Chủ Những Con RốiS


Attention

Trọng Tâm SOTT: Trump ám sát tướng Soleimani, chỉ huy tối cao lực lượng Quds của Iran, tại Bagdad

Revolutionary Guard Gen. Qassem Soleimani
© Office of the Iranian Supreme Leader via APThiếu tướng Qassem Soleimani, chỉ huy tối cao lực lượng Quds tinh nhuệ của Iran
Thiếu tướng Qassem Soleimani, vị tướng lĩnh chóp bu chỉ huy lực lượng tinh nhuệ Quds thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC), là người đứng đằng sau các cuộc chiến ủy nhiệm của Iran trên khắp khu vực Trung Đông dựa vào các lực lượng dân quân trên chiến trường và đàm phán với các thủ lĩnh chính trị.

Cái chết của Soleimani vào hôm thứ Sáu (3/1) trong một vụ không kích mà Mỹ thực hiện nhằm vào đoàn xe của ông tại san bay quốc tế Baghdad, Iraq đánh dấu kế cục của một người đàn ông từng được xem là danh tướng ở Iran và bị nhiều nước gồm Mỹ, Israel và Arab Saudi theo dõi sát sao.

Lầu Năm Góc tuyên bố rằng cuộc không kích mà họ thực hiện nhằm ngăn chặn các kế hoạch tấn công của Iran trong tương lai.


Nhận xét: Ngược lại, vụ ám sát vô pháp này hầu như chắc chắn sẽ dẫn đến những cuộc tấn công trả đũa của Iran trong tương lai. Và đó chính là điều những kẻ khát máu trong chính quyền Mỹ dự tính, bởi vì họ có thể vin vào đó để thực hiện cuộc xâm lược Iran mà họ trông chờ bao lâu nay.


Nhận xét:
Hành động khủng bố quốc tế của Mỹ, ám sát và giết hại Tướng Soleimani - lực lượng hoạt động hiệu quả NHẤT chống lại IS, Al Nusrah, Al Qaeda - là một sự leo thang cực kỳ nguy hiểm và ngu ngốc.

Mỹ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những hậu quả của hành vi phiêu lưu mạo hiểm này.


Trump đăng lá cờ Mỹ trên Twitter để mừng hành động khủng bố này.


Thiếu tướng Qasem Soleimani thực sự là một người anh hùng trong sự nghiệp chống khủng bố của ông trên khắp vùng Trung Đông. Đây là một tổn thất to lớn đối với tất cả những người yêu hòa bình trên thế giới. Cầu cho linh hồn của ông được yên nghỉ!


Eye 2

Mỹ ra tối hậu thư cho các nhà thầu Nord Stream 2: Hạn 30 ngày phải dừng nếu không muốn lãnh hậu quả

nord stream 2 russia gas transit
© Reuters / Anton Vaganov
Hãng tin RT (Nga) dẫn một tài liệu mang tên "tờ thông tin" về sự phản đối của Mỹ đối với đường ống khí đốt tự nhiên Nord Stream 2 từ Nga đến Đức. Theo đó, Bộ Ngoại giao Mỹ yêu cầu tất cả các bên liên quan, để tránh các biện pháp trừng phạt, ngay lập tức phải chấm dứt các hoạt động liên quan đến việc xây dựng đường ống.

Văn bản nêu rõ, các nhà thầu châu Âu có thời hạn 30 ngày (kể từ ngày Tổng thống Mỹ Donald Trump đặt bút ký dự luật về ngân sách quốc phòng cho năm tài khóa 2020) để tuân thủ các yêu cầu của Mỹ, đồng thời cảnh báo Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sẽ chuẩn bị báo cáo Quốc hội Mỹ trong vòng 60 ngày, trong đó sẽ liệt kê các công ty mà theo phía Mỹ là "phạm luật".

"Ngoại trưởng sẽ đệ trình báo cáo này mà không có sự chậm trễ", Bộ Ngoại giao Mỹ lưu ý.

Ngoài các mối đe dọa trừng phạt đối với những người thách thức Washington và hợp tác với Nga trong dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2, văn bản trên tiếp tục cáo buộc Nord Stream 2 làm tổn hại lợi ích của Ukraine và đe dọa an ninh năng lượng châu Âu.

