Trọng Tâm SOTT:


SOTT Logo S

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 12/2019: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

ecs dec 2019
Hội nghị Biến đổi Khí hậu 2019 của Liên Hợp Quốc, còn được gọi là COP25, được tổ chức tháng trước tại Madrid, Tây Ban Nha. Nhưng ngay cả Greta và đám bạn bè trốn học của cô ta cũng không thể ngăn chặn sự hỗn loạn khí hậu toàn cầu trên khắp thế giới trong tháng trước.

Sau một khởi đầu lạnh lẽo bất thường cho mùa hè, nước Úc trải qua những vụ cháy rừng kỷ lục gây thiệt hại nặng nề trong tháng 12/2019. Đợt cháy rừng đã thiêu hủy nhiều thị trấn, khiến hàng ngàn người phải sơ tán và giết chết khoảng một tỷ động vật cho đến thời điểm này.

Cũng trong tháng trước, ít nhất 150 ngôi nhà bị thiêu hủy bởi những đám cháy rừng di chuyển nhanh tại thành phố Valparaíso của Chile. Một lần nữa! Thành phố này đã bị nạn cháy rừng tấn công ba lần trong 5 năm qua. Nhiều khu dân cư vẫn cháy trong ngày lễ Giáng Sinh.

Tháng trước, tuyết phủ gần một nửa trong số 48 bang liền mạch của Mỹ - chiếm 46,2% diện tích đất nước này - diện tích bị tuyết phủ lớn nhất vào thời điểm đầu tháng 12 kể từ khi số liệu được ghi lại vào năm 2003. Vùng bị tuyết phủ kéo dài đến tận các vùng phía bắc của Mexico.

Iceland cũng chứng kiến lượng tuyết phủ kỷ lục, dày 9 MÉT trong tháng 12, trong khi đó 8.000 xe hơi bị mắc kẹt tại vùng Kashmir do tuyết dày cả mét.

Các cơn bão Atlantic Elsa và Fabien tàn phá vùng tây và trung tâm Châu Âu, giết hại 9 người và gây thiệt hại rộng khắp. Fabien cũng gây ra lũ lụt trên diện rộng tại Venice nơi lượng mưa 76 mm kết hợp với triều cường nhấn chìm thành phố trung cổ này.

Mưa lớn, lũ lụt và sạt lở đất gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà cửa và cuộc sống trên khắp thế giới trong tháng trước: 150 người bị chết tại Kenya; 4 người tại tỉnh Khuzestan của Iran; hàng ngàn người bị ảnh hưởng tại Nariño và 8 người mất tích tại Tolima, Colombia; thành phố Beirut bị tê liệt và 50 ngôi nhà bị nhấn chìm tại Sigi, Indonesia.

Một trận động đất 6,9 độ tấn công miền nam Philippines, giết hại ít nhất 1 người và làm nhiều người bị thương. Đường xá và nhà cửa, bao gồm nhiều tòa nhà chính phủ, bị hư hại.

Tất cả những cái đó và nhiều hơn nữa trong video Tóm Tăt Biến Đổi Trái Đất của SOTT trong tháng này...


Arrow Down

Trọng Tâm SOTT: Trump và Iran đều muốn tránh chiến tranh: Diễn biến từ khi Iran phóng tên lửa đến Trump phát biểu

Khamenei and trump
Cả Trump và chính quyền Iran đều muốn tránh chiến tranh. Trở ngại chính là Israel ở giữa...
Dựa vào các cuộc phỏng vấn hàng chục quan chức chính quyền Trump, các nhà ngoại giao cũng như những nhà lập pháp hàng đầu trên Đồi Capitol và trợ lý của họ, hãng thông tấn CNN đã tái dựng những diễn biến nghẹt thở ở Washington từ lúc căng thẳng với Tehran leo thang, đẩy hai bên cận kề nguy cơ xung đột vũ trang đến lúc tổng thống Mỹ quyết định không dùng vũ lực tấn công trả đũa Iran.

Gấp rút hành động

Brian Hook, đặc phái viên Mỹ về vấn đề Iran chỉ có vài phút để phát biểu chiều 7/1 theo giờ địa phương (rạng sáng 8/1 theo giờ Việt Nam) khi ông nhận được một bản lưu ý khẩn. Lúc đó, nhà ngoại giao này đang có mặt ở Los Angeles để trò chuyện về chính sách của Mỹ đối với Iran. Vào thời điểm bước lên bục diễn thuyết, ông đã trễ hơn một tiếng đồng hồ vì dành phần lớn thời gian trong ngày để điện đàm qua đường dây bảo mật với các quan chức Mỹ tại Washington, kể cả lãnh đạo của mình - Ngoại trưởng Mike Pompeo.

"Người dân Iraq, Lebanon và Iran muốn có lại đất nước. Và họ mệt mỏi với việc Iran không thể ngồi yên bên trong lãnh thổ của mình. Cảm ơn các quý vị", ông Hook chỉ đủ thời gian phát biểu ngắn gọn như vậy rồi phải rời đi. Bộ máy quốc phòng của Mỹ đang cấp tập hành động.

Attention

Trọng Tâm SOTT: Trump ám sát tướng Soleimani, chỉ huy tối cao lực lượng Quds của Iran, tại Bagdad

Revolutionary Guard Gen. Qassem Soleimani
© Office of the Iranian Supreme Leader via APThiếu tướng Qassem Soleimani, chỉ huy tối cao lực lượng Quds tinh nhuệ của Iran
Thiếu tướng Qassem Soleimani, vị tướng lĩnh chóp bu chỉ huy lực lượng tinh nhuệ Quds thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC), là người đứng đằng sau các cuộc chiến ủy nhiệm của Iran trên khắp khu vực Trung Đông dựa vào các lực lượng dân quân trên chiến trường và đàm phán với các thủ lĩnh chính trị.

Cái chết của Soleimani vào hôm thứ Sáu (3/1) trong một vụ không kích mà Mỹ thực hiện nhằm vào đoàn xe của ông tại san bay quốc tế Baghdad, Iraq đánh dấu kế cục của một người đàn ông từng được xem là danh tướng ở Iran và bị nhiều nước gồm Mỹ, Israel và Arab Saudi theo dõi sát sao.

Lầu Năm Góc tuyên bố rằng cuộc không kích mà họ thực hiện nhằm ngăn chặn các kế hoạch tấn công của Iran trong tương lai.


Nhận xét: Ngược lại, vụ ám sát vô pháp này hầu như chắc chắn sẽ dẫn đến những cuộc tấn công trả đũa của Iran trong tương lai. Và đó chính là điều những kẻ khát máu trong chính quyền Mỹ dự tính, bởi vì họ có thể vin vào đó để thực hiện cuộc xâm lược Iran mà họ trông chờ bao lâu nay.


Nhận xét:
Hành động khủng bố quốc tế của Mỹ, ám sát và giết hại Tướng Soleimani - lực lượng hoạt động hiệu quả NHẤT chống lại IS, Al Nusrah, Al Qaeda - là một sự leo thang cực kỳ nguy hiểm và ngu ngốc.

Mỹ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những hậu quả của hành vi phiêu lưu mạo hiểm này.


Trump đăng lá cờ Mỹ trên Twitter để mừng hành động khủng bố này.


Thiếu tướng Qasem Soleimani thực sự là một người anh hùng trong sự nghiệp chống khủng bố của ông trên khắp vùng Trung Đông. Đây là một tổn thất to lớn đối với tất cả những người yêu hòa bình trên thế giới. Cầu cho linh hồn của ông được yên nghỉ!


Family

Trọng Tâm SOTT: Những người biểu tình chống biến đổi khí hậu ở Hà Lan không biết CO2 nghĩa là gì

extinction rebellion
"Chúng tôi là những người Nổi loạn Tuyệt chủng, bởi vì chúng tôi tin rằng chúng ta nên ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu, bởi vì cái đó xảy ra là do chúng ta, vì CO2, nó là ... một thứ gì đó trong không khí, và nó rất xấu, và nó đang tăng lên, bởi vì đó là CO2, và rồi lại còn carbon dioxide nữa."
Nổi loạn Tuyệt chủng (Exctinction Rebellion ER) là một phong trào ngớ ngẩn được bắt đầu ở Anh vào tháng 5/2018. Điểm nhanh những gì các nhà hoạt động ER đã làm gồm có tự dán người họ vào một cái xe buýt điện, tuyệt thực, cố gắng tự dán người họ lên nóc một đoàn tàu, đập vỡ cửa sổ tại Sở Giao thông ở London với búa và tuốc nơ vít, cố gắng làm ngừng hoạt động một sân bay và phun 1.800 lít máu giả vào một tòa nhà chính phủ ở London (nỗ lực cuối cùng này bị phản thùng và chính họ phải lãnh đủ).

ER cũng đã đến Hà Lan với trang web tiếng Hà Lan của họ, nỗ lực lôi kéo mọi người ở mọi lứa tuổi tham gia vào các cuộc biểu tình và phản đối vô nghĩa của họ. Trong tuần từ ngày 7/10/2019, hàng trăm thành viên ER đã cố gắng chặn Stadshouderkade, một tuyến đường quan trọng ở Amsterdam.

Tuy nhiên, có lẽ phong trào này được bộc lộ rõ nhất khi Mark Baanders, phóng viên của đài truyền hình gây tranh cãi PowNed ở Hà Lan, đi đến các cuộc biểu tình và phát hiện ra rằng những người biểu tình thực sự chẳng biết cóc khô gì về những gì họ đang phản đối.

Sau đây là lời thoại một số phần của cuộc phỏng vấn:

Arrow Up

Trọng Tâm SOTT: Nhìn lại năm 2019, Việt Nam đạt kết quả tăng trưởng xuất sắc trên nhiều mặt

Vietnam
Hội nghị quan trọng được sự quan tâm của Bộ Chính trị

Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương được tổ chức hàng năm để nhìn lại kết quả kinh tế - xã hội năm qua và kế hoạch năm tới. Sự kiện năm nay kéo dài trong 1,5 ngày. Trong 1,5 ngày 30-31/12, hội nghị sẽ tổng kết tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 và triển khai kế hoạch năm 2020.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng, đây là hội nghị rất quan trọng, được sự quan tâm của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các Ủy viên Trung ương Đảng.

Sự kiện năm nay sẽ có sự tham sự của các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, bí thư các tỉnh, thành ủy và chủ tịch HĐND, UBND các tỉnh, thành phố...

SOTT Logo S

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 11/2019: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

secs nov
Như thể chế giễu chiến dịch tuyên truyền của những người ủng hộ thuyết biến đổi khí hậu do con người gây ra, Mẹ Thiên Nhiên đã - một lần nữa - mang lại một tháng 11 đầy những sự kiện đa dạng và thót tim cho các cư dân của hành tinh Trái Đất.

Giống như những năm gần đây, mùa đông một lần nữa đến sớm tại nhiều vùng của bắc bán cầu, làm rối loạn cuộc sống bình thường và sản xuất lương thực, thực phẩm. Hoa Kỳ chứng kiến kỷ lục lạnh giá và tuyết rơi dày trên hầu hết lãnh thổ của họ, ngay trong khi đám cuồng tín "Extinction Rebellion" đòi cắt giảm khí thải CO2 do con người tạo ra hơn nữa để "cứu hành tinh này khỏi bị nóng quá". Tuyết rơi dày khác thường và nhiệt độ lạnh giá đến sớm cũng để lại dấu ấn của nó tại Châu Âu, và nhiều vùng ở Châu Phi, Châu Á và vùng Trung Đông.

Mưa lớn, lũ lụt và sạt lở đất cũng gây cảnh tàn phá trong tháng này, với các nước Nam Sudan, Kenya, Congo, Algeria, Vương quốc Anh, Pháp, Philippines, Úc, và bắc Mexico đều bị ảnh hưởng với hàng trăm người chết, hàng ngàn người phải sơ tán và thiệt hại nghiêm trọng đến cơ sở hạ tầng địa phương. Ý một lần nữa bị tấn công bởi thời tiết cực đoan trong tháng này: bão, lũ lụt và tuyết rơi sớm để lại một vệt tàn phá trên nhiều tỉnh của nước này.

Các bạn đọc của chúng tôi sẽ không ngạc nhiên khi biết rằng một lượng lớn cầu lửa từ thiên thạch và các tiểu hành tinh bay sát gần Trái Đất cũng xuất hiện trên bầu trời của chúng ta trong tháng trước, gây sốc và kinh ngạc những người chứng kiến chúng, và khiến nhiều chuyên gia tự hỏi có phải tuyên bố rằng chúng ta có thể theo dõi được tất cả các tiểu hành tinh có thể gây nguy hiểm cho Trái Đất chỉ là "chuyện trên trời".

Tất cả những cái đó và nhiều hơn nữa trong video Tóm Tăt Biến Đổi Trái Đất của SOTT trong tháng này...


Blue Planet

Trọng Tâm SOTT: 10 luận điểm hàng đầu chống lại cơn cuồng loạn biến đổi khí hậu

Climate demonstration
Liệu làn sóng cuồng loạn biến đổi khí hậu hiện nay, như được đại diện bởi Greta Thunberg, có làm bạn cảm thấy có gì đó không ổn không? Hay có thể bạn đang phải đối phó với bạn bè, người thân hoặc đồng nghiệp đang bị rối trí bởi tất cả những thứ đó? Trong các trường hợp đó, có thể có ích nếu bạn lùi lại một bước và mang đến một chút lý trí đến cho cuộc tranh luận. Theo định nghĩa, cuồng loạn là sự trái ngược của phân tích tình hình một cách bình tĩnh. Đây là lý do tại sao có quá ít lý trí và logic xung quanh vấn đề biến đổi khí hậu - và nó không phải chỉ về cuộc tranh luận khoa học, như chúng ta sẽ thấy. Bởi vì cho dù bạn có quan điểm thế nào về sự đúng đắn của lý thuyết nóng lên toàn cầu do con người gây ra đi nữa, có rất nhiều vấn đề với làn sóng cuồng loạn mà Greta khởi xướng.

Là người Đức, tôi sống tại một đất nước đã biến biến đổi khí hậu thành chủ đề trung tâm cho các chính sách của họ trong hàng thập kỷ nay. Vậy nên hãy để điều này là tiếng chuông cảnh báo cho các quốc gia khác. Hãy nhớ rằng mặc dù các nhà hoạt động cực đoan và hầu hết giới truyền thông nói rằng cuộc tranh luận này đã được phân định rạch ròi và cố gắng biến nó thành một vấn đề chính trị giữa cánh tả và cánh hữu, nó hoàn toàn không phải vậy. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về biến đổi khí hậu ở cả bên cánh tả lẫn cánh hữu, trong cả giới khoa học chính thống và cái gọi là cộng đồng "nghi ngờ biến đổi khí hậu". Một khi bạn vứt bỏ tâm lý cuồng loạn, các sắc thái trong quan điểm này trở nên rất rõ ràng. Và trong khi chúng khiến mọi thứ trở nên phức tạp hơn nhiều, việc tính đến các sắc thái đó là lối thoát duy nhất khỏi những hậu quả tai hại của cơn cuồng loạn chính trị. Vậy nên đây là 10 luận điểm hàng đầu của tôi để chống lại cơn điên loạn biến đổi khí hậu hiện nay:

1. Vấn đề chờ giải quyết hay Ngày tận thế?

Greta End is nigh
Có lẽ cái bẫy lớn nhất mà toàn bộ phong trào khí hậu này rơi vào là ý tưởng cho rằng "nếu chúng ta không hành động ngay bây giờ thì tất cả chúng ta sẽ chết sớm". Đó là suy nghĩ tận thế. Điều này này dập tắt sự bình tĩnh, suy nghĩ hợp lý. Nhưng một khi bạn thoát ra khỏi suy nghĩ đó, nó đơn giản chỉ trở thành một trong nhiều vấn đề đang chờ giải quyết. Có bao nhiêu trong số những người biểu tình và các nhà hoạt động này thậm chí có thể cho bạn biết hậu quả của khí thải CO2 là gì - ngay cả là theo 'báo cáo khoa học chính thức' của IPCC?

Dưới đây là những gì Joool Marotzke, đồng tác giả của báo cáo IPCC 2013, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Spiegel của Đức năm 2018:
SPIEGEL: "Liệu có tồn tại bất kỳ ngưỡng nào mà khi vượt qua nó các quá trình không thể đảo ngược sẽ được khởi động không?"

Marotzke: "Chúng ta không thể loại trừ điều này, nhưng bằng chứng cho sự tồn tại của các điểm tới hạn này khá là yếu. Nhiệt độ 2 độ rất có thể dẫn đến sự tan chảy của dải băng Greenland, khiến mực nước biển dâng cao 7 mét trong tương lai dài hạn - đó sẽ là một sự thay đổi mạnh mẽ. Nhưng ngay cả khi điều này xảy ra, việc tan băng sẽ phải mất 3000 năm. Tất cả các điểm tới hạn khác như Dòng Gulf Stream bị cạn kiệt hoặc Tây Nam Cực tan chảy ít có khả năng xảy ra trong tương lai."
Một nhà khoa học hàng đầu khác của IPCC, Giáo sư Myles Allen của trường đại học Oxford, đã nói tương tự trong một thông điệp ngắn trên YouTube: thế giới sẽ không kết thúc sớm, và chắc chắn không có thời hạn chót nào mà chúng ta 'phải hành động' để tránh một ngày tận thế.

Xin lưu ý bạn, mặc dù có một số lời cảnh báo đáng sợ trong các thông cáo báo chí của IPCC, những gì được liệt kê ở trên là 'quan điểm chính thức' của khoa học chính thống và nó không liên quan gì đến 'những người hoài nghi biến đổi khí hậu'. Quan điểm ấy có thể được tóm tắt như thế này: "Vâng, chúng ta có một vấn đề và chúng ta cần tìm cách để giải quyết, nhưng có rất nhiều điều chúng ta chưa hiểu, và dù sao đi nữa, cũng sẽ phải mất nhiều năm cho đến khi vấn đề ấy được bộc lộ ra. Nó sẽ cho chúng ta đủ thời gian để giải quyết nó." Ít nhất, điều này cho thấy, trái với niềm tin phổ biến, có nhiều quan điểm khác nhau ngay cả trong giới khoa học chính thống về tác động của biến đổi khí hậu. Chỉ riêng thực tế này thôi cũng đủ khiến chúng ta miễn nhiễm với các chính trị gia và các nhà hoạt động, những người muốn áp đặt các biện pháp và chính sách cực đoan mà không tính đến các hậu quả không lường trước được, với lập luận rằng nếu chúng ta không thực hiện các biện pháp này ngay bây giờ, tất cả chúng ta sẽ chết.

SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 10/2019: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

sott earth changes
Lửa trên bầu trời! Thiên thạch, cầu lửa và các tiểu hành tinh sượt qua sát Trái Đất mà chỉ được phát hiện vào phút chót quả là đáng để chúng ta chú ý trong tháng vừa qua. Vũ trụ đang muốn nói với chúng ta điều gì?

Ireland, Scotland, Bồ Đào Nha, Hoa Kỳ, Canada, và Trung Quốc chứng kiến một số vụ cầu lửa từ thiên thạch đáng chú ý nhất trong tháng 10, trong khi NATO bị bẽ mặt vì quá nhiều tiểu hành tinh bay sượt qua mà không được phát hiện từ trước. Nó cho thấy rõ rằng chúng ta hoàn toàn bất lực nếu một trong số đó bất ngờ lao vào Trái Đất.

Bão mạnh và lũ lụt tiếp tục hoành hành trên khắp thế giới, để lại một dải tàn phá ở Ả rập Xê út, Italy, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Ấn Độ, Nhật Bản và Tây Ban Nha.

Mùa bão tiếp tục với việc Nhật Bản chứng kiến cơn bão mạnh nhất trong 60 năm: siêu bão Hagibis, và Hàn Quốc chịu ảnh hưởng của bão Mitag. Vương quốc Anh và Ireland cũng chứng kiến đợt mưa xối xả trước và sau bão Lorenzo, gây thiệt hại nặng nề cho vùng Azores khi nó đi lên phía bắc.

Tại Philippines, nhiều người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương khi đất nước này bị tấn công bởi không phải một mà là ba trận động đất mạnh hơn 6 độ chỉ trong vòng 2 tuần.

Tuyết rơi vào tháng 10 bây giờ trở thành chuyện bình thường. Trong khi đó đài báo vẫn ra rả nói về băng tan ở địa cực, gấu bắc cực bị nguy cơ tuyệt chủng và nắng nóng kỷ lục. Tháng 10 qua chứng kiến lượng tuyết bằng cả tháng đổ xuống trong một ngày tại nam Yukon; 25 cm tuyết ở bang Washington; thời tiết giá lạnh và tuyết rơi dày tại Texas cùng nhiều vùng ở Nga và Canada... và đấy vẫn là mùa thu.


Rainbow

Trọng Tâm SOTT: Thỏa thuận Putin - Erdogan mang lại hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ cho Syria

putin erdogan sochi
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại khu nghỉ mát Sochi ở Biển Đen vào ngày 22/10. Đây là cuộc họp thứ 8 của họ trong năm nay.

Tổng thống Putin và Tổng thống Erdogan đã bỏ qua các thủ tục và, sau một cuộc trao đổi giới thiệu ngắn gọn, hai nhà lãnh đạo đã đàm phán "một đối một" qua một phiên dịch viên và một số thành viên của đoàn vào phòng để tham khảo ý kiến ​​ngắn. Cuộc đàm phán kéo dài 6 tiếng đồng hồ.

Chúng ta để mối quan tâm về quan hệ song phương Nga - Thổ Nhĩ Kỳ sang một dịp khác, ở đây, sự quan tâm lớn nhất là đàm phán về thỏa thuận giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ về tình hình Syria thay đổi lớn khi Mỹ rút quân và chiến dịch Mùa xuân Hòa bình đang diễn ra...

Thỏa thuận Nga-Thổ Nhĩ Kỳ về Syria

Sau 6 tiếng đồng hồ, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã chốt hạ thỏa thuận về Syria bằng một bản ghi nhớ với 10 điểm (công khai) sau đây:

Nhận xét: Đây là thỏa thuận ba bên cùng có lợi cho Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Syria phục hồi được toàn bộ lãnh thổ sau hơn 8 năm chiến tranh, Thổ Nhĩ Kỳ đạt được an ninh ở biên giới phía nam mà họ mong muốn, và Nga khẳng định vị trí "người phân xử" trên cả vùng Trung Đông.

Putin peacemaker
© dailystarBiểu ngữ "Putin, Nhà Kiến Tạo Hòa Bình" được treo trên cầu Manhattan tại New York ngày 6/10/2016



SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 9/2019: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

sott ecs september 2019
© Sott.net
Tháng 9/2019 sẽ được ghi nhớ là tháng mà nhà tiên tri 16 tuổi Greta Thunberg phát biểu tại LHQ để cảnh báo thế giới về thảm họa toàn cầu nếu mọi người không thay đổi cách sống của họ. Ít nhất, đó là cách mà giới truyền thông có vẻ muốn mọi người nhớ về tháng 9.

Cách xa khỏi trò hề đó, các hiện tượng thời tiết cực đoan và biến động địa chấn tiếp tục gia tăng.

Tháng trước, lũ quét ở Morocco và Algeria giết hại 18 người; siêu bão Dorian phá tan hoang quần đảo Bahamas; lũ lụt nghiêm trọng xảy ra trên khắp Đông Nam Á và Ấn Độ, giết hại hàng trăm người; Tây Ban Nha bị tấn công bởi cơn bão tồi tệ nhất trong ít nhất là 140 năm; động đất tàn phá giáng xuống Kashmir và Indonesia; hàng chục sự kiện cầu lửa từ thiên thạch chiếu sáng bầu trời đêm; kỷ lục tuyết rơi sớm và nhiệt độ lạnh bị phá vỡ hàng loạt trên khắp bắc bán cầu.

Vậy, chúng ta có nên hoảng loạn không? Greta rõ ràng nghĩ là có. Cô ta ước muốn mọi người sẽ làm cái gì đó về các hiện tượng thời tiết cực đoan đang gia tăng, nhưng cô ta không hiểu rằng không gì có thể dừng nó lại bởi vì khí hậu không hề chịu kiểm soát hay ảnh hưởng từ lượng khí thải CO2 của con người.

Một 'điểm tới hạn' nhiều khả năng đang xảy đến với chúng ta - cô ta đúng về điều đó - nhưng nếu có sự biến đổi, nó sẽ là biến đổi sang điều kiện của kỷ nguyên băng hà. Trong khi mọi người bị lừa nộp thuế carbon, các chính phủ đã bị lừa từ bỏ những nguồn năng lượng dồi dào mà họ đang có khi mà lẽ ra họ nên tìm kiếm thêm càng nhiều những nguồn năng lượng như vậy càng tốt...