Chủ Những Con RốiS


Chess

Putin đến thăm Iran, khẳng định liên minh chiến lược trước sức ép từ phía Mỹ

putin and Iranian President Rouhani
Trong chuyến thăm chính thức cấp nhà nước tới Cộng hòa Hồi giáo Iran ngày 1/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà Hassan Rouhani, Lãnh tụ tinh thần tối cao Iran Ali Khamenei và dự Hội nghị thượng đỉnh ba bên Nga - Iran và Azerbaijan.

Chương trình nghị sự của các cuộc hội đàm và hội nghị chủ yếu tập trung vào việc tăng cường hợp tác kinh tế và an ninh giữa các quốc gia, nhằm thúc đẩy việc duy trì ổn định tại khu vực.

Chuyến thăm của Tổng thống Nga tới Iran diễn ra vào thời điểm được cho là khá "nhạy cảm", với việc thỏa thuận hạt nhân mà Iran đã ký với các cường quốc nhóm P5+1 năm 2015 đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ. Thêm vào đó, những diễn biến tích cực trên chiến trường Syria cũng đang cần hai nước phải tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hợp tác hơn nữa.

Trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Iran, Tổng thống Nga Putin tái khẳng định, thỏa thuận hạt nhân Iran là một "hiệp định tốt, giúp tăng cường hòa bình và ổn định tại khu vực", đồng thời nhấn mạnh, việc duy trì thỏa thuận quốc tế đa phương này là cần thiết. Đề cập trực tiếp những cảnh báo mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc rút khỏi thỏa thuận, Tổng thống Putin tuyên bố, việc đơn phương hủy bỏ thỏa thuận với bất cứ lý do gì đều không thể chấp nhận được.

Chess

Nước cờ cao: Nga mời người Kurd tham gia đàm phán Syria bất chấp Thổ Nhĩ Kỳ phản đối

Astana peace talk on Syria Oct 31st 2017
© Reuters/Mukhtar KholdorbekovVòng đám phán hòa bình về Syria tại thủ đô Astana của Kazakhstan, ngày 31/10/2017
Thổ Nhĩ Kỳ tức giận

Nguyên nhân bất đồng là do Moskva quyết định mời đảng Liên minh Dân chủ người Kurd (PYD) - chính đảng chủ chốt của người Kurd tại Syria - tham dự đại hội toàn quốc đầu tiên của người Syria, do Nga bảo trợ, tổ chức tại khu nghỉ dưỡng Sochi, Nga ngày 18/11 tới. Moskva cam kết mời tất cả các đảng phái đối lập tại Syria tham gia đại hội.

Phát ngôn viên của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Ibrahim Kalin ngày 1/11 gọi việc Nga mời đại diện PYD và lực lượng gắn kết với họ là Các Đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG) tới Sochi là "không thể chấp nhận". Ông tuyên bố chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ coi đây là hành động "áp đặt".

PYD, hiện cùng YPG kiểm soát khoảng 1/4 lãnh thổ Syria, đã mở văn phòng đại diện tại Moskva vào tháng 2/2016, và được Nga ghi nhận là một nhân tố hợp pháp, có sức ảnh hưởng trong lộ trình tái thiết Syria.

Nhận xét: Chủ trương ngoại giao của Nga luôn là đối thoại với tất cả các bên. Nhờ chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn ngoan này kết hợp với sức mạnh quân sự khi cần thiết, họ đã trở thành tiếng nói có trọng lượng nhất tại vùng Trung Đông hiện nay.


Eagle

Hay Nhất Mạng: Mỹ đốt 250 triệu đôla mỗi ngày trong suốt 16 năm qua vào "Cuộc Chiến chống Khủng bố"

Blackhawk helicopter
© U.S. Air Force 145
Theo một báo cáo mới đây của Bộ Quốc phòng Mỹ về chi phí cho cuộc chiến chống khủng bố, từ ngày 11-9-2001, cuộc chiến này đã tiêu tốn khoảng 1,46 nghìn tỷ USD.

