Chủ Những Con RốiS


Jet5

Nga cấp máy bay, bắt đầu hành động tại Libya?

Russian warplane MiG-23 in Libya
© War is BoringBức ảnh được cho là tiêm kích MiG-23 có in ngôi sao màu đỏ tại căn cứ quân sự Đông Libya
Tạp chí War is Boring mới đây đăng tải hình ảnh một chiếc MiG-23 Flogger có vẻ là phiên bản MLD đang được đặt tại căn cứ Al Abraq (Libya). Điều đặc biệt là chiếc MiG này có nhiều khả năng thuộc về quyền sở hữu của Không quân Nga bởi có in hình ngôi sao màu đỏ ở phần đuôi.

Bức ảnh chụp chiếc máy bay này do đội ngũ kỹ thuật viên của Không quân Quân đội Quốc gia Libya (LNA-AF) chụp lại và sau đó được chia sẻ trên mạng xã hội hôm 24/2.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc Nga ít nhất đã cung cấp 1 chiếc máy bay chiến đấu cho lực lượng quân sự hiện đang chịu quyền chỉ huy của Tướng Khalifa Haftar ở quốc gia Trung Đông này.

Quân đội của ông Haftar đang tập trung ở Đông Libya và đóng quân ở Tobruk vốn là thế lực đối địch với chính phủ lâm thời Libya (GNA) do Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn, có trụ sở ở thủ đô Tripoli (tây Libya).

Light Sabers

Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng đứng về hai bên đối lập tại Syria

Kurdish Peshmerga forces
© Rodi Said / Reuters Lực lượng người Kurd: Nguyên nhân mẫu thuẫn giữa Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ
Mỹ-Thổ bất đồng về người Kurd


Thổ Nhĩ Kỳ đang từ chối thỏa hiệp với Mỹ về việc các tay súng người Kurd tham gia cuộc tấn công ở Syria. Đây là trở ngại cho kế hoạch của Washington muốn triển khai lực lượng đồng minh mạnh nhất trên thực địa trong trận quyết chiến nhằm đánh bại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã coi việc đánh bại IS là một trong những mục tiêu chính trong nhiệm kỳ của ông, và chính quyền mới của ông ngày 2/3 đã nhận được một bản dự thảo kế hoạch của Lầu Năm Góc nhằm xúc tiến chiến dịch này.

Thành phố Raqqa ở Syria, một trong hai thành lũy trên thực tế của IS - cùng với Mosul ở Iraq - được dự kiến sẽ là nơi diễn ra trận chiến cuối cùng để tiêu diệt IS.

Light Saber

Bộ Ngoại giao Nga đưa ra lời khuyên cho CNN: "Hãy dừng những lời dối trá lại!"

Maria zajarova zakharova
© Desconocido Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova
Hôm 2-3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã tổ chức cuộc họp báo hằng tuần tại thủ đô Moscow. Sau khi kết thúc cuộc họp báo, khi được một phóng viên của đài CNN tiếp cận và yêu cầu bình luận về các cáo buộc gián điệp nhắm vào Đại sứ Nga tại Mỹ Sergey Kislyak, bà Zakharova đã từ chối trả lời.

Tuy nhiên, theo RT, khi tham dự cuộc họp báo, người phóng viên này không hề đưa ra câu hỏi nào liên quan tới báo cáo mới đây của đài CNN. Báo cáo nói rằng "các quan chức tình báo Mỹ giấu tên cho biết ông Kislyak là một tên gián điệp và là một người tuyển dụng gián điệp hàng đầu".

"CNN đã cáo buộc vị đại sứ là một gián điệp Nga, chuyên tuyển dụng các gián điệp. Ôi! Chúa ơi" - bà Zakharova nói. Người phóng viên CNN này sau đó đã "sửa sai" phát ngôn của bà Zakharova bằng cách nói rằng các thông tin mà đài CNN đưa ra đến từ giới chức Mỹ.

"Được thôi! Hãy dừng ngay việc lan truyền các tin tức giả và những lời nói dối. Đó là một lời khuyên có ích dành cho CNN" - bà Zakharova trả lời phóng viên CNN và đi khỏi ngay lập tức sau đó.

Nhận xét: Xem thêm: Đến lượt Bộ trưởng Tư pháp Mỹ là tâm điểm chiến dịch đấu tố về cái gọi là "liên lạc với Nga"


Propaganda

Đến lượt Bộ trưởng Tư pháp Mỹ là tâm điểm chiến dịch đấu tố về cái gọi là "liên lạc với Nga"

trump and sessions
Trump cùng bộ trưởng tư pháp Mỹ Jeff Sessions
Theo tin của Washington Post, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ đã liên lạc với Đại sứ Nga hai lần vào tháng 7 và tháng 9/2016, thời điểm xảy ra cuộc tấn công mạng của Nga nhằm vào mạng lưới Washington, bị xem là can thiệp vào cuộc bầu cử.

