Khoa Học & Công NghệS


Satellite

Tàu vũ trụ Trung Quốc lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại hạ cánh xuống "phần tối" của Mặt Trăng

China space probe Chang’e-4
© CNSAĐồ họa mô phỏng tàu Hằng Nga 4
Tàu Hằng Nga 4 của Trung Quốc là tàu vũ trụ đầu tiên của nhân loại hạ cánh xuống "phần tối" của Mặt Trăng, được xem là một bước tiến lớn giúp nhân loại khám phá vũ trụ.

Tàu vũ trụ và thăm dò không người lái Hằng Nga 4 (Chang'e 4) của Cơ quan Không gian Quốc gia Trung Quốc (CNSA) ngày 3/1 đã hạ cánh thành công trên khu vực Cực Nam - lòng chảo Aitken. Đây là miệng núi lửa lớn nhất, sâu nhất và cổ xưa nhất trên bề mặt của Mặt Trăng, theo Guardian.

Khu vực này nằm trong "phần xa" của Mặt trăng, chỉ phần diện tích luôn bị che khuất do Mặt Trăng chỉ hướng một bề mặt về phía Trái Đất. Khu vực này cũng được ví von là "phần tối" của Mặt Trăng, do con người chưa bao giờ khám phá.

Thông báo sứ mệnh thám hiểm thành công được đăng tải đầu tiên trên mạng xã hội Twitter.

Satellite

GLONASS, Beidou, Galileo: Cuộc chiến định vị toàn cầu nhằm thay thế GPS đã bắt đầu

GPS GLONASS Beidou Galileo
Bạn đang ở đâu? Đó không chỉ là một câu hỏi ẩn dụ, mà còn là một thách thức địa chính trị đang đặt những người khổng lồ công nghệ như Apple hay Alphabet vào một vị thế khó khăn.

Các quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Anh cùng Liên minh Châu Âu đang khám phá, thử nghiệm và triển khai các vệ tinh để tự xây dựng hệ thống định vị của riêng mình.

Đây là một thay đổi khổng lồ so với Mỹ, quốc gia gần nhiều thập kỷ nay luôn độc quyền trong việc định vị các vật thể thông qua hệ thống GPS (Global Positioning System), một hệ thống quân sự thuộc Không Quân được xây dựng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh nhưng hiện đã được sử dụng vì mục đích thương mại từ giữa những năm 2000 cho đến nay.

Có rất nhiều ưu thế khi sở hữu một hệ thống như GPS, nhưng điều quan trọng nhất là việc người dùng thương mại và quân sự toàn cầu sẽ phải phụ thuộc vào hệ thống này - vốn của chính phủ Mỹ - đặt việc theo dõi các vị trí dưới sự cho phép của Bộ Quốc phòng Mỹ. Việc phát triển công nghệ và triển khai các vệ tinh định vị cũng mang đến lợi thế cho ngành công nghiệp vũ trụ.

Take 2

Trung Quốc cho ra mắt phát thanh viên truyền hình robot đầu tiên trên thế giới

AI News Anchor
© YouTube/New China TVPhát thanh viên truyền hình được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo của hãng Tân Hoa Xã
Hãng thông tấn Tân Hoa Xã đã giới thiệu công việc của robot - phát thanh viên truyền hình. Trí tuệ nhân tạo sử dụng các bản tin phát hành trước đó với biên tập viên thực thụ và thay đổi nét mặt phù hợp với nội dung văn bản, được chèn vào hệ thống phát lại bằng giọng nói nhân tạo.

Như Tân Hoa Xã nhận xét, những phát thanh viên như vậy có thể làm việc 24 giờ mỗi ngày trên nhiều chương trình khác nhau. Công nghệ mới sẽ có thể giảm đáng kể chi phí sản xuất các bản tin. Điều này có nghĩa là nghề phát thanh viên đã đến hồi kết thúc?

Hồi tháng Sáu, hãng tin Tân Hoa Xã nói với phóng viên Sputnik cho biết công ty đang tích cực phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo trong ngành báo chí và sẽ sớm giới thiệu một sản phẩm mang tính cách mạng. Chính xác đó sẽ là cái gì - Tân Hoa Xã muốn giữ bí mật. Không loại trừ trường hợp phát thanh viên với trí tuệ nhân tạo. Việc giới thiệu robot phát thanh viên đầu tiên trên thế giới diễn ra tại Hội nghị Thế giới về Quản trị Internet ở Uchzhen. Sản phẩm được Tân Hoa Xã kết hợp với công ty công nghệ Sogou phát triển.

