Chủ Những Con RốiS


Vader

Donald Trump thành tổng thống Mỹ: Một trong 10 mối đe dọa toàn cầu lớn nhất

donal trump hitler
Khả năng ứng cử viên Tổng thống Mỹ Donald Trump đắc cử sẽ mang tới những rủi ro lớn, có ảnh hưởng tới toàn cầu. Đây là nhận định do nhóm nghiên cứu Intelligence Unit của tờ Economist (Anh) đưa ra.

Nhóm vừa công bố báo cáo Đánh giá rủi ro toàn cầu, trong đó khả năng ông Trump đắc cử được điểm khá cao là 12. Để so sánh, đứng đầu bảng rủi ro hiện nay là nguy cơ nền kinh tế Trung Quốc lao dốc, với 20 điểm.

EIU nêu ra các lý do khiến ông Trump bị xem là mối đe dọa lớn cho sự ổn định toàn cầu: thái độ thiếu thân thiện của ông với Trung Quốc, Mexico; các bình luận quá khích của ông về Hồi giáo cực đoan; quan điểm thù địch của ông với tự do thương mai.

EIU nói rằng đề xuất của Trump ngăn không cho người Hồi giáo vào Mỹ có thể là "công cụ tuyển mộ tiềm năng cho các nhóm cực đoan." "Ông cũng có quan điểm đặc biệt nghiêng về cánh hữu trên vấn đề Trung Đông và khủng bố, cực đoan. Đơn cử như ông cổ súy cho hoạt động sát hại gia đình những kẻ khủng bố và đề nghị tung quân vào Syria để xóa sổ IS," báo cáo của EIU nêu rõ.

EIU đánh giá nước Mỹ dưới thời ông Trump có nguy cơ tiến hành chiến tranh thương mại với nước khác cao hơn. "Ông hiện đã có thái độ rất thù địch với các hoạt động tự do thương mại, gồm Thỏa thuận tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) và gần đây còn gọi Trung Quốc là đất nước "thao túng tiền tệ," báo cáo nêu rõ.

Nhận xét: Donald Trump thành tổng thống Mỹ sẽ là mối đe dọa toàn cầu bởi vì dưới sự lãnh đạo của hắn, Hoa Kỳ sẽ vứt bỏ hoàn toàn cái mặt nạ nhân đạo, dân chủ, thiện chí mà họ vẫn mang từ trước tới nay và trở thành một đất nước phát xít thực sự, một đất nước phát xít với tiềm lực quân sự mạnh nhất thế giới.


Bullseye

Hay Nhất Mạng: Thành quả tuyệt vời: Nga đã cứu Syria khỏi âm mưu thay đổi chế độ của Mỹ

children playing syria
© Rodi Said / ReutersTrẻ em chơi bóng tại thành phố Ras al-Ain, Syria
Hôm 15/3, tờ Nước Nga Ngày nay (RT) dẫn lời nhà báo có tiếng chuyên các vấn đề quốc tế người Anh Finian Cunningham cho hay, Nga đã cứu Syria khỏi âm mưu thay đổi chế độ của Mỹ. Và đó là mục tiêu đã hoàn thành mà Nga muốn đề cập.

5 năm nội chiến, 5 tháng Nga can thiệp quân sự và giờ các cuộc đàm phán hòa bình đang diễn ra. Chỉ đơn giản có vậy.

Tuy nhiên, theo ông Finian Cunningham, thay vì thừa nhận Nga đã hoàn thành sứ mệnh, các phương tiện truyền thông phương Tây lại ngay lập tức suy đoán rằng, tuyên bố bất ngờ của Tổng thống Putin về việc rút quân Nga khỏi Syria cho thấy sự " rạn nứt " trong quan hệ giữa Moscow và Damascus.

Đây là loại vũ khí truyền thông của phương Tây nhằm làm phân tâm sự chú ý của thế giới để che dấu bản chất thực sự của cuộc nội chiến ở Syria.

