Chủ Những Con RốiS


SOTT Logo

Bất đồng bao trùm cuộc gặp thượng đỉnh Hoa Kỳ - Đức

Trump and Merkel
© Reuters
Diễn ra chậm hơn 4 ngày so với dự kiến do bão tuyết, cuộc gặp song phương chính thức đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Nhà Trắng hôm qua (17/3) bao trùm bầu không khí căng thẳng và bất đồng từ vấn đề tự do thương mại đến nhập cư.

Dù khẳng định cuộc gặp diễn ra tốt đẹp và đạt kết quả khả quan, song tại cuộc họp báo chung sau đó, cả hai nhà lãnh đạo Mỹ và Đức lại cho thấy rõ sự khác biệt khi tiếp tục khẳng định lập trường của mình trong một loạt vấn đề nóng hiện nay cũng như các mối quan hệ song phương.

Tổng thống Donald Trump tiếp tục khẳng định Mỹ là nước chịu thiệt thòi nhất trong các thỏa thuận thương mại ký hàng thập kỷ qua và nhấn mạnh quyết tâm đàm phán các văn kiện "không dẫn tới việc đóng cửa các nhà máy trên đất Mỹ".

Ông Trump nói: "Tôi không tin vào một chính sách biệt lập, song tôi cũng tin rằng, một chính sách thương mại phải là một chính sách công bằng và Mỹ rất nhiều lần trong nhiều năm qua là bên phải chịu thiệt thòi. Điều này cần phải chấm dứt. Song tôi cũng không phải là một người theo chủ nghĩa biệt lập. Tôi ủng hộ tự do thương mại song phải là thương mại công bằng. Bởi tự do thương mại mà chúng ta theo đuổi hiện nay đang dẫn tới rất nhiều điều xấu".

Footprints

Mụ phù thủy gớm ghiếc làm người dân sợ hãi bằng cách đe dọa "ra khỏi rừng"

hillary
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố bà đã "sẵn sàng ra khỏi rừng" và giúp người dân Mỹ tìm ra tiếng nói chung, Telegraph đưa tin. Bà Hillary tiếp tục hành trình giành lại sự chú ý của công chúng sau thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ với một bài phát biểu vào ngày Thánh Patrick tại quê nội ở Scranton, bang Pennsylvania vào hôm 17/3.

"Tôi giống như nhiều bạn bè của mình lúc này, tôi đã gặp khó khăn trong việc theo dõi các tin tức", bà Clinton nói với một nhóm phụ nữ người Ireland.

Trong bài phát biểu, bà cũng khuyến khích một quốc gia đang bị chia rẽ làm việc cùng nhau để giải quyết các vấn đề, gợi nhớ lại chuyện khi còn là đệ nhất phu nhân, bà đã gặp gỡ các nữ lãnh đạo để mang tới hòa bình cho Bắc Ireland thế nào.

Nhận xét: Clinton không có khả năng "soi rọi ánh sáng" lên bất cứ thứ gì. Bà ta là hiện thân của sự tà ác của giới lãnh đạo thế giới. Đó là lý do tại sao bà ta thất bại trong cuộc bầu cử. Clinton đã có thể rút lui khỏi chính trường với một chút phẩm giá và lòng tự trọng, nhưng có vẻ như bà ta không có chút nào.


Light Saber

Bao giờ Nga sẽ "trả lại" Crimea? Không bao giờ. Vậy nên đừng nói về chuyện đó nữa

Crimea reunification Russia
© Sputnik / Vladimir AstapkovichNgười dân Crimea kỷ niệm 3 năm ngày trở về với đất mẹ
Kỷ niệm 3 năm ngày bán đảo Crimea trưng cầu dân ý với số đông áp đảo xin thỉnh nguyện được sáp nhập vào Nga - ngày 16/3/2017, bán đảo này đã tổ chức các chương trình lễ hội ăn mừng lớn. Nhưng người Mỹ và Ukraine vẫn chưa nguôi nỗi đau chia cắt quyền lực này.

