Chủ Những Con RốiS


Eye 1

Thảm họa nhân đạo: 80% thành phố Raqqa bị san bằng nhờ "công" của Mỹ

US bombing ISIS Syria cartoon
Ngày 20/10, một số nhà phân tích quân sự cho biết, kể từ đầu năm nay, các hoạt động chống khủng bố của lực lượng Dân chủ Syria được Mỹ hậu thuẫn đã hủy diệt hoàn toàn Raqqa.

Theo thống kê của Liên hợp quốc, chiến dịch do lực lượng người Kurd thực hiện, được sự giúp đỡ của Mỹ đã khiến cho 80% thành phố Raqqa không thể tiếp tục sinh sống.

Con số trên được tiết lộ vào thời điểm quân đội người Kurd tiếp tục có những hành động phá hoại trong trung tâm thành phố Raqqa sau khi lực lượng này tuyên bố giải phóng hoàn toàn thành phố khỏi IS.

Những chiếc xe bọc thép của người Kurd đã tiến hành hàng loạt vụ tấn công và càn quét theo đúng cách mà Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã làm khi đánh chiếm thành phố Raqqa.

Document

Trump sẽ cho phép giải mật tất cả tài liệu về vụ ám sát Kennedy trong tháng này

kennedy
John Kennedy, vị tổng thống thực sự cuối cùng của Hoa Kỳ
Tổng thống Trump thông báo trên Twitter rằng ông sẽ cho phép công bố hàng ngàn tài liệu mật về vụ ám sát Tổng thống John F. Kennedy sau nhiều năm trì hoãn.

Động thái bất ngờ này có nghĩa là các tài liệu chưa từng thấy trước đây sẽ được Cục Hồ sơ Lưu trữ Quốc gia công bố muộn nhật là vào ngày 26.10.

Theo luật thông qua năm 1992, chính phủ Mỹ phải giải mật tất cả hồ sơ trước khi kết thúc tháng 10.2017, trừ khi tổng thống khẳng định rằng làm như vậy sẽ gây tổn hại cho công tác tình báo, thực thi luật pháp, các hoạt động quân sự hoặc quan hệ ngoại giao.

Tổng thống Kennedy bị ám sát lúc 12h30 ngày 22.11.1963, khi đang trên đường đến Trung tâm thương mại Dallas, bang Texas. Ông bị bắn hai phát, một ở lưng và vết thương thứ hai ở phía bên phải sau đầu, được cho là chí mạng. Kennedy qua đời sau đó một tiếng tại bệnh viện Parkland.

Nhận xét: Xem thêm: Tổng thống Kennedy và em trai Robert Kennedy bị sát hại bởi giới An ninh - Quân sự Mỹ


Arrow Up

Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc: "Điểm khởi đầu lịch sử mới" của nước này

Xi Jinping
© www.globallookpress.com Li Tao/Xinhua
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc (Đại hội XIX) đánh dấu một "điểm khởi đầu lịch sử mới", được dự đoán sẽ tạo ra tầm ảnh hưởng đối với không chỉ Trung Quốc mà còn cả thế giới trong những thập kỷ tới. Đây là nhận định được ông Rober Lawrence Kuhn, Chủ tịch Quỹ Tài trợ Kuhn và cũng là chuyên gia Mỹ chuyên nghiên cứu về Trung Quốc, đưa ra ngày 20/10.

Theo Tân Hoa Xã, bình luận về Báo cáo chính trị được Tổng Bí Thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trình bày tại phiên khai mạc đại hội, ông Kuhn cho biết điều khiến ông ấn tượng là "quy mô toàn diện" của bản báo cáo, trong đó không chỉ xây dựng các chính sách phát triển đất nước cho 5 năm tới, mà còn định hình khung chương trình nghị sự cũng như vạch ra chiến lược cho lộ trình 30 năm tới.

