Lịch Sử Bí MậtS


Magnify

Đại tướng Liên Xô Gromov bác bỏ thông tin sai lệch về chiến dịch quân sự của Liên Xô tại Afghanistan

Afghanistan Soviet Union
© Sputnik / V. Kiselev
Ngày hôm nay, Nga và 14 nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô Viết (cũ) kỷ niệm 29 năm ngày rút quân đội Liên Xô khỏi Cộng hoà Dân chủ Afghanistan (DRA).

Cuộc xung đột kéo dài chín năm là một giai đoạn chính của Chiến tranh Lạnh và hậu quả của nó đến nay vẫn ảnh hưởng đến hệ thống an ninh quốc tế và ổn định khu vực.

Mặc dù cuộc chiến tranh do Mỹ tiến hành ở Afghanistan đã kéo dài đến năm thứ 17, nhưng chính chiến dịch quân sự của Liên Xô chứa đựng nhiều thông tin sai sót và không chính xác, do các chuyên gia quân sự phương Tây tung ra.

Để giải tỏa những huyền thoại phổ biến nhất trong cuộc xung đột này, Sputnik đã nói chuyện với Đại tướng Gromov, chỉ huy cuối cùng của Quân đoàn số 40, là chủ lực của quân đội Liên Xô tại Afghanistan.

MIB

Beirut 1983: Mossad của Israel "mượn đao" Hamas và Hezbollah giết hại hơn 300 lính Mỹ - Pháp

Beirut 1983 bombing
© ReutersHiện trường sau vụ đánh bom Beirut 1983
Nguyên nhân chính dẫn đến thảm kịch Beirut năm 1983

Trong kỳ trước với tiêu đề: "Beirut 1983: 300 lính Mỹ-Pháp thiệt mạng ở Lebanon trong vài phút" chúng ta đã biết rằng, có hơn 300 quân giàn giữ hoàn bình, bao gồm lính dù Pháp và chủ yếu là thủy quân lục chiến Mỹ đã thiệt mạng trong các vụ đánh bom ở thủ đô Beirut của Lebanon năm 1983.

Vụ đánh bom liên tiếp này được Pháp và Mỹ cho là do các lực lượng thân Iran là tổ chức Hamas của Palestine và Phong trào Hezbollah của Lebanon, thực hiện theo chỉ đạo của chính quyền Tehran. Tuy nhiên, chính quyền Iran đã thẳng thừng bác bỏ phán quyết đơn phương này.

Trong khi đó, chính những cựu điệp viên của Israel thừa nhận rằng, chính nước này chứ không phải Iran, mới là chủ mưu của loạt khủng bố đánh bom kinh hoàng này, nhằm buộc các lực lượng quân sự Mỹ-châu Âu rút khỏi Lebanon, để Tel Avip rảnh tay diệt trừ người Palestine.

Eye 1

100 năm Tuyên bố Balfour - Khởi đầu của địa ngục mà người Palestine phải chịu dưới ách Israel

palestinian poster balfour declaration
© Palestine Mission to the UKMột tấm áp phích nhắc lại những tội ác đối với người Palestinian bắt nguồn từ Tuyên bố Balfour
Palestines muốn Anh xin lỗi

Ngày 29/10/2017, Thủ tướng Palestine Rami Al-Hamdallah và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đồng thời ra tuyên bố nhắc lại một sự kiện lịch sử, một dấu mốc quan trọng trong việc bùng nổ cuộc xung đột trên vùng đất Palestine.

Ngày 2/11/2017 là tròn 100 năm Tuyên bố Balfour. Thủ tướng Rami Al-Hamdallah đòi Anh phải xin lỗi và sửa lỗi lầm và bất công lịch sử đối với Người Palestine. Ông nói rằng đã đến lúc cộng đồng quốc tế phải hành động để chấm dứt sự bất công này đối với nhân dân Palestine.

Ông cho rằng việc kỷ niệm long trọng ngày này là một thách thức đối với công luận, đối với tất cả những ai ủng hộ công lý, tự do và quyền con người.

Trước đó, Tổ chức Giải phóng Palestine PLO cũng đã đòi chính phủ Anh thay vì tổ chức kỷ niệm sự kiện này phải xin lỗi về Tuyên bố Balfour, đồng thời cảnh báo nếu London cứ quyết chí cùng Israel kỷ niệm ngày này thì Palestine sẽ kiện chính phủ Anh lên Tòa án quốc tế.

Pistol

Tài liệu FBI: Liên Xô từng nhận định vụ ám sát Kennedy do phó tổng thống Johnson tổ chức

kennedy
John F. Kennedy, vài phút trước khi bị ám sát
Tờ New York Post dẫn tài liệu được phát hành từ Cục lưu trữ quốc gia Mỹ liên quan đến vụ ám sát Tổng thống thứ 35 của Mỹ John F. Kennedy cho thấy các thông tin cho thấy quan điểm của Liên Xô về vụ việc.

Theo đó, tài liệu giải mật của Cơ quan điều tra liên bang (FBI) cho thấy, Chính quyền Liên Xô từng coi vụ ám sát cố Tổng thống Mỹ John F.Kennedy là do Phó Tổng thống Lyndon B. Johnson tổ chức.

Phó Tổng thống Lyndon B. Johnson đã nhanh chóng tuyên bố trở thành Tổng thống Mỹ vài giờ sau cái chết của Tổng thống Kennedy hồi tháng 11/1963.

Theo thông tin nguồn riêng của FBI, vào năm 1965 các nhân viên tình báo Liên Xô được trao nhiệm vụ tìm hiểu về Johnson, nhân cách, tiểu sử, bạn bè, gia đình và tất cả những người ủng hộ ông.

Nhận xét: Video quay lại thời khắc Kennedy bị ám sát:




Eye 1

Vì sao Triều Tiên luôn căm thù Hoa Kỳ?

North Korea
© svobodomislie
Nút tạm dừng đã được nhấn trên bán đảo Triều Tiên cách đây 64 năm. Nhưng di sản của sự tàn phá vẫn hiện diện.

"Chúng tôi tới đó thực hiện một cuộc chiến, và rốt cuộc đốt rụi mọi thị trấn ở Triều Tiên, bằng cách này hay cách khác, cả một số nơi ở Hàn Quốc nữa", CNN dẫn lời cựu Tư lệnh Không lực Mỹ Curtis LeMay nói năm 1988 trong một cuộc phỏng vấn.

Theo các số liệu của Không lực Mỹ, khi lệnh ngừng bắn được ký ngày 27/7/1953, Triều Tiên - với dân số 9,6 triệu người - đã hứng chịu thương vong 1,3 triệu người gồm cả quân và dân. Phía Hàn Quốc thương vong 3 triệu dân thường và 225.000 quân nhân trong tổng dân khoảng 20,2 triệu vào năm 1950.

Tướng Mỹ Douglas MacArthur đã phát biểu tại một buổi điều trần ở Quốc hội năm 1951 rằng, ông chưa từng chứng kiến một sự tàn phá khủng khiếp như vậy.

MIB

Đơn vị 731: Trại thí nghiệm vô nhân tính trên cơ thể người của Nhật Bản trong Thế Chiến 2

Unit 731
Thành lập vào năm 1935, Đơn vị 731 ban đầu được biết đến rộng rãi với tên gọi 'Cục phòng chống dịch bệnh và xử lý nước Đạo quân Quan Đông' do Tướng Shiro Ishii quản lý.

Tuy nhiên, trên thực tế, 731 lại 'nổi danh' với những cuộc thử nghiệm vũ khí nguy hiểm trên cơ thể trên cơ thể người trong Thế chiến 2.

Trụ sở chính của 731 được đặt tại quận Bình Phòng của thành phố Cáp Nhĩ Tân, Đông Bắc Trung Quốc ngày nay với diện tích lên tới 6km2 và hơn 150 tòa nhà.

Suốt 10 năm tồn tại, Đơn vị 731 được cho là đã gây nên cái chết của gần 200.000 người, phần lớn trong số đó là từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Ngoài ra, còn có các tù binh chiến tranh tại phương Tây và Đông Nam Á.

Nhận xét: Cuốn sách "Đội vi trùng 731" do Nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản năm 1987 là một hồi ký của một người Nhật với những mô tả rất chi tiết về chốn địa ngục này.


Wreath

Helmut Kohl, "cha đẻ nước Đức thống nhất", qua đời thọ 87 tuổi

Helmut Kohl and Hans Modrow (left) at ceremony to unite Germany 1989
© WikipediaHelmut Kohl cùng thủ tướng Đông Đức Hans Modrow (trái) tại lễ chính thức mở lại cổng Brandenburg - biểu tượng của sự thống nhất, năm 1989
Ông Helmut Kohl, thủ tướng Đức giai đoạn 1982-1998, đã qua đời ngày 16/6/2017 tại nhà riêng ở TP Ludwigshafen thuộc bang Rheinland-Pfalz, hưởng thọ 87 tuổi.

Ông Helmut Kohl được xem là người có công đưa nước Đức thống nhất trở lại từ chỗ chia rẽ Đông - Tây sau Thế chiến II.

Nguyên Đại sứ Việt Nam tại CHLB Đức, ông Trần Đức Mậu đã có những chia sẻ về cuộc đời nhà lãnh đạo này và cơ hội tiếp xúc khi ông Kohl thăm Việt Nam. Dưới đây, tòa soạn xin gửi tới quý độc giả bài viết của Đại sứ Trần Đức Mậu.
Với 16 năm cầm quyền từ 1982 đến 1998, ông Helmut Kohl cho tới nay là thủ tướng nhiều năm nhất của nước Đức.

Nếu tái đắc cử lần thứ 4 trong cuộc bầu cử quốc hội vào mùa thu tới, đương kim thủ tướng Đức Angela Merkel có điều kiện để san bằng kỷ lục này. Nếu không được ông Kohl tạo cho cơ hội và dìu dắt làm chính trị, bà Merkel không thể được như ngày nay.

Boat

Tàu Nga che chắn cảng Hải Phòng khỏi bom Mỹ năm 1972 như thế nào?

Hải Phòng port Vietnam war
Cảng Hải Phòng thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
Cách đây 45 năm, vào tháng 5 năm 1972, số phận cảng Hải Phòng đã từng treo trên sợi tóc.

Sau khi dùng mìn phong tỏa, người Mỹ muốn dùng những trận bom tiêu diệt cửa biển chính của Việt Nam. Mưu đồ bị cản trở bởi sự có mặt của các tàu hàng dân dụng và kỹ thuật quân sự Liên Xô trong cảng. Ban lãnh đạo Liên Xô đã phớt lờ yêu sách của Mỹ đòi Liên Xô rút hết tàu khỏi Hải Phòng trước khi cuộc phong tỏa bắt đầu. Moskva và Hà Nội tin rằng các tàu hàng Liên Xô sẽ ngăn chặn âm mưu phá hủy cảng. Mọi chuyện diễn ra đúng như vậy.

Công tác bốc dỡ 10 tàu Xô viết còn lại trong cảng biển bị phong tỏa diễn ra chậm chạp. Một phần là do các xe tải thường xuyên thiếu hụt xăng dầu, Mỹ đã ném bom kho nhiên liệu trước khi tiến hành phong tỏa. Do không đủ kho bãi dỡ hàng, cầu đường bị tàn phá hạn chế khả năng đưa hàng rời cảng. Nhưng khó khăn lớn nhất là những cuộc không kích không ngừng.

Ông Vladimir Payevsky, thủy thủ từ tàu Babushkin đã ghi lại trong nhật ký của mình: "Chúng tôi phải sẵn sàng với bất kỳ tình huống. Rất có khả năng rơi trúng tàu những trái bom mà phi công Mỹ bị trúng đạn sẽ thả bừa bãi để cứu máy bay. Hay máy bay bị bắn rơi. Hoặc các tên lửa mất mục tiêu hay chệch hướng, đạn pháo phòng không chưa kịp nổ. Đó là chưa kể các mảnh đạn thỉnh thoảng vẫn rơi trúng tàu."

Magnify

Hay Nhất Mạng: Tản mạn về Ải Nam Quan hay Sự thật về cái gọi là "Đảng CSVN dâng đất cho Trung Quốc"

Nam Quan border gateway between Vietnam, China
Ải Nam Quan hơn 100 năm trước
Chiều mưa biên giới anh đi về đâu. Sao còn đứng ngóng nơi giang đầu? ...
Người Miền Nam thuộc thế hệ của Hoàng tôi mấy ai chẳng một lần lắc lư hụt hẫng khi nghe Nguyễn Văn Đông hỏi "Chiều mưa biên giới anh đi về đâu. Sao còn đứng ngóng nơi giang đầu?" Dù chẳng biết nhạc sĩ này hỏi ai và muốn nói đến biên giới nào, biên giới Việt-Miên, Việt-Lào, Việt-Hoa hay lằn ranh Nam-Bắc?

Biên Giới Nào?

Thiệt tình, với Hoàng tôi, biên giới nào thì cũng thế thôi. Bởi lý cho đến bây giờ Hoàng tôi chỉ thực sự thấy tận mắt hai cái-gọi-là-biên-giới. Thứ nhất, cầu Hiền Lương trên sông Bến Hải do Hiệp định Genève 1954 chọn làm mốc tạm phân chia Nam-Bắc. Thứ hai, lằn mức sóng nước bao la vô hình trên Vịnh Thái Lan khi người tài công chiếc ghe vượt biên chặt cổ con gà thắp hương cúng trước mũi ghe rồi hân hoan bảo: Yên chí! ghe đã vào hải phận quốc tế! Hoàng tôi đâu biết "hải phận quốc tế" chính là lằn ranh của một thế giới mới trong đó Hoàng tôi rồi ra có thể chỉ là một "con thú hoang lạc đàn" như Nam Lộc nghẹn ngào thở than trong bản nhạc Sài Gòn Vĩnh Biệt.

Học trò Việt Nam ai mà chẳng "tụng": "Nam quốc sơn hà Nam đế cư" và "Đất nước ta từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau". Chẳng đứa nào thèm băn khoăn biên giới phía Bắc của Nam quốc đó lên tận đâu? Thời khuyết sử biên giới đó hình như lên đến tận Triết Giang hay Hồ Nam có đúng không? Lý Thường Kiệt và Quang Trung dựa vào bản đồ nào mà chuẩn bị đòi lại Quảng Đông Quảng Tây?

Red Flag

Sài Gòn trở thành Thành phố Hồ Chí Minh từ khi nào?

Ho Chi Minh City 1975
Sài Gòn mùa hè 1975
12/5/1975, tạp chí Time dành gần như toàn bộ số báo hôm đó để nói về sự kiện quan trọng nhất thế giới bấy giờ: chiến tranh Việt Nam đã kết thúc.

Trang bìa tờ tạp chí có một bức họa chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, bản đồ Việt Nam màu đỏ và dòng tít lớn: "The Victor" - "Người chiến thắng".

Toàn bộ tấm bản đồ màu đỏ, chỉ có một ngôi sao vàng ở vị trí của Sài Gòn được chú thích: "Ho Chi Minh City". Bản thân cái tên ấy, được đặt gọn gàng trên bản đồ, cũng là một lời khẳng định kết cục cuộc chiến.

Nhiều người khi thấy tấm bìa đã băn khoăn: tháng 7 năm 1976, Quốc hội Việt Nam mới chính thức đổi tên Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh. Tại sao tờ tạp chí uy tín bậc nhất nước Mỹ lại gọi nó bằng cái tên mới, chỉ chưa đầy 2 tuần sau ngày kết thúc chiến tranh? Họ căn cứ trên cơ sở nào?

Mọi chuyện dễ hiểu hơn một chút, khi biết tên nguồn tin của Time khi đó.