Chủ Những Con RốiS


Stock Up

Hay Nhất Mạng: Trật tự thế giới mới: Trung Quốc sẽ mua dầu mỏ bằng nhân dân tệ đảm bảo bằng vàng

Russia and China
Là nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, Trung Quốc đang chuẩn bị cho ra mắt một hợp đồng dầu thô tương lai chuẩn giao dịch bằng đồng Nhân dân tệ (NDT) và có thể chuyển thành vàng, có khả năng tạo ra một hợp đồng giao dịch dầu chuẩn quan trọng của châu Á và cho phép các nhà xuất khẩu dầu bỏ qua các hợp đồng dầu thô chuẩn yết giá bằng USD và giao dịch bằng đồng NDT, trang Nikkei Asian Review cho hay.

Hiện tại, trên thế giới có 2 loại hợp đồng dầu thô chuẩn là West Texas Intermediate (WTI tại Mỹ) và Brent (tại Châu Âu) và đều được yết giá bằng USD.

Trung Quốc từ lâu đã muốn giảm sự thống trị của USD trong các thị trường hàng hóa. Vàng tương lai yết giá bằng NDT được giao dịch trên sàn giao dịch vàng Thượng Hải từ tháng 4 năm 2016 và sàn giao dịch này đang có kế hoạch niêm yết sản phẩm này tại Budapest vào cuối năm nay.

Hợp đồng dầu thô tương lai sẽ là hợp đồng hàng hóa đầu tiên ở Trung Quốc mà các quỹ đầu tư nước ngoài, các nhà buôn bán và các hãng dầu có thể tham gia giao dịch. Theo Nikkei Asian Review, việc tạo ra một hợp đồng giao dịch chuẩn bằng NDT có thể cho phép các nhà xuất khẩu dầu như Nga và Iran thoát khỏi các biện pháp trừng phạt của Mỹ.

Nhận xét: Sức mạnh kinh tế và quân sự của Mỹ có được là nhờ hệ thống đôla dầu mỏ, trong đó các nước buộc phải dự trữ đôla Mỹ để có thể mua dầu mỏ và thực hiện các giao dịch thương mại khác. Giao dịch dầu mỏ với đồng nhân dân tệ đảm bảo bằng vàng sẽ là một cú đánh chí mạng nữa vào hệ thống đôla dầu mỏ của Mỹ, thúc đẩy nhanh hơn ngày tàn của đế chế Hoa Kỳ và sự ra đời của một trật tự thế giới mới công bình hơn.

Xem thêm:


Bullseye

Nga: Không có mối đe dọa đáng kể nào từ Triều Tiên, đối thoại là giải pháp duy nhất

Sergei Ryabkov
© Mikhail Voskresenskiy / SputnikThứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov
Mới đây, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov đã đưa ra nhận định về vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ sáu của Triều Tiên tại một cuộc họp báo bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) tại Hạ Môn, Trung Quốc.

Theo Sputnik, ông Ryabkov cho biết, Nga luôn theo sát các động thái của Triều Tiên vì chúng có thể làm tăng năng lực hạt nhân của quốc gia Đông Bắc Á này, tuy nhiên, Moscow không thấy có mối đe dọa đáng kể nào từ chính quyền Kim Jong-un.

"Chúng tôi thấy xu hướng nguy hiểm trong sự phát triển của Triều Tiên... Chúng tôi thấy quốc gia này đang nỗ lực để trở thành một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Dĩ nhiên, đây là tín hiệu đáng báo động đối với chúng tôi, hướng đi như vậy là không thể chấp nhận. Vấn đề này cần phải được theo dõi cẩn thận... Mặc dù vậy, tôi nhắc lại, chúng tôi không nhận thấy bất kỳ mối đe dọa tên lửa nào từ Bình Nhưỡng so với một vài hàng xóm của quốc gia này, đặc biệt từ các đồng minh của Mỹ", Sputnik dẫn lời ông Ryabkov.

Caesar

Putin giải thích tại sao đe dọa dùng vũ lực với Triều Tiên là cách tiếp cận ngu ngốc

putin
© Inconnu
Trả lời họp báo sau hội nghị cấp cao nhóm BRICS tại thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc chiều 5/9, ông Putin khẳng định Triều Tiên sẽ không từ bỏ chương trình quân sự dưới sức ép cấm vận và đe dọa vũ lực từ nước ngoài, bởi lo sợ kịch bản Iraq và Libya sẽ tái diễn với nước này.

