Đứa Con Xã HộiS


Family

Trọng Tâm SOTT: Những người biểu tình chống biến đổi khí hậu ở Hà Lan không biết CO2 nghĩa là gì

extinction rebellion
"Chúng tôi là những người Nổi loạn Tuyệt chủng, bởi vì chúng tôi tin rằng chúng ta nên ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu, bởi vì cái đó xảy ra là do chúng ta, vì CO2, nó là ... một thứ gì đó trong không khí, và nó rất xấu, và nó đang tăng lên, bởi vì đó là CO2, và rồi lại còn carbon dioxide nữa."
Nổi loạn Tuyệt chủng (Exctinction Rebellion ER) là một phong trào ngớ ngẩn được bắt đầu ở Anh vào tháng 5/2018. Điểm nhanh những gì các nhà hoạt động ER đã làm gồm có tự dán người họ vào một cái xe buýt điện, tuyệt thực, cố gắng tự dán người họ lên nóc một đoàn tàu, đập vỡ cửa sổ tại Sở Giao thông ở London với búa và tuốc nơ vít, cố gắng làm ngừng hoạt động một sân bay và phun 1.800 lít máu giả vào một tòa nhà chính phủ ở London (nỗ lực cuối cùng này bị phản thùng và chính họ phải lãnh đủ).

ER cũng đã đến Hà Lan với trang web tiếng Hà Lan của họ, nỗ lực lôi kéo mọi người ở mọi lứa tuổi tham gia vào các cuộc biểu tình và phản đối vô nghĩa của họ. Trong tuần từ ngày 7/10/2019, hàng trăm thành viên ER đã cố gắng chặn Stadshouderkade, một tuyến đường quan trọng ở Amsterdam.

Tuy nhiên, có lẽ phong trào này được bộc lộ rõ nhất khi Mark Baanders, phóng viên của đài truyền hình gây tranh cãi PowNed ở Hà Lan, đi đến các cuộc biểu tình và phát hiện ra rằng những người biểu tình thực sự chẳng biết cóc khô gì về những gì họ đang phản đối.

Sau đây là lời thoại một số phần của cuộc phỏng vấn:

Arrow Up

Trọng Tâm SOTT: Nhìn lại năm 2019, Việt Nam đạt kết quả tăng trưởng xuất sắc trên nhiều mặt

Vietnam
Hội nghị quan trọng được sự quan tâm của Bộ Chính trị

Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương được tổ chức hàng năm để nhìn lại kết quả kinh tế - xã hội năm qua và kế hoạch năm tới. Sự kiện năm nay kéo dài trong 1,5 ngày. Trong 1,5 ngày 30-31/12, hội nghị sẽ tổng kết tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 và triển khai kế hoạch năm 2020.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng, đây là hội nghị rất quan trọng, được sự quan tâm của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các Ủy viên Trung ương Đảng.

Sự kiện năm nay sẽ có sự tham sự của các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, bí thư các tỉnh, thành ủy và chủ tịch HĐND, UBND các tỉnh, thành phố...

Light Saber

Huawei, Oppo tìm kiếm liên minh với Ấn Độ để đẩy Google ra khỏi Châu Á

huawei
© Daniel Van Boom/CNETHuawei Mate 30 Pro
Sputnik ngày 28/12 đưa tin, công ty Huawei (Trung Quốc) bắt đầu thu hút các nhà phát triển phần mềm của Ấn Độ. Động thái này như là một phần trong chiến lược đối phó với tác động tiêu cực từ lệnh cấm của Mỹ.

Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei và OPPO đang thực hiện một kế hoạch đầy tham vọng để tạo ra một giải pháp thay thế cho các dịch vụ di động của Google. Theo The Times, những công ty này đang tìm kiếm sự hợp tác với các nhà phát triển phần mềm của Ấn Độ với hy vọng chấm dứt sự thống trị thị trường của Android ở châu Á.