Rocket

Avangard làm thay đổi tất cả: Tên lửa siêu thanh của Nga có nghĩa gì với cuộc chạy đua vũ trang?

Avangard
© Sputnik/Russian Defense MinistryTên lửa Avangard
Một khi chính quyền Moscow triển khai các đầu đạn siêu thanh Avangard, nó cũng đồng nghĩa với việc các hệ thống phòng thủ tên lửa mà Mỹ lắp đặt ở châu Âu giờ đã lỗi thời - và rằng Washington cần phải chi thêm rất nhiều tiền, số tiền mà họ không có, để có thể bắt kịp công nghệ vũ khí của Nga.

Một đoạn video mà Bộ Quốc phòng Nga công bố hôm thứ Sáu vừa qua cho thấy các đầu đạn siêu thanh được lắp đặt trên các tên lửa phóng từ Silo (tháp chứa). Ở thời điểm này, Avangard tạm thời được lắp trên các tên lửa đạn đạo UR-100N (NATO định danh là SS-19 Stiletto) cho đến khi tên lửa RS-28 Sarmat được hoàn thiện.

Ai cũng hiểu rằng các vũ khí siêu thanh có vận tốc vượt vận tốc âm thanh nhiều lần. Avangard có khả năng đạt vận tốc Mach 27 (khoảng 33.000 km/giờ) và không bị mất kiểm soát hay bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cũng như áp suất. Điều này có nghĩa rằng Avangard có thể né tránh mọi hàng phòng thủ trong giai đoạn tiếp cận mục tiêu của nó, giúp nó trở thành thứ vũ khí "hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa hay phòng không nào", như Tổng thống Nga Vladimir Putin từng nhận định.

"Chúng ta không có bất kỳ hàng phòng thủ nào có thể ngăn chặn được thứ vũ khí như vậy nếu nó nhằm vào chúng ta" - Tướng John Hyten, người từng đứng đầu Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ, từng nói trước Ủy ban Vũ trang Thượng viện vào tháng 3/2018, tức sau khi ông Putin xác nhận về sự tồn tại của Avangard cùng một số vũ khí siêu thanh khác mà Nga phát triển.

War Whore

Trắng trợn: Ả rập Xê út đưa lính đến mỏ dầu Syria, cùng Mỹ cướp dầu nước này

us steal syrian oil soldier deir ezzor
© Reuters / Aboud Hamam
Một đơn vị đầu tiên cùng các chuyên gia của Công ty Dầu khí Quốc gia Aramco của Saudi Arabia đã đổ bộ xuống mỏ dầu lớn nhất Syria là al-Omar.

Mỏ dầu ở phía đông tỉnh Deir ez-Zor. Tiếp theo sự hiện diện của Saudi có thể là UAE. Cùng với lực lượng quân sự của Pháp, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ đã hiện diện từ trước ở phía bắc-đông bắc đất nước này, Mỹ đang đẩy mạnh âm mưu chia cắt lâu dài đất nước Syria.

Lực lượng quân sự Saudi Arabia vào Syria

Các nguồn tin quân sự của hãng thông tấn Israel DEBKAfile vừa thông báo một sự kiện quan trọng mới xảy ra vào cuối tuần qua, khi một đội quân của Saudi Arabia đã lần đầu tiên đổ bộ xuống các mỏ dầu của Syria ở khu vực miền đông Syria, nằm ở phía đông tỉnh Deir ez-Zor (thuộc phần phía đông sông Euphrates).

Quân đội Saudi đã chiếm các vị trí xung quanh mỏ dầu Omar, mỏ dầu lớn nhất của Syria. Nhiệm vụ chính của họ là bảo vệ các kỹ sư và kỹ thuật viên của Công ty Dầu khí quốc gia Aramco của Saudi Arabia, những người đến để sửa chữa các thiết bị bơm dầu bị vô hiệu hóa trong những năm chiến tranh.

Light Saber

Iran, Nga, Trung Quốc tập trận chung tại Vịnh Oman, gửi thông điệp đến Mỹ và thế giới

iran russia china
Nga, Trung Quốc và Iran sẽ tham gia vào cuộc tập trận chung kéo dài 4 ngày, bắt đầu từ 27/12 trên Ấn Độ Dương với nội dung chống khủng bố và cướp biển.

