Chủ Những Con RốiS


Arrow Down

Không học từ lịch sử: Việt Nam ủng hộ Mỹ can thiệp vào châu Á nếu mang lại hòa bình

U.S. Army helicopters pour machine gun fire into tree line to cover the advance of South Vietnamese ground troops in an attack on a Viet Cong camp near the Cambodian border, in March 1965 during the Vietnam War.
© AP/Horst FaasMột trong những "can thiệp" của Mỹ trong lịch sử mà Việt Nam không chịu học
South China Morning Post ngày 18/10 dẫn nguồn tin Reuters cho biết, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định rằng: Việt Nam ủng hộ Mỹ và các nước khác can thiệp vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương nếu nó giúp duy trì hòa bình và ổn định.


Nhận xét: Đây là một chữ "nếu" rất lớn. Nhìn lại lịch sử, đặc biệt là lịch sử gần đây, bao nhiêu cuộc can thiệp của Mỹ đã "giúp duy trì hòa bình và ổn định"?


Reuters cho rằng, đây là một sự "chứng thực kịp thời" sự tiếp tục hiện diện của Mỹ trong khu vực, trong bối cảnh chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ tỏ ra không chắc chắn.

Tướng Nguyễn Chí Vịnh đưa ra bình luận này khi gặp gỡ Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đặc trách Nam Á và Đông Nam Á, bà Cara Abercrombie hôm thứ Hai. Trong cuộc đối thoại, bà Abercrombie nói rằng Hoa Kỳ sẽ không thay đổi chiến lược xoay trục của mình.

Nhận xét: Có câu rằng "Những ai không nhớ được lịch sử sẽ buộc phải lặp lại nó." Liệu nó có áp dụng với Việt Nam không?


Eagle

Cây gậy quá to, củ cà rốt quá bé: Lý do các đồng minh lần lượt lạnh nhạt với Hoa Kỳ?

Philippine President Rodrigo Duterte and U.S. President Barack Obama
© Lean Daval Jr / Jonathan Ernst / Reuters
Ngày 28.7.2014 Tổng thống Mỹ Obama và lãnh đạo Đức, Anh, Pháp, Ý quyết định áp cấm vận mạnh hơn với những ngành trọng yếu của nước Nga, nhằm gia tăng áp lực lên Tổng thống Nga Vladimir Putin sau khi máy bay MH17 của Malaysia Airlines bị bắn rơi, thì ngày 6.12.2014 Tổng thống Pháp Francois Holland ghé thăm Moscow và gặp gỡ Putin.

Khi đó có thể lý giải Washington "đấm", Paris "xoa" để giúp Putin bớt cực đoan có thể làm hỏng kế hoạch của Washington khi đang xoay về trục mới.

Ngày 15.12.2015 Arabia Saudi quyết định thành lập Liên minh Quân sự Hồi giáo 34 nước, động thái này được lý giải là Riyah muốn chia sẻ với Washington trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế.

Ngày 6.5.2016 Thủ tướng Nhật ghé thăm Moscow thì hành động này bị xem là vượt rào cấm vận. Ngày 9.8.2016 Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đến Moscow lần đầu tiên sau "sự kiện 17 giây", thì đây có thể xem như lời cảnh báo tới Washington về nguy cơ đồng minh sẽ trở thành quân cờ trong tay đối thủ.

Nhận xét: Các quốc gia đang lần lượt nhận ra rằng với Hoa Kỳ không có quan hệ đồng minh, chỉ có quan hệ chư hầu.


Rose

"Bông hồng sa mạc": Đệ nhất phu nhân Syria luôn sát cánh cùng chồng lúc cam go

asma assad
Tổng thống Syria Bashar al-Assad đi bỏ phiếu cùng vợ Asma al-Assad
Ngày 18/10, trong cuộc phỏng vấn độc quyền với kênh truyền hình 24 Rossiya của Nga, Đệ nhất phu nhân Asma al-Assad cho biết bà đã từ chối lời đề nghị rời khỏi Syria để ở lại bên cạnh chồng mình, Tổng thống Bashar al-Assad.

BBC dẫn lời bà Assad cho biết những người đề nghị cho bà một ngôi nhà mới rời xa đất nước Syria đang bị chiến tranh tàn phá nhằm tìm cách làm người dân mất lòng tin ở chồng bà.

