Chủ Những Con RốiS


Bomb

Ít nhất 65 người chết, chủ yếu là phụ nữ trẻ em, sau vụ đánh bom tại Lahore, Pakistan

Lahore bombing
Hiện trường vụ đánh bom ở Lahore
Giới chức Pakistan xác nhận, một vụ đánh bom tự sát vừa xảy ra, làm rung chuyển trung tâm thành phố Lahore, cướp đi sinh mạng của ít nhất 65 người, chủ yếu là phụ nữ, trẻ em và làm hơn 280 người khác bị thương.

Theo CNN, một vụ nổ kinh hoàng đã xảy ra bên ngoài công viên Gulshan Iqbal ở trung tâm thành phố Lahore, thủ phủ của tỉnh Punjab (Pakistan) hôm nay (27.3).

Tại thời điểm xảy ra vụ nổ, có rất nhiều gia đình đang tập trung vui chơi bên ngoài công viên này. CNN dẫn lời giới chức Pakistan cho hay, vụ nổ do một kẻ đánh bom tự sát gây ra.

Trong khi đó, Reuters dẫn lời ông Khawaja Salman Rafique, một quan chức y tế tỉnh Punjab xác nhận, tính đến thời điểm này, số người thiệt mạng vì vụ đánh bom tự sát tại Lahore đã lên tới ít nhất 65 người, chủ yếu là phủ nữ và trẻ em. Ngoài ra khoảng 280 người khác cũng bị thương.

Các nhân chứng cho biết, họ nhìn thấy các bộ phận cơ thể rải rác trên khắp bãi đậu xe, nơi xảy ra vụ đánh bom và bụi cuốn mù mịt khắp nơi. Video hiện trường mô tả rất nhiều trẻ em và phụ nữ hoảng loạn gào khóc thảm thiết, cầu cứu trong khi đội ngũ y tế cũng như lực lượng cứu hộ hối hả chuyển các nạn nhân bị thương tới bệnh viện cấp cứu.

Eagle

Phương Tây reo rắc sự hỗn loạn ở mọi nơi họ can thiệp, kể cả sau khi rút quân

Poznato? Kontrolisani haos - ostvarivanje političkih i ekonomskih interesa
Tiến hành can thiệp quân sự, phương Tây đã để lại mớ hỗn độn cho các nước ở các khu vực đồng thời kéo dài thêm những bất đồng sâu sắc.

Chính quyền Libya ở Tripoli ban bố tình trạng khẩn cấp

Ngày 25/3, chính quyền kiểm soát thủ đô Tripoli của Libya đã ban bố "tình trạng khẩn cấp tối đa" sau khi chính phủ đoàn kết do Liên hợp quốc bảo trợ tuyên bố các thành viên của chính phủ này sẽ tới Tripoli để bắt đầu làm việc.

Trong khi đó, chính phủ đoàn kết dân tộc Libya, được thành lập theo một thỏa thuận ký kết dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc tại Maroc hồi tháng 12/2015, đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ ở trong nước.

Trước đó, hôm 18/3, chính phủ ở Tobruk, do Quốc hội được quốc tế công nhận bầu ra, khẳng định không đồng ý cho chính phủ đoàn kết bắt đầu làm việc trong nước.

Rocket

Kết luận cơ quan điều tra Hà Lan: Ukraine là bên đã bắn hạ máy bay MH17

MH17 crash
© Maxim Zmeyev / ReutersHiện trường máy bay MH17 bị bắn rơi ngày 17/7/2014
Tại phiên điều trần kín hôm 22/1 vừa qua, Quốc hội Hà Lan đã tiến hành phiên điều trần kín về quá trình điều tra nguyên nhân dẫn đến thảm họa MH17. Tại đây, các nghị sĩ đã được nghe ông Harm Brouwer - người đứng đầu Cơ quan Giám sát các cơ quan Tình báo - Quốc phòng (CTIVD) chia sẻ những kết luận có được.