Người phát ngôn quân đội Iran, Thiếu Tướng Abolfazl Shekarchi cho biết, cuộc tập trận chung có ý nghĩa quan trọng, nhằm tăng cường hơn nữa an ninh hàng hải cho các tuyến đường thương mại quan trọng của thế giới và khu vực.

Giới quan sát tin rằng cuộc tập trận chung quân sự đầu tiên giữa Nga, Trung Quốc và Iran là cách để họ thể hiện quyền lực với phương Tây, đặc biệt là Mỹ.

"Cuộc tập trận chung sẽ gửi đi một thông điệp tới thế giới. Sự hợp tác của Iran với Nga và Trung Quốc sẽ đảm bảo "an ninh tập thể trên biển", Thiếu tướng Hossein Khanzadi, chỉ huy lực lượng hải quân Iran cho hay. Theo ông này, thông điệp mà cuộc tập trận phát đi là bất cứ loại hình an ninh trên biển nào cũng phải bao gồm lợi ích của tất cả các quốc gia liên quan.

Russian Flag

"Bây giờ HỌ đang cố bắt kịp chúng ta" - Putin nói Nga lần đầu vượt tất cả các nước khác về công nghệ quân sự

putin
© Sputnik / Mikhail Klimentyev
Phát biểu tại một cuộc họp với các quan chức chóp bu trong quân đội vào ngày 24/12 (giờ địa phương), ông chủ Điện Kremlin nói rằng đây là lần đầu tiên trong lịch sử Nga dẫn đầu thế giới trong công cuộc phát triển một lớp vũ khí hoàn toàn mới, không giống như trong quá khứ khi mà Nga phải rượt đuổi theo nước Mỹ.

Lãnh đạo Nga nhấn mạnh rằng trong khoảng thời gian Chiến tranh Lạnh, Liên Xô bị tụt hậu so với Mỹ xét về thiết kế bom nguyên tử và chế tạo các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa cũng như các máy bay ném bom chiến lược.

"Giờ đây, chúng ta đã đi tới một tình thế độc nhất trong lịch sử hiện đại, khi mà họ phải cố gắng để bắt kịp chúng ta" - ông Putin nói - "Không có một quốc gia nào sở hữu vũ khí siêu thanh, chứ chưa nói đến vũ khí siêu thanh có tầm bắn liên lục địa".

Lầu Năm Góc và các cơ quan trực thuộc quân đội Mỹ cũng đang ra sức phát triển các vũ khí siêu thanh trong những năm gần đây, và hồi tháng 8 năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper nói ông tin rằng "chỉ trong vòng vài năm tới" là Mỹ sở hữu vũ khí siêu thanh. Ông cũng xem việc phát triển vũ khí siêu thanh là một nhiệm vụ ưu tiên.

Ambulance

Chủ tịch Hà Nội thừa nhận biện pháp giảm ô nhiễm không khí chưa hiệu quả, kêu gọi dân tham gia

Hanoi air polution
Chất lượng không khí Hà Nội trong 3 tháng cuối năm thường ở mức kém và xấu, có những ngày chạm ngưỡng nguy hại
Sáng 25/12, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ban hành chỉ thị về các biện pháp khắc phục, hạn chế ô nhiễm, cải thiện chỉ số chất lượng không khí (AQI).

Theo ông Chung, các biện pháp thành phố đưa ra để giải quyết vấn nạn ô nhiễm không khí đều chưa được thực hiện hiệu quả. Thành phố kêu gọi các cơ quan và toàn thể nhân dân thủ đô tham gia và ủng hộ các biện pháp của chính quyền, có hành động cụ thể, thiết thực để nâng chất lượng môi trường không khí.

Sắp xếp lại lịch học trong ngày không khí nguy hại

Chủ tịch thành phố yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội đảm bảo hệ thống quan trắc không khí ổn định, chính xác, thường xuyên tổng hợp kết quả, thông báo công khai các số liệu đến người dân biết để có kế hoạch bảo vệ, phòng tránh.