Thông tin trên được RT trích từ tài liệu dài 74 trang của Bộ Quốc Phòng Mỹ, do Hiệp hội Thông tin Bí mật của các nhà khoa học Mỹ thu được. Báo cáo này tiết lộ chi phí của nhiều cuộc chiến mà Mỹ tham gia, đặc biệt là cuộc chiến tại Afghanistan mà Mỹ sa lầy 16 năm qua.

Theo báo cáo được RT dẫn lại, chi phí cao nhất dành cho Chiến dịch Bảo vệ Tự do (Operation Enduring Freedom - tên khác của Chiến dịch Chống Khủng bố "War on Terror" từ năm 2001 đến 2014), Chiến dịch Tự do Iraq (Operation Iraqi Freedom) và chiến dịch New Dawn (tại Iraq và Afghanistan năm 2010 và 2011). Những chiến dịch này đã tiêu tốn khoảng 1.315 tỷ USD.

Hiện tại, ngân sách dành cho các hoạt động quân sự của Mỹ hiện nay rơi vào khoảng 147,6 tỷ USD. Con số này bao gồm 102,9 tỷ USD dành cho Chiến dịch Freedom's Sentinel (tên gọi khác của Chiến dịch "War on Terror" dưới thời cựu Tổng thống Obama vào cuối năm 2014) và Chiến dịch Inherent Resolve chống lại IS tại Syria và Iraq bắt đầu năm 2014, tiêu tốn khoảng 17,1 tỷ USD.

Nhận xét: 1,46 nghìn tỷ USD là một con số lớn đến mức không thể hình dung được. Hãy nói cho chúng tôi biết, việc đổ số tiền khổng lồ này vào bộ máy chiến tranh Mỹ đã mang lại những gì cho thế giới? Nếu số tiền đó được dùng vào mục đích xây dựng, thay vì tàn sát, hủy diệt, thì nó có thể mang lại những gì?

Video sau đây có thể cho bạn phần nào câu trả lời: Thiên đường bị đánh cắp




Archaeology

Tướng Mỹ lỡ lời, nói ra sự thật về việc Mỹ sa lầy ở Syria

Manbij US army tanks soldiers Syria
© AP
Ngày 1/11, tướng James Jarrard, Chỉ huy lực lượng đặc biệt của Mỹ trong cuộc chiến chống IS ở Syria, nói với các phóng viên tại Lầu Năm Góc từ thủ đô Baghdad của Iraq rằng, hiện có khoảng 4.000 lính Mỹ ở Syria.

Tuyên bố này của ông Jarrard đã khiến tất cả phóng viên có mặt tại Lầu Năm Góc ngạc nhiên. Bởi lẽ, trên thực tế, con số mà tướng Jarrard đưa ra cao gấp tám lần so với con số chính thức mà Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố.

Ngay sau đó tướng Jarrard đã nhận ra sự nhầm lẫn của mình và nói lại rằng, chỉ có khoảng 500 binh sĩ Mỹ ở Syria.

Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Eric Pahon sau đó cũng đã lên tiếng đính chính với The Washington Post rằng: "Đó là một nhầm lẫn. Tôi không biết vì sao ông ấy lại nói nhầm là 4.000 người. Nhưng đó là con số không chính xác".

Chess

Nga - Trung Quốc cùng nỗ lực hạ bệ đồng đôla Mỹ

Medvedev xi jinping
RT ngày 1/11 dẫn tuyên bố của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev trong chuyến thăm Trung Quốc cho rằng, hệ thống tài chính quốc tế cần phải được cân bằng và đó là lý do vì sao không có chỗ cho một loại tiền tệ duy nhất chi phối.

"Hệ thống các quan hệ tài chính cân bằng nên được dựa trên việc sử dụng các loại tiền tệ dự trữ khác nhau, các hình thức giải quyết khác nhau. Không có sự thống trị của bất kỳ một loại tiền tệ nào" - Thủ tướng Medvedev nói.

