Chủ Những Con RốiS


Laptop

Tổng thống Nga Putin vẫn sử dụng hệ điều hành lỗi thời Windows XP

Putin using Windows XP
© GizchinaPutin vẫn sử dụng Windows XP
Hình ảnh do điện Điện Kremlin cung cấp cho thấy người đứng đầu chính phủ Nga, Tổng thống Vladimir Putin vẫn sử dụng hệ điều hành Windows XP "lạc hậu" đã bị Microsoft đã ngừng cập nhật từ năm 2014.

Mặc dù có nhiều báo cáo cho thấy các đặc vụ Nga đã gây ra nhiều vụ tấn công mạng trên toàn thế giới, nhưng có vẻ như một số người tại điện Kremlin dường như đã quên không thông báo cho nguyên thủ nước họ về tầm quan trọng của an ninh mạng.


Nhận xét: Hay có thể họ hiểu quá rõ rằng bản thân hệ điều hành Windows 10 là một phần mềm gián điệp khổng lồ và không thể tin tưởng để cho phép chạy trên máy tính của nguyên thủ nước họ?


Tổng thống Nga vẫn sử dụng hệ điều hành Windows XP trên máy tính cá nhân của ông trong văn phòng ở Điện Kremlin và tại dinh thự tổng thống của ông ở Novo-Ogaryovo bên ngoài Moscow, theo một số hình ảnh do báo chính phủ Nga đưa tin. Cả hai chiếc máy tính đều dùng hình ảnh tháp Kremlin làm hình nền.

Caesar

Hay Nhất Mạng: Cuộc họp báo marathon thứ 15 của Putin: Nga Trung không liên minh, luận tội Trump là vô nghĩa

putin
Ngày 19/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tổ chức một cuộc họp báo thường niên 2019 kéo dài tới 4 giờ 18 phút. Ông Putin đã nói về một số vấn đề nóng bỏng như quan hệ Nga - Trung, các vận động viên Nga bị cấm thi đấu, ông Trump bị luận tội và trật tự thế giới.

Nga không có ý định thành lập liên minh quân sự với Trung Quốc

Theo Reuters ngày 19/12, ông Putin nói trong cuộc họp báo thường niên rằng Nga không có ý định thành lập liên minh quân sự với Trung Quốc, mặc dù Moscow đã giúp Bắc Kinh thiết lập hệ thống cảnh báo tên lửa.

"Đối với việc liên minh, chúng tôi hiện không có liên minh quân sự với Trung Quốc và chúng tôi không có ý định thành lập nó", ông Putin khẳng định.

Arrow Down

Vụ tham nhũng AVG: Đề nghị mức án tử hình với cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son

Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn
Sáng 20.12, ngày làm việc thứ 4 của phiên tòa xét xử 14 bị cáo trong vụ án liên quan dự án MobiFone mua 95% cổ phần AVG, Hội đồng xét xử (HĐXX) TAND TP.Hà Nội quyết định kết thúc phần thẩm vấn để chuyển sang phần tranh tụng.

Mở đầu phần tranh luận, đại diện Viện KSND TP.Hà Nội giữ quyền công tố tại tòa nêu quan điểm về giải quyết vụ án và đề nghị mức án đối với các bị cáo.

Theo đó, cơ quan công tố đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Bắc Son, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin -Truyền thông (TT-TT) 16 - 18 năm tù về tội "vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại khoản 3 điều 220 bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 và mức án tử hình về tội nhận hối lộ theo quy định tại khoản 4 điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Tổng cộng mức án tử hình.

Cùng phạm vào 2 tội danh này, bị cáo Trương Minh Tuấn, với trách nhiệm là Thứ trưởng Bộ TT-TT, đã đồng ý với đề xuất của ông Phạm Đình Trọng và theo chỉ đạo của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn ký nhiều văn bản để triển khai dự án.

