Chủ Những Con RốiS


Vader

George Soros và các nhà tài trợ Đảng Dân Chủ họp tìm cách chống tân tổng thống Trump

George Soros and Donald Trump
George Soros đã bỏ ra 13 triệu đôla chống Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
Sau thất bại của nữ ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, tỷ phú George Soros và những nhà tài trợ có sức ảnh hưởng lớn tại Washington đang tìm mọi cách nhằm đối phó với những thay đổi của Tổng thống đắc cử Donald Trump.

Tuần trước, ông này cùng một nhóm các nhà tài trợ giàu có ở Mỹ ủng hộ bà Clinton đã tổ chức một hội nghị kéo dài 3 ngày tại Washington D.C. để "dàn xếp lại mọi chuyện".

Trích dẫn nguồn tài liệu do trang Politico.com cung cấp, phóng viên Kenneth P. Vogel cho biết cuộc họp mặt trên được câu lạc bộ tài trợ đồng minh Dân chủ tổ chức, nhằm mục đích tập hợp lãnh đạo của các tổ chức liên đoàn và tự do, cũng như một số nhân vật như lãnh đạo phe thiểu số Dân chủ tại Hạ viện Nancy Pelosi, Thượng Nghị sĩ Elizabeth Warren và Hạ nghị sĩ Keith Ellison.

Theo phóng viên Vogel, hội nghị lần này được tổ chức ngay sau chiến thắng gây sốc của ứng viên đảng Cộng hòa, nhằm mục đích vạch ra kế hoạch để đối phó lại sự thay đổi về chính trị và kinh tế do Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất.

Chart Bar

Các nước quay sang hiệp định thương mại tự do do Trung Quốc khởi xướng sau khi TPP sụp đổ

Xi Jinping and Malcom Turnbull
Australia đang cân nhắc xoay trục sang Trung Quốc sau khi Donald Trump thắng trong cuộc bầu cử tổng thống
Trung Quốc tìm cách lấp chỗ trống của Mỹ

Ngày 19/11 tờ The Straits Times ngày đăng tải bài viết với tiêu đề "Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thúc đẩy lấp chỗ trống của Mỹ".

Theo đó, vào ngày thứ 7 (19/11), ông Tập Cận Bình đã kêu gọi các nhà lãnh đạo châu Á-Thái Bình Dương đang dự hội nghị thượng đỉnh APEC tại Lima, Peru nhanh chóng tham gia các hiệp định thương mại tự do do Bắc Kinh hậu thuẫn, sau khi ông Donald Trump giành chiến thắng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Chiến thăng gây sốc của Trump có thể đánh dấu sự sụp đổ của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Bởi lẽ ngay từ lúc tranh cử, tỷ phú người Mỹ đã tuyên bố bãi bỏ TPP. Việc này khiến khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang đứng trước khả năng Mỹ rút đi để lại khoảng trống rất lớn.

Theo nhận định của The Straits Times, đồng minh lâu năm của Mỹ là Australia và Nhật Bản có thể phải tìm đến Trung Quốc để lấp đầy khoảng trống.

Attention

Liên minh Châu Âu trước nguy cơ tan vỡ

EU flag protesters
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo Frankfurter Allgemeine hồi tháng 9/2016, Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) Martin Schulz đã thừa nhận rằng, Liên minh châu Âu (EU) đang lâm nguy: "Khi tôi được bầu vào Nghị viện châu Âu 22 năm trước, không bao giời tôi có thể tưởng tượng ra được EU có thể lâm vào tình trạng như hiện nay. EU đang đứng trước nguy cơ sụp đổ. Nếu chúng ta không cẩn thận, nó sẽ vỡ ra từng mảnh".

Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Donald Tusk cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu đánh giá thành thật và tỉnh táo các vấn đề khó khăn của EU. Tại cuộc họp ở Bratislava (Slovakia), lần đầu tiên không có nước Anh, các nhà lãnh đạo EU đã phải thảo luận về cách lấy lại lòng tin của người dân các nước thành viên vào cơ chế của EU thời hậu Brexit.

