Chủ Những Con RốiS


Binoculars

Chuyến thăm sắp tới của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Triều Tiên hứa hẹn điều gì ?

kim and xi
© Xinhua via Reuters
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công bố kế hoạch về chuyến thăm nhà nước đầu tiên của ông tới Triều Tiên trong tuần này, một động thái bất ngờ có thể giúp "làm đẹp" mối quan hệ giữa ông với Tổng thống Mỹ Donald Trump - người từng 2 lần gặp gỡ lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, và coi các vòng đàm phán hạt nhân với Bình Nhưỡng như điểm nhấn trong chính sách ngoại giao của mình.

Lãnh đạo Triều Tiên đã tới thăm Trung Quốc tới 4 lần chỉ trong vòng 15 tháng qua để thảo luận với Chủ tịch Trung Quốc. Thế nhưng ông Tập Cận Bình - một trong những nhà lãnh đạo công du nhiều nhất của Trung Quốc - từ trước tới giờ vẫn chưa tới thăm Bình Nhưỡng.

Bằng chuyến thăm tới Bình Nhưỡng, thủ đô của Triều Tiên tới đây, ông Tập đã tự hòa mình vào các nỗ lực đàm phán với Triều Tiên của ông Trump. Các vòng đàm phán Mỹ - Triều hiện đang lâm vào thế bế tắc kể từ sau Hội nghị thượng đỉnh lần hai tại Hà Nội không đạt được tuyên bố chung. Một số nhà phân tích cho rằng ông Tập đang cố gắng vãn hồi các vòng đàm phán trong chuyến thăm 2 ngày thứ Năm và thứ Sáu tới đây.

Chủ tịch Trung Quốc sau đó có thể đưa ra một kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo của các vòng đàm phán hạt nhân trong lúc ông có cuộc gặp với Tổng thống Trump ở Osaka, Nhật Bản - nơi mà ông cùng ông Trump dự kiến có cuộc họp bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20.

Binoculars

Trump: Tờ báo NYT có "hành động phản quốc" khi đưa tin Mỹ đang cài mã độc vào lưới điện Nga

Cyber attack
© CC0 / Pixabay
Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã lên tiếng tố tờ New York Times có "hành động phản quốc rõ ràng", sau khi tờ báo giàu truyền thống này đưa tin rằng Mỹ đang tăng cường hoạt động tấn công mạng nhằm vào mạng lưới điện năng của Nga.

Tờ New York Times trước đó dẫn lời một số quan chức, cựu quan chức Chính phủ Mỹ nói rằng chính quyền Washington đã bí mật cài một đoạn mã độc máy tính vào mạng lưới điện của Nga cùng nhiều mục tiêu khác. Chiến dịch mật này một mặt được xem như đòn cảnh cáo, mặt khác giúp đặt Mỹ ở vị trí thuận lợi để tung đòn tấn công mạng trong bối cảnh xung đột Mỹ-Nga trong tương lai.

Phản ứng trước thông tin mà tờ New York Times đăng tải, ông Trump viết trên Twitter rằng các cáo buộc trên là "Không đúng sự thật", đồng thời gọi tờ báo này là "thoái hóa", liên tiếp cáo buộc các nhà báo làm việc trong tờ báo này là "kẻ thù của người dân".

"Các bạn có tin rằng tờ New York Times vừa đưa ra một câu chuyện kể rằng nước Mỹ đang ngấm ngầm tăng cường tấn công mạng nhằm vào Nga?" - ông Trump viết trên Twitter - "Đây là một hành động phản quốc rõ ràng được đưa ra bởi một tờ báo từng có thời vĩ đại, nhưng giờ đang tuyệt vọng tìm kiếm được một câu chuyện, dù cho câu chuyện đó có bất lợi cho đất nước chúng ta".

Nhận xét: Chính phía Nga cũng công bố Mỹ thường xuyên "thăm dò" hệ thống mạng của Nga nên chuyện tờ NYT công bố không phải là mới mẻ gì. Tuy nhiên, nhiều khả năng tin này được đưa ra không phải để đưa sự thật đến công chúng mà chỉ là để khoét sâu thêm sự chia rẽ giữa Mỹ và Nga, điều mà chính phủ ngầm Mỹ muốn, nhưng Trump thì không.


