Chủ Những Con RốiS


Camera

Bằng chứng bộ binh Mỹ đang hoạt động tại Syria, nơi họ không được mời

American soldiers spotted in Syria
© SinaCờ Mỹ phấp phới trên xe thiết giáp ở khu vực được cho là ở Syria
Trang mạng Sina của Trung Quốc mới đăng tải loạt ảnh chụp các xe thiết giáp Stryker và xe bọc thép Humvee có treo cờ Mỹ hiện diện ở khu vực được cho là vùng lãnh thổ Syria.

Các xe thiết giáp Stryker còn nguyên màu sơn ngụy trang Quân đội Mỹ hoạt động ở châu Âu đang được đưa tới khu vực khác.

Dư luận đặt nhiều dấu hỏi cho địa hình các bức ảnh được chụp có hình ảnh gần tương tự khu vực nằm phía tây nam nước này.

Trong bức hình chụp một chiếc thiết giáp Stryker có thể nhận thấy một khu vực có vẻ như một bán đảo song song với con đường nơi chiếc thiết giáp đang di chuyển. Sử dụng ứng dụng bản đồ Google Maps, có thể dễ dàng nhận thấy khu vực bán đảo trong bức hình trên nằm ngay phía trái con đường với bối cảnh khá giống nhau.

Document

Đảng Cộng hòa Mỹ đưa ra dự luật chăm sóc sức khỏe mới thay thế Obamacare

Obamacare boat
© CNN MoneyCon thuyền Obamacare sắp chìm
Dự luật mới này được cho là nhằm mở đường cho việc thay thế chương trình chăm sóc sức khỏe hợp túi tiền (còn gọi là chương trình Obamacare), một trong những di sản của cựu Tổng thống Barack Obama.

Dự luật mới, được gọi là Luật chăm sóc sức khỏe Mỹ (ACA), loại bỏ các nội dung liên quan tới thuế và trợ cấp trong Obamacare, cũng như vấn đề nghĩa vụ bảo hiểm của các chủ thuê lao động và các nhân viên.

Dự luật Luật chăm sóc sức khỏe Mỹ bao gồm 3 nội dung chính, theo đó cho phép những người dưới 26 tuổi tiếp tục được hưởng các chế độ trong chương trình bảo hiểm y tế của bố mẹ.

Dự luật này cũng cho phép các tiểu bang cung cấp các chương trình chăm sóc sức khỏe nhằm hỗ trợ những người trưởng thành được xác định là thu nhập thấp; đồng thời cho phép thiết lập các quỹ trao đổi bảo hiểm và cung cấp các khoản tín dụng thuế nhằm hỗ trợ những người thu nhập thấp và trung bình có thể chi trả các chương trình bảo hiểm y tế cá nhân được bán trên thị trường bảo hiểm y tế tại Mỹ.

Phát biểu sau khi dự luật mới được công bố, Chủ tịch Ủy ban Năng lượng và Thương mại Hạ viện Greg Walden nói rằng, việc công bố dự luật chăm sóc sức khỏe Mỹ là bước đi "đầy ý nghĩa sau nhiều năm người dân Mỹ chứng kiến những hứa hẹn suông của Obamacare".

Jet3

Máy bay không quân Syria bị bắn rơi tại nam Thổ Nhĩ Kỳ, phi công được TNK cứu điều trị

Syrian Army Mig-23 jet
© Sputnik/ Mikhail VoskresenskiyMáy bay tiêm kích MiG-23 của Syria
Theo hãng tin TASS (Nga) ngày 5/3, phi công lái Mig-21 của lực lượng không quân Syria khẳng định, chiến đấu cơ nước này rơi trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ là do bị bắn hạ.

Nói với các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ hôm 5/3, ông Mehmet Sufhan (56 tuổi) phi công lái Mig-21 cho biết, chiếc Mig-21 do ông điều khiển cất cánh từ Latakia của Syria để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ở Idlib.

''Nó đã bị bắn hạ ngay sau khi cất cánh", Mehmet Sufhan nói.

Sau khi nhận được thông tin chiến đấu cơ bị rơi trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, các nhân viên cứu hộ nước này đã tìm được một phi công bị thương phần cột sống, chân và mặt.