Ngày 17/3, Mỹ đã tiếp tục lên án việc Nga sáp nhập Crimea, cam kết sẽ duy trì các biện pháp trừng phạt liên quan cho đến khi Nga trả lại bán đảo chiến lược trên Biển Đen này cho Ukraine.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner nói Mỹ không công nhận cuộc trưng cầu dân ý của Nga ngày 16/3/2014 cũng như việc Nga sáp nhập Crimea.

"Một lần nữa, chúng tôi tái khẳng định cam kết của mình đối với chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine" - ông Toner nhấn mạnh.

Ngoài ra, Mỹ cũng kêu gọi Nga ngừng các nỗ lực đàn áp tự do ngôn luận, hội họp hòa bình, đoàn thể, tôn giáo của người Tatar ở Crimea, người thiểu số Ukraine, các nhà hoạt động và nhà báo ủng hộ Ukraine.

Rocket

Thông điệp đặc biệt: Syria tuyên bố đã bắn hạ một máy bay Israel xâm phạm không phận Syria

Russian S-200 missile system
© AP Photo/ Amir Kholousi, ISNATên lửa phòng không S-200
Theo tuyên bố của Tổng tư lệnh quân đội Syria, "02.40 a.m ngày 17.03.2017, một phi đội 4 máy bay chiến đấu Israel xâm phạm không phận Syria qua vùng trời Lebanon gần khu vực Al-Bureij, tấn công mục tiêu là vị trí quân đội Syria gần thành phố cổ Palmyra trên vùng sa mạc phía đông Homs".

"Trước hành động xâm lược này, hệ thống phòng không của quân đội Syria lập tức đánh trả và bắn rơi một máy bay tiêm kích, gây tổn thất cho một chiếc khác, các máy bay Israel buộc phải rút lui, tướng Syria nói thêm.

Vụ không kích này được Avijaa Adraei, phát ngôn viên quân đội Israel khẳng định trên Twetter: "Trong khi thực hiện không kích một số mục tiêu ở Syria, các máy bay chiến đấu Israel đã bị tấn công bởi tên lửa phòng không của quân đội Syria."

Adraei cũng cho biết rằng, một tên lửa phòng không của Syria bị hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome đánh chặn thành công, lao xuống vùng nông thôn phía bắc Jerusalem.

Nhận xét: Israel vốn có thói quen bay qua hàng ngũ khủng bố để "gửi tặng" bom cho quân đội Syria. Sự kiện này cho thấy Syria đã hết kiên nhẫn và gửi ra thông điệp cho Israel rằng quân đội Syria cũng có khả năng "đáp lễ".


Jet3

"Nhầm": Hơn 50 dân thường Syria thiệt mạng do tên lửa Mỹ tại Idlib. Mỹ thừa nhận không kích gần đó

debris following a reported airstrike on a mosque in the village of Al-Jineh in Aleppo province
© Omar haj kadour / AFP Hiện trường nhà thờ sau vụ không kích ngày 16/3/2017.
Hơn 50 người, trong đó phần lớn là các tín đồ, được cho là đã thiệt mạng trong vụ không kích vào một nhà thờ Hồi giáo ở thị trấn Idlib (Aleppo, Syria) vào tối 16/3 vừa qua.

Theo kênh truyền hình RT, chưa có bất kỳ lực lượng nào hiện diện tại Idlib thừa nhận trách nhiệm vụ tấn công trên. Hiện máy bay Nga, Syria và lực lượng liên minh do Mỹ dẫn đầu đều đang triển khai các hoạt động trong chiến dịch chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại khu vực này.


Trong khi Lầu Năm Góc thừa nhận chỉ không kích các tay súng khủng bố cách hiện trường vụ nổ là nhà thờ Al-Jinah vài km, song theo nhiều thông tin, các mảnh vỡ của tên lửa Mỹ được tìm thấy trong đống đổ nát tại nhà thờ, dấy lên nghi ngờ chính quân đội Mỹ không kích "nhầm" vào khu vực dân thường này.