Chủ quyền của Syria là nguyên tắc trung tâm, là cơ sở cho các cuộc đàm phán hòa bình đang được nối lại tại Geneva tuần này. Nếu không có sự can thiệp quân sự của Nga, Syria sẽ không có cơ hội để theo đuổi một giải pháp chính trị trên một nền tảng vững chắc như vậy.

Nhận xét: Các nhà lãnh đạo phương Tây đã liên tục gọi Nga và Putin là "kẻ xâm lược", là kẻ thù của thế giới tự do chuyên đi gây rắc rối ở khắp nơi. Sự thật là Putin đang cứu thế giới này khỏi những kẻ xâm lược thực sự: các nhà lãnh đạo thái nhân cách ở Hoa Kỳ và đám tay sai của họ ở châu Âu, những kẻ sẵn sàng làm bất cứ điều gì để duy trì bá quyền của họ trên thế giới. Họ sẵn sàng hủy diệt cả quốc gia (Libya, Iraq, Syria) để thỏa mãn nhu cầu thống trị bệnh hoạn của họ. Việc họ gán các động cơ và hành vi của họ lên Putin và nước Nga lại càng đáng khinh bỉ hơn nữa. May mắn thay cho nhân loại, Putin đã ngăn chặn đạo quân khủng bố của họ và giữ cho quá trình dân chủ được tiếp tục ở Syria bằng cách không cho phép Assad bị lật đổ thông qua bạo lực. Ai biết được thế giới này sẽ ra sao nếu Putin đã không đứng lên chống lại phương Tây và chiến đấu cho lợi ích của nhân loại.


Briefcase

Nga đẩy mạnh hợp tác an ninh với Việt Nam trong chuyến thăm của Thư ký Hội đồng An ninh

Russian Security Council Secretary Nikolai Patrushev
© Sergey Guneev / SputnikThư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev
Tại Hà Nội, trong hai ngày thứ Ba và Tư, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev đã tiến hành các cuộc tham vấn chuyên gia về các vấn đề an ninh khu vực và quốc tế, trao đổi những khía cạnh hợp tác giữa Nga và Việt Nam trong lĩnh vực này, - theo bộ phận thông tin báo chí Hội đồng An ninh Nga.

"Ông Nikolai Patrushev đã hội đàm với các vị Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam Trần Đại Quang, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh," — thông tin cho biết.

Tại Bộ Công an Việt Nam, hai bên đã thảo luận triển vọng phối hợp giữa các cơ quan thực thi pháp luật và an ninh của Nga và Việt Nam, về sự hợp tác trong lĩnh vực pháp lý.

"Các bên nhấn mạnh sự quan tâm phát triển mối liên lạc trong theo dõi chống khủng bố, trong cuộc chiến chống tội phạm mạng, chống buôn bán ma túy, đối đầu những nỗ lực can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền," — theo thông tin từ Hội đồng An ninh Nga.

Nhận xét: Hội đồng An ninh Quốc gia Nga là cơ quan xem xét và đưa ra những quyết định chiến lược quan trọng nhất trong chính phủ Nga (tương tự như Bộ Chính trị của Việt Nam). Việc ông Patrushev sang Việt Nam trực tiếp hội đàm với các bộ trưởng Công an, Quốc phòng và Ngoại giao cho thấy mối quan tâm của Nga đối với tình hình an ninh tại Việt Nam nói riêng và khu vực ASEAN nói chung trong bối cảnh Hoa Kỳ tăng cường can thiệp vào khu vực này.


Chess

Rút quân khỏi Syria: Quyết định khôn ngoan của tổng thống Putin

Putin
© EPA/MIKHAIL KLIMENTYEV/SPUTNIK/KREMLIN POOL
Động thái bất ngờ tuyên bố rút quân khỏi Syria của Tổng thống Putin được cho là bước đi khôn ngoan, có lợi cả về đối ngoại và đối nội.

Trong cuộc họp tại điện Kremlin với Ngoại trưởng Sergei Lavrov và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu tối 14/3, Tổng thống Nga đã đưa ra quyết định sẽ rút một phần cơ bản lực lượng quân đội Nga đang tham gia chiến dịch không kích chống IS tại Syria.