Ông Brower nói rằng MH17 đã bị bắn hạ bởi một tên lửa BUK đất đối không. Kết quả điều tra cho thấy tại thời điểm xảy ra thảm kịch (17/7/2014), chỉ có phía Ukraine là bên sở hữu hệ thống tên lửa BUK ở vùng Donbass.

Ông Omtzigtt, người cũng dự phiên điều trần này, ngay sau đó đã cho đăng tải thông tin lên trang twitter cá nhân. Thế nhưng vì một lý do nào đó mà mẩu tin này không gây được nhiều sự chú ý, không lây lan rộng.

Blue Planet

Trung Quốc và các nước tiểu vùng Mekong ra mắt cơ chế hợp tác mới trong khai thác nước

Mekong summit in Sanya, Hainan, China
Các thủ tướng và phó thủ tướng Việt Nam, Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia và Myanmar (trái qua phải) tại hội nghị thượng đỉnh Tam Á
Trung Quốc đã tạo ra một định dạng mới trong quan hệ với các nước Đông Nam Á.

Tại Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) ở thành phố Tam Á (Trung Quốc) với sự tham gia của Thủ tướng Thái Lan, Thủ tướng Campuchia, Thủ tướng Lào, Phó Tổng thống Myanmar và Phó Thủ tướng Việt Nam, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường chính thức ra mắt cơ chế hợp tác mới với các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng. Lời hứa của Bắc Kinh cung cấp cho các đối tác vốn vay ưu đãi trị giá hơn 11,5 tỷ USD đã củng cố định dạng này về mặt tài chính.

Trong đó, 5 tỷ USD sẽ được phân bổ cho các dự án cụ thể về hợp tác năng lượng trong lưu vực sông Mê Kông. Hiện có 5 nhà máy điện của Trung Quốc đang hoạt động ở khu vực này, và 2 nhà máy đang được xây dựng trên địa bàn Trung Quốc và Lào. Như dự kiến, trong tương lai gần sẽ ​​xây dựng thêm 10 nhà máy thủy điện — 6 nhà máy ở Lào và 4 nhà máy tại Campuchia. Có vẻ là Trung Quốc có ý định tiếp tục phát triển sự hợp tác năng lượng với các nước láng giềng trong tiểu vùng Mê Kông mở rộng để giảm nhẹ vấn đề nan giải tùy tiện lấy nước từ con sông lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Để giảm bớt sự căng thẳng trong vấn đề chia sẻ tài nguyên nước ở tiểu vùng này và để dập tắt làn sóng chỉ trích từ các nước láng giềng trước thềm Hội nghị thượng đỉnh ở Tam Á, Trung Quốc lần đầu tiên trong lịch sử đồng ý cung cấp cho họ thông tin đầy đủ về chế độ vận hành các nhà máy thủy điện. Trước đây, Trung Quốc đã giữ bí mật dữ liệu này và coi đó là thông tin chiến lược.

Nhận xét: Xem thêm: Đừng phóng đại vai trò của Trung Quốc đối với sông Mekong


Red Flag

Quân đội Syria tự đứng trên đôi chân mình, thắng vang dội ở Palmyra, tạo bước ngoặt lớn

Temple of Bel Palmyra Syria
© Gustau Nacarino / Reuters Palmyra là thành phố chiến lược với nhiều di tích lịch sử nhất tại Syria
Quân Syria giải phóng vùng "Tam giác Palmyra"

Nguồn tin từ quân đội chính phủ Syria cho biết, đêm 22/3, lực lượng đặc biệt tinh nhuệ Tigers phối hợp với lực lượng Hezbollah, lữ đoàn Diều Hâu Sa mạc, lực lượng tình nguyện bán quân sự Liwaa Imam Ali và lính thủy đánh bộ Syria đã mở đợt tấn công khủng bố IS và giành lại toàn quyền kiểm soát vùng đồi núi "Tam giác Palmyra".

Theo đó, các lực lượng vũ trang Syria cùng quân đồng minh đã tấn công tiêu diệt khoảng 20-30 tay súng IS trước khi trận địa của chúng bị phá vỡ bởi hỏa lực của quân đội chính phủ.

