Chủ Những Con RốiS


Light Saber

"Brazil hóa" Venezuela thất bại: Hội đồng bầu cử ngừng thu thập chữ ký phế truất tổng thống

Maduro Carabobo
© WikimediaTổng thống Venezuela Maduro Carabobo
Sáng 21/10 (theo giờ Việt Nam), Hội đồng Bầu cử quốc gia Venezuela (CNE) tuyên bố đình chỉ việc thu thập chữ ký của 20% cử tri nước này - hoạt động do phe đối lập khởi xướng nhằm mở đường cho cuộc trưng cầu dân ý để phế truất Tổng thống đương nhiệm Nicolas Maduro. Kế hoạch thu thập chữ ký này dự kiến diễn ra trong các ngày 26, 27 và 28/10 tới.

Phóng viên TTXVN tại khu vực Nam Mỹ dẫn thông cáo của CNE cho biết cơ quan tư pháp tại các bang Apure, Aragua, Bolivar và Carabobo đã nhận được những cáo buộc liên quan tới hành vi gian lận của liên minh Bàn Đoàn kết Dân chủ (MUD) đối lập liên quan tới quá trình thu thập chữ ký các cử tri để có thể tiến hành trưng cầu dân ý nhằm bãi nhiệm người đứng đầu đất nước.

CNE tiếp tục kêu gọi các bên tiến hành cuộc đối thoại nhằm duy trì hòa bình và ổn định đất nước. Trong khi đó, Phó Chủ tịch thứ nhất đảng Xã hội Chủ nghĩa thống nhất (PSUV) cầm quyền Diosdado Cabello nhấn mạnh những kẻ khởi xướng tiến trình nhằm phế truất tổng thống hợp hiến này sẽ phải trừng trị thích đáng.

Gold Bar

Hay Nhất Mạng: Hoa Kỳ đang sập "bẫy vàng" của Nga - Trung Quốc như thế nào

Putin holding gold bar

Nhận xét: Sự thống trị tuyệt đối của đồng đôla Mỹ là yếu tố cơ bản làm nên sức mạnh của Đế chế Hoa Kỳ. Trong những năm qua, Nga và Trung Quốc đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm triệt tiêu sự thống trị đó để xây dựng nên một thể chế tài chính mới công bình hơn. Bài phân tích dưới đây được viết gần 2 năm trước nhưng vẫn giữ nguyên giá trị thời sự trong lúc này khi những vết rạn nứt trong hệ thống tài chính quốc tế dựa trên đồng đôla ngày càng trở nên rõ ràng hơn.


Trong cuộc khủng hoảng Ukraine, để khuất phục Nga, Mỹ và phương Tây tiến hành một cuộc chiến tiền tệ hòng làm sụp đổ nền kinh tế Nga bằng đòn USD-dầu mỏ. Đó là dùng sức mạnh toàn cầu của đồng USD kết hợp cùng những "cá mập tài chính" làm mất giá đồng Ruble, đồng thời giảm giá dầu tối đa để đánh vào nguồn ngân sách chính của doanh thu xuất khẩu và nguồn chính bổ sung vàng dự trữ của Nga.

Phải công nhận, đây là đòn hiểm, miếng võ "gia truyền" của Mỹ-phương Tây. Nói là "gia truyền" vì trước đây chính quyền của Tổng thống R.Reagan đã dùng và đã có hiệu nghiệm lớn khi hạ "knock out" Liên Xô, không những thế, sức mạnh và nguy hiểm của nó ngày nay còn khủng khiếp hơn khi đồng USD của Mỹ đang trở thành chúa tể thế giới và trong bản thân nước Nga đang tồn tại những "cá mập tài chính".

Hiệu quả của đòn đánh bất ngờ này là sự thảm bại thê thảm của đồng ruble Nga. Ngày 16/12 được coi là "ngày thứ 3 đen tối" khi đồng Ruble giảm tới 10% và khiến Ngân hàng trung ương Nga quyết định tăng ngay lãi suất lên đến 17%/năm nhưng vẫn không ngăn được tình trang mất kiểm soát.

Nhận xét: Những kẻ cầm đầu hệ thống tài chính - quân sự phương Tây đang tuyệt vọng. Và kẻ tuyệt vọng thường hay làm liều, đặc biệt khi chúng là những kẻ thái nhân cách không có lương tâm và không quan tâm đến hậu quả hành động của chúng. Khi bị "chiếu tướng", chúng thà đạp đổ bàn cờ còn hơn là nhận thua. Khủng bố, chiến tranh, kéo đổ nền tài chính thế giới là những quân bài mà chúng đã, đang và sẽ sử dụng.