USA

Hạ viện Mỹ bỏ phiếu theo phe đảng, chính thức luận tội Trump

Donald Trump
© AP
Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ thứ 3 trong lịch sử bị luận tội trong phiên bỏ phiếu tối 18/12 ở Washington DC. Hạ viện đã thông qua cả hai cáo buộc đối với ông.

Hai cáo buộc được đưa ra với ông Trump là lạm dụng quyền lực và cản trở quốc hội. TT Trump giờ đối mặt với phiên xử ở Thượng viện, nơi sẽ quyết định có phế truất ông hay không do vi phạm "trọng tội và hành vi phi pháp" theo hiến pháp Mỹ.

Trong một ngày có ý nghĩa lớn đối với hiến pháp Mỹ, các hạ nghị sĩ chủ yếu bỏ phiếu theo quan điểm của đảng - Dân chủ ủng hộ, Cộng hòa chống.

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cho biết số phiếu ủng hộ việc luận tội ông Trump ở điều khoản lạm dụng quyền lực này là 230 (nhiều hơn 216 phiếu cần thiết), số phiếu phản đối là 197. Có hai nghị sĩ Dân chủ chống cáo buộc về lạm dụng quyền lực.

Đối với điều khoản luận tội thứ 2 - cản trở quốc hội - Hạ viện Mỹ cho rằng ông Trump đã vi phạm với 228 phiếu thuận và 184 phiếu chống.

Document

Lịch sử sẽ phán xét: Trump gửi bức thư đầy phẫn nộ cho Pelosi, và cho hậu thế

Trump Pelosi
© Reuters/James Lawler Duggan/Jonathan Ernst
Vào thời điểm chỉ một ngày trước khi toàn thể Hạ viện bỏ phiếu thông qua các điều khoản luận tội liên quan tới cáo buộc lạm dụng quyền lực và cản trở quá trình điều tra của các nhà lập pháp, Tổng thống Trump đã viết bức thư dài 6 trang để chỉ ra rằng phe Dân chủ chắc chắn sẽ phải hối hận khi các cử tri đi bỏ phiếu bầu Tổng thống vào năm sau.

Trong thư, ông Trump cho rằng tiến trình điều tra luận tội đã sụp đổ tan hoang, thế nhưng phe Dân chủ vẫn cố gắng "thúc đẩy thêm tiến trình này nhằm vào những người bị buộc tội ở Phiên tòa Phù thủy Salem" - nhắc tới một sự kiện đen tối từng xảy ra tại làng Salem, ở bang thuộc địa Vịnh Massachusetts, Bridget Bishop khi nhiều người bị treo cổ do bị cáo buộc là phù thủy.

Ông cáo buộc bà Pelosi thể hiện "sự long trọng giả tạo" trong suốt quá trình luận tội.

"Không có người đủ thông minh nào lại đi tin những gì bà đang nói" - ông Trump viết trong thư - "Lịch sử sẽ phán xét bà theo cách cay nghiệt trong lúc bà tiếp tục chơi trò luận tội này".

Bizarro Earth

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuyên bố Mỹ chưa bao giờ hứa giúp người Kurd lập quốc gia tự trị

Mark Esper
© Getty ImagesBộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper
Theo Sputnik ngày 13/12, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper tuyên bố, Mỹ chưa bao giờ cam kết với người Kurd Syria rằng, sẽ giúp họ tạo ra một quốc gia người Kurd tự trị ở Syria.

"Chúng tôi hiểu nghĩa vụ của mình ở Syria và giới hạn thỏa thuận với người Kurd. Chúng tôi sẽ hợp tác chiến đấu để chống lại IS. Nhưng chúng tôi không bao giờ nói rằng, sẽ hỗ trợ người Kurd thành lập một quốc gia tự trị. Chúng tôi sẽ không chiến đấu chống lại đồng minh lâu đời của mình là Thổ Nhĩ Kỳ", ông Esper nói.

