Chủ Những Con RốiS


Russian Flag

Tân thủ tướng Nga Mishustin - nhà kỹ trị nghiêm khắc, hoàn hảo và 'xa lạ'

Mikhail Mishustin
© Sputnik / Iliya PitalevTân thủ tướng Nga Mikhail Mishustin
Ngày 15/1, ông Putin đọc Thông điệp Liên Bang 2020 và đề xuất loạt cải cách hiến pháp. Chỉ ít giờ sau đó, Thủ tướng Dmitry Medvedev cùng toàn bộ nội các tuyên bố từ chức và được tổng thống ký phê duyệt.

Đến ngày 16/1, tổng thống Nga ký sắc lệnh bổ nhiệm ông Mishustin vào vị trí thủ tướng Nga. Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) đã phê chuẩn bổ nhiệm ông làm người đứng đầu nội các với 383 phiếu thuận, 41 phiếu trắng và không có phiếu chống nào.

Bên cạnh những đồn đoán về kế hoạch của Tổng thống Putin sau khi rời chức tổng thống, một loạt diễn biến chóng vánh dồn sự chú ý của dư luận vào tân Thủ tướng Mikhail Mishustin, người lãnh đạo Cơ quan Thuế Liên bang Nga trong 10 năm nhưng không hẳn là một chính trị gia quá nổi bật trước đó.

Trả lời Zing.vn, ông Victor Sumsky, tiến sĩ lịch sử, Giám đốc Trung tâm ASEAN thuộc Đại học Quan hệ Quốc tế Moscow (MGIMO), nói rằng ông Mishustin "là một nhà kỹ trị có tài".

Sherlock

Hay Nhất Mạng: 5 điều kỳ lạ trong vụ bắn rơi máy bay dân sự tại Iran

ukraine plane crash iran
© Nazanin Tabatabaee / WANA via Reuters
Cuộc điều tra về cuộc tấn công máy bay Boeing của Ukraine trên bầu trời Iran vẫn đang diễn ra. Mặc dù chính quyền Iran đã công nhận họ đã tình cờ tấn công bằng tên lửa vào máy bay nhưng giả thuyết này cũng vẫn gây ra những nghi ngờ rất lớn, ngay cả trong số các chuyên gia.

Vào ngày 8 tháng 1 năm 2020, chiếc máy bay của hãng Hàng không Quốc tế Ukraine đã bị rơi chỉ 3 phút sau khi cất cánh từ Sân bay Tehran. Tất cả 167 hành khách và 9 thành viên phi hành đoàn đã thiệt mạng.

Gần như ngay lập tức, đại diện của Ukraine đã đưa ra một tuyên bố trong đó họ loại trừ khả năng máy bay bị tấn công. Tuy nhiên, Kiev đã sớm thay đổi những lời nói ban đầu và tuyên bố rằng chiếc máy bay có thể đã bị một tên lửa bắn hạ.

Sự thừa nhận của chính quyền Iran rằng máy bay của Ukraine đã bị một tên lửa của họ bắn hạ do nhầm lẫn, và sở dĩ xảy ra điều này là do các hành động gây hấn của Mỹ ở nước láng giềng Iraq, là điều giật gân.

Binoculars

Chính phủ Nga tuyên bố giải thể, dọn đường cho đề xuất cải cách hiến pháp của Putin

Putin Medvedev
Tổng thống Putin đã đề xuất việc tăng cường quyền lực cho quốc hội, cải tổ hội đồng nhà nước - cơ quan tham vấn của tổng thống. Theo Washington Post, động thái trên hé lộ kế hoạch của ông Putin sau khi rời khỏi quyền lực vào năm 2024.

Phát biểu trong Thông điệp Liên bang lần thứ 16 hôm 15/1, ông Putin một lần nữa đồng ý với việc giới hạn nhiệm kỳ tổng thống mà một người có thể giữ là 2, đồng nghĩa việc ông không tìm kiếm nhiệm kỳ tổng thống thứ ba liên tiếp, theo Sputnik News.

"Tôi biết rằng trong xã hội của chúng ta xuất hiện những suy nghĩ về quy định một người không thể giữ chức vụ tổng thống quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Tôi không nghĩ đó là một vấn đề quan trọng, nhưng tôi đồng ý với quy định này", ông Putin cho biết.

Suy đoán về quan điểm của tổng thống Nga về giới hạn nhiệm kỳ bắt đầu xuất hiện vào tháng trước, khi tại cuộc họp báo cuối năm, ông Putin nói rằng các giới hạn nhiệm kỳ "có thể được dỡ bỏ" nếu có sự đồng thuận trong xã hội.