Trong khi tuyên bố Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc đang bước vào "một thời đại mới", Chủ tịch Tập Cận Bình đã định hình một Trung Quốc về cơ bản hiện thực hóa hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa muộn nhất vào năm 2035, và sau đó đến năm 2050 sẽ đưa Trung Quốc trở thành cường quốc hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa với tầm ảnh hưởng dẫn đầu thế giới. Theo ông Kuhn, điều này lý giải tại sao Đại hội XIX mang một ý nghĩa đặc biệt, bởi sự kiện này đánh dấu sự khởi đầu của giai đoạn 5 năm, vốn được xem là thời điểm giao thoa của hai mục tiêu thế kỷ.

Nhận xét: Trong bản báo cáo dài 3,5 tiếng của mình, Chủ tịch Tập Cận Bình vạch ra những mục tiêu đầy tham vọng cho lộ trình phát triển của Trung Quốc trong 30 năm tới. Xét theo những gì họ đã đạt được trong 40 năm qua, những mục tiêu này là hoàn toàn khả thi.

Xem thêm: Dự báo kinh tế 30 năm tới: Trung Quốc thống trị thế giới, Mỹ tụt sau Ấn Độ, Nga dẫn đầu Châu Âu


Megaphone

Hỗ trợ khủng bố, duy trì bất ổn kéo dài: Đồng minh cũ lật tẩy chiêu trò của Mỹ tại Afghanistan

karzai
© RTCựu Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai
Bị đồng minh lật tẩy mưu đồ - Mỹ ngấm đòn đau khi nuôi ong tay áo

Truyền thông quốc tế ngày 19/10 đưa tin, cựu Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai đã chỉ trích Mỹ lợi dụng IS như một công cụ nhằm gây bất ổn cho toàn khu vực Trung - Nam Á, đồng thời kêu gọi Washington cần phải nghiêm túc trong hành động chống khủng bố.

Theo ông Karzai, quân đội Mỹ có hành động không rõ ràng trong các cuộc tấn công IS, trong khi tổ chức khủng bố này có những hành động rất tàn ác tại Afghanistan.

Bên cạnh đó ông còn lật tẩy việc có "các máy bay trực thăng nước ngoài không có số hiệu" hỗ trợ cho khủng bố.

"Có nhiều bằng chứng cho thấy những kẻ khủng bố được tiếp tế từ các căn cứ của lực lượng nước ngoài đóng trên lãnh thổ Afghanistan. Tại sao vậy? Nếu điều này tái diễn thì rõ ràng chúng đang được sử dụng như một công cụ", ông Karzai gay gắt.

Arrow Up

Quan hệ Việt - Nga: Điểm nhấn quan trọng trong chính sách hướng châu Á của Nga

Putin Trần Đại Quang
© Sputnik/ Mikhail Klimentiev
Grigory Trofimchuk, Chủ tịch Ban cố vấn của Quỹ hỗ trợ nghiên cứu "Hội thảo ý tưởng Á-Âu" mới đây có bài chia sẻ về tiềm năng hợp tác kinh tế giữa Nga và Việt Nam có thể mang tới những hiệu quả đặc biệt trong nỗ lực thoát khỏi trừng phạt của Nga.

Phát biểu tại Hội nghị bàn tròn về APEC-2017: Hướng tới Việt Nam, ông Trofimchuk khẳng định: "Việt Nam đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng không chỉ trong khu vực theo hướng địa chính trị, mà họ cũng là thành viên của hầu hết các khối chính yếu... Từ tháng 1/2017, Việt Nam đã bước vào khu vực tự do mậu dịch của EA-EU và hoạt động rất tích cực trong lĩnh vực này".

Vị chuyên gia cho rằng, Nga cần xác định rõ châu Á đang là điểm trọng tâm phát triển kinh tế thế giới và ở đó, Việt Nam là một thành tố không thể bỏ qua để Nga có thể tập trung trong việc tìm ra các cánh cửa mới thoát ra các trừng phạt của phương Tây và châu Âu.

