Chủ Những Con RốiS


Vader

Donald Trump: "Tôi sẽ củng cố luật để giúp chúng ta cạnh tranh tốt hơn với khủng bố"

Donald Trump
Tỉ phú Donald Trump tuyên bố nếu thành tổng thống Mỹ sẽ sửa luật để cho phép dìm nước nghi phạm khủng bố và một số hình thức trừng phạt khác, nhằm tạo ra "lợi thế chiến lược" trước IS và những kẻ âm mưu phá hoại nước Mỹ.

Trong tuần qua, tỉ phú Trump, ứng viên chạy đua tranh cử tổng thống của đảng Cộng hòa đã tham gia rất nhiều sự kiện và các cuộc phỏng vấn khác nhau. Ông Trump nhấn mạnh mong muốn thay đổi những chính sách ngoại giao từ thời Tổng thống Obama sang một bước tiến hoàn toàn mới.

Ngoài ủng hộ việc dìm nước - một trong những cách tra tấn dã man mô phỏng việc chết đuối - ông Trump cũng tuyên bố ủng hộ việc giết con cháu những kẻ khủng bố dù điều này vi phạm luật pháp quốc tế.

"Chúng ta phải chơi theo cách mà bọn khủng bố đang chơi", ông Trump trả lời trong cuộc phỏng vấn trên đài CBS sau ngày gặp mặt cử tri ở bang Florida. Ông Trump khẳng định sẽ đấu tranh để đưa luật pháp về tra tấn quay trở lại. "Tôi sẽ củng cố luật để giúp chúng ta có thể cạnh tranh tốt hơn".

Nhận xét: Không biết có ai bao nhiêu người dân Mỹ thấy có điều gì không ổn với tuyên bố của Trump rằng chính phủ Mỹ phải "cạnh tranh tốt hơn với khủng bố" trong việc tra tấn người? Có phải quá trình tẩy não dân chúng Mỹ đã hoàn tất đến mức một ứng cử viên tổng thống có thể công khai tuyên bố như vậy và nhận được sự ủng hộ?


Butterfly

Trừng phạt phương Tây đã thúc đẩy Nga trở thành nước sản xuất nông nghiệp hàng đầu

Russian grain harvest
Trái với mong đợi của phương Tây về lệnh trừng phạt Nga, Moscow có thể biến điều này thành cơ hội để trở thành một trong những nhà sản xuất thực phẩm hữu cơ lớn nhất thế giới.

Tờ Spunik của Nga dẫn lời nhà báo điều tra, nhà khoa học chính trị - Seth Ferris nhận định, trái với mục đích của phương Tây khi áp dụng lệnh trừng phạt với Nga, Moscow có thể nhân cơ hội này để trở thành một trong những nhà sản xuất thực phẩm hữu cơ lớn nhất thế giới, biến những bất lợi trong lệnh trừng phạt thành lợi thế của mình.

Trong khi phương Tây đang tự ru ngủ mình rằng, chính sách cấm vận của Mỹ sẽ làm nền kinh tế của Nga chẳng mấy chốc đổ vỡ thì Nga lại sử dụng điều này để mở ra một cơ hội cho riêng mình. "Tin hay không, thì Nga đã nắm trong tay cơ hội có "một không hai" để đánh bại phương Tây trong cuộc chơi của chính họ. Không phải là khai thác dầu hay cung cấp khí đốt, mà là sản xuất lương thực", tờ Spunik viết.

Diện tích đất canh tác của Nga lên tới 2.168.400 km2. Bên cạnh đó, phần lớn nông dân Nga không trồng những loại cây biến đổi gen và sử dụng thuốc diệt cỏ trong nông nghiệp. Vì thế, đất canh tác của Nga hoàn toàn phù hợp với sản xuất thực phẩm tự nhiên.

Trong Thông điệp Liên bang ngày 4/12 năm ngoái, Tổng thống Putin đã dành nhiều thời gian để nói về việc cải cách nông nghiệp. Ông cũng từng đề cập tới việc Nga không nên chỉ trồng trọt những loại thực phẩm của riêng mình, mà nên đầu tư để nó đạt giá trị cao hơn - theo cách gọi của phương Tây, đó là "thực phẩm hữu cơ", không biến đổi gen.