Battery

Vừa ra chiếc xe máy điện đầu tiên, VinFast xây dựng hệ thống xạc điện toàn quốc để đáp ứng nhu cầu

VinFast Klara, electric scooter
Xe điện không phải là loại phương tiện mới xuất hiện, nó thậm chí còn có mặt cùng thời với xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch. Ngay cả hiện nay, trong khi đang có ngày càng nhiều hãng tham gia vào việc sản xuất xe điện, việc phổ biến nó vẫn rất khó khăn. Đó là vì nó gặp phải một trở ngại cơ bản khi so sánh với xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch: hạ tầng nạp nhiên liệu.

Trong khi số lượng cây xăng dày đặc và ở khắp mọi nơi, thời gian đổ đầy bình nhiên liệu cũng nhanh hơn nhiều so với sạc đầy các khối pin khổng lồ. Đó là lý do vì sao hãng xe điện danh tiếng Tesla lại dồn sức vào việc xây dựng mạng lưới các trạm sạc nhanh cho xe điện của mình.

Với mục tiêu không chỉ mang đến một chiếc xe điện thân thiện với môi trường, mà còn đáp ứng tốt các điều kiện đặc thù của giao thông Việt Nam, khi giới thiệu chiếc xe máy điện Klara Escooter, Vinfast còn mang đến một giải pháp toàn diện để cung cấp năng lượng cho những chiếc xe của mình một cách tiện dụng nhất.

Ngay từ cuối tháng Mười vừa qua, Vinfast đã ký biên bản ghi nhớ với Tổng công ty Dầu Việt Nam PV Oil. Theo biên bản ghi nhớ này, trước mắt PV Oil sẽ cho phép Vinfast tiến hành lắp đặt hệ thống trạm tại 600 điểm kinh doanh xăng dầu của mình trên toàn quốc, và tăng lên thành 20.000 điểm vào năm 2020. Tại các địa điểm này, Vinfast sẽ cung cấp các dịch vụ như sạc nhanh, cho thuê pin và trạm sạc qua đêm.

Nhận xét: Sau nhiều lần khởi đầu vấp váp, có vẻ như cuối cùng Việt Nam cũng sẽ có được một nền công nghiệp ô tô, xe máy của riêng mình, thông qua thương hiệu VinFast. Quả là điều đáng mừng cho nền kinh tế nước nhà.


Network

Bảo mật thông tin cá nhân trên mạng: Có lựa chọn nào khác ngoài Google ?

Duckduckgo
Với không ít người công cụ tìm kiếm duy nhất trên mạng Internet họ biết là Google, nhưng thực tế còn có lựa chọn khác tốt không kém Google dành cho họ. Theo trang Yahoo Finance, một công cụ được nhiều chuyên gia trong giới công nghệ đánh giá là có tính bảo mật dữ liệu cá nhân của người dùng cao hơn hẳn so với Google là DuckDuckGo.

Công cụ tìm kiếm này tự hào khẳng định họ không theo dõi người dùng và bắt đầu gây chú ý với cư dân mạng kể từ sau khi cựu nhân viên cơ quan an ninh quốc gia Mỹ Edward Snowden tiết lộ bí mật liên quan chương trình theo dõi người dân trên mạng Internet của chính phủ Mỹ.

Những chia sẻ trải nghiệm sử dụng công cụ DuckDuckGo của chuyên gia Rob Pegoraro là những thông tin tham khảo cho người dùng về công cụ này trên cơ sở so sánh với Google.

Theo đó, các kết quả tìm kiếm theo từ khóa trên DuckDuckGo cũng tương tự như trên Google. Khi cần tìm tới một trang web, DuckDuckGo cũng luôn cho kết quả như Google.

Arrow Up

Trung Quốc thông xe cây cầu vượt biển dài nhất thế giới, nối liền Hồng Kông và Ma Cao

World's longest sea Bridge connecting Hong Kong and Ma Cao
© AFP / Anthony Wallace
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay (23.10) chính thức khánh thành cây cầu vượt biển dài nhất thế giới sau 9 năm xây dựng.

