Chủ Những Con RốiS


Light Saber

Thêm ba tàu ngầm Nga đến Địa Trung Hải tham gia chống khủng bố tại Syria

Russian submarine
© Sputnik/ Igor Russak
Các lực lượng quân sự của Nga tăng cường hoạt động tiêu diệt IS ở Syria bằng các tàu ngầm cùng với tên lửa hành trình "Kalibr".

Chuyên gia quân sự Basil Dandykin trong cuộc phỏng vấn độc quyền với "PolitEkspertu" đã cho biết rằng, các tàu ngầm cần tập trung cùng với Hải quân Nga ở bờ biển Syria để sẵn sàng tham gia tấn công IS.

Trước đó, Nga đã chuyển đến bờ biển Syria 3 chiếc tàu ngầm của mình. Hai trong số đó là tàu ngầm hạt nhân "Pike-B" và tàu ngầm diesel-điện của dự án "Warszawianka".

Trong khi đó ở Biển Địa Trung Hải cũng đã tập trung lượng lớn các nhóm của Lực lượng Hải quân Nga do tàu sân bay "Đô đốc Kuznetsov" làm "thủ lĩnh".

Cũng theo ông Dandykin những con tàu ngầm sẽ đảm bảo cho các nhóm quân sự hoạt động an toàn. Ông cũng nhấn mạnh rằng, các tàu mặt nước tham gia vào chiến dịch này đặc biệt là tàu sân bay "Đô đốc Kuznetsov" cần được bảo vệ và hoạt động cùng các tàu ngầm.

Nhận xét: Dĩ nhiên, khủng bố IS không có hải quân. Do vậy, lực lượng hải quân hùng hậu này của Nga, cũng như hệ thống tên lửa phòng không S-300, S-400 đã được triển khai chủ yếu là để làm hạ nhiệt "những cái đầu nóng" trong NATO. Đã hết thời NATO có thể hoành hành, reo rắc chết chóc khắp nơi tùy ý.


Cut

Putin ký đạo luật chấm dứt thỏa thuận xử lý plutonium do hành động thù địch từ phía Mỹ

Russian President Vladimir Putin
© Aleksey Nikolskyi / Sputnik
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 31/10 đã ký thông qua luật đình chỉ thỏa thuận về việc tiêu hủy plutonium từ các đầu đạn hạt nhân đã được giải giáp sau chiến tranh lạnh giữa Nga và Mỹ, trong bối cảnh căng thẳng giữa Moscow và phương Tây vẫn chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt".

Theo RT, đạo luật đình chỉ thỏa thuận về xử lý plutonium giữa Nga và Mỹ được đăng tải trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của chính phủ Nga, và chỉ tổng thống Nga mới được quyền quyết định có khôi phục thỏa thuận này trong tương lai hay không. Trước đó vài tuần, Tổng thống Vladimir Putin đã ký sắc lệnh đình chỉ thỏa thuận được ký kết vào năm 2000 giữa Nga và Mỹ, trong đó cho phép hai cường quốc hạt nhân xử lý và tiêu hủy plutonium khỏi chương trình quốc phòng của hai nước. Quốc hội Nga cũng đã phê chuẩn đạo luật này.

"Nga đình chỉ thỏa thuận vì những thay đổi đáng kể về môi trường, mối đe dọa ngày càng tăng đối với sự ổn định chiến lược do những hành động thù địch từ phía Mỹ nhằm vào Nga, cũng như sự bất lực của Mỹ trong việc thực hiện nghĩa vụ loại bỏ plutonium ở cấp độ vũ khí phù hợp với thỏa thuận giữa hai nước", RT trích một đoạn trong đạo luật mới được Tổng thống Putin thông qua.