Đệ nhất phu nhân Syria khẳng định: "Tôi vẫn ở đây ngay từ khi mọi thứ bắt đầu và tôi cũng chưa từng nghĩ rằng mình sẽ ở bất cứ nơi nào khác cả.

Đúng là tôi đã được trao cho cơ hội để rời khỏi Syria hay nói đúng hơn là chạy khỏi nơi đây. Những lời đề nghị này bao gồm cả sự đảm bảo an toàn, bảo vệ các con tôi và ngay cả đảm bảo về tài chính.

Không cần là một thiên tài để biết những người này thực sự muốn gì. Đó là một cố gắng nhằm phá vỡ niềm tin của người dân vào Tổng thống Syria", bà Assad chia sẻ về lời đề nghị, tuy nhiên bà từ chối tiết lộ người đứng sau nó.

Attention

Quân đội Iraq thắng như chẻ tre ở Mosul - 9000 khủng bố IS đi đâu?

SAD i Saudijska Arabija će prebaciti 9000 ISIL terorista iz iračkog Mosula u Siriju za napad na sirijsku vojsku
Phải chăng phần lớn khủng bố IS đã rời khỏi Mosul trước khi quân Iraq tấn công?
Quân Iraq thắng lợi chẻ tre ở Mosul


Quân đội Iraq và lực lượng vũ trang của người Kurd ở nước này (Peshmerga) tuyên bố, họ đã chiếm lại được một số làng bên ngoài thành phố Mosul, trong khuôn khổ chiến dịch quân sự giành lại quyền kiểm soát thành phố thuộc tỉnh Nineveh từ tay các chiến binh IS.

Chiến dịch tái chiếm Mosul được sự yểm trợ của các cuộc không kích và pháo binh của liên minh do Mỹ dẫn đầu, đồng thời có sự tham gia của các bộ tộc theo Hồi giáo Sunni cũng như của dân quân dòng Shia và lực lượng vũ trang của người Kurd ở Iraq.

Cuộc tấn công nhằm tái chiến Mosul bắt đầu vào hôm 17/10, với hơn 30.000 quân chính phủ và người Kurd, có sự hỗ trợ của lực lượng cố vấn và đặc nhiệm, cùng đòn yểm trợ hỏa lực từ trên không của máy bay liên quân 60 quốc gia do Mỹ dẫn đầu.

Tuy lực lượng của Iraq rất hùng hậu nhưng giới quan sát nhận định rằng, đây sẽ là một chiến dịch lâu dài và gian khổ bởi phiến quân IS có tới 9000 quân ở Mosul. Nếu chúng tổ chức lực lượng lập các cứ điểm kiên cố để cố thủ thì cuộc chiến có thể kéo dài tới hàng tháng trời.

Magnify

Bí mật về Coca-Cola và lượng ma túy cocaine khổng lồ mà họ sản xuất một cách hợp pháp

Coca cola devil
Nước Côca-Cola, loại nước giải khát bán chạy nhất thế giới - loại nước trước đây đã từng chứa côcain, vẫn đang được gia giảm để tăng hương vị bằng một chất không có khả năng gây nghiện được tách chiết từ lá côca - loại lá được dùng để sản xuất côcain. Và một sự thật là cho đến nay, Công ty Côca-Cola vẫn đang nhập khẩu loại lá này dù theo luật pháp của Mỹ, nhập khẩu hoặc chế biến lá côca đều là bất hợp pháp. Vậy bí mật ở đây là gì?

Từ hàng nghìn năm nay ở vùng núi cao Andes thuộc bờ Tây lục địa Nam Mỹ (trải dài qua 7 quốc gia: Achentina, Bolivia, Chile, Colombia, Ecuador, Pêdu và Vênêzueela), lá côca đã được dùng như một loại trà thảo mộc. Trên thực tế, lá côca rất giàu các chất dinh dưỡng thiết yếu, giúp hỗ trợ hệ hô hấp và hệ tiêu hóa. Nó còn được coi là một tác nhân kích thích và là một loại thuốc giảm đau tự nhiên. Theo kinh nghiệm truyền thống của người bản địa và nhiều nghiên cứu khoa học đã khẳng định rằng ở dạng tự nhiên, lá côca hoàn toàn an toàn và không gây nghiện. Để tạo ra côcain, một chất gây nghiện, từ lá côca, cần trải qua một quy trình chế biến rất phức tạp và phải dùng đến các nguyên liệu hóa học có độc tính. Từ một vài năm gần đây, ngày càng nhiều các sản phẩm chứa côcain bắt đầu thâm nhập vào thị trường các quốc gia vùng Andes.

