Chủ Những Con RốiS


Dollars

Mỹ đòi Campuchia nửa tỷ đôla vì công đã thảm sát nửa triệu người dân nước này

Cambodian Prime Minister Hun Sen
© Cambodia DailyThủ tướng Campuchia Hun Sen
Trang Common Dream của Mỹ hôm 12/3 đã dẫn lời Thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố sẽ không trả lại khoản nợ từ thời chiến tranh và do chế độ cũ ở Campuchia vay mượn Mỹ.

Phát biểu tại một Hội nghị đầu tháng 3, Thủ tướng Hun Sen khẳng định: "(Mỹ) đã dội bom trên đầu chúng tôi và sau đó họ yêu cầu chúng tôi phải trả nợ. Khi không trả nợ, họ nói với (Quỹ Tiền tệ Quốc tế) IMF không cho chúng tôi mượn tiền".

Ông khẳng định, Hoa Kỳ không có quyền yêu cầu Campuchia trả lại khoản nợ "nhuốm máu" của mình. Trước đó, Thủ tướng Campuchia cũng nhiều lần gọi khoản nợ của Campuchia với Mỹ là một món "tiền bẩn" mà được dùng để mua vũ khí.

"Chúng tôi cũng không yêu cầu người Mỹ trả tiền cho những thiệt hại tàn phá mà họ gây ra thời chiến. Chúng tôi chỉ muốn Mỹ phải tự chịu trách nhiệm cho các vấn đề của họ", ông Hun Sen nói.

Arrow Down

Thổ Nhĩ Kỳ đi theo con đường độc lập, quan hệ với phương Tây gần như đổ vỡ hoàn toàn

erdogan rutte
© ANPTổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và Thủ tướng Hà Lan Rutte
Những năm gần đây, quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và phương Tây trải qua nhiều giai đoạn căng thẳng nghiêm trọng khi mà Tổng thống Erdogan từ chối để cho những người đồng cấp phương Tây kiểm soát và ngày càng đưa đất nước này đi theo hướng ngược lại so với những gì phương Tây kỳ vọng ở ông.

Thổ Nhĩ Kỳ mất kiên nhẫn với phương Tây

Dẫu biết rằng Liên minh châu Âu (EU) đã "nhử" họ bằng chiêu bài đàm phán gia nhập khối này, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đặt niềm tin vào "củ cà rốt" ấy kể từ khi chính thức là ứng viên xin gia nhập hồi tháng 12/1999 đến nay. Nhưng cuối cùng thì hy vọng đó cũng dần dần tan biến.

"Củ cà rốt" mang tên ứng viên xin gia nhập EU đã giữ đặt Thổ Nhĩ Kỳ trong sự kiểm soát tương đối lâu nhưng Ankara đã không để mình bị "dắt mũi" thêm nữa. Họ đã tìm thấy một chỗ dựa và đủ mạnh mẽ để thách thức EU, đe dọa phá vỡ các thỏa thuận với liên minh này, bao gồm thỏa thuận ngăn chặn người nhập cư bất hợp pháp đạt được 1 năm trước nếu EU từ chối miễn thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ.

Evil Rays

Hoa Kỳ nghe lén tất cả nhưng luôn già mồm cáo buộc tin tặc Nga

wikileaks vault 7 cia
Wikileaks đã công bố thông tin về các công cụ được CIA sử dụng để do thám thông qua TV-thông minh và điện thoại thông minh.

Ai cũng có thể bị nghe lén, kể cả các nhà lãnh đạo chính trị và người đứng đầu các tổ chức lớn ở bất cứ nước nào — ví dụ, bà Merkel hoặc ông Berlusconi. Vì sao ít có ai tỏ thái độ bất bình nhưng người ta vẫn đổ lỗi mọi thứ cho tin tặc Nga?

Ông Ferrara Gianluca, Tổng biên tập của Dissensi Edizioni đã suy nghĩ nhận xét trong cuộc phỏng vấn với Sputnik Italy.

"Nhờ các tập tin mới nhất được tổ chức của ông Assange công bố, chúng ta được biết là từ năm 2014, CIA có cơ hội cài phần mềm vào các Smart-TV kết nối mạng. Do đó CIA ghi được các cuộc hội thoại trong căn phòng có Smart-TV. Chưa hết: theo những gì Wikileaks công bố thì CIA có thể khai thác cả thông tin từ điện thoại thông minh bằng các phần mềm, ứng dụng tin nhắn như Telegram hay Whatsapp. WikiLeaks không công bố chi tiết cá nhân những nhân viên CIA đã tuồn các tập tin này, Assange và đồng nghiệp chỉ khẳng định rằng, chúng được lưu trữ trong một mạng máy tính độc lập bảo vệ đặc biệt đặt trong trung tâm gián điệp mạng tại trụ sở chính của CIA ở Langley, Virginia.