Nhận xét: Không những Nga có lợi thế về đất đai cho nông nghiệp, chính quyền Nga thực sự chăm lo cho sức khỏe người dân bằng cách cấm trồng và nhập khẩu sản phẩm biến đổi gen. Điều này khiến nền nông nghiệp Nga không chỉ dẫn đầu thế giới về sản lượng mà cả chất lượng. Ngược lại, Hoa Kỳ và một số nước khác trên thế giới trong đó có Việt Nam đang đầu độc người dân bằng thực phẩm biến đổi gen.

Xem thêm: Dự đoán Nga vượt Mỹ để trở thành nước xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu trong năm 2016


No Entry

EU, NATO chính thức đóng sập cửa với Ukraine, kết thúc giấc mộng Maidan

Juncker Jazenjuk EU
© dpa
Liên minh châu Âu (EU) thông qua quyết định không thực hiện quy chế miễn thị thực cho công dân Ukraine. Theo ông Jean-Claude Juncker, Chủ tịch Ủy ban chấu Âu, Ukraine sẽ không "có cửa" gia nhập EU hoặc NATO trong vòng 20 - 25 năm nữa.

Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 3/3, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cho biết sở dĩ Brussels không thông qua quyết định miễn thị thực cho công dân Ukraine là do nước này đã không thực hiện các cam kết thực hiện cuộc chiến chống tham nhũng.

Ông Jean-Claude Juncker thậm chí còn lên tiếng khẳng định rằng Ukraine sẽ không "có cửa" gia nhập EU hoặc NATO trong vòng 20-25 năm nữa.

"Chắc chắn Ukraine sẽ không thể gia nhập EU trong vòng 20-25 năm nữa và quy chế thành viên NATO cho Ukraine cũng sẽ như vậy"- Jean-Claude Juncker tuyên bố.

Nhận xét: Chúng ta nên nhớ rằng việc cựu tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych trì hoãn tiến trình gia nhập EU là lý do chính được dùng để kích động cuộc bạo loạn và đảo chính Maidan. Giờ đây sau 2 năm, người dân nước này nên nhìn lại xem việc chạy theo miếng mồi nhử của phương Tây đã đem lại cho họ điều gì. Giấc mộng EU thực sự chỉ là một cơn ác mộng.


Stock Down

Nợ xấu của Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng lớn do trừng phạt kinh tế của Nga

turkey protest
Người biểu tình phản đối chính phủ ở Thổ Nhĩ Kỳ - Đến lúc cho một cuộc cách mạng màu?
Theo chuyên gia kinh tế nổi tiếng Constantine Courcoulas, lệnh cấm vận mà Moscow áp đặt lên Thổ Nhĩ Kỳ cùng với lượng du khách Nga giảm mạnh đã dẫn đến việc Ankara đang chịu nhiều khoản nợ xấu.

Trong một bài viết đăng trang tin của hãng thông tấn Mỹ Bloomberg, Thổ Nhĩ Kỳ đang đối mặt với những khoản nợ xấu ngày một lớn do bị Nga cấm vận kinh tế cùng với sự giảm sút về số lượng khách du lịch đến với nước này.

Ông Courcoulas khẳng định rằng, dựa trên những dữ liệu từ Cơ quan Giám sát và Quản lý Ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ, Ankara đang đau đầu trước tình trạng nợ xấu tăng lên ở mức chưa từng có từ trước tới nay.

"Tỉ lệ nợ không thanh toán được của các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng lên thành 3,18% vào tháng 1/2016, đánh dấu tháng thứ sáu liên tiếp tình trạng nợ xấu tiếp tục tăng trưởng và là mức cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây", ông Courcoulas cho biết.

Vị chuyên gia kinh tế tin rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang gặp vấn đề nghiêm trọng, "khiến các doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn trong việc hoàn trả nợ".