"Nga không có lý do gì để chờ đợi lệnh cấm vận được dỡ bỏ mà dập tắt hoạt động tích cực của mình hướng về châu Á. Chúng ta nên nắm bắt cơ hội mà châu Á đang mở ra" - ông Trofimchuk nói.

Stock Up

Thương mại Ukraine với Nga tăng rất cao, cho thấy nước này không thể thiếu Nga

russia ukraine
Ngày 18/10, Cơ quan Thống kế Nhà nước Ukraine đã công bố các chỉ số và số liệu của kinh tế nước này trong nửa đầu năm 2017, trong đó có kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Ukraine với những bạn hàng - đối tác quan trọng.

Theo đó, bạn hàng lớn nhất của Ukraine là khối EU.

Cụ thể, nửa năm 2017, 28 nước EU đã nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ từ Ukraine đạt tổng trị giá là 11 tỷ USD, tăng 27,9% và xuất khẩu sang Ukraine 13,047 tỷ USD, tăng 22,8%.

Đứng thứ hai là Liên bang Nga.

Cụ thể, nửa năm 2017, người dân và doanh nghiệp Ukraine đã nhập khẩu từ Nga lượng hàng hoá đạt tổng giá trị 4,204 tỷ USD, tăng tới 37,2% và xuất khẩu sang thị trường này 2,62 tỷ USD, tăng 17,7%.

Chess

Nhìn gương người Kurd Iraq, người Kurd Syria gặp Nga để bàn về tương lai?

SDF fighters
© REUTERS/ Rodi SaidLực lượng Dân chủ Syria (SDF), nòng cốt là người Kurd
Theo giới truyền thông của người Kurd Iraq, Thứ trưởng Bộ trưởng Ngoại giao Nga và nhà lãnh đạo lực lượng tình báo của Syria đã tiến hành một cuộc gặp với các quan chức của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), nòng cốt là Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd Syria (YPG).

Kênh truyền hình Rudaw TV cho biết rằng, họ đã thu thập và phân tích nhiều lời đồn đại đang lan truyền về các cuộc đàm phán giữa liên minh Nga-Syria-Iran và Lực lượng Dân chủ Syria để tìm kiếm giải pháp chính trị cho hợp tác sau khi tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) bị tiêu diệt sạch ở Syria.

Kênh Rudaw TV thân chính quyền Khu tự trị người Kurd Iraq (Kurdistan Regional Government-KRG) đưa tin rằng, Thứ trưởng Bộ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Bogdanov đã đến thành phố Qamishli ở phía bắc al-Hasakah để gặp các quan chức của SDF vào ngày 18/10.

Theo báo cáo, ông Bogdanov sẽ thảo luận về một giải pháp cho vấn đề Syria về tương lai của người Kurd, với các quan chức của Lực lượng Dân chủ Syria và đại diện của các cộng đồng địa phương, trong các khu vực mà SDF hiện đang kiểm soát.

Attention

Bộ Ngoại giao Mỹ gián tiếp thừa nhận đổ oan chính phủ Syria về vũ khí hóa học

US firing Tomahawk missiles
Cảnh Mỹ phóng tên lửa Tomahawk để trừng phạt chính phủ Syria về vụ tấn công hóa học mà khủng bố do họ điều khiển gây ra
Theo Sputnik, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cuối cùng đã thừa nhận rằng, Mặt trận Al Nusra khét tiếng, đang hoạt động tại tỉnh Idlib không những sở hữu vũ khí hóa học mà còn dùng vũ khí hóa học để tấn công dân thường Syria.

"Tổ chức khủng bố Hayat Tahrir al-Sham (HTS), liên kết với Jabhat al-Nusra, đã sử dụng vũ khí hạng nhẹ, vũ khí hạng nặng, cùng nhiều thiết bị nổ, và vũ khí hoá học trong thời gian hoạt động tại tỉnh Idlib."