Theo ông Medvedev, dù nền kinh tế Mỹ mạnh mẽ như thế nào, đôi khi cũng phải đối mặt với các vấn đề. Và rủi ro từ nó gây ra sẽ khiến toàn bộ thế giới tài chính bị ảnh hưởng và việc khiến hệ thống này cân bằng hơn, thì cần phải có sự đa dạng hóa.

"Bất kể nền kinh tế Mỹ mạnh mẽ như thế nào, đôi khi cũng phải đối mặt với các vấn đề. Kết quả là toàn bộ thế giới tài chính bị rung chuyển. Một hệ thống tài chính quốc tế cân bằng hơn thì sẽ tốt hơn cho tất cả mọi người.

Rocket

Chỉ để tự vệ: Lãnh tụ tối cao Iran giới hạn tầm bắn của tên lửa do nước này chế tạo

Iranflagmissiles
© Conservative Review
2.000km là tầm bắn tối đa cho phép của tên lửa đạn đạo do Iran sản xuất. Đây là chỉ thị được lãnh đạo tinh thần Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei, đưa ra đối với Lực lượng Vệ binh cách mạng Iran (IRGC).

Thông tin trên được người đứng đầu IRGC, Tướng Mohammad Ali Jafari cung cấp cho báo giới và đây là lần đầu tiên giới chức Iran thừa nhận Đại giáo chủ Khamenei đã áp đặt hạn chế đối với chương trình tên lửa đạn đạo của Iran.

Phát biểu bên lề một hội nghị tại Tehran, Tướng Jafari khẳng định năng lực tên lửa đạn đạo của Iran lúc này "đã đủ," dù Tehran vẫn có khả năng mở rộng tầm bắn. Ông cảnh báo các lực lượng và lợi ích của Mỹ cùng đồng minh của Washington đều nằm trong tầm tấn công của tên lửa Iran, khẳng định Tehran có khả năng phản ứng trước bất kỳ cuộc tấn công liều lĩnh nào, song ông nhận định sẽ không xảy ra chiến tranh giữa Mỹ và Iran.

Nhận xét: Mặc dù là một nước lớn và một nền văn minh lâu đời, Iran đã không xâm lược một nước nào khác trong hàng trăm năm nay. Điều đó khó có thể nói được về cái quốc gia vẫn hằm hè muốn xâm lược họ.


Stock Up

Đầu tư nước ngoài vào Cuba trong năm 2017 đạt kỷ lục 2 tỷ USD

Havana Cuba
Phát biểu trong lễ công bố Danh mục cơ hội đầu tư Cuba 2017-2018, Bộ trưởng Ngoại thương và Đầu tư Nước ngoài Cuba Rodrigo Malmierca Díaz thông báo giá trị đăng ký vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) vào đảo quốc Caribê này trong năm nay đã đạt kỷ lục hơn 2 tỷ USD.

Phóng viên TTXVN tại La Habana dẫn lời Bộ trưởng Malmierca cho biết bất chấp chính sách bao vây cấm vận của Mỹ, cùng những khó khăn do tình trang hai đồng tiền và đa tỷ giá hối đoái mang lại, trong 10 tháng đầu năm, La Habana đã thông qua 30 dự án đầu tư mới, trong đó có 8 dự án tại Đặc khu phát triển Mariel.

Tổng cộng 11 dự án 100% vốn nước ngoài, 9 hợp đồng điều hành khách sạn, 5 dự án công ty liên doanh và 5 hợp đồng Đối tác kinh tế quốc tế, đã giúp Cuba lần đầu tiên hoàn thành mục tiêu về thu hút FDI trong năm, kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài được thông qua vào năm 2014.

Gold Seal

Nhiệm vụ hoàn thành: Nga ca khúc khải hoàn tại Syria

syrians love putin
Hoàn thành nhiệm vụ

Ngày 30/10, RIA Novosti dẫn lời ông Vladimir Shamanov, người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng Duma cho biết, các nhiệm vụ chính của chiến dịch quân sự mà Nga tiến hành tại Syria đã hoàn thành.

