Chủ Những Con RốiS


Bizarro Earth

Putin: "Trái bóng đang nằm bên sân của Mỹ"

vladmir putin
© kremlin.ru
Nga mong muốn nối lại quan hệ toàn diện với Liên minh châu Âu (EU) và sẵn sàng hợp tác với mọi lực lượng chính trị mà giới cử tri EU ủng hộ - Tổng thống Nga Vladimir Putin nói trong cuộc phỏng vấn với tờ nhật báo Corriere della Sera của Italy, công bố hôm 4/7.

"Chúng tôi mong muốn phục hồi quan hệ toàn diện giữa Nga và EU để duy trì hòa bình, đảm bảo an ninh và sự ổn định trên lục địa chung của chúng ta. Chúng tôi sẵn sàng đóng góp mang tính xây dựng với tất cả các lực lượng chính trị nhận được sự ủy thác của cử tri châu Âu" - ông Putin nói trong cuộc phỏng vấn.

Nga không can thiệp nội bộ của nước khác

Moscow không can thiệp vào vấn đề nội bộ của nước và đây là điểm khác biệt quan trọng để phân biệt giữa Nga và Mỹ cùng các đồng minh - ông Putin nói.

Stock Up

Hiệp định Tự do Thương mại EU - Việt Nam giúp tăng sức hấp dẫn của nền kinh tế Việt Nam

Signing Vietnam EU FTA (EVFTA)
© Lâm Khánh - TTXVN
Ngày 30/6, tại Hà Nội, Liên minh Châu Âu đã ký Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư với Việt Nam (EVIPA). Theo lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc "FTA và IPA sẽ như một đường cao tốc quy mô lớn" giúp đẩy nhanh tốc độ và quy mô hợp tác, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và EU.

Sputnik đã có cuộc trao đổi cụ thể với chuyên gia về các vấn đề quốc tế Nguyện Minh Tâm về sự kiện trên và ý nghĩa của nó với kinh tế Việt Nam.

Sputnik: Thưa ông Nguyễn Minh Tâm, Việt Nam có thực sự cần FTA này hay không, từ khía cạnh kinh tế - thương mại, chứ không nói tới chính trị?

Ông Nguyễn Minh Tâm:

Về hình thức EVFTA là hiệp định song phương giữa Việt Nam và EU về tự do thương mại. Tuy nhiên, nó lại có giá trị như một Hiệp định tự do thương mại nhiều bên (đa phương) giữa Việt Nam với 28 quốc gia thành viên EU. Hiệp định này sẽ mở ra những sự phát triển mới có tính đột phá trong giao thương giữa Việt Nam và hầu hết các nước Châu Âu.

Stock Up

Nga - Trung Quốc chính thức vận hành cơ chế thanh toán không dùng USD

Putin Xi
© Sputnik / Alexei Druzhinin
Báo Izvestia của Nga mới đây dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Storchak gửi Chủ tịch Ủy ban Thị trường Tài chính Duma quốc gia Nga Anatoly Aksakov cho hay, hai nước Nga và Trung Quốc đã chính thức ký thỏa thuận liên chính phủ về việc chuyển sang thanh toán bằng đồng nội tệ - rúp và nhân dân tệ.

Văn kiện trên đã được ký kết bởi Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov và Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Dịch Cương. Theo đó, các hợp đồng nhà nước thanh toán qua Ngân hàng VTB và Ngân hàng Thương mại Trung Quốc sẽ là những đối tượng đầu tiên chuyển sang giao dịch bằng rúp và nhân dân tệ.

Đây là động thái cụ thể hóa các thỏa thuận trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm Nga, hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin hôm 5/6.

Việc ký kết văn kiện chỉ là thủ tục. Nga và Trung Quốc đã bước đầu thực hiện cơ chế thanh toán nói trên từ năm ngoái. Từ bỏ đồng USD là một trong biện pháp hữu hiệu nhằm phá thế thượng phong của đồng bạc xanh, giảm thiểu tối đa các biện pháp trừng phạt và sức ép kinh tế của Mỹ nhằm vào Nga và Trung Quốc.

Caesar

Từ Munich tới St Petersburg: Hai tuyên ngôn lịch sử của nước Nga với thế giới trong thời đại mới

Putin
Khoảng thời gian kể từ khi ông Putin chính thức bước vào Điện Kremlin tới nay không chỉ là giai đoạn bước ngoặt lịch sử đối với nước Nga mà còn là đối với cả thế giới. Trong gần 20 năm qua, ông Putin đã đưa ra hai tuyên bố được đánh giá là tuyên ngôn của nước Nga về thế giới trong thời đại mới.

Hai tuyên bố này được ông Putin đưa ra trong bài phát biểu tại Hội nghị an ninh quốc tế Munich năm 2007 và Diễn đàn kinh tế quốc tế Saint-Petersburg năm 2019.

