Chủ Những Con RốiS


Arrow Up

Giải phóng Deir ez-Zor, quân đội Syria chuẩn bị vượt sông Euphrates, phá âm mưu Mỹ - Kurd

Syrian soldiers
© George Ourfalian / AFP
Theo Al-Masdar News ngày 7/9, quân đội Ả Rập Syria (SAA) đang lên kế hoạch vượt sông Euphrates trong tỉnh Deir Ezzor sau khi giải phóng một số khu vực dọc theo bờ phía tây của con sông rộng lớn này.

Theo thông tin từ chiến trường, các binh sĩ của quân đội Syria đã vận chuyển một số tàu thuyền tới vùng nông thôn Deir Ezzor. Có lẽ đây ​​sẽ là những bước đầu tiên của chính phủ để vượt qua sông Euphrates và tiến dâu vào các vùng lãnh thổ phía đông của tỉnh.

Vượt sông Euphrates sẽ giúp cho quân đội Syria có được nhiều lợi thế, bao gồm việc cắt đứt đường dây tiếp vận chính của Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, đồng thời ngăn không cho Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) được Mỹ hậu thuẫn mở rộng phạm vi chiếm đóng tại Deir Ezzor.

Đối với quân đội Syria, việc để lực lượng người Kurd chiếm được một phần lãnh thổ Deir Ezzor sẽ là thảm họa, vì nó sẽ cho phép người Mỹ kiểm soát vùng biên giới quan trọng nhất của Syria (Iraq).

Gold Seal

Chất thép Nga trong vấn đề Triều Tiên

President Moon Jae-in South Korea Vladimir Putin
© New York Times
Ngày 6/9, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã hối thúc Nga hợp tác trong việc cắt giảm nguồn cung dầu mỏ cho Triều Tiên, nhưng Tổng thống Nga Vladimir Putin dường như đã không chấp nhận ý tưởng này.

Phát biểu với báo giới sau cuộc hội đàm bên lề diễn đàn kinh tế tại Vladivostok bên bờ biển Thái Bình Dương của Nga, hai nhà lãnh đạo cho rằng:

Việc giải quyết cuộc khủng hoảng Triều Tiên càng sớm càng tốt là vấn đề được ưu tiên hàng đầu của cả hai bên, song dường như hai bên lại có những bất đồng ý kiến xung quanh vấn đề này.

Hãng tin Yonhap dẫn lời người phát ngôn Phủ Tổng thống Hàn Quốc Yoon Young-chan cho biết Tổng thống Moon nhấn mạnh:

''Để buộc Triều Tiên quay trở lại đối thoại, các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc cần được siết chặt. Điều không thể tránh khỏi hiện nay là cắt đứt nguồn cung dầu mỏ cho Triều Tiên. Chúng tôi hi vọng Nga cũng sẽ hợp tác trong vấn đề này''.

Megaphone

Liên Hợp Quốc lên tiếng về tội ác chiến tranh của Mỹ tại Syria

syria destruction
Thảm họa nhân đạo

Theo RT, Ủy ban Điều tra Liên hợp quốc (LHQ) về Syria ngày 6/9 đã phát đi một báo cáo bày tỏ "quan tâm sâu sắc" về ảnh hưởng của các cuộc không kích do liên minh chống khủng bố thực hiện.

Báo cáo nêu rõ, các lực lượng do Hoa Kỳ lãnh đạo không có biện pháp phòng ngừa hợp lý để bảo vệ dân thường trong cuộc tấn công vào Aleppo.

"Ủy ban bày tỏ quan ngại sâu sắc về tác động của các cuộc không kích do liên minh chống khủng bố thực hiện đối với thường dân.

Lực lượng Hoa Kỳ đã không thực hiện các biện pháp phòng ngừa khả thi để bảo vệ thường dân và công trình dân sự khi tấn công một nhà thờ Hồi giáo. Điều này đã vi phạm luật pháp quốc tế", Ủy ban Điều tra nhấn mạnh.