Trong khi quan sát "ván cờ lớn" đang diễn ra, mỗi cá nhân chúng ta cũng nên tiến hành những biện pháp nhất định để đảm bảo sự an toàn của bản thân và những người thân trước những biến cố có thể xảy ra trong tương lai gần. Tri thức bảo vệ!

Xem thêm:


Megaphone

Cựu tổng thống Phiilppines ủng hộ Duterte, tố cáo Mỹ lật đổ mình và có thể lặp lại bài cũ

Former President of Phiilppines Joseph Estrada
Cựu tổng thống Phiilppines Joseph Estrada
Mới đây Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) đưa tin, cựu Tổng thống Phiilppines, hiện là Thị trưởng Manila đương nhiệm Joseph Estrada ngày 22/10 công bố ủng hộ quyết định "chia tay" Mỹ của Tổng thống Rodrigo Duterte và kêu gọi ngăn chặn nếu Washington tiếp tục can thiệp vào công việc nội bộ của Philippines.

Ông Estrada chỉ ra, Philippines là nước có hiến pháp riêng, "không thể vì được Mỹ giúp đỡ ở một số lĩnh vực mà cho Washington quyền được can thiệp vào công việc nội bộ của Manila".

Ông này cũng tuyên bố ủng hộ "cách làm đúng" của Tổng thống Duterte và đặt câu hỏi nghi ngờ về sự tức giận và lo lắng của Mỹ trước tuyên bố của Duterte.

Đặc biệt, Estrada còn tiết lộ, trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông, chính phủ Mỹ đã "nỗ lực ép buộc ông phải hành động theo lợi ích của nước Mỹ".

Arrow Down

Tự hại mình: Kinh tế Ả rập Xê út lao đao vì cuộc chiến giá dầu chống Nga

crude oil
© Sergei Karpukhin / Reuters
Cuộc chiến giá dầu đã khiến Saudi Arabia thay đổi toàn diện. Từ việc cắt giảm chi tiêu, trợ cấp xã hội đến tái cơ cấu nền kinh tế trong nước.

Tăng phí thị thực, tăng tiền phạt vi phạm giao thông

Saudi Arabia tiếp tục kế hoạch đại tu kinh tế kèm theo việc cắt giảm chi tiêu công, giảm tiền lương và tăng phí... nhằm ứng phó với sự sụt giảm nghiêm trọng của giá dầu trên thị trường.

"Chính phủ đang cải cách rất nhanh, còn người dân cảm thấy mình bị tụt lại đằng sau. Cuộc sống và kinh doanh như trước đây không thể tiếp tục", bà Lama Alsulaiman, thành viên ban lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Saudi Arabia nhận xét.

Chính phủ Saudi Arabia đã quyết định giảm bớt nguồn trợ cấp lớn cho nhiên liệu, điện và nước cho các doanh nghiệp đang hoạt động trên đất nước.

Nhận xét: Cuộc chiến phá giá dầu mỏ được Ả rập Xê út thực hiện từ 2 năm trước theo lệnh của Hoa Kỳ nhằm đánh quỵ nền kinh tế Nga. Đến nay, kinh tế Nga càng mạnh hơn trong khi kinh tế Ả rập Xê út ngày càng suy sụp vì giá dầu giảm và cuộc chiến bất hợp pháp tại Yemen.


USA

Che giấu điều gì? Mỹ cấm Nga giám sát cuộc bầu cử tổng thống

US voting picture
© Brendan McDermid / Reuters
Trước mặt bạn bè quốc tế, Mỹ luôn tỏ ra thoải mái với việc Nga sẽ tham gia giám sát quá trình bỏ phiếu. Tuy nhiên, trên thực tế, phía Nga không những không nhận được sự chấp thuận mà còn bị Nhà Trắng "dằn mặt".

Theo tờ Sputnik, vào hôm thứ Năm vừa qua, các quan chức chính phủ Mỹ ở các bang Oklahoma, Louisiana và Texas đã từ chối yêu cầu giám sát cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ diễn ra trong tháng 11 này theo yêu cầu của Nga.

"Thật không may, chúng tôi đã nhận được những phản ứng tiêu cực mà chủ yếu là sự đe dọa từ phía Washington bởi sự hiện diện của chúng tôi tại các trạm bỏ phiếu, và họ coi đây như là một hành động phạm tội", đại sứ quán Nga tại Mỹ cho biết trong một tuyên bố đăng trên trang web của mình hôm thứ Sáu.