Binoculars

Trái với Aleppo, thương vong dân thường tại Mosul đang bị báo chí bưng bít

mosul irak iraq
© REUTERS/ Azad LashkariDân thường chạy trốn khỏi Mosul
Mới đây, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã lên tiếng về những tin tức mà phương tiện truyền thông loan tải về tình hình ở thành phố Mosul của Iraq.

"Thật lạ là cho đến nay vẫn chưa xuất hiện tài khoản Twitter bằng tiếng Anh của những người đang phải chịu đau khổ ở Mosul. Tại sao Christiane Amanpour (Nhà báo của CNN) không đặt ra câu hỏi về việc, hàng tuần có bao nhiêu người đã chết do hậu quả hành động của lực lượng liên quân quốc tế trong thành phố này.

Tại sao, trong cuộc họp báo trung ương ở các thủ đô trên thế giới, trên các tờ báo lớn và trên bìa tạp chí không có hình ảnh, không có hashtags hay tiêu đề nổi bật về thảm họa nhân đạo ở Mosul ", bà Zakharova viết trên trang Facebook cá nhân.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga cũng chỉ ra việc thiếu vắng các sự kiện thực tế về tình hình của những người tị nạn ở Mosul. Bà cũng nói rằng trước cửa đại sứ quán của các nước thuộc liên minh chiến đấu tại Mosul không được phép tổ chức biểu tình.

Bullseye

Điện Kremlin tiết lộ đại sứ Nga tại Mỹ gặp cố vấn của Hillary Clinton nhiều lần trước bầu cử

Busted
© Teapartydigest.com/The Gateway Pundit
Người phát ngôn của Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 12/3 cho biết Đại sứ Nga tại Mỹ Sergey Kislyak không chỉ gặp các nhân vật cấp cao trong đội ngũ tranh cử của Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử năm 2016 mà còn tiếp xúc với cả các cố vấn của bà Hillary Clinton.

"Nếu bạn nhìn vào những người có liên quan tới bà Hillary Clinton trong chiến dịch tranh cử của bà ấy, bạn sẽ thấy rằng ông ấy (Đại sứ Nga tại Mỹ Sergey Kislyak) có rất nhiều cuộc tiếp xúc với họ", The Hill dẫn lời ông Dmitry Peskov, người phát ngôn của Tổng thống Putin, nói trong cuộc phỏng vấn với CNN hôm 12/3.

Cũng theo ông Peskov, "có rất nhiều chuyên gia về chính trị và những người làm việc trong các cơ quan nghiên cứu chuyên cố vấn cho bà Hillary hoặc cộng sự của bà Hillary" đã gặp gỡ Đại sứ Kislyak trong thời gian diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hồi năm ngoái.

Ông Peskov cho rằng đó là công việc của một đại sứ Nga tại Mỹ khi gặp gỡ những người nắm vai trò quan trọng trong chiến dịch tranh cử của cả hai ứng viên tổng thống thuộc đảng Dân chủ và Cộng hòa để trao đổi về "quan hệ song phương" giữa hai nước. Phụ tá thân tín của Tổng thống Putin cũng khẳng định các cuộc tiếp xúc này không nhằm mục đích can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ.

Nhận xét: Phát ngôn viên của tổng thống Nga nói thêm như sau:
Việc Nga bị bôi xấu như vậy là rất kỳ lạ đối với chúng tôi. Và chúng tôi thực sự rất lấy làm tiếc về điều đó. Bởi vì toàn bộ vấn đề đó đưa chúng ta đi xa khỏi việc cải thiện tình hình cho tốt đẹp hơn. Thật là bất ngờ khi nước Nga trở thành, nói thế nào nhỉ, một cơn ác mộng cho Hoa Kỳ.

Các bạn tự sỉ nhục bản thân khi nói rằng một nước khác có thể can thiệp. Nước Mỹ, một đất nước khổng lồ - quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, với truyền thống chính trị rất, rất ổn định - và các bạn nói rằng một nước khác có thể dễ dàng can thiệp và gây ảnh hưởng đến quá trình bầu cử? Điều đó đơn giản là không thể xảy ra.