"Leo thang quân sự vô tội vạ trong điều kiện hiện nay là vô nghĩa. Đó là ngõ cụt," tổng thống Nga nói. "Điều đó có thể dẫn đến một thảm họa toàn cầu và thiệt hại khổng lồ về nhân mạng. Không có con đường nào khác ngoài lộ trình hòa bình cho vấn đề Triều Tiên."

Theo RT (Nga), cuộc tấn công của Mỹ vào Iraq năm 2003 và NATO can thiệp tình hình Libya năm 2011 đều diễn ra sau khi lãnh đạo các nước Trung Đông này lùi bước trước sức ép quốc tế và từ bỏ chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt của mình, để đổi lấy việc cấm vận được nới lỏng.

Cho đến nay, Triều Tiên tỏ ra cứng rắn trong lập trường duy trì chương trình hạt nhân và tên lửa, bất chấp mọi nghị quyết cấm vận của Liên hợp quốc và cấm vận đơn phương của Mỹ. Chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng đang tiến triển rất nhanh.

Pirates

Hành vi côn đồ của Mỹ với Lãnh sự quán Nga chứng tỏ sự yếu kém chứ không phải sức mạnh

Statue Liberty crying
Sau khi doạ, rồi khám xét và tịch thu tài sản Tổng lãnh sự quán Nga ở San Francisco và hai cơ sở của phái bộ đại diện thương mại Nga ở Washington và New York, Mỹ còn đề xuất Nga bán lại tòa Tổng lãnh sự quán Nga ở San Francisco.

Điều đó khiến cho vòng xoáy trả đũa ngoại giao Nga - Mỹ chưa thể có điểm dừng khi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Moscow sự việc nên kết thúc để tháo gỡ, song Washington không muốn như vậy, mà "nhảy điệu tango không thể chỉ có một người".

Tuy nhiên, điều quan trọng là qua bước đi mới nhất của Mỹ - đóng cửa, khám xét, tịch thu tài sản Tổng lãnh sự quán Nga ở San Francisco và các cơ sở thương vụ của Nga ở Washington và New York - người Mỹ đã chứng minh được điều gì?

Thứ nhất, Washington đã làm tổn hại thể diện quốc gia nước của Mỹ - siêu cường số một thế giới -qua hành động kiểu ngoại giao con buôn này.

Nhận xét: Với hành động côn đồ như vậy, phải chăng các thế lực ngầm ở Mỹ nghĩ rằng sẽ làm cho Nga sợ hãi? Ngược lại là đằng khác, nó chỉ làm người Nga khinh bỉ họ. Và Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã bày tỏ sự khinh bỉ ấy một cách công khai trên Facebook, gọi hành động ấy là ngu ngốc, bất hợp pháp và vô nghĩa:

Giờ đây, có lẽ người Nga đang nghĩ về chính phủ ngầm của Mỹ như sau:
Chúng ta đánh bại họ ở Syria. Chúng ta đánh bại họ ở Ukraine. Họ thua ở Afghanistan. Họ thua ở Iraq. Lực lượng hải quân của họ dường như không biết sử dụng radar. Binh lính của họ sợ vãi ra quần khi phải chiến đấu với một đối thủ có khả năng kháng cự. Họ không những không gây được ấn tượng gì với Trung Quốc, mà cả với Triều Tiên, người đang công khai cười vào mặt họ. Hezbollah cười vào mặt họ. Ngay cả Venezuela cũng không sợ bị họ bắt nạt. Iran công khai đe dọa họ sẽ phải chịu hậu quả nếu rút khỏi hiệp ước chính họ đã ký. Pakistan công khai bày tỏ sự kinh tởm đối với Hoa Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ cũng vậy. Vậy đó, Mỹ đang thua trên tất cả các mặt trận và điều duy nhất họ có thể làm để "tự sướng" là quấy rối các nhân viên ngoại giao của chúng ta một cách bất hợp pháp. Thật là loại vô dụng, nhục nhã, thê thảm!