Nhận xét: Thay vì hứng chịu hậu quả, điều tốt nhất nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ nên làm lúc này là đứng lên lật đổ gã tổng thống điên rồ đang đưa cả đất nước họ vào ngõ cụt.


War Whore

Đang hình thành liên minh chống Trung Quốc tại Đông Nam Á. Việt Nam bị cuốn vào đối đầu

us fleet south china sea
Tàu sân bay John C. Stennis, hai tàu khu trục, hai tàu tuần dương và kỳ hạm của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ đã tiến vào Biển Đông, báo USA Today số ra ngày 4 tháng 3 cho biết.

Nhóm chiến thuật Mỹ tiến vào khu vực Đông Nam Á là một nỗ lực gây áp lực lên Trung Quốc. Ngoài ra, theo lời Đô đốc Harry Harris, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, hai ngày trước đây Hoa Kỳ, Ấn Độ và Nhật Bản đã tiến hành cuộc tập trận hải quân ở Biển Philippines. Thực tiễn tổ chức diễn tập quan sự ở định dạng này đã được khôi phục từ năm ngoái, nhưng đây là lần đầu tiên tổ chức tại vùng lân cận biển Đông.

Các nhà phân tích lưu ý đến các nỗ lực mới của Mỹ lôi kéo Ấn Độ vào cuộc đối đầu với Trung Quốc trong khu vực này. "Ấn Độ biết điều đó và muốn điều đó", — chuyên gia IMEMO Petr Topychkanov khẳng định:

"Lợi ích của Ấn Độ và Mỹ đều giống nhau ở khu vực này. New Delhi muốn hạn chế sự gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh. Và Ấn Độ cũng không phản đối nếu chuyển sự căng thẳng ra khỏi các khu vực xung quanh biên giới của mình, gần với Trung Quốc hơn."

Nhận xét: Lý do Hoa Kỳ can thiệp vào biển Đông không phải là để đảm bảo tự do hàng hải mà đơn giản là để chống Trung Quốc, cũng như họ đang chống Nga ở châu Âu. Và Việt Nam đang tình nguyện là một con tốt đi đầu trong cuộc chiến chống Trung Quốc đó.


Nuke

Đòn hạt nhân phủ đầu: Phải chăng thế giới này đang phát điên?

nuclear war
Những ngày này, một trong những chủ đề nổi bật nhất trên các phương tiện truyền thông thế giới là đòn hạt nhân phủ đầu.

Ngày 4 tháng Ba, có tin rằng chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un đã ra lệnh cho ban lãnh đạo quân sự của đất nước chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân "bất cứ lúc nào, vì lợi ích quốc phòng" và sửa đổi học thuyết quân sự để sẵn sàng cho một cuộc tấn công phủ đầu. Mặc dù không có bằng chứng tên lửa của Bắc Triều Tiên được gắn đầu đạn hạt nhân, chỉ thị của Kim Jong-un đã gây ra mối quan tâm rất lớn cho các nước láng giềng.

Trong trường hợp như vậy, Nga phải có hành động như thế nào đối với nguy cơ NATO giáng đòn hạt nhân phủ đầu chống Bắc Triều Tiên? Điều này không phải là chuyện hoang đường, vì mấy ngày trước, Hoa Kỳ chính thức xác nhận là sẽ tổ chức một cuộc diễn tập tấn công hạt nhân tại Na Uy, gần lãnh thổ Nga. Ấn bản quân sự của Mỹ Air Force Times (có dẫn nguồn) công khai tuyên bố rằng ba máy bay ném bom chiến lược B-52 tham gia cuộc tập trận này nhằm mục đích hỗ trợ các đồng minh NATO đang lo ngại về khả năng xâm lược của Nga."

Cùng thời gian đó, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Wark nói rằng trong trường hợp cần thiết Washington sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân phủ đầu. Tổng chỉ huy NATO ở châu Âu Philip Breedlove thì công bố kế hoạch làm suy yếu hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga. Với mục đích đó, máy bay ném bom chiến đấu mới nhất của Mỹ F-22 và F-35 sẽ được bố trí ở Bắc Âu và Vương quốc Anh. Ngoài ra, người Mỹ đang đẩy mạnh việc chế tạo máy bay ném bom chiến lược B-21 dự án LRS-B (Long Range Strike Bomber), để thay thế cho B-2 và B-52 đã cũ. Mục đích của tất cả điều này là để có thể dễ dàng tiến hành tấn công vào lãnh thổ Nga.