"Đây là vấn đề về việc tôn trọng thực hiện các nhiệm vụ ngoại giao, chúng tôi đã gửi yêu cầu của mình với mong muốn tham gia giám sát quá trình bỏ phiếu ở một số địa phương giống như việc đại diện Hoa Kỳ đã tham gia giám sát cuộc bỏ phiếu của chúng tôi, tuy nhiên những gì chúng tôi nhận được đó là sự đe dọa."

Nhận xét: Không khó để đoán tại sao Mỹ làm vậy khi nhìn vào những gì xảy ra trong quá trình vận động bầu cử ở Mỹ cho đến nay: Wikileaks tiết lộ lãnh đạo đảng Dân Chủ gian lận để Hillary Clinton thắng cử thành ứng cử viên của đảng này. Rồi Donald Trump tuyên bố thẳng có khả năng sẽ có gian lận bầu cử có lợi cho Clinton.


Arrow Up

Nga tự chủ kinh tế, không bị ảnh hưởng bởi đòn chiến tranh kinh tế phương Tây

Russia's Economy Ministry
© Getty Images
Bộ Phát triển Kinh tế Nga vừa công bố dự báo phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2035 dựa trên điều kiện quốc tế thuận lợi và giá dầu tăng dần.

Cụ thể, theo dự báo được gửi cho Bộ Tài chính, Nga sẽ thoát khỏi suy thoái vào năm 2017 song vẫn phải mất khoảng 20 năm để vật lộn với tình trạng đói nghèo và trì trệ.

Ngoài ra, Bộ Kinh tế Nga đưa ra ba kịch bản đối với nền kinh tế nước này:

Thứ nhất: Kịch bản tiêu cực nhất, giá dầu thực tế trung bình ở mức 40 USD/thùng, còn giá danh nghĩa sẽ tăng khoảng 1 USD một năm và đạt 55 USD/thùng vào năm 2035, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga chỉ tăng trung bình 1,8%.

Thứ hai: Kịch bản lạc quan, sau khi thoát suy thoái vào năm 2017, kinh tế Nga sẽ tăng trưởng rất chậm, trung bình 2% một năm, thấp hơn tốc độ tăng trưởng trung bình trên thế giới tới 1,5 lần.

Boat

Cảng Cam Ranh đón tàu Hải quân Trung Quốc

Chinese missile warship
Tàu khu trục tên lửa Type - 051C lớp Lữ Châu số hiệu 115 của Hải quân Trung Quốc trong 1 lần diễn tập
Chính phủ Việt Nam tuyên bố rằng cảng quốc tế mở Cam Ranh sẽ có 3 tàu quân sự Trung Quốc đến thăm, theo Reuters.

Chuyến thăm sẽ kéo dài từ ngày 22 đến ngày 26 tháng 10, đại diện chính thức của phòng quan hệ đối ngoại tỉnh Khánh Hòa cho biết.

Quan chức này yêu cầu được giấu tên vì không được phép nói chuyện với các phương tiện truyền thông, không cho biết thêm các chi tiết.

Theo VnExpress, đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của tàu hải quân Trung Quốc đến Cam Ranh. 750 quân nhân Trung Quốc sẽ tham gia các hoạt động chung với Hải quân Việt Nam.

"Đó là chuyện bình thường, cho thấy rằng Việt Nam mở cửa cho tất cả các quốc gia và không dựa vào quan điểm của bất kỳ quốc gia cụ thể nào", — nhà khoa học Việt Nam Hà Hoàng Hợp, cố vấn chính phủ, cho biết.

Nhận xét: Việt Nam tiếp tục chính sách "đi trên dây" giữa các cường quốc.


Bizarro Earth

5 năm sau ngày Gaddafi bị giết bởi lính đánh thuê NATO, Libya vô chủ và hỗn loạn

Gaddafistone
5 năm sau ngày ông Gaddafi bị giết, Libya không lập nổi một chính phủ thống nhất, đất nước tan tành trong cuộc đấu đá nội bộ.

Gaddafi bị giết dưới tay "lính đánh thuê" phương Tây?

Ngày 20 tháng 10 năm 2011, đại tá Muammar Gaddafi, người đã lãnh đạo đất nước Libya trong 42 năm liền, đã bị giết chết dưới tay quân nổi dậy Libya, tiến hành bạo loạn cướp chính quyền với sự hỗ trợ của quân đội Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Đây là quan điểm chung của các nhà ngoại giao, chính trị gia và các nhà khoa học Nga thống nhất tại hội thảo bàn tròn được tổ chức tại Trung tâm báo chí quốc tế của hãng thông tấn "Rossiya Segodnya".

Ông Muammar Gaddafi là nhà lãnh đạo duy nhất trong lịch sử thế giới đã từ bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân, đổi lấy những nhượng bộ kinh tế và đảm bảo an ninh từ phía phương Tây. Và kết cục ông đã bị chết thảm và đất nước Lybia hiện nay vô cùng loạn lạc.

