứu muốn thí nghiệm phải thật sự diễn ra như một nhà tù thật sự.

'Tù nhân' bị 'bắt' và đưa vào xe cảnh sát khi họ đang chuẩn bị rời nhà như một ngày bình thường. Các tù nhân bị lấy dấu vân tay, bịt mặt, nhốt trong tù, sau đó bị lột sạch quần áo, soát cơ thể, cạo trọc đầu, mặc đồng phục, được đưa một con số kiểm soát và khóa một bàn chân trong suốt khoảng thời gian. Những gác ngục được phát đồng phục và nhận các thiết bị cần thiết. Nhà tù nằm dưới tầm hầm của một tòa nhà thuộc ĐH Stanford.

Nhận xét: Như thí nghiệm này cho thấy, hành vi, tính cách của phần lớn mọi người bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh. Những kẻ thái nhân cách ở các vị trí lãnh đạo biết rõ điều này và rất giỏi việc tạo ra những hoàn cảnh thích hợp để thao túng quần chúng.

Điều này giải thích tại sao phần lớn dân chúng của cả một quốc gia như tại Đức trước Thế Chiến II có thể đồng tình, ủng hộ những hành vi tàn bạo, mất hết tính người của chính phủ họ. Tuy nhiên, biện minh rằng bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh không rửa sạch được trách nhiệm của họ và họ đã phải trả cái giá rất đắt. Đó cũng là điều đáng để dân chúng các nước phương Tây hiện nay suy ngẫm.


TV

Mười chiến lược chăn dắt đám đông của những kẻ thái nhân cách

Sheep and TV
Noam Chomsky, nhà ngôn ngữ học, triết học, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng, xây dựng một danh sách mười chiến lược thao túng đám đông mà ông quan sát được qua các phương tiện truyền thông:

1/ Chiến lược phân tâm

Yếu tố thiết yếu của việc kiểm soát xã hội, chiến lược chuyển hướng bao gồm chuyển hướng sự chú ý của công chúng đối với các vấn đề quan trọng và những thay đổi do giới tinh hoa chính trị và kinh tế quyết định, thông qua việc đưa ra một loạt thông tin tràn ngập liên tục nhưng ít có ý nghĩa. Chiến lược phân tâm cũng rất quan trọng nhằm ngăn cản công chúng tiếp cận những kiến thức cần thiết trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, tâm lý học, sinh học thần kinh, và điều khiển học. "Hãy làm phân tâm sự chú ý của công chúng khỏi các vấn đề xã hội thiết thực, hấp dẫn họ bằng những vấn đề không quan trọng thực sự. Tiếp tục làm họ bận rộn, bận rộn, bận rộn, không có thời gian để suy nghĩ, và trở lại chuồng với các động vật khác. " (Trích từ " Vũ khí im lặng cho cuộc chiến thầm lặng"- "Armes silencieuses pour guerres tranquilles")

2/ Tạo ra vấn đề và sau đó cung cấp các giải pháp

Phương pháp này còn được gọi là "vấn đề - phản ứng - giải pháp." Đầu tiên, người ta tạo ra một vấn đề, một "tình huống" dự định để gây nên phản ứng nhất định đối với công chúng, khiến công chúng yêu cầu thực thi các biện pháp mà kẻ thao túng muốn công chúng chấp nhận. Ví dụ: để cho bạo lực đô thị phát triển, hoặc tổ chức các cuộc tấn công đẫm máu, để công chúng yêu cầu luật về an ninh với giá phải trả là quyền tự do hạn chế. Hoặc: tạo ra một cuộc khủng hoảng kinh tế mà sự suy giảm các quyền xã hội và loại bỏ các dịch vụ công được chấp nhận như một "điều ác cần thiết".

Snakes in Suits

Hay Nhất Mạng: Các chính trị gia có phải thái nhân cách không?

snakes in suits
© shutterstock.comRắn độc mặc complê: Những kẻ thái nhân cách
Điều không có gì bí mật là các chính trị gia có thể bị thúc đẩy bởi cái tôi rất lớn. Ý tôi là, có ai trong chúng ta thực sự nghĩ rằng họ xứng đáng được một ghế trong Quốc hội - hay một cái bàn ở Phòng Bầu dục?