Star of David

Hay Nhất Mạng: Hàng triệu người Palestine sống dở chết dở vì nguồn nước bị Israel cướp đoạt

Israel curbing palestine water
© Latuff
Ngày Nước Thế Giới đang tới gần chúng ta. Được khởi đầu bởi Liên hợp quốc năm 1992 trong hội nghị ở Liên hợp quốc về môi trường và phát triển, ngày 22/3/1993 được chọn là ngày quốc tế đầu tiên cho nước nhằm kêu gọi sự chú ý tới tầm quan trọng của nước sạch và tính khả dụng của nó. Từ đó, hàng năm, lễ kỷ niệm của ngày này đặt trọng tâm lên một khía cạnh khác nhau của các khó khăn mà người dân đối mặt trong việc nhận nguồn nước sạch.

Sự tham gia của Liên hợp quốc trong vấn đề này hiển nhiên là rất quan trọng, mặc dù cơ quan này vẫn cần làm nhiều hơn, chứ không chỉ đơn thuần có một ngày kỷ niệm hàng năm về vấn đề này. Điều cần phải làm đối với Liên hợp quốc là chấm dứt sự độc quyền nước bởi bất kỳ quốc gia nào có các nguồn nước trong phạm vi biên giới của họ và chấm dứt việc làm chệch dòng và ăn cắp nước từ các vùng đất bị chiếm đóng.

Khi một nước xâm lược khai thác các tài nguyên của vùng đất bị chiếm đóng gây hại cho người bản địa, họ xây dựng đất nước họ trên đống đổ nát của những gì họ đã phá hủy, và việc ăn cắp các tài nguyên như thế luôn hiện rõ, ngay cả khi kẻ chiếm đóng tìm cách che giấu hành động của họ đằng sau các nguyên lý cao quý. Hành động bất lương này trở nên tồi tệ hơn khi họ khẳng định vùng đất bị chiếm đóng đó là một món quà từ Chúa và dựng lên câu chuyện cổ tích có động cơ chính trị rằng đó chỉ là lấy "một vùng đất không có người cho một tộc người không có đất". Khi điều sai trái này thậm chí còn bị làm tồi tệ hơn nữa bởi những hành vi diệt chủng chống lại người bản địa, giết chết hàng nghìn và trục xuất hàng trăm nghìn người trong các chiến dịch thanh lọc sắc tộc, tình hình thực sự là rất nghiêm trọng. Tiếp theo những cố gắng phá hủy những thứ thiết yếu cho cuộc sống của người dân dưới ách đô hộ, kẻ xâm lược tìm cách kiểm soát thứ thiết yếu nhất, đó là nguồn nước. Sự thôn tính và kiểm soát nguồn nước trong lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng luôn luôn song hành với việc thuộc địa hóa vùng đất, một trong những ưu tiên của Israel.

Nhận xét: Bài này được viết từ năm 2010. Từ đó tới nay, tội ác chống nhân loại của Israel trong việc bóp nghẹt nguồn nước của người Palestine chỉ có tăng chứ không giảm. Như tiến sĩ Norman Finkelstein, một nhà hoạt động người Do Thái, từng nói: "Nếu bạn có một trái tim trong người, bạn sẽ khóc cho người Palestine."


Camcorder

Video chứng minh vụ "không kích trường học" ở Idlib, Syria là dàn dựng để bôi nhọ Nga

Hass school attack in Idlib province
© AFPBức ảnh do AFP đăng tải với bức tường lớp học đổ sập vì bị không kích nhưng bàn ghế trong lớp vẫn còn nguyên vẹn.
Một đoạn video cùng nhiều hình ảnh đã được Bộ Quốc phòng Nga công bố với những phân tích của thiếu tướng Igor Konashenkov về vụ tấn công vào một trường học ở thị trấn Hass thuộc tỉnh Idlib, Syria làm thiệt mạng 22 trẻ em cùng 6 giáo viên trong trường. Các máy bay Nga đã bị cáo buộc là thủ phạm gây ra vụ việc.

Theo ông Konashenkov nhận định, đoạn video được cắt ghép từ khoảng 10 đoạn clip khác nhau ghi lại vào nhiều thời điểm trong ngày. Một bức ảnh khác của AFP đăng tải cho thấy bức tường của một lớp học đã bị đổ sập hoàn toàn, tuy nhiên ông Konashenkov đã chỉ ra chi tiết bàn ghế trong lớp học vẫn nguyên trạng, thậm chí một bức tường màu hồng bên ngoài cũng không có vẻ là bị hư hại.

