Chủ Những Con RốiS


Better Earth

Trump có cuộc gặp "hơn cả mong đợi" với Tập Cận Bình bên lề G20, tạm hoãn áp thêm thuế lên hàng TQ

Trump Xi G20 2019 Osaka
© Reuters
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Osaka, Nhật Bản. Cuộc họp bắt đầu lúc 11h30 (9h30 giờ Hà Nội) và dự kiến kéo dài trong 90 phút.

Ông Tập và phái đoàn Trung Quốc đứng sẵn trong phòng họp chờ ông Trump tới. Hai lãnh đạo bắt tay và chụp ảnh chung trong khoảng 30 giây, trước khi ngồi vào bàn cùng các trợ lý, cố vấn của mình.

Cuộc họp mở đầu bằng không khí tích cực, khi Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết ông muốn thúc đẩy quan hệ Mỹ - Trung trên cơ sở "hợp tác và chân thành", đồng thời nhắc lại trận đấu bóng bàn được coi là động thái làm tan băng trong quan hệ song phương diễn ra ở Nagoya hồi năm 1971.

"40 năm trước, vào năm 1971, tại địa điểm chỉ cách nơi này 100 km, người Trung Quốc và Mỹ đã tham gia Giải vô địch Bóng bàn Thế giới lần thứ 31. Sự kiện đánh dấu sự khởi đầu của cái mà chúng ta gọi là 'ngoại giao bóng bàn'. Quả bóng nhỏ đã đóng vai trò lớn trong việc tác động tới thế giới", ông Tập nói.

Light Saber

Iran tích cực đàm phán với Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ để giao dịch không dùng USD

Burning dollar
Chính quyền Iran đang tiến hành đàm phán với một số quốc gia, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Trung Quốc, Azerbaijan và Ấn Độ, về việc ký kết các thỏa thuận tài chính nhằm hạn chế sử dụng đồng đô la trong hoạt động thương mại.

Nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Ali Guller chuyên về chính trị, tác giả của một số cuốn sách về Trung Đông, trong cuộc phỏng vấn với Sputnik đã bình luận về tuyên bố gần đây của Ngoại trưởng Iran Javad Zarif cho biết chính quyền Iran đang đàm phán với một số quốc gia, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Trung Quốc, Azerbaijan và Ấn Độ, về việc ký kết các thỏa thuận tài chính nhằm hạn chế việc sử dụng đồng đô la trong giao dịch thương mại.

Nói về tác động của các thỏa thuận như vậy giúp các quốc gia trong khu vực thoát khỏi áp lực kinh tế và chính trị của Hoa Kỳ, Guller nói:
«Ở đây quy mô và phạm vi của các thỏa thuận này không quan trọng bằng việc ký kết . Điều này trong tương lai sẽ khiến cho việc Mỹ không thể áp đặt các biện pháp trừng phạt. Các thỏa thuận tài chính, cơ chế thanh toán chung, giao dịch bằng tiền tệ quốc gia là tất cả các bước bổ sung nhằm lật đổ sự thống trị của đồng đô la trong hệ thống kinh tế quốc tế. Đó là lý do tại sao Hoa Kỳ phản đối cơ chế thanh toán INSTEX được tạo ra do những nỗ lực của Đức, Pháp và Anh cùng với Iran.

Laptop

Nga: 7000 vụ tấn công mạng nhắm vào Nga trong năm nay phần lớn bắt nguồn từ Mỹ

hacker
© Silas Stein / www.globallookpress.com
Ông Nikolai Murashov - Phó Giám đốc Trung tâm Phản ứng Mối đe dọa mạng Quốc gia Nga - nói trong một cuộc họp báo rằng, các bản phân tích thông tin từ hệ thống của Chính phủ Nga nhằm nhận diện, cảnh báo và triệt phá các vụ tấn công mạng nhằm vào nguồn lực Công nghệ thông tin quốc gia... đã chỉ ra rằng "phần lớn các vụ tấn công mạng nhằm đánh cắp dữ liệu".

"Đầu tiên và trên hết, các vụ tấn công nhằm vào lĩnh vực năng lượng và chế tạo tên lửa, tiếp đến là thông tin từ các hệ thống quản trị công" - ông Murashov nói.