Network

Nga thử nghiệm thành công ngắt kết nối mạng trong nước và thế giới hôm 23/12

russian internet data center
© Alexandr Kryazhev / Sputnik
Trang tin ZDNet cho hay, Chính phủ Nga vừa tuyên bố hôm 23/12 đã kết thúc thành công một loạt thử nghiệm ngắt hoàn toàn kết nối Internet giữa nước này với toàn cầu. Thử nghiệm đã được tiến hành trong nhiều ngày với sự tham gia của các cơ quan chính phủ, những nhà cung cấp dịch vụ và công ty Internet địa phương của Nga.

Mục tiêu thử nghiệm là kiểm tra xem cơ sở hạ tầng internet quốc gia của đất nước - được biết đến bên trong Nga là RuNet - có thể hoạt động mà không cần truy cập vào hệ thống DNS toàn cầu và internet bên ngoài hay không.

Kết quả đạt được sẽ giúp Nga xây dựng một mạng Internet độc lập, bảo vệ Nga khỏi các mối đe dọa bên ngoài. Trong đó, chắc chắn có việc chống lại những cuộc tấn công được thực hiện bởi tin tặc đến các quốc gia được đánh giá là thiếu thiện chí với Nga.

Arrow Up

Putin khai trương tuyến xe lửa nối Crimea với đất mẹ, đích thân ngồi chuyến tàu đầu tiên

Putin on Crimea train
Theo hãng tin Reuters, ngày 23-12, ông Putin đích thân ngồi trên đoàn tàu khai trương tuyến đường sắt do các kỹ sư Nga xây dựng, kết nối bán đảo Crimea với khu vực miền nam nước Nga.

Phát biểu trước đông đảo các công nhân xây dựng trong lễ khánh thành tuyến đường sắt, ông Putin bày tỏ tự hào: "Với thành quả lao động của các bạn, tài năng, quyết tâm và sự đồng lòng nhất trí, các bạn đã chứng minh rằng nước Nga có thể làm được những dự án hạ tầng tầm cỡ thế giới như thế này. Đây thực sự là cây cầu dài nhất không chỉ ở Nga mà cả ở châu Âu".

"Và các bạn cũng đã chứng minh là chúng ta có thể làm những dự án quy mô lớn như thế này bằng việc sử dụng năng lực kỹ thuật của chính chúng ta. Điều này, không hề nói quá, khiến ta hoàn toàn tự tin rằng chúng ta có thể và chắc chắn sẽ làm được những dự án tương tự trong tương lai", ông Putin tiếp.

Theo các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu, EU cấm công dân và doanh nghiệp châu Âu đầu tư vào Crimea, trong đó có hạ tầng và giao thông của bán đảo này.

Binoculars

Nga, Ukraine đạt thỏa thuận mới về vận chuyển khí đốt sang Châu Âu

gas ukraine
© Laszlo Balogh / Reuters
Moscow và Kiev đã ký các thỏa thuận bao gồm việc cung cấp khí đốt của Nga qua Ukraine để tới châu Âu, đánh dấu một bước tiến lớn trong việc giành được thỏa thuận cuối cùng.

Trước đó vào ngày 20/12, có hai nguồn tin cho biết, Nga và Ukraine đang tiến gần hơn tới cái đích giải quyết tranh chấp pháp lý về việc cung cấp và vận chuyển khí đốt tự nhiên giữa các quốc gia thuộc Liên Xô cũ.

Cho đến nay, cuộc tranh chấp đã ngăn chặn một thỏa thuận mới về việc cung cấp khí đốt của Nga cho Ukraine và phần còn lại của châu Âu, trong bối cảnh thỏa thuận hiện tại sẽ hết hạn vào cuối tháng 12.

Ông Sergei Kupriyanov, Phát ngôn viên của Gazprom, cho biết: " Nga và Ukraine đã ký nghị định thư của các thỏa thuận về việc tiếp tục vận chuyển khí đốt qua lãnh thổ Ukraine và giải quyết các yêu sách của nhau."

Nhận xét: Hiện nay Nga hoàn toàn không còn bị phụ thuộc vào Ukraine trong việc vận chuyển khí đốt sang Châu Âu. Ngược lại, với thỏa thuận này, nền kinh tế Ukraine tiếp tục bị phụ thuộc chặt chẽ vào Nga. Đây là một nước cờ khôn ngoan của chính phủ Nga để giải quyết cái ung nhọt sát nách họ này.