"Nếu ngôi trường bị không kích, tất cả các bức tường trong khu vực ném bom sẽ bị phá hủy hoàn toàn, và nội thất trong các tòa nhà sẽ bị cuốn đi bởi sóng xung kích", ông Konashenkov phân tích.

Bộ Quốc phòng Nga cũng đã xác định chính xác vị trí nơi mà bức ảnh được chụp lại và điều một máy bay không người lái đến chụp hình toàn cảnh khu vực. Những hình ảnh đầu tiên được chụp lại vào ngày 27/10, một ngày sau khi xảy ra vụ tấn công, đã được công bố với vùng khoanh viền vàng là vị trí ngôi trường trong làng Hass ở Idlib.

Nhận xét: Nhớ rằng mặc dù vụ "không kích" là dàn dựng nhưng những người thiệt mạng trong vụ đó là hoàn toàn thật. Nói một cách khác, kẻ nào đó đã thảm sát 22 trẻ em cùng 6 giáo viên chỉ để bôi nhọ Nga. Có ai còn ngạc nhiên nữa không?

Xem thêm:


Eagle

Mỹ bị tố cáo thả vũ khí tiếp tế cho khủng bố IS tại Iraq, mở đường cho chúng sang Syria

US sending arms to ISIS in Iraq
Máy bay Mỹ thả dù cung cấp vũ khí, trang thiết bị quân sự cho IS tại Iraq
Mỹ ngầm cung cấp vũ khí cho phiến quân?


Ngày 29/10, trang tin Al-Waqt (của Ả Rập) đưa ra bằng chứng tố cáo Mỹ đã âm thầm cung cấp một số lượng lớn vũ khí và thiết bị quân sự cho những kẻ khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đồn trú tại Iraq.

Theo Al-Waqt, hồi tuần trước, các máy bay trực thăng của liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu đã thả dù các vũ khí và trang thiết bị quân sự xuống gần Hồ Hamrin ở khu vực Tal Salimeh thuộc tỉnh Diyala.

Điều phối viên các lực lượng yêu nước Iraq Jafar al-Jaberi cũng nói với FNA: "Các máy bay Mỹ cũng được nhìn thấy đã thả vũ khí cho những kẻ khủng bố IS trong các khu vực thuộc quyền kiểm soát của chúng, và ngay cả trong những vùng mà gần đây đã được giải phóng khỏi tay IS, để khuyến khích phiến quân quay trở lại những nơi đó".

Nhiều nguồn tin đều cáo buộc Washington đã hỗ trợ IS, và phiến quân khủng bố đã nhận được sự hỗ trợ vũ khí và nhu yếu phẩm từ Mỹ trong một thời gian dài. Những gói hàng các máy bay Mỹ thả dù xuống được phiến quân khủng bố chất lên tàu và chở đến vùng đang hoạt động.

Better Earth

Hiệu ứng domino: Sau Philippines, đến lượt Malaysia "xoay trục" sang Trung Quốc

Malaysian PM Najib Razak and Chinese President Xi Jinping
Thủ tướng Malaysia Najib Razak và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Sau Philippines, đến lượt Malaysia "xoay trục" sang Trung Quốc? Đó là câu hỏi của The Straits Times ngày 29/10 khi dẫn lại bản tin Reuters cho hay, nhiều khả năng Thủ tướng Malaysia Najib Razak sẽ ký thỏa thuận mua tàu chiến Trung Quốc trong chuyến thăm chính thức kéo dài 1 tuần đến quốc gia này.


Nhận xét: Một tuần là thời gian đặc biệt dài cho một chuyến thăm chính thức cấp nhà nước. Rõ ràng nó mang một ý nghĩa nhất định trong định hướng đối ngoại của Malaysia.


Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein đã tiết lộ thông tin này trên tài khoản Facebook cá nhân của ông, và sau đó thông tin này bị gỡ khi Reuters đề nghị người phát ngôn Bộ Quốc phòng Malaysia xác nhận.

Nếu việc mua tàu chiến Trung Quốc diễn ra, đây sẽ là thỏa thuận quốc phòng quan trọng đầu tiên của Malaysia với Trung Quốc, giữa lúc căng thẳng Trung - Mỹ gia tăng trên Biển Đông vì hai siêu cường cạnh tranh ảnh hưởng trong khu vực.

Quan hệ Mỹ - Malaysia trở nên căng thẳng sau khi Bộ Tư pháp Mỹ nộp đơn khởi kiện đòi Quỹ đầu tư nhà nước Malaysia 1MDB phải trả 1 tỉ USD trong một cuộc điều tra rửa tiền. Ông Najib là người thành lập và là Chủ tịch Hội đồng tư vấn của quỹ này.

Bizarro Earth

Nga bị loại khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, trong khi Ả rập Xê út vẫn nguyên vị

saudi arabia human rights
Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc
Nga lần đầu tiên mất ghế ở Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc (UNHRC) kể từ năm 2006 tới nay, theo Independent 29/10.

Tại một cuộc họp của 193 thành viên Liên Hợp quốc hôm qua (28/10), 14/47 thành viên của UNHRC - cơ quan của LHQ thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền được bầu lại, theo quy định, nhiệm kỳ 3 năm. Nga chỉ nhận được 112/193 phiếu bầu, Hungary xuất sắc được 144 phiếu bầu, Croatia hơn Nga sát nút với 114/193 phiếu bầu.

Trước đó, Nga vừa hoàn thành nhiệm kỳ 3 năm trong UNHRC. Các quốc gia phương Tây không bỏ lỡ cơ hội này để cáo buộc trách nhiệm của Nga đối với các vấn đề nhân quyền trong cuộc nội chiến Syria, ngoài ra, trước thềm bỏ phiếu bầu thành viên UNHRC, Nga bị hơn 80 tổ chức phi chính phủ đặt câu hỏi có xứng đáng là thành viên tổ chức này hay không. Trung Quốc, Cuba, Ai Cập, Iraq và Malaysia cũng bị đặt câu hỏi tương tự.

Trong khi đó, Ả rập Saudi vẫn tiếp tục nằm trong UNHRC, bất chấp bị chỉ trích bởi hàng loạt tổ chức nhân quyền thế giới sau những hành động tại Yemen. Ả rập Saudi xử tử 157 người vào năm 2015, con số cao nhất trong 2 thập kỉ qua và đang trong đà vượt qua kỉ lục trong năm nay, nhưng vẫn nhận 152/193 phiếu bầu.

Nhận xét: Trắng là đen, đêm là ngày, ném bom, nuôi dưỡng khủng bố để truyền bá dân chủ, những kẻ cuồng tín chuyên chặt đầu người là thành viên cơ quan thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, những người đi đầu chống khủng bố bị loại khỏi đó. Đó, các bạn ạ, là thế giới ngày hôm nay, tạo ra bởi các nhà "kiến tạo hiện thực" tại chính phủ các nước phương Tây.


Die

Trí tuệ nhân tạo dự đoán Donald Trump thắng cử, được ủng hộ hơn cả Obama năm 2008

trump clinton
Một hệ thống trí tuệ nhân tạo từng đoán đúng kết quả ba kỳ bầu cử tổng thống Mỹ vừa đoán ông Donald Trump thắng trong cuộc bầu cử năm nay.

Đài CNBC (Mỹ) đưa tin hệ thống trí tuệ nhân tạo được gọi là MogIA đã xử lý 20 triệu điểm dữ liệu từ các nền tảng như Google, Facebook, Twitter và YouTube để đưa ra dự đoán.