Binoculars

Nhật Bản hoài nghi, yêu cầu Mỹ đưa bằng chứng rõ ràng về cáo buộc vụ tấn công trên Vịnh Oman

attacked tanker buque petrolero Gulfo Oman
© Reuters
Theo Kyodo, Chính phủ Nhật Bản đã đề nghị Mỹ đưa ra bằng chứng cụ thể để chứng minh nhận định của Washington cho rằng Iran đứng sau vụ tấn công 2 tàu chở dầu gần eo biển Hormuz ngày 13/6 vừa qua.

Trong sự cố ngày 13/6, tàu chở dầu Front Altair của công ty vận tải Na Uy đã bị bốc cháy sau khi bị tấn công khi đang trên đường từ Qatar đi Đài Loan (Trung Quốc).

Ngay sau đó, tàu chở dầu Kokuka Courageous do Công ty Kokuka Sangyo có trụ sở tại Tokyo (Nhật Bản) vận hành cũng bị bốc cháy khi đang trên đường từ một cảng của Saudi Arabia đến Singapore và Thái Lan.

Ông Yutaka Katada, Chủ tịch Kokuka Sangyo, cho biết các thủy thủ trên tàu Kokuka Courageous đã nhìn thấy "vật thể bay" trước khi xảy ra vụ nổ trên boong. Toàn bộ 21 thủy thủ người Philippines trên tàu đã được sơ tán an toàn và đã trở lại tàu để hỗ trợ việc lai dắt tàu về cảng.

Bullseye

Điện Kremlin: "Ống bột giặt Iraq" đang tái diễn ở Vịnh Oman

Gulf of Oman Tanker on Fire
© Babylon Bee
Điện Kremlin cảnh báo Mỹ có thể đang ngụy tạo chứng cứ giống như cuộc chiến Iraq trước đây nhằm tìm cách tấn công Iran sau các vụ tấn công tàu chở dầu tại vịnh Oman.

"Chúng tôi không quên những ống bột màu trắng. Chúng tôi vẫn ghi nhớ điều đó và học được cách kiềm chế trong những đánh giá của mình", người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói trong chương trình được phát sóng trên kênh Rossiya 1 hôm 16/6.

Phát biểu của ông Peskov đề cập tới một sự kiện nổi tiếng từng xảy ra tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc chỉ vài tháng trước khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh ở Iraq hồi năm 2003.

Vào thời điểm đó, khi biện minh cho tính hợp pháp của việc Mỹ đưa quân vào Iraq, cựu Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell đã công bố một lọ chứa bột màu trắng nhằm chứng minh cho sự nguy hiểm của căn bệnh than mà Mỹ cáo buộc chính quyền cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein đang lưu trữ với số lượng lớn.

Light Saber

Huawei phản đòn, yêu cầu công ty Mỹ trả 1 tỷ USD tiền bản quyền phát minh

Huawei Verizon
Tập đoàn viễn thông Huawei hôm 12/6 đã yêu cầu nhà mạng Mỹ Verizon nên trả phí cấp phép cho 230 bằng sáng chế của Huawei và khoản này có thể lên tới 1 tỷ USD.

Hồi tháng 2, một Giám đốc cấp phép vấn đề sở hữu trí tuệ của Huawei đã úp mở về khả năng này. Verizon nên trả tiền để giải quyết vấn đề cấp phép bằng sáng chế, tờ Wall Street Journal đưa tin trước đó.

Khoảng 238 bằng sáng chế của Huawei bao gồm các thiết bị mạng cho hơn 20 nhà cung cấp của Verizon, bao gồm các công ty công nghệ lớn của Mỹ. Mức phí đề xuất cho việc sử dụng bản quyền là hơn một tỷ USD cho tổng cộng 238 bằng sáng chế mà Huawei tuyên bố sở hữu.

Vị này cho biết thêm, khoản tiền trên sẽ do những nhà cung cấp đó bồi thường cho Verizon. Một số trong những nhà cung cấp mạng hợp tác với Verizon đã được Huawei tiếp cận trực tiếp.

Nhận xét: Hóa ra cũng có lúc Trung Quốc đòi Mỹ bản quyền phát minh...