Gold Seal

Quân đội Syria chọc thủng vòng vây IS quanh Deir ez-Zor, kết thúc cuộc vây hãm hơn 3 năm

Battle Deir ez-Zor
Theo SF, ngày 3/9, Lực lượng Tiger đã phá vỡ vòng vây của IS quanh thành phố Deir Ezzor. Cuộc tấn công của SAA bắt đầu từ hướng tây của Thành phố.

Chiến thắng này đánh dấu một bước ngoặt lớn trên chiến trường miền đông Syria. Lần đầu tiên sau 3 năm, các đơn vị quân đội Syria bên trong thành phố Deir Ezzor được giải vây khỏi lực lượng khủng bố.

Cùng với đó, hàng trăm ngàn dân thường bị mắc kẹt trong thành phố sẽ nhận được sự trợ giúp từ quân đội Syria. Cuộc khủng hoảng nhân đạo kéo dài tại đây sẽ được chấm dứt.

Mặc dù, quân đội Syria chưa chính thức thông báo về việc phá vỡ vòng vây trong thành phố Deir Ezzor, song truyền thông quân đội Syria đã công bố video ghi lại cuộc tấn công phá vây của quân đội Syria, đánh vào thành phố Deir Ezzor.

Nhận xét: Nếu trận đánh giải phóng Aleppo có thể được coi là trận Stalingrad của cuộc chiến tranh Syria thì Deir ez-Zor có thể được coi là Leningrad. Nhờ những người lính quả cảm cùng nhân dân Syria kiên cường, với sự trợ giúp quý báu của Nga, Iran và Hezbollah, làn sóng khủng bố đe dọa nhấn chìm Trung Đông và các vùng lân cận đã bị chặn đứng. Xin nghiêng mình trước công lao và sự hy sinh của họ!


Caesar

Nga kêu gọi các nước giữ cái đầu lạnh về vấn đề Triều Tiên, tuyên bố sẵn sàng đối thoại

Putin
Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi các nước "không nên để tình cảm lấn át" trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân và tên lửa Triều Tiên.

Nga kêu gọi kiềm chế

Theo TASS, tuyên bố trên được ông Putin đưa ra trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 3/9 sau khi Triều Tiên tuyên bố thử thành công bom H.

Thư ký báo chí điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết: "Tổng thống Nga kêu gọi cộng đồng quốc tế không nên để tình cảm lấn át trong việc xử lý vấn đề hạt nhân Triều Tiên mà cần hành động bình tĩnh và cân bằng.

Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc đưa ra được một giải pháp toàn diện về ngoại giao và chính trị cho vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên".

Nuke

Triều Tiên thử thành công bom nhiệt hạch đã làm giảm nguy cơ chiến tranh

Kim Jong Un admiring a thermonuclear device
© KCNAKim Jong Un thị sát việc thu nhỏ bom H vào đầu đạn hạt nhân
Cuộc thử bom H ngày hôm nay, 3/9, của Triều Tiên đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều từ cộng đồng quốc tế.

Nhiều nước đã chỉ trích hành động của Triều Tiên, cho rằng vụ thử hạt nhân là nước cờ khiêu khích, làm gia tăng căng thẳng và dễ dẫn đến xung đột vũ trang, trường hợp tệ nhất là chiến tranh trong khu vực.

Tuy nhiên, theo bình luận từ đài CNN (Mỹ), việc thử bom H thực ra đã làm giảm nguy cơ chiến tranh.

Phóng viên Will Ripley của CNN cho hay, sau nhiều biến động, có thể thấy Triều Tiên không có ý định tấn công các nước láng giềng, kể cả khi căng thẳng lên cao đỉnh điểm, và Bình Nhưỡng đã chứng minh được tiềm lực quân sự của mình qua nhiều lần phóng thử tên lửa vào vùng biển, đặc biệt là vụ tên lửa bay qua không phận Nhật Bản rạng sáng ngày 29/8.

Arrow Down

Ukraine trả giá quá đắt chỉ để nhận được Hiệp định Liên kết lừa đảo với EU

Petro Poroshenko
"Chúng ta sẽ gia nhập EU, dù phải đánh đổi mọi thứ, kể cả linh hồn của chúng ta."
Vui mừng quá sớm

RT ngày 1/9 đưa tin, Hiệp định liên kết giữa Ukraine và Liên minh châu Âu chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên một câu hỏi được đặt ra là, với nhiều quy định được áp dụng, liệu Kiev có thể hi vọng hội nhập thực sự với châu Âu hay không?.