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Jeff Sessions từng đối thoại với đại sứ của Nga tại Mỹ trong khi giữ vai trò người đại diện cho chiến dịch tranh cử của ông Trump, Bloomberg đưa tin.

Người phát ngôn Bộ tư pháp Mỹ nói ông Jeff Sessions đã nói chuyện với Đại sứ Nga tại Mỹ Sergey Kislyak dưới cương vị một thượng nghị sĩ nhiều hơn là người đại diện cho chiến dịch tranh cử Tổng thống của Donald Trump.


Nhận xét: Chính xác hơn là Sessions đã không đề cập gì đến chiến dịch tranh cử của Trump trong hai cuộc gặp đó.


Ông Sessions từng được thẩm vấn về việc có hay không những liên lạc giữa phía Nga và chiến dịch tranh cử của ông Donald Trump, chứ không phải giữa ông dưới cương vị là Thượng nghị sĩ và một thành viên của Hội đồng quân sự thượng viện, người phát ngôn cho hay.

Nhận xét: Với tư cách là thượng nghị sĩ và thành viên Hội đồng Quân sự Thượng viện trước khi nhận chức Bộ trưởng Tư pháp trong chính quyền Trump, Sessions hoàn toàn có quyền liên lạc với đại sứ Nga, và những cuộc gặp đó cũng không hề bí mật. Các câu hỏi trong buổi điều trần cũng là về việc ông có liên lạc với Nga với tư cách là đại diện cho Trump hay không. Và câu trả lời chính xác là không.

Ai đó có thể nói rằng Sessions nên tình nguyện nói về các cuộc liên lạc với Nga ngay cả khi nó không liên quan đến chiến dịch tranh cử của Trump. Tuy nhiên, nếu một thượng nghị sĩ phải làm vậy để tránh bị nghi ngờ thì đây đã trở thành một cuộc đấu tố, chứ không phải nền dân chủ. Mà có lẽ đúng vậy, đây là một cuộc đấu tố, hay một chiến dịch bôi nhọ bẩn thỉu của những kẻ đối đầu với Trump, với hy vọng loại đi một thành viên quan trọng nữa trong chính quyền Trump.


Arrow Down

Phương Tây liên tục thất bại trong việc vu cáo chính phủ Syria dùng vũ khí hóa học để lấy cớ lật đổ

Turkey-made chemical bombs in Syria
Vũ khí hóa học sản xuất bởi Thổ Nhĩ Kỳ được phát hiện tại Syria
BBC ngày 1/3 cho hay, Nga và Trung Quốc đã phủ quyết một nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ nhằm áp đặt lệnh trừng phạt đối với Syria vì bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc nội chiến tại nước này.

Đây là lần phủ quyết thứ 7 của Nga và thứ 6 của Trung Quốc kể từ khi cuộc nội chiến Syria bắt đầu vào năm 2011, nhằm bảo vệ chính quyền của Tổng thống Assad.

Mặc dù chính phủ Syria đã đồng ý tiêu hủy kho vũ khí hóa học của nước này vào năm 2013 theo một thỏa thuận Nga và Mỹ, song các cuộc điều tra của Liên Hiệp Quốc và Cơ quan giám sát vũ khí hóa học quốc tế lại cho rằng họ đã phát hiện ra việc các lực lượng của chính phủ Syria tiến hành ba cuộc tấn công vũ khí hóa học vào năm 2014 và năm 2015.

Bên cạnh đó, Liên Hiệp Quốc và Cơ quan giám sát vũ khí hóa học quốc tế cũng nhận định lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) cũng sử dụng chất độc hóa học trong các cuộc tấn công của chúng ở Syria.

Arrow Down

Nga, Trung Quốc cùng phủ quyết nghị quyết trừng phạt Syria tại HĐBA LHQ

UN Security Council
© Eduardo Munoz / Reuters
Ngày 28/2, tại HĐBA (Hội đồng Bảo an), Nga và Trung Quốc cùng phản đối nghị quyết trừng phạt Syria do Mỹ, Anh và Pháp đề xuất.

Tại cuộc họp, 9 thành viên của HĐBA ủng hộ nghị quyết, trong khi 3 nước: Trung Quốc, Nga và Bolivia bỏ phiếu chống. Ba thành viên bỏ phiếu trắng bao gồm Ai Cập, Kazakhstan và Ethiopia.

Tại HĐBA, một nghị quyết muốn được thông qua, sẽ cần tới 9 phiếu ủng hộ và không bị phủ quyết bởi 5 thành viên thường trực (Mỹ, Pháp, Nga, Anh và Trung Quốc).