Vị quan chức nói rằng Mỹ phải chịu trách nhiệm cho phần lớn các vụ tấn công này. Ông cho hay, các vụ tấn công trên áp dụng các chiến thuật như Phising - hành vi gian lận trong đó những kẻ tấn công sẽ lừa đảo nhằm đánh cắp thông tin cá nhân của những người dùng Internet. Ông cũng nhấn mạnh rằng, có hàng nghìn vụ tấn công nhằm vào các hệ thống của họ đã bị triệt phá.

"Nhờ vào các biện pháp ngăn chặn mà khoảng 7.000 vụ tấn công mạng nhằm vào các cơ sở hạ tầng của Nga và các nước thành viên thuộc Tổ chức Hiệp ước An ninh chung đã bị triệt phá trong năm nay" - ông Murashov nói.

Binoculars

Putin - Trump hội đàm suốt 1,5 giờ bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20

Putin trump g20 2019 osaka
Tổng thống Trump - Putin hội đàm ngày 28/6
Theo Sputnik, cuộc hội đàm giữa 2 tổng thống được tổ chức lúc 14h03' (giờ địa phương), ngay sau phiên làm việc đầu tiên của G20 và kết thúc trước phiên làm việc thứ hai. Cuộc họp kéo dài 1,5 tiếng, lâu hơn so với dự kiến (1 tiếng).

Theo Nhà Trắng, Tổng thống Trump và Tổng thống Putin đã thảo luận về các vấn đề như tình hình Iran, Syria, Venezuela và Ukraine. Cả hai nhà lãnh đạo đều cho rằng việc cải thiện quan hệ song phương sẽ có lợi không chỉ cho Nga, Mỹ mà còn cho cả thế giới.

Ngoài ra, hai ông cũng đồng ý tiếp tục đàm phán về việc kiểm soát vũ khí. Đặc biệt, Tổng thống Trump nói rằng Trung Quốc cũng cần tham gia thảo luận vấn đề này.

Better Earth

Nga - Trung ngày càng tăng cường hợp tác, thu hẹp ảnh hưởng của Mỹ trên trường quốc tế

Putin i Xi
Các nhà lãnh đạo thế giới sẽ quy tụ tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức tại Osaka, Nhật Bản trong tuần này. Mọi con mắt đều đổ dồn về các cuộc họp bên lề được mong đợi từ lâu giữa ông Trump với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Trong lúc giới quan sát đang tính toán xem mối quan hệ giữa Mỹ và các đối thủ chiến lược sẽ đi về đâu, thì một diễn biến mà Mỹ không mong đợi đã xảy ra. Căng thẳng giữa Mỹ và cả Nga và Trung Quốc tiếp tục tăng cao, trong khi ông Tập và ông Putin ngày càng xích lại gần nhau.

Lãnh đạo Nga và Trung Quốc đã tăng cường mối quan hệ theo nhiều cách, khiến cho Washington khó có thể cạnh tranh với hai nước này. Trong tam giác siêu cường này, ông Trump dường như đang bị bỏ ngoài lề.

Đương nhiên không phải ông Trump đã từ bỏ mọi nỗ lực cải thiện quan hệ với ông Putin và ông Tập, mà thực tế là ngược lại. Ông chủ Nhà Trắng thường xuyên thể hiện sự quý trọng với cả ông Putin và ông Tập, đồng thời nói về mong muốn được làm bạn với họ. Nhưng dù vậy, các chính sách mà chính quyền của ông đưa ra - lao vào một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và gia tăng các lệnh trừng phạt với Nga - lại đẩy ông Putin và ông Tập xích lại gần nhau hơn. Ông Putin đã gọi ông Tập là "người bạn tốt nhất" trong khi ông Tập vừa tổ chức sinh nhật lần thứ 66 của mình với ông Putin. Tình bạn giữa hai nhà lãnh đạo đã tạo nên động lực chính giúp tăng cường qua hệ hợp tác giữa Trung Quốc và Nga thời gian qua.

Nhận xét: Cái gọi là "thách thức từ mối quan hệ Nga - Trung" xảy ra là do chính những hành động của Mỹ. Thay vì hợp tác bình đẳng, Mỹ muốn giữ duy trì ngôi vị bá chủ bằng cách "chơi bẩn" và điều đó càng đẩy nhanh sự sụp đổ ngôi vị bá chủ của họ.