Hiện nay, Mỹ vẫn đang theo đuổi mạnh mẽ chính sách khuyến khích các quốc gia vùng Andes tiêu diệt các rừng côca bằng cách phun thuốc độc xuống những cánh rừng này. Theo luật pháp của Mỹ, nhập khẩu hoặc chế biến lá côca đều là bất hợp pháp, chỉ trừ khi bạn là Công ty Côca-Cola. Trong cố gắng để duy trì hương thơm truyền thống của loại nước uống bán chạy nhất thế giới, Công ty Côca-cola đã thuyết phục được Chính phủ Mỹ cho phép họ được đặc cách khỏi luật này. Thật vậy, trong công thức nguyên bản, nước Côca-Cola đã từng chứa côcain. Công thức này sau đó bị tạm ngưng dùng nhưng tên gọi Côca-Cola vẫn được giữ. Chữ "côca" là bắt nguồn từ cây côca, và chữ "kola" bắt nguồn từ quả kola - quả của cây kola, cùng họ với cây cacao, dùng để tạo hương thơm cho loại đồ uống này. Côca-Cola là công ty duy nhất của Mỹ có quyền nhập lá côca thông qua một Công ty chế biến côca có tên là Stepan. Năm 1922, đạo luật Jones-Miller của Mỹ đã cấm nhập khẩu lá côca vào lãnh thổ Mỹ, nhưng Công ty Côca-Cola (và Công ty Stephan của họ) đã được chấp thuận là ngoại lệ đối với đạo luật này. Sự đặc cách này vẫn là một bí mật cho đến những năm cuối thập kỷ 80 khi Thời báo New York (New York Times) dường như đã gây sốc cho dư luận khi tuyên bố phát hiện ra sự thật trong bài báo "Công ty Côca-Cola đã làm thế nào để có được lá côca?" của tác giả Clifford D. May đăng ngày 01 tháng 7 năm 1988

Attention

Thỏa thuận Minsk nguy cơ sụp đổ. Bộ tứ Normandy nhóm họp, hy vọng tránh chiến tranh

Normandy Four green room
© Tass.comBộ tứ Normandy
Các nhà lãnh đạo của Đức, Pháp, Nga và Ukraine sẽ nhóm họp tại Berlin (Đức) vào chiều 19/10, nhằm đánh giá việc thực hiện các thỏa thuận Minsk về ngừng bắn tại miền Đông Ukraine.

Cơ quan báo chí của Chính phủ Đức ngày 18/10 cho biết Thủ tướng Đức Angela Merkel đã chính thức mời lãnh đạo Nhóm Bộ Tứ Normandy tới Berlin để "thảo luận các bước đi tiếp theo nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine".

Như vậy, kể từ lần gặp trước tại Paris diễn ra cách đây hơn 1 năm (vào ngày 2/10/2015), đến nay lãnh đạo Nhóm Bộ Tứ mới tiếp hành cuộc gặp gỡ tiếp theo để thảo luận về tình hình Ukraine.

Trong khi đó, Văn phòng Phủ Tổng thống Pháp Francois Hollande cho rằng hơn 1 năm đã trôi qua và có nhiều việc cần bàn thảo trong cuộc gặp ngày 19/10 tại Berlin.

Nhận xét: Cuộc gặp mặt này của Bộ tứ Normandy diễn ra trong bối cảnh Thỏa thuận Minsk II sắp tan vỡ do những hành động khiêu khích hiếu chiến từ phía Kiev. Họ liên tục vi phạm thỏa thuận ngừng bắn, thậm chí thực hiện một cuộc tiến công tương đối lớn vào vùng nam Donetsk và ám sát thủ lĩnh quân sự Motorola của nước cộng hòa Donetsk. Lời tuyên bố mới nhất của người đứng đầu nước cộng hòa Donetsk Alexander Zakharchenko cho thấy rõ ràng rằng phía Donbass đang mất hết kiên nhẫn.


Trong khi đó, truyền thông phương Tây tiếp tục buộc tội Nga không thực hiện Thỏa thuận Minsk II, một thỏa thuận mà họ không phải một trong các bên tham gia.


Bullseye

Erdogan vạch mặt Mỹ ở Iraq: "14 năm trước, Saddam Hussein có mời họ không?"