Ngay lập tức, phi công này đã được đưa đến chữa trị trong điều kiện tốt nhất tại một bệnh viện Thổ Nhĩ Kỳ.

No Entry

Khủng hoảng Kim Jong-nam: Malaysia và Triều Tiên cấm tất cả công dân nước kia xuất cảnh

Kim Jong-nam
© Kyodo / via ReutersKim Jong Nam
Ngay sau khi Bình Nhưỡng ra lệnh cấm công dân Malaysia rời khỏi Triều Tiên, Kuala Lumpur lập tức ra lệnh cấm công dân Triều Tiên xuất cảnh.

Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nội vụ Malaysia Ahmad Zahid Hamidi sáng nay thông báo cấm tất cả cán bộ ngoại giao và công dân Triều Tiên rời khỏi Malaysia, theo China Press.

"Tôi đã chỉ thị cho Cục Di trú thực thi lệnh này", ông Hamidi nói. Hiện chưa có số liệu chính thức về công dân Triều Tiên tại Malaysia. Theo AFP, cộng đồng người Triều Tiên tại Malaysia có khoảng 1.000 người.

Thông báo này đưa ra ngay sau khi Bình Nhưỡng ra thông cáo tạm thời cấm tất cả công dân Malaysia rời khỏi Triều Tiên, trong bối cảnh quan hệ hai nước đang trở nên căng thẳng vì nghi án Kim Jong-nam.

Theo một nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Malaysia, hiện có 11 công dân nước này mắc kẹt ở Triều Tiên, trong đó 9 người ở đại sứ quán Malaysia tại Bình Nhưỡng và hai người đang làm việc trong Chương trình Lương thực của Liên Hợp Quốc.

Document

Trump ban hành sắc lệnh hạn chế nhập cư mới, loại Iraq khỏi danh sách

trump signing
© twitter.com
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6/3 đã ký ban hàng sắc lệnh hành pháp mới, theo đó, cấm nhập cư đối với công dân từ 6 nước với đa số dân Hồi giáo.

Theo Reuters, sắc lệnh được Tổng thống Trump ký ban hành vào sáng 6/3 và sẽ có hiệu lực từ ngày 16/3. Sắc lệnh nêu rõ cấm nhập cảnh 90 ngày đối với công dân từ 6 quốc gia gồm Iran, Libya, Syria, Somalia, Sudan và Yemen. Như vậy, so với sắc lệnh trước, Iraq đã được rút khỏi danh sách cấm nhập cư.

Ngoài ra, sắc lệnh cũng đề cập đến việc đóng cửa chương trình tiếp nhận người tị nạn vào Mỹ trong vòng 120 ngày để chính phủ liên bang có đủ thời gian triển khai các thủ tục rà soát cao độ các phần tử khủng bố vào Mỹ. Sắc lệnh lần này cũng không cấm cửa vô thời hạn đối với người tị nạn Syria, thay vào đó người tị nạn Syria cũng sẽ phải tuân thủ quy tắc 120 ngày.

Sắc lệnh này chỉ áp đối với những người xin thị thực mới vào Mỹ, nghĩa là khoảng 60.000 người bị thu hồi thị thực theo sắc lệnh ban đầu đến nay sẽ tiếp tục được nhập cảnh vào Mỹ.

Chess

Nga điều đình khiến lực lượng người Kurd trao Manbij cho Assad để ngăn bước Thổ Nhĩ Kỳ

Russian flag in Manbij, Syria
Lá cờ Nga tung bay tại Manbij
Thổ Nhĩ Kỳ lập 4 căn cứ quân sự tại Jarabulus, Azaz, Akhtarin và al-Bab

Hãng phát thanh Nga Sputnik dẫn nguồn đáng tin cậy ở khu vực Trung Đông cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ đang tiếp tục quá trình xây dựng các căn cứ quân sự ở miền bắc Syria, mà 3 trọng điểm xây dựng là ở thành phố Azza, huyện Aktarin và thị trấn al-Bab.

Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bố trí căn cứ trong khu vực thành phố Azaz ở giáp biên giới với Syria, nước này lại tiếp tục triển khai thêm huyện căn cứ quân sự ở làng Akhtarin và làng Edle, nhằm chặn con đường nối từ Afrin và Azaz tới al-Bab, đi lên Manbij để tiến tới Kobani ở phía đông bắc.