Attention

Hay Nhất Mạng: Tấn công cờ giả: Hai tàu chở dầu lại bị tấn công ở Vịnh Oman, tạo cớ hoàn hảo để gây chiến với Iran

oil tanker fire
© AP Photo / ISNA
Dư luận lo ngại xung đột ở Trung Đông sẽ leo thang sau sự cố hai tàu chở dầu bị tấn công trên Vịnh Oman ngày 13/6. Trước đó một tháng, bốn tàu chở dầu cũng đã bị tấn công ở khu vực này.

Tàu chở dầu liên tục bị tấn công

Một tàu bị tấn công ngày 13/6 có tên Front Altair của công ty vận tải Na Uy. Tàu này bị cháy và thủy thủ đoàn đã sơ tán khỏi tàu. Công ty dầu Đài Loan CPC Corporation - công ty thuê con tàu này để chở naphtha (một sản phẩm từ dầu) -đã xác nhận tàu bị tấn công. Tàu Front Altair rời cảng Ruwais ở UAE, hướng tới Cao Hùng thuộc Đài Loan (Trung Quốc).

Chiếc tàu thứ hai là Kokuka Courageous, treo cờ Panama và đang chở methanol. Tàu này cũng bị bốc cháy. Con tàu bị tấn công khi đang trên đường từ cảng Al Jubail ở Saudi Arabia tới Singapore. Toàn bộ 21 thủy thủ trên tàu Kokuka Courageous đã rời tàu và được đưa lên một tàu gần đó.

Caesar

Putin đặt dấu chấm hết cho mô hình thế giới đơn cực với bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế St Petersburg 2019

Putin SPIEF 2019
Vào ngày 7/6 tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg 2019, Tổng thống Nga Vladimir Putin có một bài phát biểu được đi vào lịch sử như bài phát biểu thứ 2 (bài phát biểu thứ nhất tại Hội nghi an ninh Munich năm 2007 được coi một diễn văn chính trị có tính lịch sử quan trọng của thế kỷ 21...)

Nếu như tại Munich, sau bài phát biểu, không ai nghe Putin nói, báo chi truyền thông Mỹ phản ứng coi thường, chỉ coi đó là "tiếng gầm gừ của con rận", là " những lời hoa mỹ và vô lý của Putin, của một đế chế đang chết dần"... thì lần này tất cả im tiếng trong khi châu Âu "nhảy dựng lên".

Bài phát biểu của Putin lần này không quá say mê và khinh miệt nhưng, Putin từ lâu đã nổi tiếng là một chính trị gia với nắm đấm sắt luôn đeo găng tay nhung, nên bản chất không thay đổi...

Tổng thống Nga Vladimir Putin, lần đầu tiên, tuyên bố trước toàn thế giới rằng, Nga không còn công nhận hệ thống thống trị thế giới thịnh hành của Mỹ. Nga đưa ra một thách thức hoàn toàn cho hệ thống này và hợp nhất với Trung Quốc và phần còn lại của thế giới trong cuộc đối đầu.

Đây là những ý chính trong bài phát biểu của Putin:

Better Earth

Hay Nhất Mạng: Ác mộng của Mỹ: Nga - Trung chính thức nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện

Putin Xi
© Sputnik / Alexei Druzhinin
Trong chuyến thăm Nga bắt đầu từ ngày 5/6/2019 và tham dự Diễn đàn kinh tế quốc tế St. Petersburg của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Nga và Trung Quốc quyết định nâng tầm quan hệ giữa hai nước lên mức đối tác chiến lược toàn diện trong thời đại mới. Có ba câu hỏi đặt ra ở đây cần làm rõ: nội hàm "thời đại mới" là gì? Do đâu Nga và Trung Quốc quyết định nâng tầm quan hệ vào lúc này? Tác động của quan hệ Nga-Trung đối với thế giới sẽ thế nào?

Về nội hàm thời đại mới

Thời đại mới mà Tổng thống Nga V.Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói tới ở đây là có nhiều nét tương đồng với thời đại chuyển giao từ thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX, phản ánh quy luật phát triển theo chu kỳ của chủ nghĩa tư bản thế giới.