Theo BBC, Chủ tịch Tập Cận Bình đã dự lễ khánh thành tại thành phố Chu Hải cùng lãnh đạo Hong Kong và Ma Cao. Cây cầu sẽ chính thức được thông xe vào ngày 24.10.

Tính cả đường dẫn, cây cầu vượt biển này dài 55km nối Hong Kong, Ma Cao và thành phố Chu Hải của Trung Quốc đại lục. Cây cầu có chi phí khoảng 20 tỉ USD, được bắt đầu xây dựng từ năm 2009 và bị chậm trễ tiến độ nhiều lần.

Điều đặc biệt của cây cầu dài nhất thế giới là nó nằm ở cửa sông Châu Giang, kết nối 3 thành phố ven biển quan trọng ở miền nam Trung Quốc là Hong Kong, Ma Cao và Chu Hải.

Doberman

Đưa sói trở lại khu vực Yellowstone ở Mỹ làm cân bằng hệ sinh thái ở đây một cách không ngờ

Wölfe, Wolf
© Flickr/ Jeremy Weber
Với người Mỹ, Yellowstone là một cái tên có nhiều ý nghĩa. Đó vừa là tên của một siêu núi lửa vẫn đang hoạt động mạnh nhất hiện nay, vừa là một công viên quốc gia bảo tồn động vật hoang dã. Trên hết, đó còn là một phòng thí nghiệm khoa học hết sức đặc biệt đối với giới khoa học.

Chính tại căn phòng đặc biệt này, các nhà khoa học đã thực hiện những thử nghiệm về hệ sinh thái, và đến nay đã thu được kết quả được đánh giá là "đáng mừng nhất trong lịch sử".

Cụ thể, nhà sinh thái học Mark Boyce tại ĐH Alberta đã dựa trên dữ liệu lưu trữ hơn 40 năm tại Công viên quốc gia Yellowstone, từ đó tìm hiểu việc tái sinh loài sói ở công viên có ảnh hưởng gì. Các cặp sói được đưa vào đây từ năm 1995, và kết quả cho thấy chúng đã đem lại những hiệu ứng tích cực chưa từng thấy.

Được biết, sói tại Yellowstone chưa bao giờ quá đông đúc. Vào năm 1872, khi Yellowstone được định danh là công viên quốc gia thì vẫn chưa có quy định nào để quản lý và bảo vệ động vật hoang dã tại đây. Hệ quả là chỉ sau vài thập kỷ, hàng ngàn con sói đã bị giết hại, khiến loài vật này rơi vào thảm cảnh tuyệt chủng cục bộ (biến mất khỏi một khu vực) vào năm 1926.

Nhận xét: Thí nghiệm này nhắc nhở chúng ta rằng mọi thứ trong tự nhiên đều có vai trò của nó. Sự can thiệp nhiều khi thiển cận của con người có thể đem lại những hậu quả tai hại cho cả hệ sinh thái.


Laptop

Hơn nửa triệu máy tính tại Việt Nam bị nhiễm phần mềm gián điệp đánh cắp tài khoản ngân hàng

spyware malware espionaje digital crimenes ciberneticos
© EFE
Hệ thống giám sát virus của Bkav vừa phát hiện một loại mã độc gián điệp nằm vùng nguy hiểm BrowserSpy. Loại mã độc này có khả năng theo dõi người dùng, lấy cắp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, mật khẩu Gmail, Facebook...

Tại Việt Nam, đã có hơn 560.000 máy tính bị theo dõi bởi BrowserSpy, số lượng này đang tiếp tục tăng nhanh. Bkav khuyến cáo người dùng cần xử lý ngay virus và đổi mật khẩu cho các tài khoản Gmail, Facebook... đặc biệt là tài khoản ngân hàng.

BrowserSpy ẩn mình trong các phần mềm giả mạo được hacker đưa lên Internet để lừa người dùng tải về. Khi được kích hoạt, BrowserSpy sẽ cài một plug-in (extention) độc hại vào trình duyệt để theo dõi, giám sát người dùng.

Theo đó, BrowserSpy có thể âm thầm đánh cắp thông tin cá nhân, thu thập nội dung tìm kiếm, đọc trộm email, lịch sử truy cập web... Nghiêm trọng hơn, BrowserSpy có khả năng cập nhật và tải thêm các mã độc khác nhằm kiểm soát máy tính, thực hiện tấn công có chủ đích APT.