Nhưng liệu chỉ cái tôi quá lớn có thể giải thích được tại sao rất nhiều quan chức được dân bầu bị bắt quả tang nói dối, ngoại tình, có những phi vụ tài chính khuất tất hoặc tham gia vào các hành vi tai tiếng khác? Không phải ai cũng tin vào điều đó, và một số người trong giới blog đã đi đến độ tự hỏi liệu các chính trị gia tai tiếng ấy thực chất có phải là những kẻ thái nhân cách không. Một bài viết gần đây trên tờ The Atlantic đã đặt câu hỏi như sau:
Liệu họ có thể đúng không? Nếu ý họ là những người trên chính trường là tà ác hay "điên rồ", thì có lẽ là không. Nhưng nếu họ chỉ chỉ ra rằng các chính trị gia và những kẻ thái nhân cách có nhiều điểm tương đồng thì họ có thể có ý đúng.
Nhưng là một kẻ thái nhân cách nghĩa là gì? Hóa ra thái nhân cách không phải là một chẩn đoán tâm thần chính thức mà là một thuật ngữ được phổ biến bởi nhà tâm thần học từ Trường Đại học Y Georgia, Hervey Cleckley, trong công trình kinh điển năm 1941 Mặt nạ của Sự Bình thường (The Mask of Sanity) của ông.


Nhận xét: Ngày nay, Bảng Kiểm tra Thái nhân cách - Có Sửa đổi (Psychopathy Checklist - Revised) phát triển bởi Giáo sư Robert Hare là công cụ có độ tin cậy cao cho phép xác định ai đó có phải thái nhân cách hay không. Thái nhân cách là một rối loạn nhân cách có thật và có thể được chẩn đoán một cách khách quan chứ không phải một nhãn hiệu đưa ra một cách vu vơ.


Nhận xét: Xem thêm: Đại cương về chứng thái nhân cách


Rose

12 mặt tích cực của nỗi buồn: Con đường bất ngờ dẫn đến hạnh phúc

Sadness
Nỗi buồn không chỉ là bình thường, mà còn giúp chúng ta thăng hoa trong cuộc sống.

Thật vui khi biết phim Inside Out đã giành giải Oscar năm 2016 cho hạng mục hoạt hình hay nhất, nhưng tôi nghĩ rằng chẳng có ai bất ngờ về chuyện đó cả. Nó có một cốt truyện cảm động và cuốn hút khán giả trên toàn thế giới, và ngay lập tức được người yêu mến tặng cho danh hiệu tác phẩm kinh điển thời hiện đại.

Trong số nhiều điểm tuyệt vời của bộ phim, điều đặc biệt nhất đó là cách mà nó xử lý nỗi buồn theo hướng tinh tế và khác lạ. Trong thời đại này, nỗi buồn được coi là một thứ gì đó "ác tính". Nhẹ nhất, nó thường được xem như một gánh nặng không mong muốn mà chúng ta thà không có còn hơn. Tệ nhất thì nó bị gắn cho cái mác là dị hợm, thậm chí là một rối loạn tâm lý. Thực tế rằng nỗi buồn càng tích lũy nhiều thì dễ gây trầm cảm, những nhà lý luận học nổi tiếng cho rằng trầm cảm là một dạng của nỗi buồn có tính chất bệnh lý, được nêu bởi Lewis Wolpert trong cuốn sách Nỗi buồn ác tính (Malignant Sadness). Tuy nhiên, trừ khi nỗi buồn vượt qua giới hạn của nó - trở nên cực kỳ nghiêm trọng và/hoặc kéo dài đến nỗi nó tạo nên bệnh rối loạn - nó không đồng nghĩa với trầm cảm.

Chưa hết, như Anthony Horwitz và Jerome Wakefeild tranh luận trong bài (The Loss of Sadness chúng ta đang gặp nguy hiểm nếu cứ giữ định kiến như vậy. Nỗi buồn thường được nghĩ đến như một loại cảm xúc xấu, thậm chí là bệnh lý, như thể nó là biểu hiện của một cơn trầm cảm dữ dội. Điều này có nghĩa là chúng ta đang có nguy cơ đánh mất chính kiến về nỗi buồn như là một yếu tố tự nhiên của đời sống con người, loại cảm xúc hoàn toàn cần thiết trong một số trường hợp (ví dụ phản ứng với sự mất mát). Tuy nhiên, nỗi buồn không chỉ đơn giản là một điều tự nhiên và "bình thường", chúng ta còn có thể tìm hiểu sâu hơn thế nữa. Thông điệp truyền cảm hứng từ Inside Out đó là nỗi buồn thực sự có thể rất hữu ích và có giá trị. Đây là tiền đề chủ đạo trong "làn sóng thứ hai trong tâm lý học tích cực" nghiên cứu về những trường hợp mà những cảm xúc biểu hiện có vẻ như là tiêu cực, nhưng cuối cùng lại là những nhân tố cho sự phát triển về nhân cách. Thật vậy, khi lục lại những tác phẩm văn học về tâm lý, có thể phát hiện ra rằng có 12 cách khác nhau mà nỗi buồn có thể, nghe có vẻ ngược đời, vun đắp cho hạnh phúc của chúng ta và làm đời sống của chúng ta thăng hoa hơn.