Tổng thống Putin tuyên bố: "Tôi cho rằng, nhiệm vụ đặt ra đối với Bộ Quốc phòng và các lực lượng vũ trang nói chung đã được thực hiện, bởi vậy tôi ra lệnh cho Bộ Quốc phòng, từ ngày 15/3 rút một bộ phận chính các nhóm quân sự ra khỏi Syria. Tôi đề nghị Bộ Ngoại giao thúc đẩy sự tham gia tích cực của Nga vào việc tổ chức tiến trình hòa bình về vấn đề Syria".

Gửi tín hiệu đến phương Tây và thế giới Arab

Quyết định rút lực lượng quân đội Nga đang tham chiến khỏi Syria được đưa ra một cách bất ngờ, tuy nhiên với nhiều nhà quan sát, nó phù hợp với phong cách của Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhóm cố vấn về chính sách đối ngoại của ông: Luôn đưa ra những động thái đầy bất ngờ nhưng cũng rất hiệu quả.

Attention

Nhiệm vụ hoàn thành: Putin ra lệnh bắt đầu rút quân đội Nga khỏi Syria

Russian President Vladimir Putin and Defense Minister Sergey Shoigu
© kremlin.ruTổng thống Nga Vladimir Putin và Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra quyết định rút một phần cơ bản các nhóm quân sự Nga khỏi Syria.

Quyết định trên được ông Putin đưa sau cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Sergay Shoigu và Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov để đánh giá tình hình Syriaa tối 14/3.

Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Ngoại giao Nga đã báo cáo với Tổng thống Putin về diễn biến chiến sự và tiến trình hòa bình ở Syria.

Theo đó, kể từ khi Nga bắt đầu tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng khủng bố IS tại Syria, từ ngày 30/9 năm ngoái, nước này đã tiến hành hơn 10.000 cuộc không kích cùng hàng loạt các loại vũ khí tấn công từ khoảng cách hơn 500km bắn phá các cứ điểm của lực lượng IS tiêu diệt nhiều phần tử khủng bố và chặn được tuyến đường tiếp tế các nguồn tài trợ cho khủng bố.

Nhiều vùng lãnh thổ, điểm dân cư đã được giải phóng khỏi IS tạo ra bước ngoặt quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố.

Nhận xét: Ngay từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự tại Syria, truyền thông phương Tây liên tục ca bài "Nga sẽ sa lầy ở Syria". Hôm nay, chỉ sau vài tháng hoạt động dứt khoát, hiệu quả, tình hình chiến trường Syria đã được đảo ngược, đất nước bắt đầu bình ổn, tiến trình hòa bình bắt đầu và Nga có thể rút phần lớn quân đội. Tất cả những cái đó hoàn toàn trái ngược với các cuộc "can thiệp" mà thực chất là xâm lược mà Hoa Kỳ thực hiện trong những năm gần đây.


Magnify

Thổ Nhĩ Kỳ và nguy cơ đảo chính trong nước

turquia pkk
© AFP 2015/ Cagdas ErdoganBạo loạn tại Thổ Nhĩ Kỳ
Thổ Nhĩ Kỳ đang phải đối mặt với nhiều mối nguy cùng lúc đến từ sự chia rẽ về chính trị-xã hội, sự suy thoái kinh tế, sự leo thang căng thẳng cả ở trong và ngoài nước.

Tờ Lenta của Nga ngày 11/3 dẫn lời Giáo sư Paul Shlikov của Viện châu Á và châu Phi thuộc Đại học Lomonosov cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang lâm vào một tình huống vô cùng khó khăn là phải đối mặt với nhiều mối nguy cùng lúc đến từ sự chia rẽ về chính trị-xã hội, sự suy thoái kinh tế, sự leo thang căng thẳng cả ở trong và ngoài nước.