Hệ điều hành thay thế của Huawei có tên là Huawei Mobile Services (HMS), sẽ cho phép điện thoại thông minh sử dụng được các ứng dụng tương tự như Gmail, Drive, YouTube, Maps và Google Play Store.

Trước đây, Huawei sử dụng hệ điều hành Android của Google trên điện thoại thông minh của mình. Tuy nhiên, sau lệnh trừng phạt của Mỹ, các sản phẩm của Huawei không thể tiếp tục sử dụng hệ điều hành này được nữa.

Beer

Từ ngày 1/1/2020, cấm rủ rê, ép buộc, thách đố người khác uống rượu bia

beer glasses
© Reuters/ Nguyen Huy Kham
Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia được Quốc hội khoá XIV thông qua tháng 6 năm nay được coi là đạo luật điều chỉnh đầy đủ, hoàn chỉnh nhất từ trước tới nay đối với vấn đề phòng, chống tác hại của rượu. Một trong những nội dung đáng chú ý là từ ngày 1/1/2020, quy định mới cấm rủ rê người khác uống rượu, bia dưới mọi hình thức.

Cụ thể, tại Điều 5, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia đặc biệt cấm xúi giục, kích động, lôi kéo hay ép buộc người khác uống rượu, bia. Trong đó, xúi giục, kích động, lôi kéo có thể hiểu bao gồm: Rủ rê, thuyết phục, thách đố nhau uống rượu, bia...

Ngoài ra, để giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông cũng như thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra liên quan đến rượu, bia, Điều 5 của luật còn cấm người tham gia giao thông điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Bên cạnh đó, luật cũng cấm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc cũng như thời gian nghỉ giữa giờ làm việc.

Clipboard

Có gì mới trong bộ sách giáo khoa xã hội hóa đầu tiên của Việt Nam?

New Vietnam textbooks Cánh Diều
© VietTimesBộ sách giáo khoa "Cánh Diều"
Năm 2014, trước làn sóng dư luận phản ứng về việc kéo dài tình trạng độc quyền sách giáo khoa (SGK), Nghị quyết số 88 của Quốc hội đã chủ trương thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK. Sau hơn 2 năm tích cực thực hiện, bộ sách xã hội hóa đầu tiên mang tên "Cánh Diều" đã ra đời. GS. Nguyễn Minh Thuyết - Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, một trong các tác giả của bộ SGK này đã "bật mí" về bộ sách với VietTimes.

Bộ sách có nhiều cái mới

Năm 2018, đã có thêm 6 nhà xuất bản (NXB) được cấp phép xuất bản SGK để thực hiện chủ trương xã hội hóa, xóa bỏ độc quyền về SGK. Đến nay, đã có 2 trong 6 NXB đó tổ chức biên soạn, xuất bản SGK.

Bộ sách mang tên "Cánh Diều" do NXB Đại học Sư phạm (thuộc Đại học Sư phạm Hà Nội), NXB Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh (thuộc Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) phối hợp với Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất bản - Thiết bị giáo dục Việt Nam (VEPIC) biên soạn, xuất bản, đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt đưa vào sử dụng ở các trường phổ thông trên toàn quốc từ năm học 2020 - 2021.

People

Nông dân Pháp lái hơn 1000 máy kéo đổ về Paris để phản đối chính phủ

french farmers tractors
© Reuters / Gonzalo Fuentes
Hơn 1.000 chiếc xe đầu kéo đã chặn nhiều tuyến đường ở thủ đô Paris trong hôm 27/11 trong lúc nông dân Pháp phản đối các chính sách của chính phủ và một số thỏa thuận thương mại quốc tế mà họ cho là ảnh hưởng tới kế sinh nhai và chất lượng cuộc sống của họ.

Các hiệp hội nông dân Pháp cho hay, các thành viên của họ trên khắp mọi miền đất nước đã đổ về thủ đô Paris và tập trung tại Avenue Foch, gần Đại lộ Elysees và Arc de Triomphe. "Chính phủ đang bỏ mặc chúng tôi chịu ảnh hưởng, hãy để chúng tôi làm việc" - biểu ngữ gắn trên xe đầu kéo của một người nông dân có nội dung.