Nhận xét: Đại diện Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov, tuyên bố như sau:
Một bức ảnh chụp mảnh tên lửa không đối đất AGM-114 Hellfire đã xuất hiện. Nó khiến liên quân Mỹ không thể im lặng và các nhà ngoại giao tuôn ra những lời lẽ chống Nga như thường lệ.
Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga, Maria Zakharova, nói với ngôn ngữ mềm mỏng hơn thường lệ:
Những nhầm lẫn bi kịch dẫn đến cái chết của dân thường có xảy ra trong chiến tranh. Tuy nhiên, trước khi đưa ra những tin tức giả chống Nga, báo chí nên làm công việc của họ như những người chuyên nghiệp và kiểm tra kỹ càng mọi dữ liệu.

Không như một số đối thủ của chúng tôi, chúng tôi sẽ không vội vàng đổ lỗi cho họ là "cố ý giết hại dân thường và phá hủy cơ sở vật chất".



Eagle

Sau khi bị gọi là kẻ xâm lược, Mỹ dự tính điều thêm 1000 lính tới Syria để chứng tỏ câu đó đúng

US soldiers
Mỹ đang lên có kế hoạch triển khai thêm khoảng 1.000 binh sỹ đến miền Bắc Syria nhằm đẩy nhanh cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Trao đổi với báo giới ngày 15/3, một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết kế hoạch nằm trong một số đề xuất tạm thời của Lầu Năm Góc vốn đang trong quá trình thảo luận.

Hiện số lính Mỹ đang được triển khai tại Syria trên thực tế vào khoảng 800-900 người, và các kế hoạch mới có thể cho phép huy động thêm 1.000 lính bổ sung đến quốc gia Trung Đông này.

Số binh lính này sẽ không trực tiếp tham chiến mà sẽ đóng vai trò hỗ trợ cho các lực lượng quân đội hiện đang làm nhiệm vụ tại miền Bắc Syria.

Nhận xét: Đích thân tổng thống Syria đã gọi lính Mỹ tại Syria là những kẻ xâm lược. Kế hoạch này của Mỹ chỉ chứng tỏ câu nói đó là đúng.


Rocket

Đồng minh Mỹ dùng tên lửa Patriot 3 triệu đôla để bắn hạ máy bay đồ chơi 200 đôla

patriot missile
© AFPHệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ
Một quả tên lửa Patriot có giá khoảng 3 triệu USD vừa được dùng để bắn hạ một máy bay không người lái nhỏ có giá khoảng...200 USD.

Thông tin trên được tướng Mỹ David Perkins tiết lộ trong một hội nghị về quân sự. Vị tướng này không tiết lộ thêm thông tin về vụ việc, như địa điểm hoặc thời gian xảy ra.

Tuy nhiên, ông Perkins khẳng định nước phóng tên lửa là "một đồng minh rất thân cận" của Mỹ. "Loại máy bay không người lái giá 200 USD bán đầy trên Amazon đó hoàn toàn không thể trụ được với sức công phá của tên lửa Patriot" - ông Perkins khoe.

Patriot là loại vũ khí thường được dùng để bắn hạ chiến đấu cơ hoặc tên lửa đạn đạo. Gần đây, có vài thông tin cho rằng một số nhóm vũ trang, ví dụ như các nhóm ở Iraq, thường gắn vũ khí vào các máy bay không người lái loại nhỏ và dùng chúng để tấn công các lực lượng an ninh.

Tuy nhiên, tướng Perkins nhận định việc triển khai các tên lửa đất đối không lớn để đối phó máy bay không người lái không phải giải pháp khôn ngoan về mặt kinh tế.

Nhận xét: Năm ngoái, Israel đã không thành công khi dùng 2 tên lửa Patriot để bắn hạ một chiếc máy bay không người lái. Vậy nên bây giờ đã là tiến bộ lắm rồi!