Tiếp theo đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp tục lập căn cứ ở thị trấn al-Bab mới được giải phóng khỏi tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở khu vực gần đồi Akil, là cao điểm chiến lược của thị trấn này. Theo tin cho biết, lính đặc nhiệm Mũ nồi tím và trang bị nặng của Thổ Nhĩ Kỳ đã đến đây.

Trước đó, ngay từ hồi năm 2016, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã tràn sang thị trấn giáp biên với Syria là Jarabulus. Hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ đã xây dựng thị trấn của Syria, nằm cách biên giới nước mình chưa đầy 1km này thành một cứ điểm vững chắc của họ.

Nhận xét: Nga hiểu rằng bất cứ người Syria nào không phải khủng bố cũng sẽ để bất đồng nội bộ sau một bên vì sự toàn vẹn của đất nước. Thế là trong khi Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ đang xích mích thì Nga thực hiện nước cờ ngoại giao tuyệt diệu mang lại lợi ích cho cả chính phủ Assad và lực lượng người Kurd này.


Headphones

Nhà Trắng chính thức yêu cầu Quốc hội Mỹ điều tra việc Obama lạm quyền can thiệp bầu cử 2016

Trump and Obama
Hãng AP đưa tin, Nhà Trắng ngày 5/3 đã yêu cầu Quốc hội Mỹ tiến hành một cuộc điều tra độc lập về việc cựu Tổng thống Obama "lạm dụng quyền hành pháp", liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.

Yêu cầu trên được gửi trực tiếp đến các ủy ban tình báo của Thượng và Hạ viện Mỹ, với nội dung cụ thể đề nghị Quốc hội "vận dụng thẩm quyền giám sát của mình để xác định liệu quyền điều tra của nhánh hành pháp có bị lạm dụng năm 2016 hay không", như một phần của cuộc điều tra mà Quốc hội Mỹ tiến hành về "các hoạt động của Nga".

Theo phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer, Tổng thống Trump đề nghị Quốc hội đánh giá "các cuộc điều tra [do chính quyền Obama thực hiện] có động cơ chính trị" trong cuộc bầu cử. Ông Spicer gọi những báo cáo liên quan đến những cuộc điều tra như vậy là "rất rắc rối".

Trước đó, ông Trump viết trên Twitter ngày 4/3: "Tôi cá rằng một luật sư tốt có thể xử lý thực tế rằng Cựu Tổng thống Barack Obama đã nghe trộm điện thoại của tôi trong tháng 10/2016, thời điểm trước khi diễn ra cuộc bầu cử... Đây là một vụ Nixon/Watergate."

Nhận xét: Sau một thời gian cố gắng làm việc với "chính quyền ngầm" của Hoa Kỳ không có kết quả, rõ ràng Trump nhận ra là phải chuyển sang phản công. Nếu không thực hiện nhanh và quyết liệt, nhiệm kỳ tổng thống của Trump sẽ rất, rất ngắn. Đây là một cuộc chiến một mất một còn.


Ladybug

Trump chuyển sang tấn công, cáo buộc Obama đặt thiết bị nghe lén trước bầu cử năm ngoái

Trump and Obama
Trên Twitter, Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ cáo buộc người tiền nhiệm Barack Obama nghe lén tại văn phòng của ông ở tòa nhà Trump Tower.

Ông Trump không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào cho cáo buộc này, nhưng khẳng định ông Obama đã thực hiện việc nghe lén vào tháng 11 năm ngoái, thời điểm trước khi diễn ra ngày bầu cử mà ông Trump đã thắng để trở thành tổng thống Mỹ.

Theo đó, ông Trump liên tưởng hành động nghe lén tại văn phòng của mình ở tòa nhà Trump Tower với vụ Watergate tai tiếng, từng khiến cựu tổng thống Richard Nixon từ chức năm 1974.

Ngoài ra, ông Trump còn mô tả hành động nghe lén của ông Obama là chụp mũ theo kiểu chủ nghĩa McCarthy.