Trước đó, ngày 6/11, Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd lãnh đạo tuyên bố đã nối lại hợp tác với liên minh chống khủng bố do Mỹ đứng đầu ở Syria, bất chấp việc bị Mỹ bỏ rơi.

Giới quan sát cho rằng, tuyên bố của Bộ trưởng Esper giống như một gáo nước lạnh dội xuống đầu người Kurd. Sau bao nỗ lực, cuối cùng cái mà người Kurd nhận được từ Mỹ vẫn chỉ là con số 0 tròn trĩnh.

Document

Trump ký thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn một, hạ nhiệt chiến tranh thương mại

trump
Trump cho biết đã đạt thoả thuận thương mại giai đoạn một với Trung Quốc, gần một tiếng sau khi nói thông tin về thoả thuận trên báo Mỹ là "tin vịt".

"Chúng tôi đã đồng thuận thỏa thuận giai đoạn một rất lớn với Trung Quốc. Họ đồng ý với nhiều thay đổi về cấu trúc và mua số lượng lớn sản phẩm nông nghiệp, năng lượng, sản xuất cùng nhiều thứ khác", Tổng thống Mỹ Donald Trump đăng trên Twitter hôm nay. Trump cho biết mức thuế 25% sẽ được giữa nguyên, trong khi mức 15% trước đó sẽ giảm một nửa xuống 7,5%.

"Mức thuế dự kiến có hiệu lực ngày 15/12 sẽ không được thi hành do chúng tôi đã đạt được thỏa thuận. Chúng tôi sẽ bắt đầu đàm phán về thỏa thuận giai đoạn hai ngay lập tức thay vì chờ đến sau cuộc bầu cử năm 2020. Đây là một thỏa thuận tuyệt vời cho hai bên. Xin cảm ơn", Trump cho biết thêm.

Tại cuộc họp báo tối nay ở Bắc Kinh, các quan chức Trung Quốc cho biết đã đạt được tiến bộ lớn trong đàm phán và thống nhất về văn bản thỏa thuận thương mại giai đoạn một với Mỹ. Trung Quốc sẽ nhập khẩu thêm lúa mì và ngô của Mỹ song chưa công bố chi tiết số lượng.

Chart Bar

Đảng Bảo thủ Anh thắng lợi áp đảo - Cử tri Anh bỏ phiếu cho Brexit, nhưng đạt được nó hay không là chuyện khác

johnson brexit
© Reuters / Ben Stansall
Với thắng lợi áp đảo của đảng Bảo Thủ trong cuộc bầu cử ngày 12/12/2019, đại đa số cử tri Anh khẳng định nguyện vọng Brexit, chấm dứt thế "dùng dằng nửa ở nửa về" kéo dài từ hơn ba năm qua.

Boris Johnson bảo đảm giữ được chiếc ghế thủ tướng trong vòng 5 năm sắp tới để thực hiện kế hoạch đưa nước Anh ra khỏi Liên Âu. Nhưng ẩn số vẫn nguyên vẹn về mối quan hệ trong giai đoạn hậu Brexit giữa Luân Đôn với 27 thành viên còn lại của Bruxelles. Khẩu hiệu "Cùng nhau thực hiện Brexit" của ông Johnson đã đem lại thành công ngoài mong đợi, cho phép cánh bảo thủ giành được tới 368 trên 650 ghế tại Nghị Viện.

Với đa số áp đảo này, thủ tướng Boris Johnson không còn phải lo bị các đảng phái đối lập chống đối khi ông đệ trình kế hoạch chia tay với Liên Âu. Bên Công Đảng, phe đối lập chính, có khuynh hướng chống Brexit, thua đậm. Đảng Dân Chủ Tự Do chủ trương ở lại trong Liên Âu không đủ sức thuyết phục cử tri. Về phần đảng Ukip có lập trường Brexit triệt để, cũng không giành được một ghế nào trong nghị viện sắp tới.