Ngày 17/11 Thủ tướng Pháp Manuel Valls đã thể hiện sự lo lắng : "EU có nguy cơ sụp đổ, vì vập Pháp và Đức phải có trách nhiệm lớn hơn". Trong khi trước đó ngày 14/11, trả lời báo giới cho biết quan điểm về việc EU thành lập quân đội riêng, cựu Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cho rằng quân đội EU chỉ là hổ giấy.

Nhận xét: Xem thêm: Duterte, Trump, Brexit: Người dân trên khắp thế giới đang chán ngấy chế độ hiện hành


Blue Planet

Chọn cố vấn an ninh quốc gia, Trump gửi tín hiệu thân thiện đến Nga

michael flynn
© dpaTrung tướng Michael Flynn, lựa chọn cho vị trí cố vấn an ninh quốc gia của Trump
Cựu Trung tướng Michael Flynn vừa được ông Donald Trump đề bạt vào vị trí cố vấn an ninh quốc gia, lời nhắn thân thiện tới Moscow.

Trung tướng Michael Flynn là người từng đứng đầu Cơ quan Tình báo Quốc phòng (DIA). Ông từng là cố vấn đối ngoại cho tỷ phú Donald Trump trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng. Còn nhớ, vào thời điểm đó, có nhiều đồn đoán, ông Micheal Flynn được nhắm tới vị trí phó tướng cho ông Trump.

Sau khi ông Donald Trump đắc cử, đã xuất hiện tin đồn Trung tướng Flynn được lựa chọn cho vị trí cố vấn an ninh quốc gia nói trên. Tuy nhiên, mới đây, ban quản lí vấn đề chuyển giao quyền lực của ông Trump mới xác nhận thông tin này. Hiện ông Flynn chưa đưa ra phản hồi nào về đề nghị trên.

Nếu việc này thành sự thực, đây có thể coi là một dấu hiệu quan trọng thể hiện sự thay đổi đường lối đối ngoại của chính quyền Trump. Ông Flynn từng lên tiếng kêu gọi Mỹ hợp tác chặt chẽ hơn với Nga nhằm xử lý các vấn đề an ninh toàn cầu.

Rocket

Thổ Nhĩ Kỳ đàm phán mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga

Russian S-400 missile system
© Vitaliy Ankov / Sputnik
Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến hành đàm phán với phía Nga để mua các hệ thống tên lửa phòng không cỡ lớn và tầm trung S-400, - như tuyên bố của ông Fikri Isik Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ.

Trước đó, phát ngôn viên của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ là ông Ibrahim Kalyn tuyên bố rằng Matxcơva và Ankara đang hoạch định chi tiết về khả năng hợp tác trong dự án tạo dựng hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ, vấn đề này đã được hai nhà lãnh đạo Vladimir Putin và Tayyip Erdogan bàn bạc tại Istanbul vào ngày 10 tháng Mười.

"Công việc về hệ thống phòng thủ tên lửa đang được tiếp nối. Chúng tôi xúc tiến đàm phán về S-400, không chỉ với LB Nga mà còn cả với những nước khác có hệ thống tương tự. Hiện nay phía Nga giữ lập trường tích cực về vấn đề này. Chúng tôi hy vọng rằng các nước thành viên NATO có quan tâm nghiêm túc và hệ thống của nước chúng tôi sẽ tương thích với đòi hỏi của khối Liên minh. Nhưng dù thế nào thì chúng tôi cũng sẽ không bác bỏ đề xuất của Nga mà đang tích cực làm việc với những đề xuất này. Mục đích cuối cùng của chúng tôi là xây dựng hệ thống như vậy trong nước mình", — ông Isik nói trên kênh truyền hình NTV.

Nhận xét: Đây không chỉ là đàm phán thương mại, quốc phòng, mà còn có ý nghĩa chính trị rất lớn do Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên NATO. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 thì sẽ phải chia sẻ các thông số kỹ thuật của hệ thống phòng không NATO với Nga, một điều rất khó nuốt với NATO, vốn đang ở thế đối đầu với Nga.