Bulb

Ngoại trưởng UAE tuyên bố "không có bằng chứng" để cáo buộc Iran tấn công các tàu chở dầu

Lavrov and Sheikh Zayed Al Nahyan
© APNgoại trưởng UAE Sheikh Abdullah bin Zayed Al Nahyan và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov
Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã đi ngược lại các đồng minh Mỹ và Arab Saudi, từ chối cáo buộc Iran tấn công 4 tàu chở dầu hồi tháng trước khi cho rằng không có đủ bằng chứng chứng minh Tehran đứng đằng sau vụ việc.

Phát biểu tại một cuộc họp báo cùng người đồng cấp Nga tại Moscow, Ngoại trưởng UAE Sheikh Abdullah bin Zayed Al Nahyan nói rằng: "Chúng tôi không thể cáo buộc bất cứ quốc gia nào gây ra các vụ tấn công nhằm vào 4 tàu chở dầu trên các vùng biển thuộc lãnh hải của chúng tôi, bởi chúng tôi không có đủ bằng chứng. Nếu có bất cứ quốc gia nào đưa ra được bằng chứng rõ ràng hơn, cộng đồng quốc tế chắc chắn sẽ lắng nghe họ".

Tuy nhiên, ông Abdullah nhấn mạnh rằng, thông tin như vậy sẽ cần phải "rõ ràng, chính xác, khoa học và có sức thuyết phục trước cộng đồng quốc tế".

Mỹ đã nhanh chóng đưa ra lời buộc tội Iran thực hiện vụ tấn công 4 tàu chở dầu - 1 của UAE, 1 của Na Uy và 2 của Arab Saudi - trên Vịnh Oman, vùng biển kết nối Vịnh Ba Tư với eo biển Hormuz. Tehran cực lực bác bỏ mọi sự liên quan tới vụ tấn công xảy ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong khu vực.

Nhận xét: Thêm một đồng minh thân thiết của Mỹ và cũng là một quốc gia có tàu chở dầu bị thiệt hại đã không chấp nhận chiến dịch vu cáo của Mỹ chống lại Iran. Đây là điều khôn ngoan bởi vì nếu chiến tranh xảy ra thì UAE sẽ bị thiệt hại vô cùng to lớn.


Binoculars

Thủ tướng Đức Merkel run bần bật không kiểm soát được lần thứ 2 trong chỉ 9 ngày

Merkel shaking Berlin June 27, 2019
Thủ tướng Đức Angela Merkel trong buổi lễ ngày 27/6
Thủ tướng Đức Angela Merkel thêm một lần nữa làm dấy lên nghi vấn rằng sức khỏe của bà có thể không được tốt khi run lẩy bẩy lần thứ 2 chỉ trong vòng 9 ngày.

Theo Sputnik, sự việc lần này diễn ra ngày 27/6 tại một sự kiện ở thủ đô Berlin. Khi nghe Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier phát biểu tại dinh Schloss Bellevue, bà Merkel khoanh tay trước ngực, trong khi chân bà trở nên run rẩy.


Ngày 18/6, một đoạn video khác cũng ghi lại cảnh bà Merkel run lẩy bẩy tương tự như ngày hôm nay khi đang đứng cạnh Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy trong lễ đón vị lãnh đạo này tới thăm Berlin. Khi đó, nhiều ý kiến đã bày tỏ quan ngại về sức khỏe của nữ Thủ tướng Đức.

Megaphone

Đại sứ Iran tố cáo chính Mỹ tấn công tàu chở dầu ở Vịnh Oman để lấy cớ gây sức ép lên Iran

Gulf of Oman Tanker on Fire
© Babylon Bee
Đại sứ Iran tại Nhật cáo buộc Mỹ tấn công tàu dầu để làm mất ổn định khu vực và cho rằng chính quyền Trump không đáng tin.

"Chúng tôi lên án mạnh mẽ cuộc tấn công vào tàu chở dầu Nhật Bản. Nguồn cơn của vụ tấn công là Mỹ và một số quốc gia không muốn hòa bình và ổn định ở khu vực này", đại sứ Iran tại Nhật Bản Mort Morteza Rahmani Movahed nói trong cuộc họp báo ở Tokyo hôm qua, đề cập đến vụ tấn công tàu dầu Kokura Courageous của Nhật ở vịnh Oman hôm 13/6.