Newspaper

Người máy viết báo: Trí tuệ nhân tạo trong báo chí thời kỷ nguyên cách mạng công nghệ 4.0

Roboterjournalisten
© istock/ thinkstock
Trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) không còn là điều quá mới mẻ. AI đang trở thành một xu thế tất yếu trong nhiều lĩnh vực đời sống và báo chí truyền thông không nằm ngoài vòng quay đó.

Hàng loạt "ông lớn" của báo chí thế giới như Reuters (Anh), Washington Post hay New York Times (Mỹ) đã sớm nhanh nhạy đi những bước tiên phong trong việc đưa AI vào đời sống báo chí.

Việc sử dụng các phần mềm chuyển đổi giọng nói thành văn bản hay tự động trả lời thư điện tử đã trở thành phổ biến. Vài năm trở lại đây, trong thế giới truyền thông, có lẽ AI đã vượt quá phạm vi "một xu thế mới" để chính thức trở thành "một phương thức mới", "một công cụ mới" hỗ trợ hay thậm chí là trực tiếp sản xuất các sản phẩm báo chí, cũng như giúp đẩy nhanh việc phân tích-nghiên cứu và tham khảo dữ liệu thông tin báo chí.

Ban đầu, nhiều câu hỏi được ra như AI sẽ được áp dụng vào lĩnh vực báo chí như thế nào, các ứng dụng AI đóng vai trò trong công đoạn nào của hoạt động báo chí hay liệu AI có "cướp công ăn việc làm" của các nhà báo hay không? Ông Francesco Marconi, Giám đốc một công ty hàng đầu về tự động hóa và AI, đánh giá "AI là xu thế tất yếu trong sự phát triển và thay đổi như vũ bão hiện nay của báo chí thế giới. Song AI không phải được tạo ra nhằm thay thế con người, mà AI giúp con người giải phóng sức lao động để dành thời gian cho các việc khác, qua đó nâng cao hiệu quả lao động". 5 năm qua, các hãng thông tấn và tờ báo hàng đầu thế giới đã thành công trong việc áp dụng AI và họ đang vẽ lên một bức tranh toàn cảnh về sự thay đổi của tương lai báo chí thế giới trong 5 năm tới.

Nhận xét: Báo chí, truyền thông là thứ có ảnh hưởng rất lớn đến dư luận và đời sống xã hội nên viễn cảnh người máy viết báo quả là không tươi sáng chút nào. Nhưng điều còn nguy hiểm hơn cả người máy viết báo là người viết báo biến thành người máy, chỉ biết viết theo đơn đặt hàng hay sao chép lại thông tin mà không suy xét.


Gold Seal

Trung Quốc phát triển thành công giống lúa năng suất cao chịu được độ mặn nước biển

Chinese scientist successfully grows rice with sea water
Nhà khoa học Nguyên Long Bình (giữa), cha đẻ của các giống lúa lai, thăm cánh đồng lúa ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc do ông Nguyên Long Bình, "cha đẻ của các giống lúa lai", đã thành công trong việc thử nghiệm trồng lúa bằng nước biển. Hiện giờ họ đã mang công nghệ này sang Trung Đông để thử nghiệm trồng lúa trên sa mạc.

Theo Tân Hoa, giống lúa này đã được trồng thử nghiệm bằng nước biển từ hồi tháng 1 tại Trung Quốc. Tuần trước, họ đã thu hoạch lúa với kết quả ngoài mong đợi của họ. Năng suất của giống lúa này đạt 7.500 kg/ ha so với với năng suất trung bình của thế giới là 3.000 kg/ha. Điều này đã khuyến khích các nhà khoa học mở rộng quy mô của dự án này.

Hiện nay, các nhà khoa học Trung Quốc đã lên kế hoạch trồng thử nghiệm trên diện tích 100 ha vào cuối năm nay và đưa nó vào trồng đại trà vào năm tới và mở rộng quy mô sau năm 2020.

Mục đích của dự án này là trồng lúa bao phủ 10% diện tích của Các tiểu vương A rập và biến sa mạc cằn cỗi thành cánh đồng lúa phì nhiêu.

Nhận xét: Đây là một thành tựu rất to lớn do diện tích đất bị nhiễm mặn không thể trồng trọt được trên thế giới là rất lớn và ngày càng gia tăng. Với các giống lúa như thế này, những diện tích đất đó đã có thể được sử dụng trở lại.