Tuyên ngôn chính trị của nước Nga tại Hội nghị an ninh quốc tế Munich 2007

Tại Hội nghị an ninh quốc tế Munich năm 2007, Tổng thống Nga V.Putin đã có bài phát biểu mang tựa đề "Vai trò của Nga trong nền chính trị thế giới". Giới phân tích chính trị ở Điện Kremlin gọi bài phát biểu này là "Tuyên ngôn của nước Nga về chính trị - an ninh quốc tế trong thế kỷ XXI". Bản tuyên ngôn này có những nội dung cơ bản sau:

Binoculars

Erdogan: Trump thừa nhận Thổ Nhĩ Kỳ đúng trong thương vụ S-400, sẽ không trừng phạt nước này

Russia’s advanced S-400 defense system
Trong cuộc gặp với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại Nhật Bản, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Ankara "đúng" về thương vụ mua S-400 của Nga.

"Trong các cuộc điện đàm, hay khi chúng tôi gặp mặt song phương với nhau, ông Trump chưa từng nói rằng: "Mỹ sẽ áp các lệnh trừng phạt lên (Thổ Nhĩ Kỳ). Về thương vụ S-400, ông ấy nói với tôi rằng: "Ngài đã đúng". Chúng tôi đã đưa vấn đề này lên một mức độ rất cao. Tại mức độ này, ông Trump nói rằng: "Điều này thật sự bất công". Đây là động thái quan trọng. Tôi tin rằng chúng tôi sẽ vượt qua quá trình này mà không nảy sinh bất cứ vấn đề gì", ông Erdogan chia sẻ với NTV.

Cũng trong bài trả lời phỏng vấn, ông Erdogan tiết lộ rằng việc chuyển giao lô S-400 đầu tiên của Nga sẽ được tiến hành trong vòng 10 ngày.

Khi trả lời các phóng viên sau cuộc gặp với ông Trump bên lề hội nghị G20 ở Nhật Bản, ông Erdogan cho hay ông Trump đã nói với ông rằng sẽ không có lệnh trừng phạt nào được áp dụng liên quan tới thương vụ S-400, sau khi Thổ Nhĩ Kỳ đã bị đối xử bất công dưới thời ông Barack Obama liên quan tới việc mua bán tổ hợp Patriot.

Nhận xét: Đây gọi là "mềm nắn, rắn buông". Thổ Nhĩ Kỳ đã cho thế giới thấy cần cư xử thế nào trước các yêu sách của Mỹ.


Rainbow

Tìm lại lòng tin từ cuộc gặp chớp nhoáng Trump - Kim tại Bàn Môn Điếm

kim_trump_historic
Chiều 30/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã bất ngờ gặp lại nhau tại làng đình chiến Panmunjom trong Khu phi quân sự (DMZ) chia cắt hai miền Triều Tiên.

Đây là cuộc gặp trực tiếp thứ ba giữa ông Donald Trump và ông Kim Jong-un trong vòng 1 năm qua, song là lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều Tiên, hai nước đối địch trong hàng thập niên qua, gặp gỡ tại Panmunjom kể từ khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc với Hiệp định đình chiến năm 1953. Chỉ diễn ra chưa đầy 1 giờ đồng hồ, song cuộc gặp, với sự kiện Tổng thống Mỹ bước qua đường ranh giới phân chia hai miền Triều Tiên sang phần lãnh thổ Triều Tiên, và cùng nhà lãnh đạo Kim Jong-un đi trên đất Triều Tiên, được đánh giá có ý nghĩa hết sức đặc biệt và mang tính biểu tượng cao.

Cuộc gặp này được dư luận ở cả hai miền Triều Tiên, Mỹ và nhiều nước đánh giá là một thời khắc lịch sử và là một bước tiến lớn trong mối quan hệ dường như bị lung lay sau khi Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai tại Hà Nội hồi tháng 2 năm nay không đạt được kết quả như kỳ vọng. Hai nhà lãnh đạo chào đón nhau một cách nồng ấm, thân thiện và bày tỏ thích thú với việc tiếp xúc với phái đoàn tùy tùng của nhau. Ông Trump thậm chí gợi ý rằng hai bên có thể tiếp nối cuộc gặp này bằng một chuyến thăm của ông Kim Jong-un tới Nhà Trắng. Và nếu điều này diễn ra, thì đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên trong lịch sử của một nhà lãnh đạo Triều Tiên tới Mỹ.

Better Earth

Trump gặp Kim Jong-un lần thứ 3, trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên đặt chân lên đất Triều Tiên

Trump meets Kim Jong-un at DMZ June 30, 2019
© CNN
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tạo nên thời khắc lịch sử khi trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên bước chân lên đất Triều Tiên. Về hành động này của ông Trump, nhà lãnh đạo Triều Tiên phát biểu: "Hành động bước qua biên giới của Tổng thống Trump mang ý nghĩ xoá hết nợ cũ".

Vào lúc 15 giờ 56 phút, giờ địa phương, ông Kim Jong-un đã xuất hiện và có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Đây là lần thứ 3 ông Trump gặp ông Kim Jong Un. Thông báo của ông Trump vào sáng nay (30/6) đã khiến cả thế giới bất ngờ.