Ông Movahed cho rằng trong vòng 24 giờ sau vụ tấn công bằng thủy lôi, chính phủ Mỹ tuyên bố Iran là thủ phạm và đã "xúc phạm Nhật Bản". "Khoảng thời gian này cực kỳ ngắn và không đủ để thực hiện bất kỳ cuộc điều tra nào. Chẳng hạn tại Nhật Bản, 24 giờ có đủ để xác định nguyên nhân hỏa hoạn tại một công trình không? Không thể đủ", đại sứ Iran nói.

Ông Movahed cáo buộc Mỹ đứng sau cuộc tấn công này nhằm gây mất ổn định tình hình chính trị trong khu vực và khiến thế giới ác cảm đối với Iran. Đại sứ Iran cũng nói ông không cảm thấy sự chân thành từ chính quyền Trump, thêm rằng Trump và các trợ lý thường xuyên đưa ra bình luận mâu thuẫn với tuyên bố trước đó về chính sách đối với Iran.

Eagle

Tiếp nối truyền thống Mỹ: Trump tuyên bố không cần Quốc hội phê chuẩn vẫn có thể tấn công Iran

IranFlagTrump
© Real Iran
Trả lời phỏng vấn hôm qua, 24/6, trên tờ The Hill, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông hoàn toàn có quyền phát động cuộc tấn công nhằm vào Iran mà không cần thông qua Quốc hội.

"Tôi có quyền đó. Chúng tôi luôn thông báo cho quốc hội về những gì chúng tôi đang làm, và tôi biết họ tôn trọng điều đó. Nhưng về mặt pháp lý, tôi không nhất thiết phải làm như vậy", ông Trump nói.

"Chúng tôi suýt nữa đã tiến hành cuộc tấn công. Sau đó, tôi rút lại quyết định. Tôi không muốn làm điều đó bởi thực sự nó không đáng", ông Trump nói thêm.

Trước đó, các lãnh đạo đảng Dân chủ yêu cầu ông Trump hỏi ý kiến Quốc hội trước khi tiến hành cuộc tấn công chống lại Iran hoặc bất kì quốc gia nào khác. Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi khẳng định Tổng thống Trump sẽ cần sự chấp thuận của Quốc hội nếu muốn tiến hành tấn công Iran.

Broom

Trump nói về Bolton: Nếu quyền trong tay thì có lẽ ông ấy sẽ tuyên chiến với cả thế giới

bolton trump
© Reuters / Carlos Barria
Tổng thống Donald Trump thừa nhận cố vấn an ninh quốc gia John Bolton là người có quan điểm diều hâu nhưng ông cũng lắng nghe ý kiến của các cố vấn khác trong chính quyền.

Trong cuộc phỏng vấn trên NBC News cuối tuần qua, Tổng thống Donald Trump xác nhận rằng cố vấn an ninh quốc gia John Bolton muốn Mỹ nhúng tay vào nhiều cuộc xung đột trên thế giới. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo cũng khẳng định ông mới là người có quyền đưa ra quyết định cuối cùng về vấn đề này.


Nhận xét: Nguyên văn những gì Trump nói:
Tôi rất không đồng tình với John Bolton. Thái độ của ông ấy ở vùng Trung Đông và Iraq - tiến vào Iraq, tôi nghĩ đó là một sai lầm lớn, và thực tế đã chứng tỏ tôi đúng, nhưng tôi đã phản đối cái đó từ rất lâu rồi. John Bolton làm việc rất tốt, nhưng ông ấy nói chung có quan điểm cứng rắn. Tôi có những người khác không có quan điểm như vậy, nhưng người quan trọng duy nhất là tôi.



Cuộc phỏng vấn được thực hiện nhằm lắng nghe thêm ý kiến của Tổng thống Trump về quyết định không tấn công đáp trả sau vụ Iran bắn rơi máy bay không người lái (UAV) của Mỹ tại vùng Vịnh hôm 20.6.

Nhận xét: Trong vòng vài tuần tới, nếu Trump thực sự muốn hòa bình thì ông ta sẽ phải bắt đầu "quét dọn" hàng ngũ, bắt đầu với John Bolton.