Xem thêm: Xem xét mua S-300 từ Nga: Cuộc chia ly của Thổ Nhĩ Kỳ với EU và NATO?


Document

Hay Nhất Mạng: Hé lộ tài liệu cho thấy chiến binh IS bị cấm tấn công máy bay Mỹ và đồng minh

ISIS obama
Trong tay Sputnik có một tài liệu cấm các nhóm chiến binh "IS" (bị cấm ở Nga) bắn hạ máy bay của liên minh quốc tế do Hoa Kỳ dẫn đầu. Lệnh được ký bởi lãnh đạo quân sự địa phương Abu Muawiya.

Tài liệu cấm bắn hạ máy bay Mỹ đã được tìm thấy trong thành phố Bakhdida, Iraq, đươc giải phóng khỏi quân nổi dậy, cách 32 km từ Mosul, nơi quân Iraq với sự hỗ trợ của máy bay liên quân quốc tế giao tranh ác liệt với chiến binh IS.

"Nghiêm cấm bắn hạ bằng bất kỳ công cụ nào bất kỳ máy bay nào ở trên không, bất kể tầm cao nào, ngay cả khi máy bay hạ cánh trên nóc nhà" — Sputnik dẫn văn bản của chỉ thị.
Decree instructing Daesh fighters not to attack coalition aircraft
© SPUTNIK ARABICTài liệu cấm chiến binh IS tấn công máy bay Mỹ và đồng minh

Mr. Potato

Bộ Ngoại giao Mỹ không đưa được bằng chứng cho cáo buộc "Nga ném bom dân thường ở Syria"

John Kirby
© week.watch"Tôi không có bằng chứng nào. Nhưng tin tôi đi mà..."
Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối cung cấp bằng chứng về việc "Không quân Nga ném bom các mục tiêu dân sự" ở Syria. Đồng thời đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby cao giọng với phóng viên của RT, khi người này yêu cầu ông ta cụ thế hóa cáo buộc của Washington.

Bất chấp tính nghiêm túc của tố cáo này, ông Kirby không thể dẫn ra được bất kỳ bằng chứng nào, ông cũng thừa nhận rằng ông không có thông tin về hoạt động quân sự của Nga ở Syria.

Bình luận ​​về vấn đề này, Bộ Quốc phòng Liên bang Nga cho rằng tuyên bố của Washington về Syria dựa trên "những lời nói dối không biết xấu hổ".

"Có lẽ họ đã mệt mỏi vì nói dối rồi. Cho dù chúng tôi có kêu gọi như thế nào đi nữa, ngoài các tuyên bố vô căn cứ, họ không bao giờ cung cấp được bằng chứng. Điều chính yếu là có cái gì đó để đổ lỗi cho Nga ngày hôm nay...", — đại diện của bộ quốc phòng Nga Igor Konashenkov nói.

Nhận xét: Trong một bản tin khác:
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby mất bình tĩnh vì câu hỏi của phóng viên kênh truyền hình RT (Nga), đề nghị làm rõ, những tổ chức nào cung cấp cho Washington thông tin rằng không quân Nga được cho là đã đánh bom 5 bệnh viện ở Aleppo.

Tại cuộc họp báo, ông Kirby nói rằng Mỹ đã đọc "Báo cáo từ các tổ chức nhân đạo đáng tin cậy", nhưng không đưa ra dữ liệu cụ thể nào. Theo yêu cầu của phóng viên làm rõ những gì tổ chức nào và thông tin nào mà họ đã cung cấp, ông Kirby nói:

"Bạn làm việc cho RT? Tại sao không hỏi chính phủ của bạn câu hỏi đó? Hãy hỏi họ về các hoạt động quân sự của họ. Yêu cầu họ cho danh sách các bệnh viện mà các vị đã tấn công."

Phản ứng này đã khiến các nhà báo khác có mặt tại cuộc họp kinh ngạc. Một trong số những người tham gia cuộc họp báo nói rằng ông Kirby xử sự không phù hợp với tư cách nhân viên Bộ Ngoại giao.




