Chủ Những Con RốiS


Handcuffs

Làm gương cho kẻ khác: Tony Blair có thể bị điều tra vì "không trung thực" về Chiến tranh Iraq

Bush and Blair
Hai tên tội phạm đã tàn phá đất nước Iraq và gây ra cái chết của hơn 1 triệu người
Ngày mai (28/11), một nhóm nghị sĩ Anh sẽ đề xuất điều tra cựu Thủ tướng Tony Blair vì không trung thực với Quốc hội và người dân Anh về cuộc Chiến tranh Iraq.

Nhóm Nghị sĩ đến từ 6 đảng kêu gọi Uỷ ban vấn đề Hiến pháp và Chính quyền công của Hạ viện Anh điều tra sự khác nhau giữa những gì cựu Thủ tướng Anh Tony Blair công bố với Cuộc điều tra Chilcot (hay còn được biết là cuộc điều tra về Chiến tranh Iraq) và những gì ông trao đổi riêng tư với Tổng thống Mỹ đương nhiệm về cuộc chiến tranh này. Có thông tin cho rằng, trong cuộc trò chuyện riêng, ông Blair đề nghị ủng hộ chính quyền Tổng thống Bush về động thái xâm lược Iraq "dù thế nào đi nữa".

Nghị sĩ Alex Salmond, một thành viên trong nhóm Nghị sĩ trên cho biết, nhiều Nghị sĩ Anh cho rằng: Giới chức cấp cao Anh vốn ngại ngần việc bắt buộc các cựu và tân Thủ tướng phải chịu trách nhiệm vì hành động sai trái". Do đó, "cần phải tạo ra tiền lệ để không chỉ nhằm cải thiện chính phủ mà còn để mọi người biết được sự thật" - Ông Salmond nói.

Đề xuất này sẽ được tranh luận vào ngày 30/11. Đề xuất cũng kêu gọi Uỷ ban vấn đề Hiến pháp và Chính quyền công của Hạ viện điều tra lại sự đối lập trong chính sách công, tư của ông Blair và đưa ra hành động cần thiết để ngăn chặn những sự việc tương tự tái diễn". Theo ông Salmond, Uỷ ban này có thể cân nhắc tước bỏ thành viên Hội đồng Cơ mật tại London (cơ quan cố vấn cho chính phủ) đối với ông Blair.

Dig

Bất chấp quan hệ với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục hỗ trợ "khủng bố ôn hòa" tại Syria

pissyerdogan
© RT.com
Thổ Nhĩ Kỳ tấn công quân Syria ở Latakia

Theo tin mới được tiết lộ của truyền thông Syria, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trong mấy ngày qua đã dùng vũ khí hạng nặng để tấn công trực tiếp vào các vị trí mới chiếm được của quân đội Syria ở phía bắc tỉnh Latakia, để hỗ trợ cho khủng bố Jeish al-Fatah (tức al-Nusra) đánh chiếm lại.

Ví dụ như vào ngày 25-11, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã tấn công dồn dập vào vị trí đồng trú của quân chính phủ Syria và lực lượng "Chim ưng sa mạc" ở phía bắc và đông bắc tỉnh Lattakia bằng hỏa lực pháo binh hạng nặng, sau khi họ đánh bật khủng bố về hướng biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

Được biết, các đơn vị quân đội Syria, được hỗ trợ của lực lượng "Chim ưng sa mạc" đã bắt đầu các hoạt động quy mô lớn ở phía bắc và đông bắc tỉnh Lattakia hôm 23-11 để giải phóng ngọn núi Hassan al-Raei và phá hủy cơ quan tác chiến của nhóm khủng bố Jeish al-Fatah trong khu vực.

Nhận xét: Có vẻ như Erdogan vẫn nuôi tham vọng phục hồi đế chế Ottoman thông qua việc can thiệp vào Syria. Kẻ nào với cao quá thì sẽ ngã đau!


Rainbow

Tranh chấp Nga - Nhật về quần đảo Nam Kuril: Lịch sử, hiện tại và tương lai

Russia and Japan: Necessary Rapprochement
Hơn 60 năm kể từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 2 đã trôi qua, nhưng những bất đồng quan điểm giữa Nga và Nhật về tranh chấp lãnh thổ chưa có hồi kết. Các cuộc đàm phán để đạt được giải pháp dung hòa cho vấn đề tranh chấp lãnh thổ mà Nga gọi là Nam Kuril, Nhật gọi là vùng lãnh thổ phía Bắc để góp phần xây dựng sự ổn định ở Châu Á - Thái Bình Dương gặp rất nhiều trở ngại. Con đường dẫn đến Hiệp ước hòa bình giữa Nga và Nhật dường như mới bắt đầu.