Theo ông Shamanov, cuối năm 2017, chính phủ Syria sẽ giành lại quyền kiểm soát biên giới phía đông, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của nhóm khủng bố IS.

"Nhìn chung, có thể nói rằng các nhiệm vụ chính của chiến dịch quân sự Nga tại Syria đã được thực hiện thành công. Chúng tôi hy vọng rằng vào cuối năm nay, quân đội chính phủ sẽ khôi phục lại quyền kiểm soát biên giới phía đông và Nhà nước Hồi giáo sẽ không còn tồn tại như một tổ chức quân sự", Sputnik dẫn lời ông Shamanov nói trong cuộc họp của các ủy ban thuộc Hạ viện Kazakhstan và Duma Quốc gia Nga.

Chess

Nghị viện Catalonia chấp nhận giải thể, thủ hiến bỏ trốn ra nước ngoài

Puigdemont Catalan president
© Presidency Press Service, Pool Photo via APThủ hiến Catalonia Carles Puigdemont
Nghị viện xứ Catalonia, bị chính phủ Tây Ban Nha áp dụng điều 155 của Hiến pháp yêu cầu giải thể cơ quan lập pháp mới, đã chấp thuận quyết định và sẽ dừng mọi công việc cho đến khi có kết quả của cuộc bầu cử sớm. Trong khi đó, Thủ hiến vùng này đã bỏ trốn ra nước ngoài.

Chính quyền Madrid trước đó đã áp dụng điều 155 của Hiến pháp nhằm hủy quyền tự trị của Catalonia, trong khi Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy kêu gọi cuộc bầu cử khu vực vào tháng 12 tới.

Cuộc họp đoàn chủ tịch của nghị viện dự kiến diễn ra trong hôm nay cũng đã bị hoãn lại.

Theo Đài phát thanh Sputnik, cựu Thủ hiến Catalonia đang phải đối mặt với các tội danh nổi dậy, chống đối và tham ô do tự ý mở trưng cầu dân ý. Các quan chức chính phủ Tây Ban Nha khẳng định cựu lãnh đạo Carles Puigdemont đã bỏ trốn sang Brussels cùng các thành viên khác trong chính quyền khu vực.

Caesar

Putin: Không gì có thể biện minh cho những cuộc đàn áp chính trị trong quá khứ tại Liên Xô

putin at wall of sorrow monument
© Sputnik/ Sergey GuneevTổng thống Putin tại lễ khai trương Đài tưởng niệm Bức tường Đau thương ở Moscow
Nga cần phải ghi nhớ về sự đàn áp chính trị diễn ra ở Liên Xô, là đòn giáng mạnh vào nhân dân, và không có gì có thể biện minh cho điều đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết.

"Đối với tất cả chúng ta, đối với các thế hệ tương lai, điều rất quan trọng là phải biết và ghi nhớ thời kỳ bi thảm này trong lịch sử nước ta, khi toàn bộ các tầng lớp, toàn bộ các dân tộc: công nhân và nông dân, kỹ sư và thuyền trưởng, linh mục, quan chức chính phủ, nhà khoa học và nhà văn hóa bị bức hại nghiêm trọng", - ông Putin cho biết tại lễ khai trương đài tưởng niệm "Bức tường đau thương" trên đại lộ Viện sỹ Sakharov.

Theo nhà lãnh đạo Nga, cuộc đàn áp đã diễn ra rất tàn khốc đối với những người tài năng và có công lao cho đất nước, tận tụy với tổ quốc, mỗi người đều có thể bị buộc tội bịa đặt và vô lý, và hàng triệu người đã bị coi là "kẻ thù của nhân dân."

Tổng thống Nga nói: "Quá khứ khủng khiếp này không thể bị xoá nhòa khỏi ký ức quốc gia, không có bất cứ điều gì, không có lợi ích cao cả nào cho nhân dân có thể biện minh cho chuyện đó".

Nhận xét: Chỉ có đối mặt với quá khứ thì mới có thể học được từ nó và xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.