Không giống như sự bất ổn chính trị và kinh tế xảy ra trong những năm 1970 và 1990, cuộc khủng hoảng hiện nay ở Thổ Nhĩ Kỳ phần lớn là kết quả của các cuộc xung đột giữa chính sách đối nội và đối ngoại thực dụng của Ankara mà các nhà lãnh đạo nước này gần đây theo đuổi.

Theo ông, việc quân đội can thiệp mạnh mẽ trong tiến trình chính trị là một trong những đặc điểm của lịch sử gần đây của Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này làm tăng khả năng dẫn tới đảo chính quân sự tại quốc gia này.

Giáo sư Shlikov cho biết, ba yếu tố chính có thể dẫn tới một cuộc đảo chính quân sự tại Thổ Nhĩ Kỳ đều đang hiện diện gồm: sự gia tăng cuộc khủng hoảng chính trị trong nước, sự gia tăng các mối đe dọa bên ngoài và sự tác động mạnh mẽ tới vấn đề người Kurd.

Quenelle

Nga sẽ không cầu xin EU dỡ bỏ trừng phạt

Russian bear vs EU
Moscow sẽ không đề nghị Liên minh Châu Âu (EU) dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga, Phó Thủ tướng Nga - ông Sergei Prikhodko hôm nay (12/3) đã tuyên bố như vậy trước các phóng viên ở Athens.

Ông Prikhodko nói thêm rằng, Moscow sẽ tiếp tục hợp tác với những nước mong muốn phát triển quan hệ đối tác với Nga, ví dụ như Hy Lạp.

"Sự thực là tác động của bất kỳ biện pháp trừng phạt nào cũng sẽ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn và trong đa số trường hợp, các biện pháp trừng phạt thường có hậu quả tiêu cực cho chính những người khởi xướng ra chúng. Chúng tôi sẽ không kêu gọi bất kỳ ai dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt. Đó là vấn đề liên quan đến ý chí chính trị và độ trưởng thành chính trị của các đối tác Châu Âu của chúng tôi", Phó Thủ tướng Prikhodko phát biểu thêm.

Đây không phải là lần đầu tiên một quan chức Nga lên tiếng thể hiện sự cứng rắn, thách thức trước các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev hồi tháng 2 cũng từng có phát biểu tương tự như của ông Prikhodko. "Chúng tôi sẽ không cầu xin bất kỳ điều gì... Họ sẽ phải tự đến và nói: Chúng ta hãy chấm dứt chuyện này (chính sách trừng phạt) bởi không ai được lợi gì từ đó. Mọi người đều phải chịu ảnh hưởng xấu từ các biện pháp trừng phạt", Thủ tướng Medvedev đã nói như vậy trên tạp chí Time.

Nhận xét: Sự thật là EU bị thiệt hại hơn nhiều so với Nga khi tiến hành những biện pháp trừng phạt vô nghĩa lý này. Thêm vào đó, Nga hành động hoàn toàn danh chính ngôn thuận tại Ukraine. Người dân Nga đã trải qua những điều kiện khó tưởng tượng nổi trong thập kỷ 90. Muốn họ từ bỏ lãnh thổ quốc gia, từ bỏ đồng bào trong cơn hoạn nạn để đổi chút lợi ích kinh tế? Đừng có mơ!


People

Căm ghét cuộc chiến tranh vô nghĩa, các sĩ quan hải quân Ukraine bỏ hàng ngũ sang Crimea

Crimea
© Sputnik. Artem Kreminsky
Kiev vừa tiết lộ bí mật về việc các sĩ quan Hải quân Ukraina thường xuyên xin nghỉ với "lý do gia đình".

Sự thật là các lính thủy Ukraina viện cớ để đi nghỉ ở Crưm. Kết luận do một nhóm quan chức đặc biệt của Hải quân nước này đưa ra. Kể từ đầu năm 2015, có 155 người đến bán đảo. Nhưng đây chỉ là số trường hợp đã bị phát hiện. Tất cả những người này đều vi phạm lệnh của Kiev cấm đến cái gọi là các "vùng lãnh thổ bị chiếm đóng."