Trở lại với lịch sử, với hai hiệp ước Yalta (02/1945), Potsdam (7/1945) và điều 107 trong Hiến chương Liên Hợp Quốc đã công nhận chủ quyền của Liên Xô với quần đảo Kuril. Trong hiệp ước hòa bình San Francisco năm 1951, Nhật từ bỏ chủ quyền của mình đối với Nam Sakhalin và quần đảo Kuril - Liên Xô không ký hiệp ước này. Mặc dù là một trong các thành viên đã ký hiệp ước Yalta, Potsdam nhưng sau năm 1951 Mỹ đã ủng hộ Chính phủ Nhật Bản bác bỏ quyền sở hữu của Liên Xô đối với bốn hòn đảo phần phía nam của dãy Kuril. Chính quyền Đảng Cộng hòa và bản thân Nguyên Ngoại trưởng Mỹ J.F. Dulles ra sức ủng hộ yêu sách của Nhật Bản. Trong cuộc đàm phán hòa bình năm 1956 giữa Nhật và Liên Xô, ở các vòng cuối cùng của cuộc đàm phán, phía Nhật thừa nhận những yếu thế về chủ quyền của mình tại Etorofu và Kunashiri và đồng ý theo đề nghị của phía Liên Xô là Liên Xô trả lại Shitokan và Habomai để đạt được Hiệp ước Hòa bình. Tuy nhiên, người Mỹ đã can thiệp vào và ngăn chặn thỏa thuận. J.F. Dulles tuyên bố rằng, nếu Nhật nhân nhượng thỏa hiệp với Liên Xô về các đảo Kuril thì Mỹ sẽ coi mình là bên có quyền chiếm đóng quần đảo Riukiu (Okinawa) của Nhật lâu dài, không hạn chế, mà sự hiện diện quân sự có thời hạn của Mỹ trên hòn đảo đó đã được ghi nhận trong Hiệp ước hòa bình San Francisco. Tokyo mong muốn cải thiện quan hệ với Moskva nhưng lại sợ trả giá bằng việc gây tổn hại quan hệ với Washington và có nguy cơ mất đi cơ hội lấy lại Okinawa, cuối cùng Tokyo đã chọn ngả về phía Washington.

Đầu những năm 1960, Liên Xô vẫn hy vọng rằng, Nhật Bản sẽ dần từ bỏ định hướng liên minh quân sự, chính trị với Mỹ. Các nhà lãnh đạo Xô Viết cho rằng, nhờ những quan điểm chống Mỹ và dân tộc chủ nghĩa của một bộ phận tinh hoa chính trị Nhật Bản, Tokyo sẽ quay sang lập trường trung lập sau khi hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ ký kết năm 1951 có thời hạn 10 năm hết hiệu lực. Tuy nhiên, 19/01/1960, Chính phủ Nhật đã ký với Mỹ hiệp định an ninh mới và kéo dài liên minh Nhật - Mỹ thêm hai thập niên nữa. Trong tình hình đó, theo quan điểm của các nhà lãnh đạo Xô Viết, sự nhượng bộ mà Liên Xô đã hứa với Nhật năm 1956 về việc trao trả cho Nhật hai quần đảo phía Nam Kuril sau khi ký kết hiệp ước hòa bình Xô - Nhật trở nên vô nghĩa. Chính phủ Liên Xô đã gửi thông báo cho Chính phủ Nhật rằng, họ từ bỏ lời hứa chuyển giao cho Nhật các quần đảo Habomai và Shitokan. Kể từ đó, tình trạng giữa hai bên đã không thay đổi đáng kể, Hiệp ước hòa bình giữa Nhật và Liên Xô (Nga) vẫn chưa được ký kết.

Che Guevara

"Nhân loại khao khát công lý" - Những phát biểu đáng nhớ của Fidel Castro

Fidel Castro
Fidel Castro
Nhà lãnh đạo Cách mạng Cuba, ông Fidel Castro đã qua đời, thọ 90 tuổi. Sputnik nhắc lại những phát biểu đáng nhớ nhất của một trong những chính trị gia nổi bật nhất thế kỷ XX.

Về đấu tranh
  • "Chiến thắng là sự kiên trì."
  • "Một người không thể đấu tranh vì người khác sẽ không bao giờ có thể chiến đấu cho bản thân mình."
  • "Tôi bắt đầu cuộc cách mạng với 82 người. Nếu tôi phải lặp lại, tôi chỉ cần 15 hay thậm chí 10 người. Mười người đàn ông và niềm tin tuyệt đối. Không quan trọng bạn có bao nhiêu quân. Điều quan trọng là phải tin tưởng và điều quan trọng là phải có một kế hoạch rõ ràng."
  • "Cách mạng không phải là một chiếc giường bằng hoa hồng. Cách mạng là cuộc chiến giữa tương lai và quá khứ."