Tại chiến trường Jabal Al-Tar nằm ở phía bắc Tam giác Palmyra, lực lượng Tiger và Lữ đoàn Diều hâu sa mạc cũng đang tấn công dồn dập vào tuyến phòng thủ của IS.

Sau nhiều giờ giao tranh, quân chính phủ đã giành được vành đai phía tây bắc của đỉnh núi Jabal Al-Tar, cũng như khống chế đường tiếp tế "huyết mạch" của khủng bố trên tuyến đường Ithriya-Palmyra.

Document

IS, dầu mỏ và Thổ Nhĩ Kỳ: Những bằng chứng tìm thấy ở thị trấn Syria vừa được giải phóng

isis petroleo
Các tài liệu của IS, bao gồm cả hóa đơn buôn bán với Thổ Nhĩ Kỳ, chúng bỏ lại khi tháo lui
Trang web của kênh truyền hình Nga RT công bố những tài liệu thu được của tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS, hay còn gọi là DAESH), chứng minh những cáo buộc là chính quyền Ankara buôn bán dầu lậu với tổ chức khủng bố quốc tế này.

Ngoài ra, còn có những bằng chứng của các tay súng IS bị bắt, kể về việc họ đã từ Thổ Nhĩ Kỳ sang Syria như thế nào, cùng với việc khai thác dầu mỏ của những người Hồi giáo ra sao và công đoạn xuất khẩu món "vàng đen" này sang nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ.

Từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Syria: Cánh cửa mở rộng cho đối lập, khủng bố

Được biết, các tài liệu mà kênh truyền hình Nga công bố đã rơi vào tay đơn vị Tự vệ Nhân dân người Kurd (YPG) trong trận tấn công thành phố Shaddad ở miền bắc Syria, và sau đó chúng được chuyển giao cho các phóng viên RT, khi họ đến thăm những địa điểm này.

Trong trong thời điểm đó, các tay súng của Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) cũng bắt giữ được các tù nhân là chiến binh mang quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia và các nước khác, những đối tượng này đã phanh phui sự thật về mối liên hệ của IS và Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhận xét: Sau vụ đánh bom ở Brussels, các nhà lãnh đạo phương Tây không bỏ lỡ cơ hội, lập tức siết chặt các biện pháp đàn áp an ninh. Thế nhưng họ lại ngó lơ khi Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ chính những kẻ khủng bố được cho là đã thực hiện vụ đánh bom ấy trong nhiều năm. Có ai thấy điều gì không ổn ở đây không?


Boat

Tàu Thổ Nhĩ Kỳ cố tình đâm sập cầu đang xây dựng nối liền Crimea và đất liền Nga?

Kerch bridge
© PKU Uprdor Tàu hàng Thổ Nhĩ Kỳ đâm sập trụ cầu bắc qua eo biển Kerch, nối Nga và Crimea
Vụ việc chấn động mới xảy ra khi một tàu của Thổ Nhĩ Kỳ đã đâm sập hàng loạt cột trụ của cây cầu Nga đang xây dựng qua eo biển Kerch.

Tàu Thổ Nhĩ Kỳ đâm sập trụ cầu qua eo biển Kerch

Ngày 19-3 vừa qua, chiếc tàu hàng mang tên "Lira", thuộc sở hữu của Turkuaz Shihhing Corp (Thổ Nhĩ Kỳ) đã đâm vào cây cầu mà Nga đang xây dựng bắc qua eo biển Kerch - FlashCrimea đưa tin, dẫn nguồn từ ban quản lý tuyến đường cao tốc "Taman".

Theo nguồn tin của ban quản lý tuyến đường cao tốc "Taman", chiếc tàu của Thổ Nhĩ Kỳ đã đâm vào trụ của chiếc cầu N'2, hiện đang được xây dựng để nối giữa giữa đảo Tuzla và lạch biển, nằm trong tổng thể công trình thi công cầu qua eo biển Kerch, nối liền lãnh thổ Nga với bán đảo Crimea.