Gold Seal

Khôi phục lại Syria là thắng lợi của Putin

putin
© Ramil Sitdikov / Sputnik
Chỉ mới nửa năm trước đây, cả thế giới tưởng như ông al-Assad sẽ bị lật đổ, Syria biến thành một đất nước bất hạnh mới với chính phủ bù nhìn thân phương Tây.

Thế nhưng, Nga đột nhiên can thiệp và Syria bắt đầu vươn lên từ đống tro tàn, — tạp chí Czech Free Press viết. Nhiều nhà phân tích phương Tây so sánh tình hình Syria với bãi lầy mà Nga sẽ sa vào. Họ đã lầm. Người Nga giành thắng lợi và xác định các điều kiện phát triển sự kiện ở Syria.

Ông Putin đã đưa tình hình Syria tới một kết cục hợp lý. Ngoài ra, ông thu được những khoản hoa hồng rất đáng kể: Qatar sẽ không thể đặt ống dẫn khí tới châu Âu, kinh doanh vũ khí Nga tăng mạnh, cùng với đó là uy tín đang lên của quân đội Nga.

Đường ống dẫn khí và ảnh hưởng địa chính trị trong khu vực là những yếu tố đã được đặt trên bàn cờ ngay từ ban đầu. Gazprom là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất châu Âu. Qatar là quốc gia cạnh tranh với Nga về khối lượng khí. Nhưng để đưa khí đốt đến châu Âu, họ cần một đường ống đi qua lãnh thổ Syria.

Vài năm trước, Syria đã bác đề nghị của Qatar và thay vào đó, thực hiện hợp tác với Nga và Iran. Tình hình sẽ khó thể thay đổi nếu chính phủ Damascus tiếp tục nghiêng về phía Moskva. Phương Tây và các đồng minh của mình hiểu điều này, vì thế họ muốn lật đổ ông Assad và thiết lập chế độ bù nhìn ở Syria.

Mr. Potato

Sự điên rồ và hài hước của cuộc chiến tranh ở Syria thể hiện trong hai dòng

Obama
Sự thật #1: Thổ Nhĩ Kỳ đang tài trợ IS và thậm chí hỗ trợ các cuộc tấn công của IS từ lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ vào Syria.

Sự thật #2: Hoa Kỳ đang sử dụng các căn cứ không quân của Thổ Nhĩ Kỳ mà từ đó máy bay Mỹ cất cánh tấn công IS ở Syria.

Suy ra:

Về lý thuyết, máy bay Mỹ có thể bay từ Thổ Nhĩ Kỳ vào Syria để tấn công đám khủng bố được Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ, những kẻ cũng đang tấn công từ căn cứ của chúng ở Thổ Nhĩ Kỳ vào Syria.

Hãy suy ngẫm về điều đó!

Bad Guys

Erdogan và đám lính IS của ông ta tấn công người Kurd ở Syria, Mỹ ném bom đẩy lùi

Erdogan ISIS
Các chiến binh IS đã phát động cuộc tấn công vào thị trấn do người Kurd kiểm soát tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Syria hôm 27/2, khiến liên quân do Mỹ dẫn đầu vơi sự trợ giúp của Nga, đã thực hiện không kích đẩy lui lực lượng này.

Thổ Nhĩ Kỳ đã nói rõ rằng Ankara sẽ không tôn trọng lệnh ngừng bắn (bao gồm gần 100 nhóm phiến quân nhất trí) nếu như cảm thấy an ninh nước này bị đe dọa. Thổ giữ quyền tiếp tục tấn công lực lượng người Kurd Syria.

Và chẳng có gì ngạc nhiên, đó chính xác là những gì Ankara quyết định thực hiện một cách điên rồ. Bằng cách sử dụng chiến thuật "nhìn đi chỗ khác" khi IS vượt qua biên giới, Thổ Nhĩ Kỳ còn phát động các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng người Kurd ở thị trấn Tel Abyad.