Brick Wall

Thẩm phán bang Hawaii chặn sắc lệnh nhập cư thứ 2 của Trump trên toàn Hoa Kỳ

attorney general of Hawaii, Doug Chin
© Associated PressTổng chưởng lý bang Hawaii, Doug Chin
Thẩm phán bang Hawaii vừa ra phán quyết ngừng thi hành sắc lệnh cấm nhập cảnh mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump trên toàn quốc.

AP đưa tin sắc lệnh hành pháp mới của ông Trump sẽ bị tạm ngưng trên toàn quốc sau phán quyết của thẩm phán liên bang Derrick Watson tại tòa cấp quận ở Hawaii hôm 15/3 (theo giờ địa phương), chỉ một ngày trước khi lệnh này có hiệu lực.

Trước đó, Tổng chưởng lý bang Hawaii Doug Chin đã đại diện bang này nộp đơn kiện lên tòa án quận. Hawaii nằm trong hơn nửa số bang của Mỹ cố gắng ngăn chặn lệnh cấm nhập cư mới.

Hôm qua, tòa án liên bang ở Maryland, Washington và Hawaii đã nghe các phiên tranh luận để xem xét việc có nên thực thi lệnh hạn chế nhập cư mới hay không.

Hawaii lập luận rằng sắc lệnh mới tiếp tục thể hiện sự phân biệt đối xử dựa trên quốc tịch và ngăn cản người dân Hawaii đón người thân từ 6 quốc gia Hồi giáo bị cấm. Bang này cũng nói rằng lệnh cấm sẽ làm tổn hại đến ngành du lịch và việc tuyển sinh viên cũng như công nhân nước ngoài.

Headphones

Trump: Vụ Obama nghe lén còn nhiều điều thú vị trong hai tuần tới

trump obama
© Ben Garrison
Tổng thống Donald Trump vẫn kiên trì với nhận định về người tiền nhiệm, đồng thời cho biết "nhiều chuyện thú vị" sắp xuất hiện, ám chỉ việc đưa ra bằng chứng về vụ nghe lén.

"Vụ nghe lén chứa đựng nhiều thứ khác nữa. Tôi nghĩ bạn sẽ thấy vài chuyện thú vị xuất hiện trong 2 tuần tới", Tổng thống Trump nói với Fox News trong chương trình dự kiến được phát tối 15/3 (giờ địa phương).

Theo BBC, đây là phát biểu đầu tiên của Tổng thống Trump sau gần 2 tuần ông cáo buộc người tiền nhiệm Barack Obama nghe lén ông ngay trước thềm cuộc bầu cử năm ngoái. Ông Trump lên án đó là hành vi "hèn hạ" nhưng không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào cho các cáo buộc của mình.

Ngày 15/3, Chủ nhiệm Ủy ban Tình báo Hạ viện David Nunes cho biết ông không tin vào cáo buộc cựu Tổng thống Obama nghe lén ông Trump, song nói có thể việc liên lạc của vị tỷ phú từng xuất hiện trong lúc thu thập thông tin tình báo "ngẫu nhiên".

Георгиевская ленточка

Nga đồng ý đàm phán hiệp định sát nhập quân đội với Nam Ossetia

South Ossetia
© www.britannica.comBản đồ Nam Ossetia và các vùng xung quanh
Nga sáp nhập lực lượng Nam Ossetia vào quân đội


Ngày 14/3, Tổng thống Nga Putin đã ra chỉ thị sáp nhập lực lượng Nam Ossetia vào quân đội Nga. Chỉ đạo này của ông Putin được đăng tải trên trang web thông tin pháp lý chính thức của chính phủ Nga.

"Tổng thống Putin chấp thuận đề xuất của Chính phủ Nga về việc ký Hiệp định giữa Liên bang Nga và Cộng hòa Nam Ossetia về trình tự sáp nhập một số đơn vị thuộc Lực lượng vũ trang Cộng hòa Nam Osetia vào thành phần Lực lượng vũ trang Liên Bang Nga", chỉ thị nêu rõ.

Cùng với đó, Tổng thống Putin cũng đề nghị Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Nga tiến hành đàm phán với phía Nam Ossetia để tiến tới ký kết Hiệp định nói trên.