Hậu quả của vụ va chạm là một trong những cột trụ của cây cầu bị phá hủy hoàn toàn, ba cột khác cần phải sửa chữa và xem xét những thiệt hại. Ngoài ra, tàu chở hàng này còn phá hủy hoàn toàn các cọc hải đăng để báo hiệu công trình biển đang thi công.

Question

Trọng Tâm SOTT: Kẻ nào đang đánh bom dân thường châu Âu?

brussels attack
© vesti24 / Instagram
Lần trước khi một làn sóng các vụ đánh bom được thực hiện nhắm vào thường dân châu Âu, các nhóm 'cánh tả' hoặc 'cộng sản' bị đổ lỗi. Cuối cùng, sự thật được phơi bày rằng các nhóm đó đã bị cố ý gài bẫy và thủ phạm thực sự là những nhóm 'đặc nhiệm' hoạt động dưới sự điều hành trực tiếp của NATO, mà thực chất là Hoa Kỳ cùng đám nhân viên và đồng sự của họ ở châu Âu.

Mục đích của làn sóng đánh bom và xả súng đó là chia rẽ, thao túng và điều khiển dư luận thông qua việc reo rắc sợ hãi, tuyên truyền, thông tin sai lạc, chiến tranh tâm lý, và khủng bố cờ giả nhằm đạt những mục tiêu chiến lược của các chính phủ phương Tây, đặc biệt là chính phủ Hoa Kỳ. Những mục tiêu chiến lược này là một phần của quá trình 'Chiến Tranh Lạnh' nhằm ngăn chặn các đảng phái cánh tả, xã hội hay cộng sản lên nắm quyền tại châu Âu, điều sẽ làm suy giảm ảnh hưởng của Hoa Kỳ và tăng cường ảnh hưởng của Liên Xô cũ.

Năm ngoái, Chủ tịch Hội đồng Tư lệnh Các Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ, Tướng Martin Dempsey, tuyên bố rằng chính phủ và quân đội Hoa Kỳ đang 'giở lại các chiêu bài Chiến Tranh Lạnh' để đối phó với Nga và nguy cơ Nga tăng cường ảnh hưởng của mình đối với các nước châu Âu. Lầu Năm Góc gần đây cũng tuyên bố Nga là mối đe dọa số một đối mặt với Hoa Kỳ hiện nay. Chúng ta phải tự hỏi ngày nay Lầu Năm Góc đang đi theo chiến lược từ thời Chiến Tranh Lạnh của họ sát đến mức nào, và liệu nó có bao gồm những vụ tấn công khủng bố cờ giả tương tự nhắm vào dân thường ở châu Âu nhằm tạo ra một bầu không khí bất an để rồi các chính sách độc tài hơn có thể dễ dàng được áp đặt lên công chúng? Chúng ta cũng phải tự đặt dấu hỏi về sự trùng hợp kỳ lạ của việc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cảnh báo chỉ vài ngày trước rằng, "không có lý do gì khiến quả bom nổ tại Ankara [vào ngày 12/3] lại không thể nổ tại Brussels."

Nhận xét: Xem thêm:


Dollars

Cách Hoa Kỳ tiêu ngân sách quốc phòng khổng lồ? Đổ tiền vào những cuộc chiến sa lầy

Wasteful military spending
Trong tuần này Tổng thống Vladimir Putin cho biết rằng chi phí cho chiến dịch tại Syria là khoảng 464 triệu $ từ khoản ngân sách chi cho Bộ Quốc phòng. Ngoài hai cuộc chiến tranh thế giới, những hoạt động quân sự nào của thế kỷ XX và XXI có chi phí tốn kém nhất?