Trước đó, Tổng thống Trump đưa ra đề nghị gặp mặt nhà lãnh đạo Triều Tiên qua Twitter.

"Sau một số cuộc gặp rất quan trọng, gồm cả cuộc gặp của tôi với Chủ tịch Tập của Trung Quốc, tôi sẽ rời Nhật Bản tới Hàn Quốc (với Tổng thống Moon), ông Trump đăng trên Twitter sáng 29/6".

Red Flag

Trung Quốc tiếp tục nhập dầu thô Iran, bất chấp lệnh cấm của Mỹ

oil tanker
© Reuters / Francisco Bonilla
Theo trang tin Đông Phương ngày 28/6, có tin Trung Quốc dã bất chấp lệnh cấm của Mỹ và tiếp tục nhập khẩu dầu thô từ Iran. Do chính phủ Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Iran vào hôm thứ Hai (24/6) và va chạm thương mại Trung - Mỹ vẫn chưa được giảm bớt; vì vậy việc Trung Quốc tiếp tục nhập khẩu dầu thô Iran vào lúc này đã gây nên sự chú ý.

Theo báo Anh Financial Times đưa tin hôm 27/6, kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hủy bỏ việc nhập khẩu dầu mỏ của Iran vào đầu tháng trước, tuần trước dầu thô Iran lần đầu tiên đã được chuyển đến các cảng Trung Quốc.

Báo Anh trích dẫn nguồn từ trang web "Tanker Trackers" chuyên theo dõi các tàu chở dầu nói rằng tàu chở dầu "Salina" của Công ty Dầu mỏ Iran xuất phát hôm 28/5 sau khi lên dầu tại đảo Kharg Island, hôm 20/6 đã đến Vịnh Giao Châu (Jiaozhou) gần Thanh Đảo để dỡ dầu thô. Được biết, chiếc tàu chở dầu này có thể chở khoảng 1 triệu thùng dầu thô. Ông Phó Thông (Fu Song), Vụ trưởng Vụ Kiểm soát quân bị, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng bày tỏ: Trung Quốc phản đối trừng phạt đơn phương, vì vậy sẽ tiếp tục nhập khẩu dầu của Iran.

Binoculars

Trump tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm bán sản phẩm, công nghệ cho Huawei

huawei
Chiều ngày 29/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tổ chức họp báo tại Osaka và tuyên bố: các công ty Mỹ có thể tiếp tục bán sản phẩm cho người khổng lồ công nghệ viễn thông Huawei của Trung Quốc và Mỹ không tồn tại vấn đề tình trạng khẩn cấp quốc gia!

Theo trang tin Hoa ngữ Đa Chiều, ông Trump tuyên bố tại cuộc họp báo: sau khi ông hủy bỏ lệnh cấm Huawei được thực thi từ tháng 5, các công ty Mỹ có thể tiếp tục bán các sản phẩm cho Huawei.

Ông Trump nói với các nhà báo: "Các công ty Mỹ có thể tiêu thụ các thiết bị cho Huawei và không tồn tại vấn đề khẩn cấp quốc gia lớn". Hãng CNN của Mỹ bình luận, ông Trump đã "mềm hóa luận điệu với Huawei, nói ông sẽ cho phép Huawei tiếp tục việc mua công one của Mỹ".

Ông Trump nói tại cuộc họp báo: "Mỹ đã bán rất nhiều sản phẩm cho Huawei, điều này rất tốt. Chúng tôi sẽ tiếp tục bán những sản phẩm đó".

Eagle

"Ta là bố cả thế giới": Mỹ tuyên bố trừng phạt bất cứ nước nào mua dầu của Iran

trump irán
© Infobae
Mỹ sẽ trừng phạt bất kỳ quốc gia nào nhập khẩu dầu của Tehran và sẽ không có ngoại lệ nào, đặc phái viên Mỹ về Iran hôm nay tuyên bố.

"Chúng tôi sẽ trừng phạt bất kỳ nguồn nhập khẩu dầu thô nào của Iran", đặc phái viên của Mỹ về Iran Brian Hook phát biểu với báo giới tại London khi được hỏi về việc Iran bán dầu thô cho châu Á, nói thêm rằng Mỹ sẽ xem xét các báo cáo về việc dầu thô Iran được vận chuyển tới Trung Quốc.

"Hiện không có ngoại lệ nào đối với những nước nhập khẩu dầu. Chúng tôi sẽ trừng phạt bất kỳ khoản mua dầu thô trái phép nào của Iran", ông Hook nhấn mạnh.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/6 đã công bố các biện pháp cấm vận đối với nhà lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei và các quan chức cấp cao khác của Iran, trong một bước đi chưa từng có nhằm gia tăng áp lực lên Cộng hòa Hồi giáo sau khi Tehran bắn hạ một máy bay không người lái của Mỹ trên vịnh Oman hồi tuần trước.