Nhận xét: Ngay sau bài phát biểu của Putin, chính phủ Nga của Thủ tướng Medvedev tuyên bố giải thể.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev ngày 15-1 khẳng định chính phủ do ông lãnh đạo đã từ chức nhằm tạo điều kiện để Tổng thống Vladimir Putin thực hiện sửa đổi hiến pháp.

Ông Medvedev sinh năm 1965, từng là tổng thống Nga giai đoạn từ tháng 5-2008 tới tháng 5-2012. Đó cũng là quãng thời gian ông Putin giữ vai trò thủ tướng trước lúc quay lại làm tổng thống Nga từ 2012 tới nay.

"Về phần tôi, tôi cũng muốn cảm ơn ông vì mọi thứ đã hoàn tất trong giai đoạn này của công việc chung giữa hai ta, tôi muốn bày tỏ sự hài lòng với những kết quả đã đạt được. Không phải mọi thứ đều xong xuôi, nhưng phàm có điều gì trọn vẹn đâu", Hãng thông tấn TASS dẫn lời ông Putin nói với ông Medvedev tại cuộc họp cùng các bộ trưởng.



War Whore

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ không thể đưa bằng chứng nào về tướng Iran âm mưu tấn công Mỹ

mark esper
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper
Các phát biểu mới của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper gây bất ngờ vì chúng dường như mâu thuẫn với tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về tướng hàng đầu quân đội Iran bị lực lượng Mỹ sát hại ở Iraq.

Tổng thống Trump cũng như các quan chức thuộc Nhà Trắng, Lầu Năm góc và Bộ Ngoại giao Mỹ nhiều lần quả quyết Thiếu tướng Qassem Soleimani, tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) là "mối đe dọa" đối với các lợi ích Mỹ. Tuy nhiên, cho tới hiện tại, họ chưa thể cung cấp bất kỳ bằng chứng đáng tin cậy nào liên quan đến những "âm mưu tàn độc" của ông Soleimani.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper thậm chí đã đưa ra các phát biểu có nội dung trái ngược nhau trong hai cuộc phỏng vấn mới đây về lí do tại sao Washington quyết định mở cuộc không kích tiêu diệt vị tư lệnh quyền lực của Iran hôm 3/1.

"Có thông tin tình báo rằng có một âm mưu tấn công đại sứ quán Mỹ ở Baghdad. Điều Tổng thống (Trump) nói liên quan đến 4 đại sứ quán (Mỹ) cũng là những gì tôi tin. Ông ấy nói mình tin Iran có thể tấn công các đại sứ quán Mỹ trong khu vực", ông Esper bộc bạch trong chương trình phát sóng sáng 12/1 trên kênh CNN.

Rocket

Sau khi yêu cầu Mỹ rút quân, Iraq cân nhắc mua S-400 của Nga

s-400
Wall Street Journal dẫn lời nghị sĩ Karaim Elaiwi, thành viên ủy ban An ninh và Quốc phòng quốc hội Iraq, cho biết Iran đang cân nhắc mua S-400 của Nga.

"Chúng tôi đang bàn bạc với Nga về hệ thống tên lửa S-400 nhưng 2 bên chưa ký kết hợp đồng với nhau. Chúng tôi cần những tên lửa này, đặc biệt sau khi Mỹ đã khiến chúng tôi rất nhiều lần thất vọng khi không giúp đỡ chúng tôi có được vũ khí thích hợp", ông Elaiwi cho hay.

Bộ Quốc phòng Iraq, cũng như Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao Mỹ chưa bình luận về thông tin này.

Một thành viên khác của ủy ban quốc phòng quốc hội Iraq - nghị sĩ Abdul Khaleq al-Azzawi, xác nhận động thái của Baghdad trong việc thương lượng mua các tổ hợp phòng không từ Nga.

"Chúng tôi ủy quyền cho Thủ tướng (Adil Abdul-Mahdi) mua các tổ hợp phòng không từ bất cứ nước nào ông ấy mong muốn và chúng tôi đã ủy quyền cho ông ấy sử dụng ngân sách để mua hệ thống phòng thủ. Mua từ Nga hoặc từ bất cứ nước nào", ông al-Azzawi nói.

Binoculars

Mỹ đã bí mật yêu cầu Iran không trả đũa mạnh tay sau vụ ám sát tướng Soleimani

iran missile iraq
© Fars News AgencyTên lửa Iran được cho là đang được phóng vào căn cứ Mỹ ở Iraq
Giới chức Mỹ bí mật sử dụng kênh liên lạc không chính thống để gửi thông điệp yêu cầu Iran không trả đũa mạnh tay sau cái chết của chỉ huy đặc nhiệm Qassem Soleimani nhằm tránh khiêu khích Tổng thống Donald Trump. Thông điệp bí mật được truyền đến Iran thông qua những người trung gian ở Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Tehran, theo tờ The New York Times.