Cuộc biểu tình này được tổ chức bởi 2 hiệp hội nông trại của Pháp mà trước đây từng kêu gọi tổ chức một cuộc họp với Tổng thống Emmanuel Macron để thể hiện quan ngại về các chính sách mà họ nói là gây tổn hại tới nền nông nghiệp nước nhà.

"Chúng tôi muốn cảnh báo tất cả mọi người rằng nếu không còn nông dân ở nước Pháp, nó sẽ gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế Pháp" - Alix Heurtaut, một nông dân 29 tuổi, nói với hãng tin Reuters.

Fire

Hồng Kông tiếp tục chìm trong bạo lực. Sinh viên Trung Quốc lũ lượt rời khỏi đây

Hong Kong protest
© Reuters/Thomas Peter
Nhiều cơ quan truyền thông quốc tế ngày 14/11 đã đưa thông tin và hình ảnh các sinh viên Trung Quốc Đại lục được di tản bằng đường biển từ Hồng Kông sang Thâm Quyến trong khi báo chí Trung Quốc mạnh mẽ lên án những người biểu tình quá khích "tấn công vào giáo dục, phá hoại tương lai của Hồng Kông"; cuộc biểu tình ở Hồng Kông đã có những diễn biến mới theo chiều hướng xấu...

Bạo lực leo thang, xung đột lan vào khuôn viên trường đại học

Ngày 8/11 xảy ra vụ sinh viên Chu Tử Lạc (Alex Chow) của Đại học Công nghệ Hồng Kông bị chết do ngã lầu đêm 3 rạng sáng 4/11 tại một bãi đỗ xe khi tham gia biểu tình. Cái chết này đã gây nên một đợt biểu tình bạo lực quy mô mới.

Những người biểu tình phát động hoạt động "Tam bãi" (bãi công, bãi thị, bãi khóa) từ ngày 11/11. Sáng hôm 11/11 đã xảy ra 2 sự kiện bạo lực nghiêm trọng: tại phố Tây Loan Hà (Sai Wan Ho) xảy ra vụ cảnh sát nổ súng bắn bị thương 2 người biểu tình quá khích "định cướp súng"; tại khu Mã An Sơn (Ma On Shan), những người biểu tình quá khích đã tưới xăng lên người một người đàn ông trung niên phản đối biểu tình rồi châm lửa đốt khiến ông bị bỏng nặng. Cảnh tượng được truyền hình trực tiếp đã khiến nhiều người kinh sợ trước các hành động bạo lực cực đoan.

USA

Điều trần luận tội công khai không hề làm thay đổi quan điểm cử tri đối với Trump

trump suzuki maga hat
© Reuters/Jonathan Ernst 31
Khi phiên điều trần nhằm luận tội Trump được phát trực tiếp ngày 14/11, tại nhà riêng, Quincy Murphy quả quyết sẽ không thay đổi quan điểm.

"Tôi xem nó trong sự ghê tởm", Murphy, 45 tuổi, công nhân ngành xe hơi ở Flint, Michigan, nói. Ông từng bầu cho ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Hillary Clinton hồi năm 2016. "Tôi chưa thấy thứ gì đủ sức thuyết phục tôi rằng ông ấy đang làm những điều tốt nhất cho đất nước".

Cách đó 725 km, tại cửa hàng cắt tóc của mình ở Bethlehem, Pennsylvania, Joe D'Ambrosio, một người ủng hộ Trump, cũng khẳng định cuộc điều tra luận tội không ảnh hưởng tới những gì ông vẫn suy nghĩ về Tổng thống Mỹ từ trước tới nay.

"Tôi hoàn toàn ủng hộ Tổng thống", D'Ambrosio, 76 tuổi, chia sẻ trong lúc xem phiên điều trần luận tội được phát sóng trực tiếp trên kênh Fox News. "Tôi đã nói chuyện với rất nhiều người cảm thấy hạnh phúc, thoải mái với kế hoạch nghỉ hưu, với thị trường chứng khoán và với công việc của họ. Phe Dân chủ không muốn bàn về việc này và tôi nghĩ họ sẽ phải trả giá".