Vào đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản thế giới đang chuyển dịch từ chu kỳ Anh trong thế kỷ XIX khi kết thúc cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 sang chu kỳ Mỹ với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 đang hình thành. Còn hiện nay, chủ nghĩa tư bản thế giới lại đang chuyển dịch từ chu kỳ Mỹ sang chu kỳ Châu Á trong điều kiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với sự trỗi dậy của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và ASEAN.

Nhận xét: Từ đầu thế kỷ 20, Halford John Mackinder đã đưa ra lời tiên đoán: "Ai nắm được lục địa Á - Âu sẽ thống trị cả thế giới." Trong suốt 100 năm kể từ đó tới nay, chiến lược cơ bản của Mỹ là gây chia rẽ, bất ổn trên khắp vùng đất Á - Âu này để các dân tộc trên đó không thể đoàn kết, hợp tác cùng phát triển.

Bởi vì khi điều đó xảy ra thì lục địa này sẽ thực sự trở thành trung tâm quyền lực của thế giới và đó là cơn ác mộng đối với đất nước "nằm bên rìa" nhưng mang tham vọng bá chủ thế giới như Mỹ.

Giờ đây, cơn ác mộng ấy của Mỹ đang trở thành hiện thực.


Better Earth

Huawei ký thỏa thuận 5G với công ty viễn thông hàng đầu Nga

Huawei and MTS sign 5G agreement, witnessed by Putin and Xi
© APChủ tịch luân phiên Huawei Quách Bình (trái) bắt tay với Chủ tịch MTS Alexei Kornya dưới sự chứng kiến của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 5-6
Ngày 5-6, Tập đoàn Huawei của Trung Quốc đã ký thỏa thuận với Công ty viễn thông MTS của Nga để phát triển mạng 5G tại Nga trong năm tới, theo Hãng tin AFP. Thỏa thuận này được ký kết bên lề cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Matxcơva, khi hai bên nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện cho thời đại mới.

Trong một tuyên bố, MTS cho biết thỏa thuận này sẽ cho thấy "sự phát triển của các công nghệ 5G và việc triển khai thí điểm thế hệ mạng di động thứ 5 giai đoạn 2019-2020". Trong khi đó, chủ tịch luân phiên Huawei Quách Bình (Guo Ping) cho biết ông "cực kỳ vui mừng" khi đạt được thỏa thuận "trong một lĩnh vực quan trọng về chiến lược như 5G".

Tập đoàn Huawei liên tiếp gặp hạn kể từ tháng 5 khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump liệt Huawei vào danh sách đen thương mại và cấm các công ty Mỹ bán linh kiện cho gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc này.

Nhận xét: Khi một nhà báo Mỹ hỏi về cái gọi là nguy cơ an ninh xung quanh việc dùng thiết bị của Huawei, Trưởng ban Công nghệ Thông tin của thành phố Moscow Eduard Lysenko trả lời đơn giản: "Liên bang Nga có những quy định chặt chẽ về an toàn thông tin mà chúng tôi luôn tuân theo."

Rõ ràng chính quyền Nga không hề bị hù dọa bởi chiến dịch tuyên truyền chống Huawei của Mỹ.


Arrow Up

Việt Nam đắc cử ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ với 192/193 phiếu

Vietnam delegates at UN
Kết thúc phiên họp toàn thể lần thứ 89 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 73, Chủ tịch Đại hội đồng Maria Fernanda Espinosa Garces thông báo Việt Nam đã đắc cử ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020-2021 với kết quả 192 phiếu ủng hộ, trên tổng số 193 phiếu.

Việt Nam lần đầu tiên được tín nhiệm làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an là vào nhiệm kỳ 2008-2009. Sau 10 năm, Việt Nam lại bước đến cuộc bỏ phiếu ngày 7/6 tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York với vị thế là ứng viên duy nhất từ nhóm các nước châu Á - Thái Bình Dương.

Phiên bỏ phiếu diễn ra vào lúc 10h ngày 7/6 (giờ địa phương) tại New York. Cả khán phòng Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vỗ tay chúc mừng Việt Nam.

Ngoài Việt Nam, ba nước khác được bầu vào ghế ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngay sau vòng bỏ phiếu đầu tiên là Niger và Tunisia của nhóm khu vực châu Phi với cùng số phiếu 191/193, đảo quốc Saint Vincent và Grandier được 185/193 phiếu.