Theo đó cho thấy chỉ số tương tác của ông Trump trên mạng xã hội cao hơn bà Hillary Clinton, thậm chí hơn cả chỉ số tương tác của Tổng thống Barack Obama hồi năm 2008 đến 25%.

Người tạo ra MogIA, ông Sanjiv Rai (Ấn Độ) nói điều này nói lên rằng người thắng sẽ là ông Trump, vì những lần phân tích trước đó đều cho thấy ứng cử viên nào đứng đầu dữ liệu tương tác, người đó sẽ thắng cử.

Nhưng ông Rai cũng lưu ý lượng dữ liệu khổng lồ trong các bài viết trên mạng xã hội rất khó phân tích, vì anh A. có thể tương tác bài viết về ông Trump nhưng không có nghĩa anh ta ủng hộ ông.

USA

Bất ngờ tháng 10: FBI mở lại điều tra hình sự về vụ bê bối email của Hillary Clinton

hillary orange
Đừng bỏ bộ áo màu cam đi vội, Hillary. Bà có thể sẽ phải dùng nó đấy.
Việc FBI tuyên bố mở lại cuộc điều tra vụ bê bối thư điện tử của bà Hillary Clinton hôm 28-10 thực sự khiến tuần này trở nên tồi tệ hơn với nữ ứng viên đảng Dân chủ, theo Washington Post.

Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) ngày 28-10 thông báo sẽ điều tra thêm một số email mới tiết lộ liên quan đến việc sử dụng email cá nhân của bà Hillary Clinton khi còn giữ chức Ngoại trưởng Mỹ để xác định xem những email này có chứa thông tin mật hay không.

Theo New York Times, các email mới gây nên động thái chấn động cuộc bầu cử Mỹ của FBI khi chỉ còn vỏn vẹn 10 ngày nữa cuộc bầu cử sẽ chính thức diễn ra, được phát hiện trên một chiếc máy tính thuộc cựu nghị sĩ Anthony Weiner - chồng của bà Huma Abedin, một phụ tá cấp cao của bà Clinton. Ông Anthony Weiner vốn đang là đối tượng điều tra của FBI về các tin nhắn quấy rối tình dục cho một bé gái 15 tuổi ở North Carolina.

Trong một bức thư gởi Quốc hội, Giám đốc FBI James B. Comey nói rằng những email nói trên được phát hiện trong một vụ việc không liên quan.

Nhận xét: Công bố mở lại cuộc điều tra hình sự về vụ bê bối email chỉ 10 ngày trước bầu cử là đòn mạnh giáng vào cơ hội thắng cử của Hillary Clinton. Điểm đáng chú ý là các báo lớn phương Tây, vốn vẫn đứng hẳn về phía Clinton, đã đăng rộng rãi tin này. Có nhiều khả năng là "chủ những con rối" đã quyết định rằng con rối Clinton quá lộ liễu và do đó không hữu dụng bằng con rối Trump.


Light Saber

Putin: Nga can thiệp bầu cử ở Mỹ ư? Nước Mỹ là "nền cộng hòa chuối" hay sao?

Putin
Việc Nga có ủng hộ Trump trong cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ hay không cũng được ông Putin giải đáp trong Valdai 2016. Tổng thống Nga Vladmir Putin đã phủ nhận những cáo buộc rằng Moskva đang cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016.

"Có ai thực sự nghĩ rằng bằng cách nào đó Nga có thể ảnh hưởng tới lựa chọn của người Mỹ không?", ông Putin nói trong phiên hội nghị cuối cùng của Câu lạc bộ Thảo luận Valdai tại Sochi ngày 27/10.

"Nước Mỹ là nền cộng hòa chuối hay sao? Mỹ là một đất nước vĩ đại đấy chứ. Tôi mà nhầm thì cứ sửa".

Theo Tổng thống Putin, "quân bài Nga" được sử dụng trong chiến dịch vận động tranh cử Mỹ là để đánh lạc hướng cử tri khỏi những vấn đề thực sự mà nước Mỹ đang phải đối mặt, bao gồm nợ công và hành vi tàn bạo của cảnh sát.