Blue Planet

Trọng Tâm SOTT: 10 luận điểm hàng đầu chống lại cơn cuồng loạn biến đổi khí hậu

Climate demonstration
Liệu làn sóng cuồng loạn biến đổi khí hậu hiện nay, như được đại diện bởi Greta Thunberg, có làm bạn cảm thấy có gì đó không ổn không? Hay có thể bạn đang phải đối phó với bạn bè, người thân hoặc đồng nghiệp đang bị rối trí bởi tất cả những thứ đó? Trong các trường hợp đó, có thể có ích nếu bạn lùi lại một bước và mang đến một chút lý trí đến cho cuộc tranh luận. Theo định nghĩa, cuồng loạn là sự trái ngược của phân tích tình hình một cách bình tĩnh. Đây là lý do tại sao có quá ít lý trí và logic xung quanh vấn đề biến đổi khí hậu - và nó không phải chỉ về cuộc tranh luận khoa học, như chúng ta sẽ thấy. Bởi vì cho dù bạn có quan điểm thế nào về sự đúng đắn của lý thuyết nóng lên toàn cầu do con người gây ra đi nữa, có rất nhiều vấn đề với làn sóng cuồng loạn mà Greta khởi xướng.

Là người Đức, tôi sống tại một đất nước đã biến biến đổi khí hậu thành chủ đề trung tâm cho các chính sách của họ trong hàng thập kỷ nay. Vậy nên hãy để điều này là tiếng chuông cảnh báo cho các quốc gia khác. Hãy nhớ rằng mặc dù các nhà hoạt động cực đoan và hầu hết giới truyền thông nói rằng cuộc tranh luận này đã được phân định rạch ròi và cố gắng biến nó thành một vấn đề chính trị giữa cánh tả và cánh hữu, nó hoàn toàn không phải vậy. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về biến đổi khí hậu ở cả bên cánh tả lẫn cánh hữu, trong cả giới khoa học chính thống và cái gọi là cộng đồng "nghi ngờ biến đổi khí hậu". Một khi bạn vứt bỏ tâm lý cuồng loạn, các sắc thái trong quan điểm này trở nên rất rõ ràng. Và trong khi chúng khiến mọi thứ trở nên phức tạp hơn nhiều, việc tính đến các sắc thái đó là lối thoát duy nhất khỏi những hậu quả tai hại của cơn cuồng loạn chính trị. Vậy nên đây là 10 luận điểm hàng đầu của tôi để chống lại cơn điên loạn biến đổi khí hậu hiện nay:

1. Vấn đề chờ giải quyết hay Ngày tận thế?

Greta End is nigh
Có lẽ cái bẫy lớn nhất mà toàn bộ phong trào khí hậu này rơi vào là ý tưởng cho rằng "nếu chúng ta không hành động ngay bây giờ thì tất cả chúng ta sẽ chết sớm". Đó là suy nghĩ tận thế. Điều này này dập tắt sự bình tĩnh, suy nghĩ hợp lý. Nhưng một khi bạn thoát ra khỏi suy nghĩ đó, nó đơn giản chỉ trở thành một trong nhiều vấn đề đang chờ giải quyết. Có bao nhiêu trong số những người biểu tình và các nhà hoạt động này thậm chí có thể cho bạn biết hậu quả của khí thải CO2 là gì - ngay cả là theo 'báo cáo khoa học chính thức' của IPCC?

Dưới đây là những gì Joool Marotzke, đồng tác giả của báo cáo IPCC 2013, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Spiegel của Đức năm 2018:
SPIEGEL: "Liệu có tồn tại bất kỳ ngưỡng nào mà khi vượt qua nó các quá trình không thể đảo ngược sẽ được khởi động không?"

Marotzke: "Chúng ta không thể loại trừ điều này, nhưng bằng chứng cho sự tồn tại của các điểm tới hạn này khá là yếu. Nhiệt độ 2 độ rất có thể dẫn đến sự tan chảy của dải băng Greenland, khiến mực nước biển dâng cao 7 mét trong tương lai dài hạn - đó sẽ là một sự thay đổi mạnh mẽ. Nhưng ngay cả khi điều này xảy ra, việc tan băng sẽ phải mất 3000 năm. Tất cả các điểm tới hạn khác như Dòng Gulf Stream bị cạn kiệt hoặc Tây Nam Cực tan chảy ít có khả năng xảy ra trong tương lai."
Một nhà khoa học hàng đầu khác của IPCC, Giáo sư Myles Allen của trường đại học Oxford, đã nói tương tự trong một thông điệp ngắn trên YouTube: thế giới sẽ không kết thúc sớm, và chắc chắn không có thời hạn chót nào mà chúng ta 'phải hành động' để tránh một ngày tận thế.

Xin lưu ý bạn, mặc dù có một số lời cảnh báo đáng sợ trong các thông cáo báo chí của IPCC, những gì được liệt kê ở trên là 'quan điểm chính thức' của khoa học chính thống và nó không liên quan gì đến 'những người hoài nghi biến đổi khí hậu'. Quan điểm ấy có thể được tóm tắt như thế này: "Vâng, chúng ta có một vấn đề và chúng ta cần tìm cách để giải quyết, nhưng có rất nhiều điều chúng ta chưa hiểu, và dù sao đi nữa, cũng sẽ phải mất nhiều năm cho đến khi vấn đề ấy được bộc lộ ra. Nó sẽ cho chúng ta đủ thời gian để giải quyết nó." Ít nhất, điều này cho thấy, trái với niềm tin phổ biến, có nhiều quan điểm khác nhau ngay cả trong giới khoa học chính thống về tác động của biến đổi khí hậu. Chỉ riêng thực tế này thôi cũng đủ khiến chúng ta miễn nhiễm với các chính trị gia và các nhà hoạt động, những người muốn áp đặt các biện pháp và chính sách cực đoan mà không tính đến các hậu quả không lường trước được, với lập luận rằng nếu chúng ta không thực hiện các biện pháp này ngay bây giờ, tất cả chúng ta sẽ chết.

Arrow Down

Lính Mỹ hoang mang trước nhiệm vụ "mù mờ" của họ tại vùng mỏ dầu Syria

US troops Syria
© AFP 2018/Ahmad al-Rubay
Theo các nguồn tin tại Lầu Năm Góc, Mỹ đang duy trì khoảng 800 binh sĩ để bảo vệ các mỏ dầu ở bờ đông Euphrates. Quân đội nước này sẽ kiểm soát một khu vực rộng lớn, giàu dầu mỏ kéo dài 150 km từ Deir Ez-Zor đến al-Hasakah.

Tuy nhiên, khi binh sĩ Mỹ được triển khai tới khu vực Deir Ezzzor bắt đầu thực hiện nhiệm vụ tuần tra quanh mỏ dầu, họ chưa nhận được mệnh lệnh cụ thể nào liên quan đến hoạt động của mình. Các chỉ huy Mỹ tại Syria phải vật lộn trong nỗi hoang mang bởi nhiệm vụ của họ được diễn giải theo nhiều hướng khác nhau.

Không có nhiệm vụ được phê duyệt nào nêu cụ thể cách quân đội Mỹ "kiểm soát" nguồn dầu, bao gồm thời điểm tuần tra hay khi nào thì được dùng vũ lực. Cũng không có quyết định về việc liệu có nên bảo vệ các mỏ dầu khác ở đông bắc Syria ngoài khu vực Deir Ezzzor, nơi họ đang hiện diện, hay không.

Theo bình luận viên Barbara Starr và Nicole Gaouette của CNN, có lẽ điều quan trọng nhất là quân đội Mỹ không biết chính xác họ phải chống lại ai tại các mỏ dầu.