"Kinh khủng! Phát hiện ra rằng Obama đã nghe lén ở Trump Tower ngay trước khi tôi đắc cử. Rốt cục có thấy gì đâu. Đây rõ là chủ nghĩa McCarthy", ông Trump viết trên Twitte chiều 3-3 (giờ Mỹ).

Nhận xét: Những dòng Twitter tiếp theo của Trump về việc này như sau:

"Tôi cá rằng một luật sư giỏi có thể làm ra vấn đề về việc Tổng thống Obama nghe trộm điện thoại của tôi vào tháng 10, ngay trước cuộc bầu cử!"


"Tổng thống Obama đã hạ thấp mình đến mức nào khi đi nghe trộm điện thoại của tôi trong quá trình bầu cử thiêng liêng. Đây là Nixon/Watergate. Một gã rất tệ (hoặc bệnh hoạn)!"


Xem thêm: Trump: Obama và tay chân đứng sau các vụ biểu tình và rò rỉ thông tin từ Nhà Trắng


Propaganda

"Liên hệ với Nga": Chiêu mới của báo chí phương Tây nhằm cản trở Trump kết nối với Putin

TrumpSessions
© BreitbartTổng thống Trump và Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions
Một "ma trận" đang được các đối thủ của Trump giăng ra mà mục đích của họ là ngăn cản Trump kết nối với Putin...

Ngày 1/3, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Jeff Sessions khẳng định ông không hề thảo luận các vấn đề liên quan đến chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ với bất cứ ai bên phía Nga. Trong một tuyên bố, ông Sessions nói: "Tôi chưa bao giờ gặp bất kỳ quan chức Nga nào để thảo luận các vấn đề về chiến dịch vận động tranh cử. Tôi không hiểu cáo buộc này là về cái gì. Điều đó là sai".

Trước đó, The Washington Post đã tiết lộ ông Sessions từng có 2 cuộc nói chuyện với Đại sứ Nga trong năm 2016 khi còn là Thượng nghị sĩ, tuy nhiên, ông không hề đề cập đến việc này trong phiên điều trần vừa qua tại Thượng viện để xác nhận ông có đủ tiêu chuẩn làm Bộ trưởng Tư pháp theo đề cử của Tổng thống Donald Trump hay không.

Tại phiên điều trần, khi được hỏi về Nga, ông Sessions trả lời ông không có liên lạc nào với người Nga. Người phát ngôn của ông Sessions, bà Sarah Isgur Flores cho rằng, không có gì dối trá trong câu trả lời của ông Sessions vì vị Thượng nghị sĩ bang Alabama này chỉ được hỏi về các mối liên hệ giữa chiến dịch tranh cử của ông Trump với Nga.

Arrow Down

Ukraine đứng trên bờ vực của sự tan rã

Petro Poroshenko
© AFP 2016/ TOBIAS SCHWARZTổng thống Ukraine Petro Poroshenko
Ở phương diện quốc gia, bất kỳ một vùng lãnh thổ nào, nhóm người nào có ý định ly khai đều không được cho phép. Chính quyền nhà nước sẽ dùng mọi biện pháp để ngăn chặn kể cả biện pháp vũ lực. Vì thế, có thể hiểu được chính quyền Kiev hành động trong thời gian qua.

Nhưng tại sao chính quyền Kiev sau khi được dựng lên từ Maidan lại hành xử phi logic, phi nhà nước...là điều không tài nào hiểu được...

Kiev cố tình cắt bỏ miền Đông Ukraine

Cứ cho là phe thân EU đã thắng khi lật đổ chính quyền thân Nga của tổng thống Yanukovych, chính quyền mới cứ thế mà thực hiện đường lối chiến lược đưa đất nước phát triển theo với EU...thì hà cớ gì lại thực hiện một chính sách đối nội cực kỳ tàn ác và đối ngoại cực kỳ hung hăng với láng giềng nước Nga?

Cứ cho là do sai lầm ban đầu khiến mất Crimea và hoạt động quân sự để đưa miền Đông Ukraine vào "khuôn khổ" bị thất bại buộc phải ký Minsk-2 và Minsk-2 là sự lựa chọn tốt nhất trong số các điều tồi tệ nhất thì hà cớ gì lại liên tục thực hiện các chính sách mà được coi như tạo điều kiện rất thuận lợi cho miền Đông ly khai?