Các quan chức Mỹ bí mật gửi thông điệp sau khi Tổng thống Trump ra lệnh cho quân đội tiến hành cuộc không kích hôm 3.1 giết chết chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Quds của Iran, tướng Qassem Soleimani ở sân bay quốc tế Baghdad (Iraq), khiến căng thẳng leo thang.

Theo tờ The Wall Street Journal, các quan chức chính phủ Mỹ đã gửi bản fax được mã hóa đến Iran chỉ vài giờ sau cái chết của ông Soleimani, cảnh báo Iran không nên leo thang căng thẳng.

Bản fax được mã hóa giúp mở đường cho hoạt động thông tin liên lạc "sân sau" giữa Mỹ và Iran kéo dài vài ngày thông qua Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Tehran.

Arrow Down

Trọng Tâm SOTT: Trump và Iran đều muốn tránh chiến tranh: Diễn biến từ khi Iran phóng tên lửa đến Trump phát biểu

Khamenei and trump
Cả Trump và chính quyền Iran đều muốn tránh chiến tranh. Trở ngại chính là Israel ở giữa...
Dựa vào các cuộc phỏng vấn hàng chục quan chức chính quyền Trump, các nhà ngoại giao cũng như những nhà lập pháp hàng đầu trên Đồi Capitol và trợ lý của họ, hãng thông tấn CNN đã tái dựng những diễn biến nghẹt thở ở Washington từ lúc căng thẳng với Tehran leo thang, đẩy hai bên cận kề nguy cơ xung đột vũ trang đến lúc tổng thống Mỹ quyết định không dùng vũ lực tấn công trả đũa Iran.

Gấp rút hành động

Brian Hook, đặc phái viên Mỹ về vấn đề Iran chỉ có vài phút để phát biểu chiều 7/1 theo giờ địa phương (rạng sáng 8/1 theo giờ Việt Nam) khi ông nhận được một bản lưu ý khẩn. Lúc đó, nhà ngoại giao này đang có mặt ở Los Angeles để trò chuyện về chính sách của Mỹ đối với Iran. Vào thời điểm bước lên bục diễn thuyết, ông đã trễ hơn một tiếng đồng hồ vì dành phần lớn thời gian trong ngày để điện đàm qua đường dây bảo mật với các quan chức Mỹ tại Washington, kể cả lãnh đạo của mình - Ngoại trưởng Mike Pompeo.

"Người dân Iraq, Lebanon và Iran muốn có lại đất nước. Và họ mệt mỏi với việc Iran không thể ngồi yên bên trong lãnh thổ của mình. Cảm ơn các quý vị", ông Hook chỉ đủ thời gian phát biểu ngắn gọn như vậy rồi phải rời đi. Bộ máy quốc phòng của Mỹ đang cấp tập hành động.

Light Saber

Hay Nhất Mạng: Quốc hội Iraq yêu cầu Mỹ rời khỏi nước này; Iran tuyên bố làm giàu uranium "không hạn chế"

iraq parliament
Quốc hội Iraq
Trong một động thái làm tăng nhiệt "thùng thuốc súng" Trung Đông, Iran tuyên bố rằng họ sẽ tiếp tục rút khỏi các cam kết trong thỏa thuận hạt nhân (Kế hoạch hành động chung toàn diện - JCPOA) ký với 6 cường quốc vào năm 2015.

Vị tướng nắm quyền lực thứ 2 ở Ira, Qasem Soleimani trước đó thiệt mạng trong một vụ không kích do Mỹ thực hiện nhằm vào đoàn xe của ông tại sân bay quốc tế Baghdad, Iraq. Vụ việc nhanh chóng đẩy Iran và Mỹ vào một vòng xoáy thù địch mới cực kỳ căng thẳng.

Một vị Bộ trưởng của Iran còn lên tiếng gọi ông Trump là "kẻ khủng bố trong bộ áo vest" sau khi lãnh đạo Mỹ đăng tải hàng loạt đoạn tweet đe dọa sẽ tấn công 52 địa điểm ở Iran, trong đó có nhiều mục tiêu mang tầm quan trọng đối với nền văn hóa Iran, nếu như Tehran tấn công người Mỹ hoặc tài sản của Mỹ để trả thù cho cái chết của ông Soleimani.

Phát biểu trước báo giới trước khi lên Không lực Một di chuyển từ Florida tới Washington trong chiều tối hôm Chủ nhật vừa qua, ông Trump tiếp tục đưa ra cảnh báo.