Light Saber

Nga rút khỏi Tòa án Hình sự Quốc tế, vạch trần trò chính trị hóa pháp luật của phương Tây

Russian President Vladimir Putin
© Aleksey Nikolskyi / Sputnik
BBC ngày 16/11 đưa tin Moscow đã rút khỏi Quy chế sáng lập Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), sau khi định chế pháp lý mang tính quốc tế này tuyên bố việc Nga sáp nhập Crimea là hành động xung đột vũ trang với Ukraine.

Mặc dù Nga đã ký tham gia Quy chế Rome để thành lập Tòa án Hình sự Quốc tế nhưng Moscow chưa phê chuẩn quy chế này.

"Theo thông tin mà chúng tôi nhận được, tình hình ở Crimea và Sevastopol là tương đương với một cuộc xung đột vũ trang quốc tế giữa Ukraine và Liên bang Nga. Liên bang Nga đã dùng quân đội của mình để giành quyền kiểm soát một phần lãnh thổ Ukraine mà không có sự đồng ý của chính phủ Ukraine", theo báo cáo từ công tố viên ICC Fatou Bensouda.

Trong thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Nga trước sự kiện này, cho biết: "Tòa ICC không đạt được kỳ vọng và ICC cũng không trở thành một định chế đại diện cho công lý quốc tế thực sự có tính độc lập".

Nhận xét: Xem thêm: Tổng thống Sudan: Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) là "một công cụ thực dân mới"


Arrow Down

TPP chết yểu: Việt Nam hoãn phê chuẩn TPP vô thời hạn do tình hình chính trị Mỹ

Vietnam Prime Minister
Trong phiên chất vấn trước Quốc hội sáng nay (17/11), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhận được nhiều câu hỏi từ các đại biểu Quốc hội, trong đó có vấn đề về tương lai của TPP và kịch bản chính sách của Việt Nam đối với những biến đổi khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống Mỹ.

Giải đáp câu hỏi của đại biểu Lê Quân (đoàn Hà Nội) về tương lai của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, điệp định này không nhận được sự đồng thuận của Tổng thống mới của Mỹ.

Người đứng đầu Chính phủ cho hay, Việt Nam đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết tham gia TPP và sẵn sàng trình Quốc hội khi phù hợp.

Hiện nay, Mỹ tuyên bố dừng TPP, không trình ra Quốc hội nên Việt Nam cũng chưa trình lên Quốc hội. Quan điểm của Việt Nam là mong muốn tham gia, Thủ tướng nói.

Nhận xét: Xem thêm:


Red Flag

Nhiều nước Đông Âu bầu chính phủ thân Nga. Ván cờ Ukraine của phương Tây phá sản

Bulgarian President Ruman Radev
© Nikolay Doychinov / AFPTân Tổng thống Bulgaria Ruman Radev
Reuters ngày 14/11 đưa tin ứng viên đảng Xã hội chủ nghĩa Bulgaria, cựu Tư lệnh Không quân Bulgaria Rumen Radev đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống nước này, với gần 60% số phiếu bầu. Trong khi ứng viên của đảng Công dân vì sự phát triển châu Âu của Bulgaria (GERB) Tsetska Tsacheva chỉ giành được hơn 36% số phiếu bầu.

Lãnh tụ GERB cũng đồng thời là Thủ tướng Bulgaria Boyko Borisov đã chúc mừng ông Radev và tuyên bố sẽ từ chức, vì theo ông Borisov thì chính đảng của ông hiện nay như đang "đối lập với ý chí của nhân dân Bulgaria".

Kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Bulgaria thực sự là một cú sốc với NATO và EU, bởi quốc gia vùng Balkan này bỗng dưng hướng về Nga.

Không những vậy, tại Moldova, ứng viên đảng Xã hội chủ nghĩa Igor Dodon cũng chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống nước này vào ngày 13/11.

Ông Dodon là ứng cử viên được xem là thân Nga với cương lĩnh tranh cử là dung hòa lợi ích giữa EU và Nga. Ông Dodon ủng hộ Moldova gia nhập liên minh kinh tế Á - Âu do Nga cầm trịch.