People

Scotland dự định trưng cầu dân ý rời Vương quốc Anh lần nữa sau Brexit

Scotland's First Minister Nicola Sturgeon (left) and Prime Minister Theresa May
© AFPThủ hiến Scotland Nicola Sturgeon (trái) và Thủ tướng Vương quốc Anh Theresa May
Hôm 9/3, BBC dẫn nguồn tin từ Thủ hiến Scotland, bà Nicola Sturgeon thông báo rằng, vùng lãnh thổ này có thể tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về tách riêng, độc lập khỏi Anh vào mùa thu năm 2018, chỉ vài tháng trước khi Anh chính thức ra khỏi Liên minh châu Âu (EU).

Thủ hiến Sturgeon nói mùa thu 2018 sẽ là một "thời điểm hợp lý" để Scotland tổ chức trưng cầu dân ý về độc lập khỏi Anh, bởi đến khi đó đã có chi tiết về một thỏa thuận cho Anh ra khỏi EU.

"Thời điểm khi một thỏa thuận cho Anh trở nên rõ ràng và Anh chuẩn bị ra khỏi EU, tôi nghĩ sẽ là lúc phù hợp để Scotland đưa ra lựa chọn của mình, nếu như đó là hướng mà chúng tôi định đi theo", bà Sturgeon nói.

Tuy nhiên, hiện nay, Scotland chưa quyết định cụ thể về ngày tổ chức trưng cầu dân ý. Theo quy định hiến pháp, cuộc bỏ phiếu này phải nhận được sự phê chuẩn của Chính phủ Anh ở London mới có thể diễn ra.

Nếu cuộc trưng cầu dân ý diễn ra trong nội tại nước Anh, nó sẽ là cú sốc cực lớn với chính quyền mới của bà Theresa May ở thời điểm khi nước Anh đã gần như hoàn tất quá trình Brexit- ra khỏi châu Âu.

Light Sabers

Khủng hoảng nội bộ NATO: Hà Lan trục xuất bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ; TNK phong tỏa đại sứ quán Hà Lan

Mevlut Cavusoglu turkey turquia
© REUTERS/ Umit BektasMáy bay của Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu bị cấm hạ cánh xuống Hà Lan
Bộ trưởng Các chính sách xã hội và gia đình Thổ Nhĩ Kỳ Fatma Betul Sayan Kaya hôm 11-3 đã đến TP Rotterdam - Hà Lan bằng đường bộ sau khi máy bay chở ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ không được phép hạ cánh xuống thành phố này.

Bà Sayan Kaya hôm 11-3 thông qua mạng xã hội Twitter khẳng định bà đến được TP Rotterdam nhưng không thể tiến vào lãnh sự quán Thổ Nhĩ Kỳ tại đó. Bà giải thích rằng mình bị chặn tại khu vực cách lãnh sự quán 30 mét.

Cảnh sát sau đó đã tạm giữ bà Sayan Kaya và trục xuất nữ bộ trưởng này sang Đức

Cùng ngày, hàng trăm người biểu tình trước lãnh sự quán Thổ Nhĩ Kỳ ở TP Rotterdam, yêu cầu được nhìn thấy bà Sayan Kaya. Cảnh sát Hà Lan dựng hàng rào kim loại và ngăn cản đám đông tiến gần lãnh sự quán Thổ Nhĩ Kỳ. Đoàn người biểu tình ngày càng đông đúc với sự tham gia của những người ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ đến từ Đức.

Cảnh sát Hà Lan sáng sớm ngày 12-3 sử dụng chó, vòi rồng và dùi cui giải tán đám đông khi cuộc biểu tình trở nên bạo lực. Đoàn người biểu tình dùng đá và chai tấn công cảnh sát.

Nhận xét: Trong thời gian gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ liên tục có những "khủng hoảng" với các thành viên NATO, từ Hoa Kỳ đến Hy Lạp, và bây giờ là Hà Lan. Điều đó cho thấy quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ trong tổ chức này không còn "cơm lành, canh ngọt" nữa.


Yoda

Đích đáng: Tổng thống Syria Assad gọi lính Mỹ là những kẻ xâm lược

bashar al-assad
© Reuters Tổng thống Syria Bashar Assad
Tổng thống Syria Bashar Assad đặt nghi vấn về mục đích diệt IS của Tổng thống Mỹ Donald Trump, cho rằng quân đội Mỹ xâm lược vì ông không cho phép họ đến.

"Bất cứ quân đội nước ngoài nào đến Syria mà không có lời mời, tham vấn hay sự cho phép, họ là những kẻ xâm lược, dù là người Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ hay bất cứ bên nào", CNN hôm qua dẫn lời ông Assad nói.

Tổng thống Syria khẳng định ông không nghĩ việc Mỹ điều quân đến "sẽ giúp ích", ông đặt câu hỏi về việc Mỹ sẽ tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Ông Assad chỉ trích Mỹ đã "thua gần như trong mọi cuộc chiến", chỉ gây nên mớ hỗn độn và không tìm ra các giải pháp.

Ông Assad bày tỏ quan điểm cứng rắn khi trả lời phỏng vấn với kênh truyền hình Phoenix TV của Trung Quốc. Nội dung được dẫn lại trên hãng thông tấn quốc gia Sana.

Hai quan chức Mỹ giấu tên ngày 8/3 cho biết nhiều lính thủy quân lục chiến cùng pháo hạng nặng đã được điều đến Syria nhằm hỗ trợ các nhóm nổi dậy địa phương trong chiến dịch tấn công thành trì Raqqa của phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

Clipboard

Thiếu Nga, cuộc họp chống IS của Liên quân 68 nước phương Tây sẽ chỉ là "cuộc họp"

pro assad putin syria
© bbcLãnh đạo và nhân dân Syria đang tin tưởng tuyệt đối vào Nga
Liên quân 68 nước phương Tây họp bán chống IS


Phát biểu tại thủ đô Damascus, Tổng thống Syria Bashar al-Assad bày tỏ hy vọng rằng cuộc chiến chống các nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) và Jabhat Fateh al-Sham (tức al-Nusra, chi nhánh al-Qaeda ở Syria) và các phe nhóm "đối lập ôn hòa" do phương Tây hậu thuẫn, trên đất nước của ông sẽ kết thúc trong năm 2017.

Theo ông Assad, lúc mới bắt đầu cuộc chiến, nhiều người dân Syria đã không hiểu được rõ ràng toàn cảnh bức tranh về những gì đang xảy ra trong nước, khi bị mê hoặc bởi "công tác tuyên truyền của phương Tây".

Nhưng theo thời gian, người dân Syria đã hiểu được bộ mặt thật của phương Tây, những ngôn từ bóng bẩy về cái gọi là "Tự do, Dân chủ" bên kia bờ ảo vọng chỉ mang lại sự chia rẽ trong nội bộ đất nước và đau thương, chết chóc, điêu tàn cho nhân dân Syria.

Tuy bày tỏ hy vọng như vậy nhưng vị Tổng thống Syria cũng không dám chắc về chiến thắng một cách nhanh chóng. "Chúng tôi luôn hy vọng rằng năm nay sẽ là năm cuối cùng. Tuy nhiên, đây là một cuộc chiến tranh, vì vậy không thể biết chính xác những gì sẽ xảy ra" - ông Assad nói.

Rainbow

Cuộc gặp Putin - Erdogan: Quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ có thể đạt đến những cấp độ mới

Erdogan Putin
© Sergey Guneev / Sputnik
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có thể không chỉ bắt kịp, mà còn đạt được một cấp độ mới về mối quan hệ, Matxcơva quan tâm đến vấn đề này, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố khi khai mạc hội đàm mở rộng với nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan.

"Cuộc gặp gỡ ở định dạng này diễn ra sau khi tạm gián đoạn do các sự kiện bi thảm. Hiện nay giữa hai nước chúng ta đã khôi phục lại cuộc đối thoại chính trị chuyên sâu, tiếp tục sự phối hợp giữa các nhóm lập kế hoạch chiến lược chung, các ủy ban hỗn hợp liên chính phủ và diễn đàn công chúng làm việc trở lại", — Ông Putin nói.

"Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có tiềm năng đáng kể cho sự phát triển bền vững của mối quan hệ láng giềng thân thiện. Chúng ta không chỉ có thể bắt kịp, mà còn đạt được một mức độ mới về chất của sự tương tác, ít nhất là phía Nga hướng tới và sẵn sàng cho điều đó, "- Tổng thống Nga nhấn mạnh.

Nhận xét: Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cũng tuyên bố như sau:
"Tôi cho rằng ngày nay các yếu tố chính của sự hợp tác giữa hai nền kinh tế là ngành công nghiệp quốc phòng, năng lượng và v.v.", — ông Erdogan nói.

"Đối với "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" và nhà máy điện hạt nhân "Akkuyu", sự hợp tác đã quay trở lại đúng hướng, đang phát triển ngày càng nhiều hơn và nhiều hơn nữa", — ông Erdogan phát biểu tại cuộc họp với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong định dạng hẹp.
Mặc dù Nga và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn còn tồn tại một số bất đồng tại Syria, đặc biệt xung quanh vấn đề người Kurd, quan hệ hai nước vẫn tiếp tục phát triển theo chiều hướng tốt đẹp hơn trong khi Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng rời xa "đồng minh" Hoa Kỳ.