"Hiệp định của Ukraine với EU là một gói gồm 486 bản báo cáo, trong đó có 311 quy định về thương mại và các vấn đề liên quan đến thương mại", chuyên gia kinh tế Nga Evsey Vasilyev cho biết.

"Trên thực tế, chúng ta đang nói về một khu vực mậu dịch tự do mở rộng. EU cũng có quan hệ tương tự với ba mươi quốc gia khác trên thế giới, bao gồm Châu Mỹ La Tinh, Bắc Phi, Trung Đông, Albania, Kosovo, Nam Phi và Hàn Quốc.

Tất nhiên, các thỏa thuận là khác nhau. Song lãnh đạo của Ukraine đã coi nó như một bước tiến quan trọng trong việc gia nhập EU", Vasilyev nói.

Pirates

"Tập kích ăn cướp": Mỹ lục soát lãnh sự quán Nga ở San Francisco, tịch thu tài sản ngoại giao

zakharova
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova
Các đại diện ngoại giao Nga khẳng định với Sputnik thông tin, ngày 3/9 (giờ Việt Nam) sau khi Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) và các lực lượng an ninh nước này tiến hành lục soát các văn phòng Thương vụ của Nga, các cơ sở trên đã chính thức được Mỹ tịch thu.

Phía Nga tuyên bố rằng, các cuộc khám xét bất hợp pháp với sự tham gia của nhân viên FBI đã diễn ra. Tuy nhiên Bộ Ngoại giao Mỹ phủ nhận sự tham gia của phòng điều tra và không nói đến các cuộc lục soát.

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Liên bang Nga Maria Zakharova đã gọi những gì đang diễn ra ở Mỹ là "ngu ngốc, bất hợp pháp, trò hề vô nghĩa".

Trong khi đó, trang điện tử và tài khoản mạng xã hội Facebook của Bộ Ngoại giao Nga đã đăng tải các bức ảnh và video ghi lại quá trình lục soát trong Tổng Lãnh sự quán tại San Francisco và cơ quan thương vụ ở Washington.

Nhận xét: "Có đi có lại" vốn là nguyên tắc bất di bất dịch trong ngoại giao. Mỹ nên chuẩn bị xem cơ sở ngoại giao của họ tại Nga bị lục soát và tịch thu trong tương lai gần. Và có thể nhiều nước khác cũng sẽ "học tập kinh nghiệm" trong vụ này.


Nuke

Triều Tiên tuyên bố thử thành công bom H, gia nhập số ít quốc gia sở hữu công nghệ này

Kim Jong Un
© Archivo
Ngay sau khi tiết lộ sở hữu công nghệ gắn bom H (bom nhiệt hạch) vào tên lửa đạn đạo liên lục địa, Triều Tiên tuyên bố thử thành công loại bom này hôm nay.

Tuyên bố của Bình Nhưỡng được Xinhua đăng tải không lâu sau khi Hàn Quốc, Nhật và Mỹ xác nhận địa chấn tại Triều Tiên là vụ thử hạt nhân.

Truyền hình nhà nước Triều Tiên (KCTV) cho biết quả bom này có thể được dùng để gắn vào tên lửa đạn đạo tầm xa. Cuộc thử nghiệm do nhà lãnh đạo Kim Jong Un chỉ đạo là "thành công hoàn hảo" và đánh dấu một bước "đầy ý nghĩa" trong việc hoàn thiện chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.

KCTV cũng công bố lệnh tiến hành thử nghiệm bom H trưa ngày 3/9 do chính tay nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un phê chuẩn.

Trong khi đó, Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn thông cáo của Bình Nhưỡng cho biết Triều Tiên đã "xác nhận độ chuẩn xác và tin cậy" của công nghệ mới này để đưa vào quá trình chế tạo vũ khí. Quả bom có "sức mạnh chưa từng thấy", thông cáo viết. Bình Nhưỡng cũng cho hay vụ thử bom không làm phát ra phóng xạ trong khí quyển.