Erdogan
© dpaTổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.
Trong việc giải phóng thành phố Mosul của Iraq khỏi tay của lực lượng khủng bố IS, Thổ Nhĩ Kỳ cũng có quyền tương tự như Mỹ năm 2003 vì trong năm này, Mỹ thậm chí còn không được Tổng thống Iraq khi đó là Saddam Hussein mời đến Iraq.

Lời mỉa mai trên được Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đưa ra khi khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tham gia vào chiến dịch giải phóng thành phố Mosul của Iraq khỏi tay lực lượng IS, bất chấp việc có được mời tham gia vào chiến dịch này hay không.

Được biết, Mosul là thành phố lớn thứ hai ở Iraq và đã trở thành thành trì của lực lượng khủng bố IS từ năm 2014. Trong đêm chủ nhật, rạng sáng ngày thứ hai (17/10), Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi đã tuyên bố bắt đầu thực hiện chiến dịch quân sự để giải phóng thành phố này khỏi tay IS.

Trước đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan khẳng định rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thể nào "vô can" đối với các sự kiện ở quốc gia láng giềng Iraq và sẽ đưa quân tham gia giải phóng thành phố Mosul. Chính quyền Iraq đã lên tiếng phản đối sự có mặt của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trên lãnh thổ Iraq khi lực lượng này đang đóng ở khu vực Bashika ở phía Bắc Iraq. Sau đó, Bộ Ngoại giao Mỹ lên tiếng khẳng định rằng tất cả các lực lượng quốc tế ở Iraq cần phải hành động theo thỏa thuận và phải nhận được sự đồng ý của Chính phủ Iraq.


Nhận xét: Tuyên bố hùng hồn trong khi Mỹ đang hoạt động tại Syria mà không có sự đồng ý của chính phủ Syria hay sự cho phép của Liên Hiệp Quốc. Rồi còn Nam Tư, Afghanistan, Iraq, Libya trước đây. Đúng là đạo đức giả không biết ngượng!


Nhận xét: Mỹ xâm lược Iraq vào năm 2003 mà không được phép của Liên Hiệp Quốc với cái cớ ngăn chặn vũ khí hủy diệt hàng loạt. Sau cuộc xâm lược khiến hơn một triệu người Iraq bị tàn sát và đất nước này bị phá hủy tan hoang, không một bằng chứng về vũ khí hủy diệt hàng loạt nào được tìm thấy. Tất cả là thông tin trước đó là dối trá, bịa đặt.

Xem thêm:


Padlock

Tự do ngôn luận kiểu Anh: Anh đóng mọi tài khoản ngân hàng của mạng truyền hình Nga RT

RT logo
© RT
Trong một bước đi khá bất ngờ, ngày 17/10, ngân hàng NatWest của Anh đã đóng mọi tài khoản của mạng truyền hình RT của Nga. Tổng Biên tập RT Margarita Simonyan cho biết NatWest đã thông báo đóng các tài khoản của RT tại Anh và đây là một quyết định không thể đảo ngược.

Sau thông báo này, RT đã công bố trên website của mình bức thư đề ngày 12/10 của NatWest nói rằng ngân hàng này đã xem xét lại các thỏa thuận với RT và kết luận rằng sẽ không cung cấp thêm các dịch vụ của hãng truyền thông của Nga.

Trong bức thư, NatWest, thuộc sở hữu Ngân hàng Hoàng gia Scotland, không nêu lý do đưa ra quyết định trên, đồng thời khẳng định đây là quyết định cuối cùng và không thương lượng.

Ngân hàng cũng cho biết sẽ đóng các tài khoản của RT trong vòng hai tháng, tới ngày 12/12 tới.

Nhận xét: Điều những kẻ muốn ngăn chặn tiếng nói của RT không chờ đợi là rất nhiều người Anh lên tiếng phản đối hành động trắng trợn này. Dưới đây là bức thư của một công dân Anh gửi cho RT:
Tôi đã là khách hàng của NatWest tại Vương quốc Anh từ năm 2003. Hôm nay, tôi vừa gửi cho họ bức email như sau:

"Theo bản tin hôm nay, các anh định đóng tài khoản ngân hàng của RT News không có lý do. Do đây là nguồn tin tức ưa thích của tôi, tôi định cũng sẽ đóng tài khoản của tôi với ngân hàng các anh không có lý do và tôi chân thành hy vọng rằng hành động của tôi sẽ được sự tham gia của hàng ngàn khách hàng khác của các anh. Tôi không biết các anh có thể giới thiệu cho tôi một ngân hàng khác, một ngân hàng tập trung làm việc trong ngành ngân hàng chứ không dính mũi vào chính trị?

