Chủ Những Con RốiS


Light Saber

Chính phủ Syria sẽ khởi kiện những nước hỗ trợ khủng bố gây tội ác chiến tranh tại nước này

Obama Arab Saudi
Syria chuẩn bị khởi kiện tội ác chiến tranh Syria


Theo giới truyền thông cho biết, chính phủ Syria đã hoàn thành việc thu thập tài liệu xác nhận những tội ác khủng bố chống lại người dân và nhà nước Syria của các tổ chức khủng bố và các nước hỗ trợ chúng, và đang chuẩn bị để sớm khởi kiện tại tòa án khu vực hoặc quốc tế.

Ngày 21/3, Bộ trưởng Tư pháp Syria Najm al-Ahmad tuyên bố với chi nhánh Sputnik Ả Rập rằng, chính quyền Damascus có những tài liệu xác nhận việc một số quốc gia Ả Rập và nước ngoài khác đã có những hành động hỗ trợ cho các tổ chức khủng bố quốc tế đang tàn phá đất nước này.

Tính xác thực của các tài liệu đã được xác nhận bởi những Ủy ban điều tra tư pháp độc lập và biên bản của các bác sĩ pháp y có uy tín. Đây là những bằng chứng không thể chối cãi đối với tội ác tàn phá đất nước, đem lại đau thương, chết chóc cho nhân dân Syria.

Theo số liệu thống kê gần đây, hiện có tới hàng trăm ngàn người nước ngoài đang tham chiến ở Syria.

Dollars

17 ngân hàng Anh trong đường dây rửa tiền toàn cầu giúp tội phạm Nga rửa hơn 700 triệu USD

HSBC building
© Peter Nicholls / Reuters
Một loạt ngân hàng lớn như HSBC, Royal Bank of Scotland, Lloyds, Barclays và Coutts nằm trong số 17 ngân hàng có trụ sở hoặc chi nhánh ở nước Anh đang bị chất vấn vì giúp các nghi phạm Nga rửa tiền.

Theo tờ The Guardian của nước Anh, các ngân hàng lớn ở nước này đã xử lý số tiền 738,1 triệu USD được cho là liên quan đến đường dây rửa tiền của các nhóm tội phạm từ nước Nga.

Các ngân hàng đang bị chất vấn về việc họ biết gì về các kế hoạch rửa tiền quốc tế này và vì sao họ không từ chối các hoạt động chuyển tiền đáng ngờ.

Theo các tài liệu mà The Guardian có được, có ít nhất 20 tỷ USD đã được chuyển khỏi Nga trong thời gian từ năm 2010 đến 2014. Tuy nhiên, các cơ quan điều tra cho hay con số thực có thể lên tới 80 tỷ USD. Các cơ quan điều tra đang xác minh danh tính một số những nhân vật giàu có và có ảnh hưởng về mặt chính trị của Nga đứng đằng sau đường dây rửa tiền toàn cầu được gọi là "Global Laundromat". Ước tính có khoảng 500 người liên quan đến đường dây này.

Chess

Đằng sau việc Nga, Trung Quốc phủ quyết tuyên bố lên án Myanmar của HĐBA LHQ

Aung San Suu Kyi
© TRANSCEND InternationalAung San Suu Kyi, lãnh tụ đảng đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ tại Myanmar
Phương Tây quyết tìm kiếm một tuyên bố lên án quân đội Myanmar phạm tội ác chống lại loài người


Reuters ngày 17/3 cho biết, Nga và Trung Quốc đã ngăn chặn việc Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc ra tuyên bố lên án quân đội Myanmar về tình hình bạo lực tại nước này. Theo các nhà ngoại giao quốc tế thì 15 thành viên HĐBA đã thảo luận về tình hình ở bang Rakhine, nơi mà quân đội Myanmar đang tiến hành một chiến dịch vãn hồi an ninh và đã gây ra xung đột vũ trang.

Văn phòng Nhân quyền LHQ hồi tháng 2/2017 đã buộc tội quân đội Myanmar có những hành động đốt nhà, hãm hiếp và giết chóc đối với người Hồi giáo Rohingya kể từ tháng 10/2016 trong một chiến dịch mà các quốc gia phương Tây xem là thanh lọc sắc tộc và "rất có thể" đã gây ra các tội ác chống lại loài người.

Giám đốc chính trị của LHQ, Jeffrey Feltman đã thông báo tình hình cho HĐBA trong một phiên họp kín, theo yêu cầu của đại diện nước Anh. "Chúng tôi đã đưa ra một số đề xuất để có thể ra thông cáo báo chí về sự việc, nhưng đã không có sự nhất trí giữa các thành viên HĐBA trong cuộc họp", ông Matthew Rycroft, đại diện thường trực của Anh tại LHQ cho biết.

Nhận xét: Myanmar là cửa ngõ ra Ấn Độ Dương của Trung Quốc mà phương Tây đang muốn bịt lại, và khủng bố, bạo loạn và bất ổn là cách tốt nhất để họ thực hiện điều đó, cũng giống như họ đã làm tại nhiều nơi khác. Một nghị quyết lên án quân đội Myanmar của HĐBA LHQ sẽ làm họ chùn tay trong việc chống khủng bố. Phải chăng đó là mục đích thực sự đằng sau nghị quyết này?


Cult

David Rockefeller qua đời ở tuổi 101, đúng vào ngày Quốc tế Hạnh phúc

David Rockefeller, milijarder i samozvani filantrop, umro u 101 godini
© Dennis Van Tine/Geisler-Fotopres / www.globallookpress.com
Doanh nhân tỉ phú Mỹ và nhà hoạt động từ thiện David Rockefeller đã qua đời hôm 20-3 ở tuổi 101. Phát ngôn viên Fraser P. Seitel của ông Rockefeller cho biết ông trút hơi thở cuối cùng khi đang ngủ tại nhà riêng ở Pocantico Hills, TP New York.

Từng được đặt biệt danh là tỉ phú già nhất thế giới, ông là cháu trai cuối cùng của nhà sáng lập hãng dầu mỏ Standard Oil John D Rockefeller, và bà Laura Spelman Rockefeller.

Vào đầu những năm 1990, ông David Rockefeller được coi là người giàu thứ 7 thế giới với khối tài sản 1,5 tỉ USD. Một số tin đồn tràn lan trên mạng nói rằng vị tỉ phú giàu có đã 7 lần thay tim để kéo dài cuộc đời.

Theo hãng tin AP, trước sự ra đi của anh chị em ruột, ông trở thành người bảo vệ tài sản của gia đình mình và là người đứng đầu một mạng lưới rộng lớn của các lợi ích gia đình, cả kinh doanh lẫn từ thiện, từ bảo tồn môi trường cho đến nghệ thuật.Tổng tài sản của cả nhà tỉ phú nổi tiếng nước Mỹ này khoảng 11 tỉ USD.

Nhận xét: Nếu có tên tuổi nào trong số các "ông chủ ngầm" của thế giới lọt ra cho công chúng biết thì David Rockefeller chắc hẳn phải là một trong số đó. Không phải vô cớ mà hắn đã gặp hơn 200 nhà lãnh đạo thế giới và thường được đối xử như thể là người đứng đầu một quốc gia. Chúc hắn gặp may mắn với những gì đang chờ đợi hắn ở thế giới bên kia sau những gì hắn đã góp phần tạo ra ở thế giới này.


Briefcase

Ngoại trưởng Mỹ Tillerson kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Trung Quốc

Tillerson and Xi
© Xinhua/Ju Peng
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson ngày 19.3 tuyên bố hai nước sẽ nỗ lực thắt chặt mối quan hệ, dù vẫn còn bất đồng về nhiều vấn đề, bao gồm thương mại và CHDCND Triều Tiên.

Trong buổi hội đàm tại thủ đô Bắc Kinh ngày 19.3, Chủ tịch Tập nói với Ngoại trưởng Tillerson rằng ông và Tổng thống Donald Trump trong cuộc điện đàm hồi tháng 2 đã nhất trí hai bên nỗ lực tăng cường quan hệ hợp tác Trung - Mỹ.

"Tôi tự tin rằng nếu chúng ta làm được điều này thì mối quan hệ hai bên chắc chắn sẽ phát triển theo hướng đúng đắn", AFP dẫn lời ông Tập nói.

Đáp lời Chủ tịch Trung Quốc, Ngoại trưởng Tillerson cho biết: "Chúng ta biết rõ thông qua tăng cường đối thoại, hai bên sẽ tăng cường hiểu biết, thúc đẩy mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, mở đường cho mối quan hệ hợp tác trong tương lai".

Giới chức Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành đàm phán để chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Donald Trump tại Mỹ, dự kiến diễn ra vào tháng 4.

Clipboard

Chính phủ Việt Nam làm rõ phạm vi nợ công, sẽ không trả nợ thay doanh nghiệp

Vietnamese MP Nguyễn Đức Hải
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày báo cáo
Tiếp tục chương trình làm việc phiên họp thứ tám, sáng 20-3, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển, Thường vụ Quốc hội (TVQH) cho ý kiến về dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi).

Xác định rõ hơn phạm vi nợ công

Đồng tình với Tờ trình của Chính phủ, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của QH cho rằng, với những đổi mới trong Hiến pháp năm 2013, thay đổi trong hệ thống pháp luật và quá trình vận hành, phát triển của nền kinh tế, hội nhập quốc tế, nhiều quy định của luật đã không còn phù hợp với thực tiễn, chưa bảo đảm thống nhất với một số quy định trong hệ thống pháp luật hiện hành, nhiều vấn đề phát sinh trong thực tiễn chưa được điều chỉnh.