Magnify

Thanh tra chính phủ chỉ ra hàng loạt vi phạm, bất cập trong các dự án BOT

traffic toll point vietnam
Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo chính thức kết luận thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc thực hiện một số dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) và hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) trong lĩnh vực giao thông, môi trường tại Bộ Giao thông Vận tải.

100% dự án BOT, BT chỉ định thầu

Cụ thể, theo Thanh tra Chính phủ, trong quá trình triển khai, Bộ Giao thông Vận tải chưa thực hiện đầy đủ quy trình xây dựng và công bố danh mục dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức BT, BOT vào tháng 1 hàng năm theo quy định của Chính phủ. Điều này dẫn đến thông tin cần thiết về chủ trương đầu tư, dự án chưa được công bố toàn diện, kịp thời đến các nhà đầu tư, làm hạn chế số lượng nhà đầu tư tiềm năng tham gia.

Thực tế, từ khi triển khai đầu tư theo hình thức hợp đồng BT, BOT trong lĩnh vực giao thông đến nay, với hơn 70 dự án đã thực hiện không lựa chọn nhà đầu tư nào theo hình thức đấu thầu, 100% là chỉ định thầu trong đó có nhà đầu tư được chọn chưa đảm bảo năng lực dẫn đến nhiều bất cập, sai sót làm hạn chế hiệu quả thực hiện dự án.

Attention

Máy bay Mỹ bí mật sơ tán 20 chỉ huy IS khỏi Deir ez-Zor trước khi quân đội Syria đến

ISIS US made
Sputnik ngày 7/9 dẫn nguồn tin quân sự và ngoại giao cho biết, các máy bay trực thăng của Hoa Kỳ đã sơ tán khoảng 20 lãnh đạo ISIS từ Deir Ezzor tới "các khu vực an toàn hơn".

"Trước những chiến dịch thành công của quân đội chính phủ Syria ở phía đông Syria vào cuối tháng 8, một số chỉ huy IS đã được các cơ quan đặc biệt của Mỹ hỗ trợ, di tản nhanh chóng từ Deir Ezzor tới các khu vực an toàn hơn.

Mục đích của cuộc di tản này nhằm sử dụng kinh nghiệm chiến đấu của những chỉ huy IS cho mục đích khác", Sputnik trích dẫn nguồn tin nói.

Theo nguồn tin trên, một chiếc trực thăng của Không lực Hoa Kỳ đã sơ tán 2 người chỉ huy IS đến từ châu Âu, cùng với các thành viên trong gia đình của họ. Cuộc di tản được thực hiện tại khu vực phía tây bắc thành phố Deir Ezzor vào ngày 26/8.

Hai ngày sau, một trực thăng Mỹ đã sơ tán 20 lãnh đạo địa phương của IS và các chiến binh thân cận từ khu vực phía đông nam thành phố Deir Ezzor đến miền bắc Syria.

Rainbow

Ấn Độ, Trung Quốc dàn xếp xung đột biên giới vì sự thống nhất của BRICS, SCO

brics
Tại thành phố Hạ Môn, Trung Quốc, vừa kết thúc Hội nghị thượng đỉnh thường kỳ của BRICS, là cuộc gặp giữa năm nhà lãnh đạo Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi, - nhà quan sát phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik tóm lược kết quả của hoạt động.

Cuộc họp là một bước quan trọng tiếp theo tăng cường sự tương tác giữa những quốc gia lớn không thuộc thế giới phương Tây, kể từ nay họ sẽ gọi mối quan hệ với nhau là "đối tác chiến lược".

Hội nghị thượng đỉnh đã khẳng định một trong những mục tiêu chính của BRICS là tạo ra trật tự kinh tế quốc tế công bằng và bình đẳng hơn. Lãnh đạo các nước BRICS nhất trí rằng tất cả các nước thành viên BRICS cần phối hợp và thống nhất lập trường trong các vấn đề quốc tế quan trọng, nỗ lực tạo ra một trật tự quốc tế minh bạch và hợp lý hơn. Tuyên bố Hạ Môn đã được một số nhà báo gọi là tuyên ngôn của thế giới đa cực đang dấn bước thay thế Pax Americana. Trong tuyên bố có điểm mục yêu cầu LHQ cải cách, đưa Brazil, Ấn Độ và Nam Phi vào danh sách các thành viên thường trực Hội đồng Bảo an.