Ủy ban còn xác nhận một thực tế phũ phàng: sự đào ngũ hàng loạt của quân nhân Lực lượng Hải quân Ukraina. Trong năm 2015, có 559 binh sĩ và sĩ quan đã tự tiện rời khỏi đơn vị. 122 người bị phát hiện và trả lại, số phận những người khác không rõ.

Con số thống kê của năm nay sẽ được bổ sung những họ tên mới. Chỉ trong vòng hai tháng, 87 lính thủy Ukraina đã bỏ trốn. 13 trường hợp bị phát hiện và trả lại đơn vị. Thực tế, nhiều quan chức hải quân cấp cao Ukraina đã làm ngơ trước tình hình, họ không tổ chức tìm kiếm những kẻ đào ngũ, thậm chí che giấu sự thật.

Nhận xét: Những quân nhân này nhận ra họ đang tuân lệnh một chính quyền phát xít thảm sát chính đồng bào mình. Và lương tâm họ đã mách bảo họ nên làm gì.


Quenelle

Chính khách Nga phơi bày trò hai mặt của phương Tây trong cuộc phỏng vấn với báo Đức

syrians love putin
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Duma quốc gia Nga vừa trả lời phỏng vấn báo Die Presse về lý do Nga can dự vào cuộc xung đột tại Trung Đông.

- Báo Die Presse:Nếu tính từ góc độ quân sự liệu Nga có đối mặt với nguy cơ bị sa lầy ở Syria như Mỹ tại Iraq hay không?

- Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Duma quốc gia Nga Aleksey Pushkov: Nga không đưa bộ binh đến Syria. Nhiệm vụ của Nga (tại Syria) là hỗ trợ quân đội Syria và tất cả những ai chiến đấu chống IS.

- Báo Die Presse: Cũng như tôi, chắc Ngài thừa biết rằng cuộc chiến chống IS - không phải là mục tiêu duy nhất của Nga tại Syria. Nhiệm vụ (của Nga) còn là làm suy yếu tất cả những đối thủ của Assad.

- Ông Aleksey Pushkov: Chúng tôi ủng hộ Assad vì cho đến bây giờ ông ấy vẫn là Tổng thống hợp pháp của Syria, và ngoài lực lượng người Kurd ra, đấy còn là lực lượng duy nhất chống lại IS trên bộ.

Nhận xét: Những câu hỏi từ tờ báo Đức là điển hình của những luận điệu dối trá, đạo đức giả và hai mặt mà truyền thông phương Tây vẫn tuôn ra hàng ngày về vai trò của Nga trong cuộc chiến tại Syria. Tuy nhiên, với sự thật và cách trả lời thẳng thắn, ông Pushkov đã đập tan tất cả những luận điệu đó.


Rocket

IS pháo kích sang Thổ Nhĩ Kỳ: Erdogan mượn vở của Israel?

Turkey shelling bombing Kurds YPG Syria
© AP Photo/ Halit Onur Sandal
Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định IS đã pháo kích sang khu vực nước này, trong khi Nga vẫn nỗ lực không ngừng tấn công phiến quân khủng bố.

IS pháo kích sang Thổ Nhĩ Kỳ

Hãng tin Dogan của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 7/3 đã đưa ra cáo buộc phiến quân IS đã tiến hành pháo kích sang khu vực thị trấn Kilis gần biên giới giữa nước này với Syria.

Theo nguồn tin, 8 rocket loại Katyusha được phóng từ khu vực Nhà nước Hồi giáo kiểm soát ở Syria sang thị trấn Kilis của Thổ Nhĩ Kỳ khiến một người thiệt mạng và hai người bị thương, trong đó một người nguy kịch. Cảnh sát địa phương đã tiến hành phong tỏa hiện trường.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sau đó đã pháo kích đáp trả vào các vị trí của IS theo đúng nguyên tắc giao chiến.

Nhận xét: Lâm vào thế đường cùng, phải chăng tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đang mượn vở của Israel: Sai tổ chức khủng bố mình điều khiển phóng vài quả rocket để có cớ đem quân can thiệp? Tuy nhiên, có vẻ như đã quá muộn cho hắn.