Light Saber

Lực lượng đặc nhiệm FSB truy quét khủng bố IS ở miền nam nước Nga

Russia FSB
© Sputnik/ Igor ZaremboLực lượng đặc nhiệm FSB của Nga
Hôm thứ năm 24/11, lực lượng đặc biệt của Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) đã triển khai một cuộc tấn công truy quét khủng bố tại miền nam nước này.

Hai đặc nhiệm thuộc FSB và 2 tay súng đã thiệt mạng trong chiến dịch chống khủng bố tại thành phố Nazran miền nam nước Nga. Việc truy tìm những phần tử khủng bố khác có liên quan vẫn đang được tiếp tục.

Theo RT, cuộc tấn công khủng bố của các đặc nhiệm FSB diễn ra tại một khu dân cư của thành phố Nazran thuộc nước Cộng hòa Ingushetia. Các đặc nhiệm Nga đã bao vây một tòa nhà là nơi các nghi can khủng bố đang ẩn náu.

Thường dân đã được sơ tán ra khỏi tòa nhà và các tay súng khủng bố đã được cho cơ hội đầu hàng, nhưng chúng đã quyết định nổ súng tấn công. Giao tranh ác liệt giữa các đặc nhiệm Nga và khủng bố đã nổ ra sau đó khiến 2 sĩ quan FSB thiệt mạng.

Chess

Nước cờ nào của Nga khi đưa S-400 và BastionP ra quần đảo Kuril đang tranh chấp?

Kuril islands map
Bản đồ quần đảo Kuril
Nga quân sự hóa một phần quần đảo Kuril


Ngày 23/11 vừa qua, Bộ quốc phòng Nga tuyên bố rằng, nước này sẽ bố trí các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển "Bal" và "Bastion P" trên quần đảo Kuril.

Thông báo trên tờ "Boevaya Vakhta" - cơ quan ngôn luận chính thức của Hạm đội Thái Bình Dương cho biết, trong năm 2016 các đơn vị hỗn hợp đã được nhận trang bị mới, hình thành tiểu đoàn tên lửa bờ biển "Bastion" đầu tiên, hiện nay đang lập tiểu đoàn thứ hai.

Theo thông tin của báo này, ngay từ năm 2015 đơn vị tên lửa bờ biển "Bal" được triển khai từ trước đó đã chuẩn bị tiến hành thao diễn bắn đạn thật và các cuộc tập trận liên hợp trong vùng biển Nhật Bản.

Bộ quốc phòng Nga còn nêu rõ, các tiểu đoàn đảm nhận nhiệm vụ trực chiến tăng cường, với hệ thống tên lửa "Bastion" trên đảo Iturup và tên lửa "Bal" trên đảo Kunashir. Hiện nay, Nga đang tích cực chuẩn bị cho đợt tập luyện bắn pháo bờ biển của tổ hợp "Bastion" kế tiếp.

Che Guevara

Fidel Castro, huyền thoại cách mạng Cuba, qua đời thọ 90 tuổi

Fidel Castro and General Vo Nguyen Giap of Vietnam
Chủ tịch Fidel Castro và Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Ngày 26/11, truyền hình nhà nước Cuba đưa tin Lãnh tụ cách mạng Cuba Fidel Castro đã từ trần, hưởng thọ 90 tuổi. Ông qua đời đã để lại sự tiếc thương sâu sắc trong lòng người dân Cuba và người dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

Theo các phương tiện truyền thông nhà nước Cuba, Lãnh tụ cách mạng Cuba Fidel Castro từ trần vào lúc 22h29' (giờ địa phương) ngày 25/11 (tức 10h29' ngày 26/11 giờ Việt Nam).

Trong bản tin truyền hình cuối cùng ngày 25/11, Chủ tịch Cuba Raul Castro đã thông báo về sự ra đi của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Cuba.

"Ngày hôm nay, 25/11, vào lúc 22h29', Tổng Tư lệnh Cách mạng Cuba Fidel Castro đã qua đời. Theo tâm nguyện của lãnh tụ Fidel, thi hài của ông sẽ được hỏa táng. Vào sáng sớm ngày 26/11, Ban tổ chức tang lễ sẽ cung cấp thông tin chính thức về việc tổ chức tang lễ người lãnh đạo cuộc Cách mạng Cuba! Chiến thắng mãi mãi!".

Tin tức về cái chết của nhà lãnh tụ lan nhanh khiến không khí đau buồn tràn ngập trên các đường phố tại thủ đô La Havana. Tại các quán bar, thay vào không khí nhộn nhịp hàng đêm đó là những hình ảnh về vị lãnh tụ kính yêu được phát đi với sự tiếc thương vô hạn của người dân.