Nhận xét: Diễn biến về xung đột biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc trong thời gian qua cho thấy các tổ chức đa cực mới thành lập như BRICS và SCO đã phát huy hiệu quả của chúng, giúp hai bên dàn xếp xung đột một cách êm thấm vì lợi ích chung lớn hơn. Đây là điều rất quan trọng bởi vì chỉ khi Ấn Độ và Trung Quốc hợp tác thì lục địa châu Á mới có thể phát triển tốt đẹp.


Chess

Đức, Ukraine ủng hộ sáng kiến Nga về việc đưa lính gìn giữ hòa bình LHQ đến vùng Donbass

United Nations peacekeepers
Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc
Nga gợi ý đưa lực lượng gìn giữ hòa bình vào Donbass

Bên lề Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế mới nổi lớn nhất thế giới (viết tắt là BRICS, gồm 5 quốc gia Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ủng hộ ý tưởng gửi lực lượng gìn giữ hòa bình tới khu vực chiến sự ở miền Đông Ukraine.

Phát biểu tại một cuộc họp báo được tổ chức ở Hạ Môn-Trung Quốc, nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh rằng, lực lượng gìn giữ hòa bình này chắc chắn có thể đảm bảo an ninh cho sứ mệnh giám sát chiến sự của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (SMM OSCE) ở khu vực Donbass.

"Tôi không thấy có gì sai trái với điều này. Tôi đã nhiều lần tuyên bố ủng hộ ý kiến ​​trang bị vũ khí cho sứ mệnh OSCE. Nhưng chính bản thân OSCE từ chối trang bị vũ khí cho nhân viên của họ, bởi vì không có nhân viên thích hợp, cũng không có kinh nghiệm làm việc như vậy" - ông Putin nói.

Light Saber

Nga chuẩn bị kiện chính phủ Mỹ về vụ tịch thu tài sản ngoại giao

Sergey Lavrov
© Maksim Blinov / Sputnik
Trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Rex Tillerson vào hôm qua, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết Moscow đang khởi động những quy trình pháp lý để kiện Washington về việc tịch thu các tài sản ngoại giao của Nga ở Mỹ thời gian gần đây, RT đưa tin.

"Khi thảo luận những mối quan hệ quốc tế, ông Lavrov chỉ ra rằng việc tịch thu các tài sản ngoại giao Nga trên đất Mỹ là hành động vi phạm thô bạo những tiêu chuẩn quốc tế", thông báo từ Bộ Ngoại giao Nga có đoạn.

Theo thông báo trên, trong cuộc nói chuyện với Ngoại trưởng Mỹ, ông Lavrov đề cập tới phát biểu của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) ở Trung Quốc. Ông Putin đã nhắc đến ý định "sử dụng công cụ pháp lý để chống lại những hành động phi pháp từ phía Mỹ".

Hôm 31/8, Mỹ thông báo cho Nga 72 giờ để rời khỏi lãnh sự quán Nga tại San Francisco cùng hai cơ sở ngoại giao Nga ở Washington DC và New York. Nga cho hay Mỹ đã lần lượt khám xét những tòa nhà trên. Moscow cho rằng đây là hành động vi phạm Công ước Vienna về Quan hệ Ngoại giao.

Nhận xét: Đệ đơn kiện lên chính tòa án Mỹ là một nước cờ bậc thầy của Putin, đặt Mỹ vào tình thế "kiểu gì cũng hỏng". Nếu tòa án Mỹ xử Nga thắng thì tự họ phơi bày hành vi côn đồ của chính phủ Mỹ. Nếu Nga bị xử thua thì "danh tiếng độc lập" của tòa án Mỹ sẽ bị ném vào sọt rác.


Chess

Người Hồi giáo Rohingya ở Myanmar: Con tốt bị kích động trong cuộc chiến chống Trung Quốc

Polizisten Myanmar
© Reuters / Soe Zeya Tun
Ở vùng Đông Nam Á, tình hình Myanma lâu nay rất đáng lo ngại. Đã nhiều năm tại đó diễn ra đụng độ giữa các cư dân bản địa theo đạo Phật và người nhập cư từ nước láng giềng Bangladesh là tín đồ đạo Hồi, có tên gọi là người Rohingya, - quan sát viên Piotr Tsvetov của Sputnik nhận xét.

Trong khi đó tại Nga cho đến gần đây chỉ một giới hạn hẹp các chuyên gia biết về vấn đề này - Myanmar khá xa Nga và những người dân Nga bình thường không biết gì về đất nước này nói chung, càng không biết gì về người Rohingya nói riêng.

Tình hình căng thẳng trên bình diện sắc tộc đã bùng phát ở bang Rakhine vào ngày 25 tháng Tám, khi các chiến binh từ cái gọi là "Quân đoàn cứu trợ sắc dân Rohingya Arakan" tấn công đồn cảnh sát, chùa chiền và những chủ thể Nhà nước khác, dẫn đến cái chết của một số công dân Myanmar. Chiến dịch ứng phó của quân đội Myanmar kéo theo thương vong lớn trong các nạn nhân là người Hồi giáo Rohingya (khoảng 400 người).

Nhận xét: Xung đột sắc tộc ở bang Rakhine của Myanmar đã có từ rất lâu, nhưng có vẻ như trong mấy năm gần đây, cùng với tầm quan trọng gia tăng của vùng này với dự án "Một Vành đai, Một Con đường" của Trung Quốc, một số kẻ đã cố ý kích động, thổi bùng ngọn lửa xung đột tại đây. Lại vẫn là chiêu trò quen thuộc đã được sử dụng rất nhiều lần trong mấy chục năm qua.


Arrow Down

Lãnh đạo đảng đối lập Campuchia chính thức bị buộc tội phản quốc vì "cấu kết với nước ngoài"

Kem Sokha, Cambodian opposition leader
© ReutersChủ tịch Đảng Cứu nguy dân tộc (CNRP) Campuchia, Kem Sokha
Chủ tịch Đảng Cứu nguy dân tộc (CNRP) đối lập Campuchia ông Kem Sokha chính thức bị cơ quan công tố bên cạnh toà sơ thẩm Phnom Penh truy tố ngày 5.9, chỉ 36 tiếng sau khi ông này bị bắt ở nhà riêng tại Phnom Penh trong một cuộc đột kích nửa đêm và bị đưa đến nhà tù ở Tbong Khmum.

Tờ Phnom Penh Post dẫn lời phát ngôn viên Toà sơ thẩm Phnom Penh, ông Ly Sophana cho biết, sau khi xem xét vụ việc, thẩm vấn ông Sokha và xác minh bằng chứng, toà thấy có đủ cơ sở để truy tố ông Kem Sokha vì tội "cấu kết với thế lực nước ngoài" theo Điều 443 Bộ Luật Hình sự.

"Ông Kem Sokha - Chủ tịch CNRP - bị cảnh sát bắt vì phạm tội liên quan đến một kế hoạch bí mật và các âm mưu cấu kết với thế lực nước ngoài, gây ra hỗn loạn và ảnh hưởng đến Vương quốc Campuchia" - tuyên bố chính thức của toà cho biết. "Hành động bí mật cấu kết với nước ngoài là tội phản quốc" - tuyên bố viết tiếp.

Ông Sokha bị bắt vào nửa đêm ngày 3.9 sau khi xuất hiện một đoạn video clip từ năm 2013 trong đó ông này tuyên bố đã nhận được sự trợ giúp của Mỹ để lên kế hoạch cho sự nghiệp chính trị của mình. Ngày 4.9, ông Sokha bị ba công tố viên thẩm vấn hơn 4 tiếng tại nhà tù Trapaeng Phlong, Tbong Khmum.

Nhận xét: Đây là lời cảnh tỉnh cho những kẻ muốn hướng tới tiếng gọi ở phương trời xa nào đó.