Đây là lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thừa nhận sự thật này. Tôi nhấn mạnh một lần nữa, việc sử dụng vũ khí hoá học của các phần tử khủng bố Jabhat al-Nusra ở Syria để tiến hành những cuộc tấn công khủng bố là điều mà chúng tôi đã cảnh báo nhiều lần", Phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Nga, Tướng Konashenkov nói.

Ông Igor Konashenkov cũng nhắc lại rằng, trong tỉnh Idlib, chỉ có một trường hợp sử dụng vũ khí hoá học được biết đến - đó là ở Khan-Sheikhun. Tuy nhiên, phía Mỹ đã buộc tội quân đội chính phủ tiến hành cuộc tấn công hóa học này.

Caesar

Putin: Sai lầm lớn nhất của Nga là đã quá ngây thơ và cả tin vào phương Tây

Putin
© Sputnik/ Grigoriй Sыsoev
Ông chủ điện Kremlin từ chối nói về việc liệu ông có chạy đua nhiệm kỳ tổng thống Nga thứ 4 hay không trong cuộc bầu cử dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 3-2018.

Thay vào đó, ông dùng cuộc thảo luận được phát rộng rãi trên truyền hình hôm 19-10 với các giới học giả nước ngoài ở Sochi, miền Nam nước Nga để nhìn lại cái mà ông gọi là những ngày đen tối nhất trong quan hệ Nga-Mỹ.

Khi được một học giả từ Đức hỏi về sai lầm của Moscow trong quan hệ với phương Tây, ông Putin nói: "Lỗi lầm lớn nhất của chúng tôi là đã tin các bạn quá nhiều. Các bạn xem đó là điểm yếu và khai thác".

Tức giận trông thấy trong một số thời điểm, ông Putin nhấn mạnh rằng giới lãnh đạo ở Nga thời hậu Liên Xô đã quá ngây thơ và tin tưởng.

Light Sabers

Chính phủ Tây Ban Nha khởi động "phương án hạt nhân", tước quyền tự trị của vùng Catalonia

Spain Catalonia Puigdemont
© Reuters/Albert GeaThủ hiến vùng Catalonia Carles Puigdemont
Ngày 19/10 chứng kiến những diễn biến dồn dập và phức tạp của cuộc khủng hoảng Catalonia. Ngay trước thời điểm kết thúc tối hậu thư vào 10 giờ sáng 19/10, người đứng đầu chính quyền vùng Catalonia, Carles Puigdemont đã gửi một bức thư cho Thủ tướng Tây Ban Nha, Mariano Rajoy.

Đó là một bức thư "có như không" bởi trong đó, ông Puigdemont tiếp tục từ chối trả lời rõ ràng là liệu đã đơn phương tuyên bố vùng Catalonia độc lập hay chưa. Điều đọng lại, chỉ là ông Puigdemont khẳng định tuyên bố mà ông này đưa ra hôm 10/10 không phải là tuyên bố độc lập.

Nhưng kết thúc lá thư lại vẫn là một lời cảnh báo, rằng nếu chính quyền Tây Ban Nha tiếp tục trấn áp và từ chối đối thoại thì Catalonia sẽ độc lập. Nói cách khác, câu trả lời ngày 19/10 hoàn toàn không khác câu trả lời 16/10, vẫn nước đôi và hoàn toàn mập mờ.

Chính điều này đã khiến chính phủ Tây Ban Nha ngay sau đó tuyên bố khởi động tiến trình áp dụng điều 155 Hiến pháp Tây Ban Nha, bắt đầu sẽ là một phiên họp bất thường của chính phủ Tây Ban Nha trong ngày 20/10 mà mục đích, theo báo giới Tây Ban Nha, là để đưa ra một danh sách các biện pháp có thể áp dụng nhằm trừng phạt vùng Catalonia.