Trung tâm giám sát ngừng bắn của Nga gần Latakia cho biết đang kiểm tra thông tin về một vụ tấn công vào thị trấn người Kurd Tel Abyad ở miền bắc Syrai do các chiến binh từ Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện.

Thông tin vào lúc nửa đêm cho biết, các lực lượng từ Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng pháo hạng nặng trong đợt tấn công, tướng Sergey Kuralenko, lãnh đạo trung tâm hòa giải Syria thông báo. "Thông tin trên đã được kiểm chứng qua nhiều kênh, bao gồm các đại diện của lực lượng Dân chủ Syria (SDF), một liên minh bao gồm người Kurd, Arab và các nhóm thiểu số khác trong khu vực", ông Kuralenko nói.

Nhận xét: Chúng ta nên dừng một phút để xem lại bản đồ chiến sự. Tell Abyad nằm cách vùng lãnh thổ do IS kiểm soát gần 100 km. Không có cách nào IS có thể vượt qua khoảng cách ấy mà không có sự hỗ trợ của Thổ Nhĩ Kỳ. Trên thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí không còn ý định giả bộ không liên quan nữa: Khủng bố IS được hỗ trợ nhịp nhàng bởi pháo binh Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc tấn công. Đến lúc này thì ngay cả Hoa Kỳ cũng không chấp nhận nổi sự trắng trợn đó và đã nhanh chóng biến đám khủng bố ấy thành đống thịt vụn.
Syria Kurds map
Tell Abyad (vòng tròn màu vàng) nằm cách xa vùng kiểm soát của IS
Cuối cùng, giới truyền thông đầy vẻ đạo đức của phương Tây đâu rồi? Tổng thống một nước thành viên NATO vừa mới tổ chức một lực lượng xâm lược từ khủng bố IS và tấn công nước láng giềng. Sự phẫn nộ ở đâu? Sự lên án ở đâu? Những lời kêu gọi đưa Thổ Nhĩ Kỳ vào "hàng lối" ở đâu? Hay tất cả những cái đó chỉ dành cho Nga?


Rainbow

Ngừng bắn được mong đợi từ lâu bắt đầu tại Syria, cuộc chiến chống khủng bố tiếp tục

Syrian Democratic Forces
Sự ngừng bắn được mong đợi từ lâu giữa Lực lượng chính phủ Syria và các toán vũ trang đã chính thức có hiệu lực vào lúc nửa đêm ngày thứ Sáu theo giờ Damascus.

Cơ hội cho một lệnh ngừng bắn xuất hiện sau khi vào hôm thứ Hai các nhà lãnh đạo Nga và Hoa Kỳ đã phổ biến tuyên bố chung chấm dứt chiến sự ở Cộng hòa Ả Rập Syria. Theo tuyên bố đã nhận được sự chấp thuận của Damascus, loạt các toán vũ trang đối lập và một số quốc gia trong Nhóm Quốc tế hỗ trợ Syria, sự ngừng bắn sẽ được không áp dụng cho Nhà nước Hồi giáo và Dzhebhat en-Nusra (các tổ chức bị cấm ở Nga), cũng như các nhóm khác mà Hội đồng bảo an LHQ đã công nhận là các tổ chức khủng bố.

Trước khi chế độ ngừng bắn có hiệu lực, Bộ Ngoại giao Nga đã khẳng định "đã, đang và tất nhiên, sẽ không có chuyện ngừng cuộc chiến chống khủng bố."

"Chúng tôi xin nhắc — ở đây nói tới một thỏa thuận ngừng bắn giữa Damascus, các nhóm đối lập có... trách nhiệm trong thời gian còn lại tới "đăng ký" tại các trung tâm liên đới, các trạm của Nga và Mỹ, để tuyên bố mình tham gia thỏa thuận ngừng bắn. Những nhóm không thông báo ý định như vậy, rõ ràng, sẽ không được hưởng chế độ ngừng bắn," — phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết hôm thứ Năm.