Giới quan sát cho rằng, dù đã bày tỏ lập trường hết sức cứng rắn về thủ tục ly dị với châu Âu, nhưng thủ tướng Boris Johnson không bắt buộc sẽ thực hiện những cam kết đó một cách triệt để. Có nghĩa là chưa chắc nước Anh sẽ đi theo mô hình một "hard Brexit", ra khỏi liên minh thuế quan châu Âu, để rồi mất hết nhiều khoản ưu đãi về thuế quan, về tài chính với các nước bạn cũ trong đại gia đình châu Âu.

Light Saber

Thổ Nhĩ Kỳ dọa cấm Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự để đáp trả lệnh trừng phạt Mỹ do họ mua S-400

Incirlik airbase in the southern city of Adana, Turkey
© Umit Bektas / ReutersIncirlik, căn cứ không quân chiến lược đang được Mỹ sử dụng tại nam Thổ Nhĩ Kỳ
Quan hệ Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ đang trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ hôm thứ Tư (11/12) đã đề xuất chủ trương cấm quân đội Mỹ sử dụng hai căn cứ không quân chiến lược ở nước này để đáp trả việc Quốc hội Mỹ thông qua dự luật của Bộ Quốc phòng trừng phạt chống Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo hãng thông tấn Anadolu Agency của nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Mevlut Cavusoglu tuyên bố: "Trong trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ bị trừng phạt, các vấn đề của căn cứ không quân Incirlik và Kürecik cũng sẽ được đưa vào chương trình nghị sự". Ông cũng nói rằng các nhà lập pháp Hoa Kỳ phải hiểu rằng "không có chỗ cho họ có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt".

Căn cứ không quân Incirlik nằm ở tỉnh Adana miền nam Thổ Nhĩ Kỳ từ xưa đến nay luôn là căn cứ quan trọng cho các hoạt động quân sự của Mỹ ở Trung Đông. Gần đây Incirlik đã được Mỹ sử dụng để chống lại các nhóm vũ trang Hồi giáo cực đoan ở Syria và Iraq. Căn cứ không quân Kürecik ở phía đông Thổ Nhĩ Kỳ lại là một căn cứ trọng yếu của NATO. Tại đây bố trí nhiều hệ thống radar báo động sớm và hệ thống tên lửa đánh chặn chống tên lửa đạn đạo.

Rocket

Rút khỏi Hiệp ước INF, Mỹ lập tức biến tên lửa phòng thủ thành tên lửa tấn công

Banned INF missile launch
© US Department of Defense/Scott Howe
Quân đội Mỹ vừa thử nghiệm một tên lửa đạn đạo tầm trung phóng từ mặt đất có tầm bắn trên 500 km, vụ thử đầu tiên kể từ khi nước này rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân tầm trung (INF) với Nga.

Vụ thử - được thực hiện lúc 8h30 ngày 12/12 (giờ địa phương) - được thực hiện với một đầu đạn truyền thống. Nó được chuẩn bị suốt nhiều tháng qua, mà trước đó các quan chức trong Bộ Quốc phòng Mỹ đã nêu rõ là họ hy vọng sẽ tiến hành vào thời điểm trước khi kết thúc năm nay.

"Không quân Mỹ, phối hợp với Văn phòng Các khả năng Chiến lược (SCO), đã thực hiện một vụ phóng thử một mẫu tên lửa đạn đạo nguyên bản phóng từ mặt đất từ căn cứ không quân Vandenberg, bang California" - phát ngôn viên Lầu Năm Góc Robert Carver nói trong một tuyên bố.

"Tên lửa được thử nghiệm đã rời bệ phóng tĩnh và kết thúc hành trình trên vùng biển rộng, sau khi bay được quãng đường hơn 500 km. Dữ liệu thu thập và kết quả nghiên cứu được từ vụ thử này sẽ được sử dụng để phát triển các khả năng tầm trung trong tương lai của Bộ Quốc phòng" - tuyên bố nói thêm.