Arrow Up

Tâm điểm trận động đất chính trị tiếp theo là nước Pháp?

Marine Le Pen
Marine Le Pen
Sau cú sốc Brexit và tỷ phú Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, động đất chính trị luôn có thể xảy ra trên chính trường thế giới vốn biến động khôn lường.

Đó là nhận định của nhà báo Finian Cunningham - người đã viết nhiều bài phân tích vấn đề quốc tế cho các tờ báo lớn như The Mirror, Irish TimesThe Independent - trong bài viết đăng trên trang mạng Russia Today (RT) ngày 22/11/2016.

Theo nhà báo báo Finian Cunningham (người Ireland), giới phân tích và các chính khách hiện không loại trừ khả năng bà Marine Le Pen, lãnh đạo đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia (FN) giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp được tổ chức sau đây 6 tháng và tạo ra một cơn động đất chính trị nữa ở Châu Âu.

Chính khách cực hữu vẫn có cơ may đắc cử Tổng thống Pháp

Tuần trước, đương kim Thủ tướng Pháp Manuel Valls không loại trừ khả năng lãnh đạo FN Marine Le Pen có thể được bầu làm tổng thống mới của Cộng hòa Pháp, khi các cử tri đi bỏ phiếu vào tháng 4 và tháng 5/2017.

Nhận xét: Xem thêm:


Arrow Up

Trung Quốc tăng cường đầu tư, phát triển kinh tế tại châu Mỹ Latinh

xi jinping
© Marko Djurica/Reuters
Mang theo những thỏa thuận thương mại lớn, chuyến công du của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới ba nước Mỹ Latinh gồm Ecuador, Peru và Chile từ ngày 17 đến 22/11 không ngoài tham vọng gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh tại khu vực giàu tiềm năng này.

Đây là chuyến thăm Mỹ Latinh thứ ba của Chủ tịch Trung Quốc kể từ khi ông nhậm chức năm 2013.

Nâng quan hệ Trung Quốc - Ecuador lên đối tác chiến lược toàn diện

Trong khuôn khổ chuyến thăm Ecuador, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống nước chủ nhà Rafael Correa đã nhất trí nâng quan hệ song phương lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Trước đó, năm 2015, trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc lần thứ 2 của Tổng thống Ecuador, hai nước đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược.

Tại cuộc hội đàm với Tổng thống Ecuador Correa, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết Ecuador là một nước quan trọng tại châu Mỹ Latinh và nhấn mạnh Bắc Kinh sẵn sàng củng cố hợp tác thực chất với Quito trên mọi lĩnh vực, tăng cường toàn diện việc gắn kết lợi ích của hai bên, mở rộng giao lưu nhân dân và mở ra triển vọng tươi sáng hơn cho sự phát triển quan hệ song phương.

X

Tự do ngôn luận: Nghị viện Châu Âu ra nghị quyết kiểm duyệt các hãng truyền thông Nga

European Parliament
© Creative Commons
Vào hôm thứ Tư, các nghị sĩ Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết chống các phương tiện truyền thông Nga, đặc biệt hãng Sputnik và kênh truyền hình RT được coi là nguy hiểm nhất, - theo phóng viên Sputnik đưa tin.

Tài liệu mang tính chất khuyến nghị và không là qui định bắt buộc đối với các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu. Kết quả 691 nghị sĩ tham gia bỏ phiếu — 304 phiếu thuận, 179 phiếu chống và 208 phiếu trắng.

Tài liệu đề xuất áp dụng kiểm duyệt với các phương tiện truyền thông Nga và kêu gọi các nước EU đưa ra những "sáng kiến ​​pháp lý cụ thể để trở nên có trách nhiệm và hiệu quả hơn trong việc xử lý vấn đề thông tin sai lạc và tuyên truyền." Đồng thời, các tác giả tài liệu vẫn đề cập tới sự cần thiết của đa nguyên truyền thông và tự do thông tin.

Trước buổi bỏ phiếu, tài liệu đã bị một loạt nghị sĩ châu Âu chỉ trích. Theo Nghị sĩ Tây Ban Nha Javier Couso, "đặt một quốc gia như Nga ngang hàng với IS là việc làm vô trách nhiệm".

Nhận xét: Tự do ngôn luận ở châu Âu là bạn có thể thoải mái lăng mạ đức tin của 1,3 tỷ người Hồi giáo, nhưng không thể chỉ ra sự thật về những gì chính quyền Mỹ và các nước phương Tây đang làm.

Xem thêm: Tự do ngôn luận kiểu Anh: Anh đóng mọi tài khoản ngân hàng của mạng truyền hình Nga RT