Theo tổng thống Nga Vladimir Putin , lệnh trừng phạt này là hoàn toàn không phù hợp. Bởi đây sẽ là động thái gây tổn thương và làm xói mòn niềm tin vào tiến trình hòa đàm Syria. Đồng thời, chủ điện Kremlin tuyên bố Nga sẽ không ủng hộ bất kỳ một lệnh cấm vận mới nào nhằm vào giới lãnh đạo Syria.

Nhận xét: Điểm đáng chú ý ở đây là Trung Quốc đã cùng phủ quyết nghị quyết này với Nga, mặc dù điều này không cần thiết và bình thường Trung Quốc chỉ bỏ phiếu trắng trong những trường hợp như vậy. Rõ ràng Trung Quốc đã hết kiên nhẫn với những trò hề chính trị của phương Tây liên quan đến Syria.

Một điểm đáng chú ý nữa là nghị quyết này chỉ nhận được vừa đủ 9 phiếu để thông qua (nếu không bị phủ quyết). Điều đó cho thấy ngày càng nhiều nước nhỏ hơn có đủ dũng khí để công khai chống lại sự áp đặt của phương Tây. Quả thực nhờ có Nga, Trung Quốc, thế giới đơn cực mà Hoa Kỳ thống trị vào đầu thế kỷ này đã không còn nữa.


Gold Seal

Lần thứ hai quân đội Syria giải phóng thành cổ Palmyra với sự hỗ trợ của Nga

Palmyra liberated
Binh sĩ quân đội Syria trên Lâu đài cổ Palmyra
Theo Sputnik, ngày 1/3, quân đội Syria cùng các đồng minh đã xâm nhập và đánh đuổi phiến quân IS khỏi thành cổ Palmyra và kiểm soát hỏa lực toàn bộ thành phố cùng tên này.

Các lực lượng ủng hộ chính phủ cũng đã chiếm được tổ hợp cung điện ở phía nam thành phố Palmyra.

Một nguồn tin nói với đài Sputnik cho biết: "Quân đội Syria đã kiểm soát thành cổ và dãy núi ở phía tây nam thành phố Plamyra. Bây giờ, chúng tôi chuẩn bị tấn công giải phóng thành phố''.

Nguồn tin này cho biết thêm phiến quân IS đã tháo chạy khỏi thành cổ Palmyra , sau khi Quân đội Syria chiếm được dãy núi cao nhìn xuống thành phố cùng tên. Thành phố Palmyra hiện hoàn toàn nằm trong tầm bắn của Quân đội Syria.

Trước đó cùng ngày, binh sĩ chính phủ Syria đã chiếm ngã ba Tam giác Palmyra. Tiếp đó quân đội Syria, phối hợp với các cuộc không kích ác liệt của Nga, tiến công giải phóng Lâu đài Palmyra sau khi đánh bại lực lượng khủng bố IS trên dãy núi Al-Tar phía tây bắc thành phố Palmyra.

Cut

Chính quyền Kiev phong tỏa, tấn công hai vùng ly khai chỉ càng đẩy họ ra khỏi Ukraine

plotnitsky zakharchenko
Lãnh đạo hai nước cộng hòa ly khai Igor Plotnitsky và Alexander Zakharchenko.
Lugansk và Donetsk ra đòn mới

Ngày 1/3, trong thông điệp phát đi, cơ quan quản lý của nước Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng (DPR) và Cộng hòa Nhân dân Lugansk tự xưng (LPR) thuộc miền Đông Ukraine cho biết sẽ bắt đầu tiến hành quản lý hành chính đối với các cơ quan, doanh nghiệp của chính quyền Ukraine đặt tại 2 khu vực này.

Với quyết định trên, các cơ quan doanh nghiệp bị trưng dụng dù không thay đổi hình thức sở hữu nhưng các khoản tiền đóng thuế sẽ được chuyển vào ngân sách của Donetsk và Lugansk.

Ngoài ra, DPR cũng ra tuyên bố, kể từ ngày 1/3, đồng Hrivnya nội tệ của Ukraine có thể sẽ không được lưu hành tại nước Cộng hòa tự xưng này, sau khi chính quyền Lugansk đưa ra tuyên bố tương tự.

Đây được cho là biện pháp cứng rắn của Donetsk và Lugansk nhằm đáp trả lại lệnh phong tỏa giao thông mà chính quyền Tổng thống Poroshenko áp dụng cho hai khu vực trên thời gian qua.

Arrow Up

Nga công bố kinh tế chuyển sang tăng trưởng, vượt qua khó khăn do cấm vận

Medvedev: Vašingtonu bi bolje bilo da se usredsredi na rješavanje unutrašnjih zadataka, a ne da traži neprijatelje u Rusiji
Ngày 27/2, phát biểu trước giới doanh nghiệp trong khuôn khổ Diễn đàn Đầu tư Nga diễn ra tại Sochi, Thủ tướng Dmitry Medvedev khẳng định nền kinh tế Nga đã chuyển sang giai đoạn tăng trưởng.