Theo Ủy ban Tài chính - Ngân sách: Việc sửa đổi Luật Quản lý nợ công để khắc phục các hạn chế trên, cần nghiên cứu rà soát, hoàn chỉnh phạm vi điều chỉnh; nguyên tắc quản lý nợ công; xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng nợ công; chỉ tiêu an toàn nợ công, chiến lược, chương trình và kế hoạch vay, trả nợ công; nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng nợ công...

Nhận xét: Trong đợt khủng hoảng kinh tế năm 2008, tại các nước phương Tây như Hoa Kỳ và Châu Âu, các chính phủ đã bỏ ra hàng ngàn tỷ đôla tiền thuế của dân để giải cứu những doanh nghiệp được cho là "quá lớn để phá sản" này. Điều nực cười là sau đó, những doanh nghiệp "quá lớn" này tiếp tục phát triển lớn hơn nữa và lợi nhuận của họ tiếp tục chạy vào túi các ông chủ. Quyết định này của chính phủ Việt Nam đi ngược với những gì được thực hiện tại các nước phương Tây và là điều rất đáng khen ngợi và ủng hộ.


Chess

Khoảnh khắc gây "bão": Tổng thống Trump phớt lờ đề nghị bắt tay từ Thủ tướng chư hầu Merkel

Donald Trump's refusal to shake Angela Merkel's hand sent Twitter into meltdown mode
© Image Tweeted BY @hadyr2esKhoảnh khắc Trump phớt lờ đề nghị bắt tay từ Merkel gây bão trên mạng xã hội
Trước buổi họp báo chung tại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump dường như đã cố tình phớt lờ lời đề nghị bắt tay với Thủ tướng Đức Angela Merkel. Khoảnh khắc kỳ quặc giữa hai nhà lãnh đạo đã nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý của cả thế giới.

Theo CNBC, lãnh đạo hai cường quốc đã có cuộc gặp gỡ đầu tiên kể từ khi ông Trump lên nhậm chức hôm 18/3 sau khi bị hoãn vài ngày do bão tuyết ở Mỹ. Sau khi đón bà Merkel tại cửa Nhà Trắng, hai lãnh đạo đã ngồi tại phòng Bầu Dục trước ống kính truyền hình và máy ảnh và như thường lệ, giới truyền thông đề nghị ông Trump bắt tay bà Merkel.

Thủ tướng Đức đã quay sang nhìn "đồng nghiệp" Mỹ, tuy nhiên ông chủ Nhà Trắng lại không có phản ứng gì và cũng không nhìn lại bà. Sau khi không nhận được sự hợp tác từ ông Trump, bà Merkel đã phải quay sang "cười trừ" với camera.

Nhận xét: Một khoảnh khắc đáng nhớ nữa là khi nói về vụ bê bối nghe trộm liên quan đến Obama và CIA, Trump tuyên bố: "ít nhất chúng ta có điểm gì đó chung, có lẽ vậy" (ý nói cả hai đều bị nghe trộm điện thoại)


Cuối cùng, chúng ta có vụ ngân sách của NATO, trong đó Merkel buộc phải dốc thêm ngân sách của Đức để đóng góp thêm cho tổ chức này sau khi bị Trump tuyên bố thẳng thừng rằng Đức nợ Hoa Kỳ rất nhiều trong chuyện đó.


Tuy nhiên, bất chấp tất cả, Trump đã có một cuộc "rất tuyệt":




War Whore

Vừa ăn cướp vừa la làng: Israel dọa phá hủy hệ thống phòng không Syria nếu họ dám đánh trả

Israeli warplanes
Máy bay chiến đấu của Israel
Bộ trưởng Quốc phòng Israel đe dọa phá hủy toàn bộ hệ thống phòng không của Syria, sau khi quân đội Syria nhắm bắn các chiến đấu cơ Israel khi những máy bay này hoạt động trong không phận và ném bom vào các mục tiêu ở Syria.

"Nếu lần tới, lực lượng bảo vệ không phận Syria còn nhắm bắn vào máy bay của Israel, chúng tôi sẽ phá hủy toàn bộ. Chúng tôi sẽ không do dự, an ninh của Israel là trên hết do đó chúng tôi sẽ không tha thứ", RT dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Israel Avigdor Lieberman chia sẻ trên Israeli Public Radio hôm 19/3.

Tuyên bố của ông Lieberman được đưa ra sau vụ ném bom của Không quân nước này hôm 17/3. Phía Israel cho rằng quân đội nước này không kích nhằm vào các đoàn xe tiếp tế vũ khí của lực lượng Hezbollah. Israel khẳng định họ chỉ muốn bảo vệ mình khỏi số vũ khí hiện đại mà lực lượng Hezbollah cố giành lấy từ chính phủ Syria.

