Giai đoạn cực tiểu hoạt động mặt trời đang cho thấy tác động của nó... và đấy mới chỉ là bắt đầu. Trong số các hiện tượng đáng lo ngại có nhiệt độ thấp kỷ lục, cũng như gia tăng hoạt động núi lửa và địa chấn.
Sau nhiều tháng mưa lớn và lũ lụt kỷ lục trên khắp thế giới, lượng nước đó giờ rơi xuống dưới dạng tuyết ở bắc bán cầu.
Cơn bão mùa đông Gaia giáng xuống 30% diện tích nước Mỹ, cắt đứt đường giao thông, làm chậm các chuyến bay, đình chỉ nhiều hoạt động và gây thất bát mùa màng.
Nhưng đấy không phải là tất cả. Từng được coi là "của hiếm", cơn "lốc địa cực" đã chia làm ba phần, đẩy nhiệt độ ở Canada, Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á xuống sâu dưới 0°C. Vùng bắc Hoa Kỳ đạt đến nhiệt độ thấp kỷ lục -48°C, làm rối loạn cuộc sống bình thường và gây lượng tuyết rơi kỷ lục ở Chicago và St. Louise, khiến hai thành phố này phải căng mình đến cực điểm để chống chọi. Một dấu hiệu của những gì đang tới trong tương lai?
Vùng trung tâm Châu Âu và một số nơi phía tây cũng bị phủ trắng xóa bởi tuyết với các kỷ lục liên tục bị phá vỡ. Nhiều đến mức bây giờ nó đã trở thành "bình thường".
Khoảng 25 km phía trên Biển Barents, trên tầng bình lưu phía bắc Scandinavia, nhiệt độ đạt đến mức kỷ lục -91°C, trong khi tuyết dày 2 mét chôn vùi nhiều vùng nước Ý và Áo. Nhiệt độ lạnh giá buộc chính phủ Đức phải ban bố tình trạng khẩn cấp, trong khi các khu rừng ở Romania cũng bị chôn vùi dưới hàng mét tuyết.
Châu Á và Trung Đông cũng nhận được phần kỷ lục tuyết rơi của mình; Trung Quốc có lượng mùa màng thất bát kỷ lục, Jordan, Iran và Lebanon bị tê liệt bởi tuyết và nhiệt độ lạnh giá, và vùng phía bắc Tunisia buộc phải đóng 31 con đường.
Trong khi nhiều vùng ở bắc bán cầu trải qua nhiệt độ lạnh kỷ lục, Úc trải qua tháng nóng nhất trong lịch sử của họ. Nó cho thấy tác động toàn cầu của sự thay đổi trong dòng tia khí quyển do giai đoạn cực tiểu hoạt động mặt trời.
Băng giá tích tụ trong các lớp trên của bầu khí quyển tiếp tục tạo ra các "điềm báo" lạ trên bầu trời và tạo điều kiện cho các hiện tượng điện từ...
Ngoài thiệt hại về nhà cửa và con người, thời tiết cực đoan còn đang gây thiệt hại nặng nề cho mùa màng và chăn nuôi. Do vậy, chúng ta sẽ tiếp tục thấy giá thực phẩm gia tăng trên khắp thế giới.
Nhận xét: Đây có vẻ như lời cảnh cáo chính thức của chính phủ Việt Nam với Facebook. Liệu họ có buộc Facebook "vào khuôn phép" được không? Hồi sau sẽ rõ...