Nhận xét: Sẽ còn một chặng đường dài trước khi Iraq có thể thực sự tống cổ quân Mỹ khỏi đất nước họ. Nhưng ít nhất, giờ đây bộ máy tuyên truyền của Mỹ sẽ phải gặp khó khăn hơn nhiều khi biện hộ sự có mặt của binh lính họ tại Iraq, khi mà chính phủ hợp pháp của nước này đã yêu cầu họ cuốn xéo. Tuy rằng Mỹ vẫn ngồi xổm lên luật pháp quốc tế, nhưng hầu hết người dân ở mọi nơi trên thế giới vẫn coi luật pháp quốc tế và lẽ phải là cái gì đó quan trọng.

Cùng lúc đó, tuyên bố làm giàu uranium "không hạn chế" của Iran là cách nói giảm nói tránh cho việc phát triển vũ khí hạt nhân. Vậy là chẳng bao lâu nữa, Israel sẽ KHÔNG phải là quốc gia duy nhất ở Trung Đông có vũ khí hạt nhân.

Với những diễn biến này, linh hồn tướng Soleimani cũng sẽ ngậm cười nơi chín suối. Bởi vì hơn cả bạo lực trực tiếp, đây chính là những đòn trả đũa đích đáng nhất cho vụ ám sát hèn hạ khi trước.


Bullseye

Ám sát tướng Iran, nước cờ không thể đảo ngược ván cờ của Mỹ tại Trung Đông

Qassem Soleimani
Hình ảnh đống đổ nát sau vụ không kích của Mỹ bằng máy bay không người lái nhằm vào tướng Qassem Suleimani
Việc Mỹ ám sát Tư lệnh lực lượng Quds của Vệ binh cách mạng Iran, tướng Qasem Soleimani, sáng nay 3/1/2020, được cho là hành động quyết đoán của Tổng thống Donald Trump trong việc ngăn chặn Tehran mở rộng ảnh hưởng tại Trung Đông.

Từ Washington, những đồng minh của ông Trump ca ngợi chiến dịch, cho rằng vụ ám sát gửi thông điệp mạnh mẽ tới Tehran và có thể coi đây là sự răn đe đối với các lực lượng do Iran hậu thuẫn ở Iraq.

"Hành động phòng thủ mà Mỹ thực hiện chống lại Iran là phù hợp với các cảnh báo trước đó. Tehran đã bỏ ngoài tai những lời cảnh báo này. Họ đã tính toán sai lầm", Thượng nghị sĩ đảng Cộng hoà Marco Rubio nhận định.

"Tướng Soleimani đã chết vì ông ta là tên khốn độc ác đã giết người Mỹ. Tổng thống đã đưa ra lời kêu gọi dũng cảm và đúng đắn. Người Mỹ nên tự hào rằng các quân nhân Mỹ đã thành công", Thượng nghị sĩ đảng Cộng hoà Ben Sasse, tuyên bố.

Như vậy, Mỹ ám sát Tư lệnh lực lượng Quds của Vệ binh cách mạng Iran, tướng Qasem Soleimani, là nằm trong kế hoạch làm thay đổi vị thế của Mỹ tại vùng đất nóng, điều mà Washington đã tìm mọi cách nhưng chưa thực hiện được.

Bizarro Earth

Mỹ hối thúc công dân rời khỏi Iraq. Các nghị sĩ ca ngợi hành động khủng bố của Trump

iraqis burning american flag
© ERS / Alaa Al-MarjanNgười dân Iraq đốt cờ Mỹ
FoxNews dẫn thông cáo từ Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi công dân Mỹ rời khỏi Iraq ngay lập tức do các tình hình căng thẳng leo thang tại quốc gia này và trong khu vực.

Đại sứ quán Mỹ tại Iraq ra thông cáo: "Do sự căng thẳng gia tăng ở Iraq và khu vực, Đại sứ quán Mỹ kêu gọi công dân Mỹ chú ý đến Tư vấn du lịch tháng 1/2020 và rời khỏi Iraq ngay lập tức".

"Công dân Mỹ nên nhanh chóng tiến ra sân bay hoặc nếu không thể, hãy đến các quốc gia khác bằng đường bộ, thông cáo cho hay. Công dân Mỹ không nên tiếp cận Đại sứ quán" - thông báo nêu rõ.

Những nghị sĩ "diều hâu" của đảng Cộng hòa đã thể hiện sự đồng tình khi Mỹ tiêu diệt một trong những nhân vật mà họ cáo buộc là từng tham gia vào các hoạt động ở Trung Đông dẫn tới cái chết của hàng trăm quân nhân Mỹ. Cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikkey Haley cho biết bà "tự hào" vì Tổng thống Trump đã hành động "mạnh mẽ và cứng rắn".