Light Saber

Tổng thống Philippines Duterte tuyên bố chia tay với Mỹ, bắt tay với Trung Quốc, Nga

Duterte
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố chia tay với nước Mỹ cả về kinh tế và quân sự sau các cuộc hội đàm đầy hữu hảo ở Trung Quốc.

Trung Quốc là nước ngoài khối ASEAN đầu tiên mà Tổng thống Duterte chọn thăm kể từ khi chính thức lên cầm quyền tại Philippines vào tháng 6.2016. Ông Duterte đến Bắc Kinh ngày 18.10 trong chuyến công du kéo dài 4 ngày. Theo Reuters, tại buổi tiếp ông Duterte ở Đại lễ đường nhân dân ở Bắc Kinh hôm qua 20.10, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bày tỏ hy vọng chuyến thăm của Tổng thống Duterte sẽ là "cột mốc" giúp "cải thiện đầy đủ" quan hệ giữa hai nước, vốn bị ảnh hưởng nặng nề do tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông.

Anh em máu mủ

Ông Duterte đến Bắc Kinh với sự tháp tùng của ít nhất 200 doanh nhân hàng đầu, nhằm dọn đường cho cái mà ông gọi là "một liên minh thương mại mới", khi quan hệ giữa Philippines và đồng minh Mỹ đang ngày một xấu đi. Tại cuộc gặp sau khi tiếp đón bằng thảm đỏ ở quảng trường Thiên An Môn, ông Tập tuyên bố Trung Quốc với Philippines là "những người anh em máu mủ", và rằng hai bên có thể "xử lý thỏa đáng các tranh chấp", dù ông không đề cập cụ thể vấn đề Biển Đông trong những phát biểu trước báo giới. Tờ South China Morning Post đưa tin trong phát biểu đáp lời, Tổng thống Duterte nói rằng Trung Quốc là bạn của Philippines suốt nhiều thế kỷ, quan hệ hai nước sâu sắc, không dễ bị chia cắt và đang bước vào "mùa xuân".

Evil Rays

Hay Nhất Mạng: Mười điều bạn không biết về cái gọi là chế độ độc tài của Gaddafi ở Libya

Gaddafi
Bạn nghĩ gì khi nghe đến tên Đại tá Gaddafi? Bạo chúa? Độc tài? Khủng bố? Chúng tôi muốn bạn quyết định sau khi đọc bài viết dưới đây.

Trong 41 năm trời cho đến khi bị giết hại vào tháng 10 năm 2011, Muammar Gaddafi đã làm một số điều thực sự kỳ diệu cho đất nước mình. Ông cũng cố gắng không nghỉ để đoàn kết và đem lại sức mạnh cho cả châu Phi nói chung.

Vì vậy, bất kể bạn nghe gì trên đài và TV, Gaddafi đã làm một số điều không giống hình ảnh "tên độc tài tàn bạo" được mô tả bởi giới truyền thông phương Tây.

Dưới đây là 10 điều Gaddafi đã làm cho Libya mà có thể bạn chưa biết...

1. Tại Libya, căn nhà được coi là một quyền tự nhiên của con người

Cuốn Sách Xanh của Gaddafi đã khẳng định: "Ngôi nhà là một nhu cầu cơ bản của cả cá nhân và gia đình của anh ta, vì vậy nó không nên được sở hữu bởi ai khác." Cuốn Sách Xanh của Gaddafi là triết lý chính trị của nhà cố lãnh đạo. Nó được xuất bản lần đầu vào năm 1975 với mục đích để cho tất cả người dân Libya đọc. Nó thậm chí còn được đưa vào chương trình giảng dạy quốc gia.

2. Giáo dục và điều trị y tế hoàn toàn miễn phí

Dưới thời Gaddafi, Libya có thể tự hào có một trong những nền y tế tốt nhất trong vùng Trung Đông và châu Phi. Và nếu một công dân Libya không tìm được chương trình học hay chương trình điều trị y tế phù hợp ở Libya, họ sẽ được tài trợ để đi ra nước ngoài.

Nhận xét: Tất cả những cái đó giờ đã biến mất, do Hoa Kỳ và các nước chư hầu (ví dụ Pháp), đã hợp tác với tổ chức khủng bố al-Qaeda để lật đổ Gaddafi và chiếm lấy đất nước. Tất cả những gì Gaddafi gây dựng nên giờ đã chết, và chính những kẻ khủng bố được phương Tây hỗ trợ đang nắm quyền. Dân chủ? Thật là chuyện đùa.

Xem thêm: