
© ReutersNhà máy điện hạt nhân nổi trên biển đầu tiên trên thế giới của Nga
Nhà máy điện hạt nhân di động đầu tiên trên thế giới đã được thử nghiệm trên biển vào ngày 28/4, tạp chí khoa học
Popular Mechanics cho biết. Dự án do Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Nga (Rosatom) làm chủ đầu tư và được gọi là
Akademik Lomonosov, theo tên viện sĩ Mikhail Lomonosov (nhà khoa học, nhà văn nổi tiếng của Nga, 1711-1765).
Dự án bắt đầu xây dựng tại nhà máy đóng tàu Sevmash từ năm 2007, hạ thủy vào năm 2010. Nhà máy được lắp trên một xà lan và có thể di chuyển trên biển như một con tàu.
Akademik Lomonosov có chiều dài 144 m, rộng 30 m, lượng choán nước 21.500 tấn, thủy thủ đoàn 69 người.
Tàu đang được kéo từ St. Petersburg đến Murmansk, thành phố lớn nhất nằm trên vòng Bắc Cực để tiếp nhiên liệu cho 2 lò phản ứng hạt nhân. Sau đó, tàu sẽ di chuyển đến thị trấn Pevek, nằm trên vịnh Chaunskaya, một phần của vùng biển phía đông Siberia vào năm 2019, nơi nhà máy sẽ cung cấp điện cho khoảng 100.000 dân tại đây.
Akademik Lomonosov sẽ trở thành nhà máy điện hạt nhân di động đầu tiên trên thế giới cung cấp điện cho mục đích thương mại, giải quyết bài toán cung cấp điện năng cho những khu vực xa xôi trên biển. Theo Rosatom, nhà máy được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân có công suất 70 MW. Công suất này tương đương 7% so với các lò phản ứng hạt nhân thương mại của Mỹ.
Nhận xét: Hàng ngày, có một lượng lớn virus rơi vào Trái Đất từ vũ trụ. Do vậy, giả thuyết rằng bạch tuộc đến từ một sinh vật cổ đại ngoài Trái Đất không phải là xa vời lắm.
Xem thêm: Tiết lộ mới về Cái Chết Đen: Mối liên quan virus và vũ trụ