Về phần mình, Syria đã dùng các tên lửa đất đối không S-200 nhắm bắn lực lượng máy bay quân sự của Israel khi những chiến đấu cơ này trên đường quay trở về căn cứ vào ban đêm. Damascus tuyên bố đã bắn rơi một chiếc máy bay nhưng Israel lại phủ nhận thông tin này.

Light Saber

Syria gửi thư cho HĐBA LHQ, nhắc nhở thế giới rằng chủ quyền quốc gia vẫn còn tồn tại

Syrian Ambassador to the U.N. Bashar al Jaafari (R) and Syrian ambassador Houssam-Eddin Ala (L) attend the opening of the Syrian Peace talks at the United Nations European headquarters in Geneva, Switzerland, January 29, 2016
© REUTERS/Denis BalibouseĐại sứ Syria tại Liên Hiệp Quốc Bashar al Jaafari (phải)
Israel National News dẫn thông tin từ thông tấn SANA của Syria cho biết, Syria đã gửi 2 lá thư tới Liên Hiệp quốc (LHQ) trong đó tố cáo hành động không kích của Israel vào đất nước này là vi phạm luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ, cũng như "chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Syria".

Trong bức thư gửi đến Tổng Thư ký LHQ và Chủ tịch Hội đồng Bảo an của LHQ, Bộ Ngoại giao Syria khẳng định Israel đã "hành động có tính chất phản đối kịch liệt về tính hợp pháp quốc tế và các nghị quyết của LHQ và chủ quyền cũng như tính bất khả xâm phạm lãnh thổ Syria".

4 máy bay chiến đấu của Israel đã vi phạm không phận Syria, nhắm tới mục tiêu là một địa điểm quân sự ở vùng nông thôn phía đông tỉnh Homs.

"Syria kêu gọi Tổng thư ký LHQ và Chủ tịch của HĐBA LHQ lên án sự xâm lược của Israel, bắt buộc Israel ngừng hỗ trợ khủng bố ở Syria để thực hiện tất cả các nghị quyết của UNSC về chống khủng bố, bao gồm Nghị quyết số 2253, rút ​​toàn bộ lực lượng khỏi khu vực Golan của Syria đã được chiếm đóng từ ngày 4/6/1967 và thực hiện theo đúng Nghị quyết 497 năm 1981" - văn bản của Bộ Ngoại giao Syria viết rõ.

Control Panel

Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ và các thành viên NATO khác ngày càng xấu trong khi quan hệ với Nga tốt lên

Angela Merkel meets with Recep Tayyip Erdogan
© RT video screenshotCuộc gặp không vui vẻ giữa Erdogan và Merkel
Chiến dịch vận động cho cuộc trưng cầu ý dân ngày 16/4 của Thổ Nhĩ Kỳ, sự kiện mà Tổng thống Recep Tayyip Erdogan hy vọng là sẽ giúp ông thâu tóm thêm nhiều quyền lực, đã tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị giữa quốc gia này với một số đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Hà Lan đã bị hủy hoại, trong khi Đức đang cố gắng kiềm chế trước hàng loạt lời chỉ trích của Tổng thống Erdogan, còn Đan Mạch thì đã đứng về phía các nước láng giềng Bắc Âu. Cùng với đó, những mâu thuẫn giữa Ankara và Washington, hay rạn nứt với Hy Lạp đang khiến người ta không rõ liệu có còn thành viên NATO nào là đồng minh của ông Erdogan hay không.

Mặc dù có lực lượng quân đội khá mạnh song sự hiện diện và đóng góp của Thổ Nhĩ Kỳ trong liên minh này không đáng kể, và lợi ích của họ cũng không đồng nhất với các thành viên khác trong NATO.

Nhận xét: NATO từ lâu đã chứng tỏ họ không mảy may ngần ngại khi đồng minh thân cận là một tên độc tài khát máu nhất (ví dụ như Ả rập Xê út). Cái chính mà họ không thể chấp nhận ở Erdogan là xu hướng ông ta xích lại càng gần với Nga. Và tại sao ông ta làm vậy? Bởi vì cuộc đảo chính hụt năm ngoái đã chứng tỏ cho Erdogan thấy ông ta chưa bao giờ là đồng minh mà chỉ là chư hầu, và có thể bị vứt bỏ bất cứ lúc nào.

Xem thêm bài phân tích của chúng tôi sau cuộc đảo chính hụt tại Thổ Nhĩ Kỳ: Lựa chọn cho Erdogan: Đồng minh với Nga, Iran và Syria hoặc đón nhận sự hủy diệt của Thổ Nhĩ Kỳ