Trân trọng,
Tony West"
Và có vẻ như Ngân hàng Hoàng gia Scotland đang lùi bước trước làn sóng phản đối này. Họ đã gửi một bức thư khác cho RT, nói rằng sẽ xem xét và thảo luận lại quyết định này, bất chấp khẳng định trước đó rằng đây là quyết định cuối cùng không thương lượng.


Stormtrooper

Lính đánh thuê và máy bay không người lái Mỹ quần thảo tại Đông Ukraine

DPR Donbass Donetsk Ukrainian soldier
© thespeaker.coBinh lính nước cộng hòa Donetsk ở tư thế sẵn sàng
Các phương tiện truyền thông Nga hôm 16/10 dẫn thông tin từ cổng thông tin theo dõi chuyển động của không quân nước này cho hay, máy bay không người lái (UAV) chiến lược Northrop Grumman RQ-4 Global Hawk của Không quân Mỹ đã thực hiện chuyến bay do thám gần Crimea, tiếp cận bán đảo này từ phía Ukraine và Biển Đen.

Theo đó, chiếc UAV của Mỹ đã cất cánh từ căn cứ Sigonella trên đảo Sicily hôm 15/10. Đầu tiên, máy bay này tiếp cận bán đảo Crimea từ phía Tây Biển Đen, ở độ cao 15,5m.

Sau đó, nó tiến vào không phận Ukraine trong khu vực Nikolaev và tiếp tục bay về phía Đông qua Kherson và Melitopol.

Trong khi đó, trên mặt trận miền Đông Ukraine, thông tin từ các đơn vị trinh sát của Cộng hòa nhân dân Lugansk tự xưng (LPR) cho hay họ đã phát hiện sự xuất hiện của hàng trăm lính đánh thuê nước ngoài gần các khu vực giáp ranh ở Đông Ukraine.

Nhóm lính đánh thuê khoảng 150 người tới từ Mỹ, Canada, các nước thuộc vùng Baltic và Ba Lan.

Nhận xét: Xem thêm: Lộ mặt thật: Tổng thống Ukraine nói sẽ không thực hiện thỏa thuận Minsk


Light Saber

Nga tập trung đội tàu chiến hùng mạnh đến Syria, sẵn sàng với mọi tình huống

Almiral Kuznetsov
© Ministerio de defensa rusoTàu sân bay Đô đốc Kuznetsov mới được nâng cấp của Nga
Nga tăng cường lực lượng rất mạnh đến Địa Trung Hải


Theo truyền thông Nga, vào lúc 15.00 MSK (giờ Moscow, tức 19h00 theo giờ Hà Nội) ngày 15/10, nhóm tàu chiến của Hạm đội Biển Bắc dẫn đầu bởi tàu sân bay "Đô đốc Kuznetsov" và tuần dương hạm hạt nhân "Peter Đại đế" (Pyotr Velikiy) đã nhổ neo rời quân cảng của Hạm đội.

Thành phần biên đội bao gồm tàu sân bay động cơ thông thường mang tên "Đô đốc Kuznetsov", tuần dương hạm tên lửa hạt nhân hạng nặng "Peter Đại đế", 2 khu trục hạm chống ngầm cỡ lớn Severomorsk"Phó Đô đốc Kulakov", cùng với một số tàu bảo đảm, hậu cần khác.

Hiện nay lực lượng của Hạm đội Biển Đen thường trực ở Địa Trung Hải có khoảng 10 tàu, dẫn đầu là tuần dương hạm Project 1164 lớp Atlant mang tên Moskva (kỳ hạm của Hạm đội Biển Đen). Ngoài ra, còn có các tàu khu trục chống ngầm và tàu chiến cỡ nhỏ mang tên lửa Kalibr.

Với sự bổ sung lực lượng, Hạm đội Nga ở Địa Trung Hải đã hiện diện 1 tàu sân bay với đầy đủ tiêm kích hạm và 2 tuần dương hạm rất mạnh cùng với ít nhất 5 tàu tên lửa các loại (có cả tên lửa hành trình Kalibr) cùng vài khu trục hạm chuyên chống ngầm cỡ lớn.

Nhận xét: Xem thêm: Nga cảnh báo sẵn sàng bắn hạ máy bay và tên lửa của Mỹ