Theo ông Medvedev, nhìn chung tình hình kinh tế vĩ mô của Nga ổn định, những chỉ số chính đang ở trong tình trạng không đến nỗi tồi, nền kinh tế đã bước sang giai đoạn tăng trưởng. Lạm phát giảm xuống mức kỷ lục đối với nước Nga hiện đại, ở mức 5,4% năm 2016 và xuống còn 5% trong năm nay.

Nga đã cùng với cộng đồng doanh nghiệp, kiểm soát thành công tình trạng thất nghiệp, trong thời gian gần đây không tăng lên và vẫn ở mức dự báo trước đó. Tất cả những điều kiện kinh tế vĩ mô này là cơ sở để Nga bắt đầu thực hiện đầy đủ kết hoạch hành động tổng thể của chính phủ giai đoạn 2017 - 2025.

Theo Thủ tướng Nga, Chính phủ sẽ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực việc làm với mục tiêu nhanh chóng giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao.

USA

Trump phát biểu lần đầu trước Quốc hội: Kế hoạch đầy tham vọng để thay đổi nước Mỹ

Trump speech congress
Bài phát biểu quan trọng này được xem là Thông điệp Liên bang không chính thức và đề cập đến nhiều vấn đề cả đối nội và đối ngoại không chỉ được dư luận Mỹ chú ý mà còn thu hút sự quan tâm của toàn thế giới.

Mở đầu bài phát biểu được trông đợi trước Quốc hội, Tổng thống Donald Trump nhắc đến những đe dọa gần đây nhằm vào cộng đồng người Do Thái tại Mỹ. Theo ông Trump, mặc dù nước Mỹ đang chứng kiến sự chia rẽ chính sách nhưng là một quốc gia có truyền thống đoàn kết chống lại sự thù ghét và xấu xa dưới mọi hình thức.

Sau lời dẫn kêu gọi đoàn kết, Tổng thống Trump khẳng định Sự vĩ đại của nước Mỹ đang bước vào một kỷ nguyên mới cũng như đề cập đến một loạt các kế hoạch đầy tham vọng. Theo ông Trump, để nước Mỹ hùng mạnh trở lại thì điều đầu tiên là phải thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng cường sức mạnh của quân đội.

Về cơ sở hạ tầng, ông Trump cho rằng nước Mỹ đã tiêu hàng nghìn tỷ đô la ở nước ngoài trong khi bỏ bê trong nước. Đề xuất khoản đầu tư cơ sở hạ tầng lên tới 1 nghìn tỷ đô la, ông Trump khẳng định sẽ giữ đúng cam kết trong chiến dịch tranh cử của mình.

Nhận xét: Bài viết đã nhầm khi nói rằng Trump không hề nhắc đến Nga hoặc Trung Quốc. Mặc dù Trump đã khôn ngoan không nhắc trực tiếp đến tên nước Nga, đọc kỹ bài phát biểu sẽ thấy rõ ông muốn nói điều gì:
Chúng ta sẽ tôn trọng các tổ chức lịch sử, nhưng chúng ta cũng sẽ tôn trọng chủ quyền của các quốc gia.

Quốc gia tự do là phương tiện tốt nhất để thể hiện ý chí người dân - và nước Mỹ tôn trọng quyền của mọi quốc gia trong việc vạch ra con đường riêng của họ. Nhiệm vụ của tôi không phải là đại diện cho thế giới. Nhiệm vụ của tôi là đại diện cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Nhưng chúng ta biết rằng sẽ là tốt hơn cho nước Mỹ, khi mà có ít xung đột hơn - chứ không phải nhiều hơn.

Chúng ta phải học từ những sai lầm của quá khứ - chúng ta đã thấy chiến tranh và sự hủy diệt bùng phát trên khắp thế giới...

Nước Mỹ sẵn lòng tìm những bạn bè mới, và tạo ra những quan hệ đối tác mới với những lợi ích chung. Chúng ta muốn sự hài hòa và ổn định, chứ không phải chiến tranh và xung đột.

Chúng ta muốn có hòa bình, bất cứ nơi nào hòa bình có thể tìm thấy. Ngày nay nước Mỹ là bạn bè với những kẻ thù cũ. Một số đồng minh thân cận nhất của chúng ta, nhiều thập kỷ trước, đã chiến đấu ở phía đối diện của các cuộc chiến tranh thế giới. Lịch sử này cho chúng ta niềm tin vào khả năng cho một thế giới tốt đẹp hơn.
Đây là những từ được lựa chọn cực kỳ cẩn thận. Nước Nga có thừa khả năng để giải mã những thông điệp trong đó, mặc dù điều đó vượt quá khả năng của hầu hết các nhà phân tích phương Tây.