Sau các cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001, Tổng thống Mỹ George W. Bush phát động "cuộc chiến chống khủng bố" — chiến dịch "Nền tự do bền vững", được tiến hành ở Afghanistan, Iraq, Pakistan, Somalia, Yemen, Indonesia và Philippines. Các chuyên gia trường Đại học Harvard ước tính rằng sự tham gia của Mỹ trong cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan tiêu tốn khoảng 4 nghìn tỷ đến 6 nghìn tỷ USD, khiến cho "cuộc chiến chống khủng bố"này thành xung đột quân sự tốn kém nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

Chiến tranh Việt Nam kéo dài 8 năm và khiến Mỹ phải tiêu tốn 738 tỷ USD và hơn 58.000 quân nhân thiệt mạng. Một trong những hậu quả mà Washington phải gánh chịu sau cuộc chiến này là "hội chứng Việt Nam", thể hiện trong việc nhiều người Mỹ từ chối hỗ trợ việc các lực lượng vũ trang tiến hành những chiến dịch quân sự lâu dài và mạo hiểm.

Sự tham gia cuộc chiến tranh Triều Tiên khiến Mỹ thiệt hại 341 tỷ USD và khoảng 34.000 người thiệt mạng. Cuộc chiến giữa Bắc và Nam Triều Tiên bắt đầu năm 1950 và kéo dài trong 3 năm. Tham chiến về phía Nam Triều Tiên có quân bộ binh của Liên Hiệp Quốc, chủ yếu là lính Mỹ.

Nhận xét: Với số tiền hàng ngàn tỷ đôla chi cho quốc phòng hàng năm, mà thực chất là chi cho chiến tranh xâm lược và thống trị trên khắp thế giới, chính phủ Hoa Kỳ đã có thể tạo ra một thiên đường trên Trái Đất này. Nhưng những kẻ thái nhân cách không có khả năng tạo ra bất cứ điều gì ngoài sự tàn phá và hủy diệt.


Bad Guys

Người Kurd ở Syria tuyên bố thành lập liên bang: Chiến thuật cho đàm phán Geneva?

kurd
© Azad Lashkari / Reuters
Ngày 16/3, lực lượng người Kurd ở miền Bắc Syria đã tuyên bố về kế hoạch thành lập chính thể liên bang, một thể chế được hy vọng có thể áp dụng trên toàn bộ đất nước.

Theo đó, ba khu tự trị của người Kurd ở Kurdistan (Rojava), miền Bắc Syria sẽ được hợp nhất và đặt tên là Liên bang miền Bắc Syria.

Liên bang này là đại diện cho người Kurd, người Turkmen, người Ả Rập ở miền Bắc Syria và là sự mở rộng khuôn khổ tự trị mà người Kurd và các nhóm dân tộc khác đã hình thành.

Tuy nhiên, theo như người đại diện của Đảng liên minh dân chủ người Kurd ở Syria tại Moscow, Liên bang này không tách khỏi Syria, mà vẫn là một phần của Syria.

Việc thành lập chính thể liên bang dự kiến sẽ được thực hiện sau khi một hội nghị của người Kurd đang được tổ chức tại Thị trấn Rmeilan, tỉnh Hassakeh, phía Bắc Syria kết thúc.

Nhận xét: Cho đến nay, người Kurd là bên duy nhất ủng hộ quyết định đơn phương thành lập một liên bang trong Syria của họ. Họ không thể hy vọng đạt được điều gì cụ thể bằng cách làm như vậy. Vậy những người Kurd ở Syria đang nghĩ gì? Trước đây, Nga đã cảnh báo rằng đẩy người Kurd ra ngoài cuộc đàm phán có thể đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ của Syria, điều được bảo vệ bởi nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và ngay cả Thổ Nhĩ Kỳ cũng phải công khai ủng hộ. Bây giờ, người Kurd, bên chưa được mời vào cuộc đàm phán, tuyên bố độc lập và gây đe dọa đến sự toàn vẹn lãnh thổ của Syria và cả Thổ Nhĩ Kỳ. Vì vậy, có thể họ chỉ dùng điều này như một chiến thuật đàm phán. Sau đó họ có thể đưa ra thỏa thuận: từ bỏ quyết định thành lập liên bang để được mời vào đàm phán Geneva.